Xem mẫu

  1. Dùng thuốc đông y – Phần 4 Mật ong - nguồn thuốc quý Mật ong được dùng từ cả ngàn năm để trị bệnh. Mật ong có tính diệt trùng và được dùng trị các bệnh đau cổ họng, cháy bỏng và đứt da rất công hiệu. Mật ong do con ong làm ra từ nhụy hoa. Mỗi con ong đều có túi mật để chứa mật hoa. Mật hoa trong túi mật được phân hóa thành hai loai đường: fructose và glucose. Trong mật hoa còn có rất nhiều nước nhưng lượng nước này sẽ bốc hơi đi làm mật hoa đặc lại thành mật ong. Các nhà sinh vật học đã thống kê ra rất nhiều loại ong khác nhau. Ðặc biệt có một loài ong sản xuất ra nhiều mật ong mà chúng ta quen gọi là ong Mật . Ong Mật có thể bay xa đến 6 dậm Anh để lấy mật hoa, thông thường thì ong Mật bay tìm hoa từ 1 đến 2 dậm. Ong thường lấy phấn hoa và mật hoa vào mùa Xuân lúc cây đang nở hoa. Trong tục ngữ Việt Nam, chúng ta thường nói: “Mật ngọt chết ruồi”, nhưng ngoài việc hấp dẫn đối với các côn trùng, mật ong còn dùng để dinh dưỡng và trị bệnh. Mật ong là một trong những môn thuốc cổ truyền nhất. Việc sử dụng mật ong được ghi nhận trong các bảng đất trong văn minh Sumer
  2. khoảng 4000 năm và trong giấy papyri của Ai Cập khoảng 1900 đến 1230 năm trước công nguyên. Mật ong được dùng từ cả ngàn năm để trị bệnh. Mật ong có tính diệt trùng và được dùng trị các bệnh đau cổ họng, cháy bỏng và đứt da rất công hiệu. Sau đây là vài cách dùng mật ong để trị bệnh trong bài viết của Bác sĩ Trần Ðình Hoàng trong bài viết của ông cho báo Y Tế Nguyệt san. * Ðể dịu cơn đau cổ họng: quậy nước nóng với mật ong và nữa trái chanh rồi uống. * Nếu cảm thấy mệt mỏi và yếu sức, thì thử uống một muỗng mật ong để có năng lượng do các đường fructose và glucose dễ dàng hấp thụ vào máu. * Mật ong hỗ trợ sức khỏe tổng quát và làm khỏe người. Hàng ngày có thể dùng mật ong bằng cách thêm vào thức uống, trét vào bánh hay ăn không. * Mỗi buổi sáng uống một ly nước nóng pha mật ong và chanh sẽ làm sạch cơ thể và giúp cơ thể mạnh thêm. * Trước khi đi tập thể dục thể thao, dùng một muỗng mật ong để cung cấp năng lượng cho cơ thể. * Ho và cảm: Mật ong được sử dụng rộng rãi như một liều thuốc cho các chứng cảm, ho, đau cổ họng. Về đau cổ họng, d ùng mật ong một mình hay súc họng bằng hỗn hợp chứa 2 muỗng mật ong, 4 muỗng giấm cider và một ít muối. Về ho và cảm, uống nước nóng pha với chanh và mật ong sẽ làm dịu
  3. các triệu chứng. Thêm một ít dầu eucalyptus hay gừng sẽ bớt nghẹt mũi và dễ ngủ. * Ðứt da và trầy da: mật ong có tính sát trùng có thể giúp giữ sạch vết đứt, vết trầy da khỏi bị nhiễm trùng. Chữa các bệnh phụ nữ bằng... trứng DS Trần Xuân Thuyết Thuốc & Sức Khỏe Theo đông y, trứng không chỉ là thực phẩm bổ dưỡng mà còn là vị thuốc quý, có thể chữa được nhiều bệnh, đặc biệt là các bệnh phụ nữ, khi phối hợp với các vị thuốc khác. Bạn có thể yên tâm áp dụng những bài thuốc sau vì nếu không hiệu quả thì chúng cũng không gây hại gì cho sức khoẻ. - Bế kinh: Trứng vịt bỏ vỏ 3 quả, rượu trắng (30-40 độ) 150 ml, gừng tươi bỏ vỏ lát mỏng 20 g. Cho tất cả vào nồi đun cho đến khi chín trứng, chia làm 2 lần ăn trong ngày. Dùng thuốc trên trong 7 ngày. - Tắc kinh: Thanh nữ 17-18 tuổi mà chưa có kinh hoặc có kinh ngắt quãng 2-3 tháng thì dùng trứng gà 2 quả, xuyên khung thái mỏng 10 g, nước 2 bát. Cho tất cả vào nồi sắc đến khi còn một bát nước, ăn trong 7 ngày, mỗi ngày 1 lần. - Thống kinh, kinh nguyệt không đều: Trứng gà 2 quả, ích mẫu non mới lên ngồng phơi khô thái nhỏ 20 g, nước 2 bát. Cho ích mẫu vào sắc cùng với
  4. trứng 30 phút, sau đó bỏ trứng ra bóc vỏ, sắc tiếp cho đến khi c òn một bát, bỏ bã cho trứng vào đun tiếp 20 phút. Ngày ăn 2 lần, kể từ sau khi hành kinh một tuần. Dùng liên tục trong 10 ngày. - Thiếu sữa: Trứng gà luộc chín bỏ vỏ 2 quả, vừng rang chín giã nát với chút muối vừa miệng 30-40 g, chấm trứng gà với muối vừng ăn 2 lần mỗi ngày, ăn hằng ngày. - Cao huyết áp, bốc hoả tiền mãn kinh: Trứng muối bỏ vỏ 1 quả, thịt con trai (một loại nhuyễn thể) 50 g, gạo tẻ 50 g, gia vị, cho tất cả vào nấu thành cháo, chia làm 2 lần sáng và chiều, ăn trong 5 ngày. - Kinh nguyệt quá nhiều, chảy máu cam không ngừng, trĩ ra máu: Trứng gà 2 quả, hoa mào gà trắng 25 g, nước 2 bát. Thái nhỏ hoa mào gà, cho nước và trứng vào sắc lấy một bát, khi trứng chín bóc vỏ lại cho vào đun tiếp. Ăn trong 3-7 ngày, mỗi ngày 2 lần. Nếu không có hoa mào gà trắng thì dùng loại vàng hoặc đỏ. DS Trần Xuân Thuyết Đông y với chứng chóng quên BS. Mai Phương Theo Sức Khoẻ & Đời Sống Chóng quên Đông y gọi là kiện vong là bỗng chốc lại quên, việc làm vừa xong là quên, lời mới nói ra đã quên. Như vậy, chóng quên cũng là trí nhớ
  5. kém, dễ quên việc và khó nhớ ra, vì vậy làm việc thường không đến đầu đến cuối. Về nguyên nhân gây bệnh và phép điều trị, Nam dược thần hiệu ghi: “Lo nghĩ thái quá thương tổn đến tâm, tâm đã thương tổn thì huyết hao kiệt, tâm thần không vững, lại hại đến tỳ, làm vị khí suy yếu, cho nên bệnh này phát ra đều bởi hai hạng tâm và tỳ, phép chữa nên an thần dưỡng huyết, bớt tư lự trừ hư phiền, có vậy mới bảo đảm được khỏi bệnh”. Chu Đàn Khê viết: “Chứng này do suy tư quá độ, làm tổn thương tâm bào, làm cho chỗ ở của thần không trong sạch, gặp sự việc hay quên và suy tư quá độ thì gây bệnh tâm tỳ” (thử chứng giai do vu ưu tư quá độ, tổn kỳ tâm bào, dĩ chí thần sá bất thanh, quá sự đa vọng, nãi tư lự quá độ, bệnh tại tâm tỳ). Uông Ngưỡng viết: “Tình và chí của người ta tàng ở thận, thận tinh không đủ thì chí khí suy, thận khí không thông lên tâm được cho nên mê muội chóng quên” (nhân chi tinh dữ chí giai tàng vu thận, thận tinh bất túc tắc chí khí suy, bất năng thượng thông vu tâm, cố mê hoặc thiện vong dã). Như vậy ngoài tâm tỳ hư, thận tinh tủy suy không nuôi dưỡng được não tốt làm cho chóng quên. Từ lập luận trên, đông y chia làm 4 thể: thận âm hư, tâm khí không đủ, tâm tỳ hư, đờm trọc, đờm ẩm. Chóng quên do tâm thận bất giao
  6. Triệu chứng: Phòng sự vô độ chóng quên, hoảng hốt thần chí không yên, ngủ ít, tâm phiền, tai ù, miệng khô, lưng mỏi, di mộng tinh, mạch tế. Phép điều trị: Bổ ích tâm thận. Bài 1: Địa hoàng 40g, hoài sơn 20g, sơn thù 20g, trạch tả 16g, phục linh 16g, đơn bì 16g, ngũ vị tử 12g, viễn chí 16g. Cách dùng: Tất cả các vị sấy khô, tán bột hòa với mật ong làm viên, mỗi viên 2g, ngày uống 8 viên chia làm 2 lần. Địa hoàng để bổ thận âm, sơn thù để tư thận ích can, hoài sơn để tư thận bổ tỳ, đơn bì để can hỏa, trạch tả để tư thận giáng trọc, phục linh để kiện tỳ trừ thấp. Thêm ngũ vị tử để liễm nạp khí, viễn chí để an thần. Bài 2: Thạch xương bồ 80g (tẩm nước vo gạo phơi khô), địa hoàng 40g, hoài sơn 20g, sơn thù 20g, trạch tả 16g, phục linh 16g, đơn bì 16g. Cách dùng: Tất cả các vị sấy khô, tán bột hòa với mật ong làm viên, mỗi viên 2g, ngày uống 8 viên chia làm 2 lần. Chóng quên do tâm khí không đủ Triệu chứng: Chóng quên, tim đập hồi hộp, đạo hãn. Phép điều trị: An thần củng cố khí. Sinh địa 60g, nhân sâm 16g, đan sâm 16g, huyền sâm 16g, thiên môn 32g, mạch môn 32g, bá tử nhân 32g, toan táo nhân 32g, quy thân 32g, bạch linh 16g, ngũ vị tử 16g, viễn chí 16g, cát cánh 16g, chu sa 2g.
  7. Cách dùng: Tất cả các vị sấy khô, tán bột hòa với mật ong làm viên, mỗi viên 2g, ngày uống 8 viên chia làm 2 lần. Trong đó sinh địa, mạch môn, thiên môn, huyền sâm để tư âm thanh hư nhiệt để ích khí ninh tâm; táo nhân, ngũ vị để liễm tâm khí, an tâm thần; bá tử nhân, viễn chí, chu sa để dưỡng tâm an thần. Chóng quên do tâm tỳ hư Triệu chứng: Chóng quên, tim đập hồi hộp, mất ngủ, mộng nhiều, ăn kém, bụng trướng tiêu lỏng, mệt mỏi, lưỡi nhợt, mạch tế hư. Phép điều trị: Bổ tâm ích khí. Hạt sen (liên tử) 100g tán nhỏ, nấu cháo hoa ăn hằng ngày, ăn càng lâu càng tốt, để tăng tâm chí sáng tai mắt. Nhân sâm 5g, hoàng kỳ 10g, bạch truật 10g, cam thảo 2g, phục thần 2g, long nhãn 10g, toan táo nhân 10g, viễn chí 1g, mộc hương 5g, đương quy 10g. Cách dùng: Cho 1.000ml nước sắc còn 250ml, sắc 2 lần, 2 ngày uống 1 thang. Trong đó sâm, kỳ, truật, thảo, khương táo để bổ tỳ ích khí; đương quy dưỡng huyết; táo nhân, long nhãn, viễn chí để dưỡng tâm an thần. Mộc hương để lý khí tỉnh tỳ. Chóng quên do đờm trọc, đờm ẩm tràn lên Triệu chứng: Chóng quên, người nặng nề bụng trướng, đờm nhiều dễ nhổ.
  8. Phép điều trị: Hóa đờm ninh thần. Nhân sâm 4g, trần bì 4g, bán hạ (chế) 2g, phục linh 4g, cam thảo 4g, hương phụ (chế) 4g, ích trí nhân 4g, ô mai 4g, trúc lịch 6g, gừng tươi 1g. Cách dùng: Cho 1.000ml nước sắc còn 250ml, sắc 2 lần, 2 ngày uống 1 thang. Trong đó sâm để bổ khí, ích trí nhân để an tâm dưỡng thận, ô mai, trúc lịch, trần bì, bán hạ, phục linh, cam thảo để lý khí hóa đờm. Chữa viêm gan bằng Đông y Theo SK&ĐS Ở Việt Nam , viêm gan cấp, bán cấp chủ yếu là do virus, tuy có sự khác nhau về tác nhân gây bệnh, dịch tễ học, bệnh học v à tiến triển, nhưng trên lâm sàng thường có các triệu chứng và hội chứng tương đối giống nhau. Về tác nhân gây bệnh có thể do các loại virut A, B, C, D và F gây nên. Các bệnh viêm gan này đều được gọi chung là viêm gan virut. Về đường lây viêm gan virut A, F lây chủ yếu theo đường tiêu hóa; virut B, C, D lây chủ yếu theo đường máu, do tiêm chích, đôi khi còn có thể lây theo
  9. đường nước bọt hay đường sinh dục hoặc lây truyền từ mẹ sang con qua rau thai. Tuy có sự khác nhau về đường lây và phương thức lây truyền, nhưng tất cả các bệnh viêm gan virut đều có đặc điểm chung là một bệnh truyền nhiễm, tức là có khả năng lây từ người bệnh sang người lành hoặc từ một người lan sang cả một cộng đồng người. Về triệu chứng lâm sàng tuy có sự khác nhau do các tác nhân khác nhau gây nên, nhưng nhìn chung bệnh viêm gan virut điển hình đều có 4 giai đoạn: Thời kỳ nung bệnh: Bệnh nhân không hề cảm thấy có triệu chứng gì khác thường. Thời kỳ khởi phát (tiền vàng da) kéo dài từ 4 - 10 ngày, có các dấu hiệu chính như sốt nhẹ, mệt mỏi nhiều mặc dù không sốt cao, có dấu hiệu giả cúm và dấu hiệu rối loạn tiêu hóa. Lúc này xét nghiệm sẽ thấy men gan tăng cao hoặc rất cao, thường gấp trên 10 lần lúc bình thường, có khi tới trên 100 lần. Thời kỳ toàn phát (vàng da) triệu chứng vàng da rõ ràng nhất, da vàng, mắt vàng, nước tiểu vàng sẫm, có thể kèm sốt cao hoặc sốt vừa. Ngoài ra bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi tăng hơn trước, rối loạn tiêu hóa, chán ăn đặc biệt sợ mỡ. Xét nghiệm trong giai đoạn này không phải để chẩn đoán mà chủ yếu để tiên lượng bệnh, do đó cần thăm dò 4 hội chứng của gan: Hội chứng hủy
  10. hoại tế bào gan, hội chứng ứ mật, hội chứng viêm và hội chứng suy tế bào gan. Thời kỳ lui bệnh được biểu hiện bằng đi tiểu nhiều, tới 2 - 3 lít mỗi ngày, nước tiểu màu nhạt dần và vàng da cũng đỡ dần, bệnh nhân ăn uống ngon miệng, xét nghiệm sinh hóa cho thấy chức năng gan phục hồi dần. Tuy nhiên, ở một số người, vẫn mệt mỏi kéo dài, ăn uống khó tiêu, cảm giác ấm ách vùng thượng vị hoặc đau tức, nằng nặng vùng hạ sườn phải. Cây mã đề Đối với viêm gan B, xuất hiện kháng thể HBs Ag. Nếu xét nghiệm thấy HBs Ag kéo dài quá 4 tháng, phải nghĩ đến viêm gan mạn tính sau viêm gan virut B. Về ăn uống, trong thời kỳ bị bệnh không nên ăn mỡ, ăn nhiều đường, ăn nhiều hoa quả tươi. Sau bị bệnh, ăn trở lại bình thường dần dần, nhưng rượu bia thì phải kiêng tuyệt đối ít nhất 6 tháng sau khi khỏi bệnh. Về điều trị, cho đến nay Tây y vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu viêm gan virut. Song cả Tây y và Đông y đều cho rằng, nghỉ ngơi là rất cần thiết đối với bệnh viêm gan virut: Cần nằm nghỉ tuyệt đối trong thời gian vàng da và
  11. nghỉ dưỡng sức ít nhất 15 ngày sau khi hết vàng da, sau đó lao động vừa sức tăng dần để trở lại lao động bình thường. Đối với bệnh viêm gan virut nói riêng, viêm gan vàng da nói chung, Đông y có nhiều bài thuốc chữa rất có hiệu quả. Đây không phải là những bài thuốc đặc trị theo từng loại bệnh mà chính là tăng cường chức năng gan, lập lại cân bằng, giúp chức năng gan trở lại trạng thái bình thường. Đông y không phân thành bệnh viêm gan mà gọi chung là hoàng đản (chứng vàng da). Theo y văn, hoàng đản nguyên nhân chủ yếu do thấp nhiệt uất kết trong tỳ vị, ảnh hưởng đến can, sinh ra mắt vàng, mặt vàng rồi đến toàn thân đều vàng, nước tiểu vàng sẫm. Nếu độc khí của thấp nhiệt lưu lại không tiêu được sẽ làm cho càng ngày càng ăn kém, gan càng ngày càng to. Về phân loại, Đông y phân ra hai chứng hoàng đản: Dương hoàng và âm hoàng. Dương hoàng: biểu hiện mặt, mắt vàng tươi sáng như màu quả quýt, da vàng nhuận, bệnh nhân cảm giác lợm giọng, nôn ọe, vùng thượng vị đau tức, nước tiểu đỏ và sẻn, có sốt, thân thể mệt mỏi, tinh thần uể oải, ăn kém, rêu lưỡi vàng nhờn, hoặc trắng mỏng, chất lưỡi đỏ.
nguon tai.lieu . vn