Xem mẫu

  1. Dùng thuốc bổ cho phụ nữ có thai - Nên hay không? Khi có thai, bà mẹ nào cũng mong muốn con mình sau này sẽ khỏe mạnh, thông minh hơn người. Vì thế họ luôn luôn nghĩ đến việc phải tẩm bổ trong thời kỳ này. Ngoài chế độ dinh dưỡng, nhiều người đã tìm tới sự giúp đỡ của các loại thuốc bổ. Vậy việc dùng các loại thuốc bổ đó như thế nào, và sự cần thiết của chúng đến đâu? Dưới đây là ý kiến của người sử dụng và các chuyên gia. Dùng thuốc bổ mong mẹ khỏe, con khỏe Lấy nhau được gần 3 năm tôi mới có bầu. Đây là niềm vui rất lớn của vợ chồng tôi. Vì vậy, ngay từ những ngày đầu tôi đã có ý thức bồi bổ trong ăn uống và sắp xếp chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Khi đi
  2. khám định kỳ tôi được bác sĩ kê cho uống viên sắt và acid folic. Lúc đầu tôi cố gắng uống đều nhưng do tính không kiên trì, thuốc lại khó uống kết hợp với việc khi dùng bị táo bón nên thời gian sau đó tôi uống thất thường và dần dần đã bỏ không uống nữa. Nghe mấy người bạn mách tôi lại tự mua thuốc vitamin tổng hợp về uống nhưng cũng chỉ được vài hôm. Những tháng cuối của thai kỳ, theo kinh nghiệm của các cụ, chồng tôi khuyên nên cắt lấy ít thuốc bắc về uống vì thuốc bổ đông y dùng sẽ rất an toàn. Nhiều người bạn của tôi cũng đã dùng. Có người chịu khó hơn đã dùng thuốc bổ đông y trong suốt thời kỳ mang thai, có người còn được mẹ chồng hầm gà với thuốc bắc để tẩm bổ nữa. Thế là tôi tìm đến sự hỗ trợ của thuốc bổ đông y với mong muốn mẹ khỏe, con khỏe... Một số thuốc cần thiết nhưng phải sử dụng hợp lý trong thai kỳ
  3. Việc sử dụng thuốc nói chung đối với phụ nữ có thai là hếtsức quan trọng, trước hết phải bảo đảm sức khỏe cho mẹ và phải an toàn cho thai nhi. Đối với thuốc bổ, trước hết cần phải hiểu thế nào là thuốc bổ? Đây là từ dân gian thường dùng, thực ra đó là những thuốc bổ sung, PGS.TS. Vương hỗ trợ nâng cao sức khỏe cho Tiến Hòa - người mẹ trong khi có thai làm cho Giảng viên Bộ mẹ khỏe hơn và một phần thuốc môn phụ sản qua bánh rau làm cho thai phát Trường Đại học triển tốt hơn. Các thuốc bổ hay Y Hà Nội được sử dụng ở phụ nữ có thai là viên sắt, acid folic, canxi, magiê, vitamin B6, vitamin E, polyvitamin... Viên sắt có tác dụng tạo hồng cầu. Đối với nhu cầu bình thường, nếu người phụ nữ ăn uống không đầy đủ hoặc hằng tháng bị kinh nguyệt kéo dài mất máu nhiều cũng có thể gây thiếu máu.
  4. Khi có thai, thai nhi sử dụng các dưỡng chất của người mẹ nhiều hơn nên phải bổ sung sắt. Xu thế hiện nay người ta còn dùng cả viên sắt ngay cả sau khi sinh 1 - 2 tháng để chống thiếu máu cho bà mẹ và trẻ đang bú mẹ. Đối với acid folic (vitamin B9) tốt nhất là sử dụng trước khi có thai 3 - 4 tháng và trong khi có thai lại càng cần hơn. Lợi ích của vitamin này là giúp cho thai nhi không bị các khuyết tật về thần kinh. Canxi được bắt đầu sử dụng ở tuần thứ 16 trở lên (khi thai đầu bắt đầu hình thành cấu trúc xương). Càng gần đủ tháng, thai nhi càng phát triển và sẽ lấy canxi từ trong huyết thanh của người mẹ sang để cung cấp cho thai nhi phát triển và hoàn thiện khung xương. Nếu người mẹ ăn uống thiếu canxi lại không được cung cấp thêm canxi (bổ sung canxi) sẽ dẫn đến tình trạng loãng xương ở mẹ bởi vì người mẹ phải huy động canxi từ bộ xương của mình đưa vào máu và
  5. qua bánh rau để cung cấp cho thai nhi. Trường hợp người mẹ đa thai thì mức độ huy động canxi sẽ nhiều hơn nên càng cần phải bổ sung canxi. Tuy nhiên, phải bổ sung từ từ chứ không phải cứ lo thiếu mà đưa một lượng lớn canxi vào cơ thể trong một thời gian ngắn là được. Có một số thuốc có thể sử dụng trong thời kỳ có thai như magie B6 (là thuốc có khoáng chất magie lẫn vitamin B6, có tác dụng ổn định trao đổi chất đồng thời góp phần giảm nguy cơ bị tiền sản giật), vitamin E tự nhiên. Các thuốc này có thể kết hợp với vitamin C liều cao 500mg sẽ làm giảm nguy cơ tiền sản giật. Ngoài ra có thể bổ sung kẽm và một số chất vi khoáng khác. Nhưng không phải cứ uống thật nhiều thuốc bổ là tốt, vấn đề cơ bản là sử dụng thế nào cho hợp lý. Ví dụ, viên sắt nếu uống nhiều quá sẽ gây táo bón, hay bổ sung nhiều canxi quá mức yêu cầu thì canxi sẽ lắng đọng ở thận gây sỏi thận hoặc lắng đọng ở bánh rau
  6. làm giảm chức năng của bánh rau sẽ làm giảm trao đổi chất dinh dưỡng giữa mẹ và con làm cho thai kém phát triển và sẽ nhẹ cân khi sinh. Như vậy, các chất trên là rất cần thiết cho phụ nữ có thai. Thiếu nó hay thừa đều gây nên những bất cập. Điều quan trọng là phải sử dụng hợp lý. Muốn biết cách sử dụng đúng và hợp lý theo tuổi thai thì phải khám thai định kỳ để được tư vấn và ghi đơn thuốc hợp lý cũng như phải dự các buổi truyền thông và tư vấn cho phụ nữ mang thai để có kiến thức chăm sóc thai nghén tốt để mẹ khỏe, thai khỏe và kết quả sẽ sinh ra những em bé khỏe mạnh về thể chất ngay từ khi mới sinh góp phần nâng cao chất lưọng dân số. Có thể bị sảy thai do thuốc bổ đông y
  7. Đối với người phụ nữ có thai không gì có thể thay thế được chế độ dinh dưỡng. Nếu ăn uống tốt, đầy đủ, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, thai nhi phát triển bình thường, mẹ khỏe thì không cần phải dùng đến thuốc gì cả. Chỉ tìm đến sự hỗ Bác sĩ - Thầy trợ của đông y khi phụ nữ có thai thuốc nhân dân cảm thấy mệt mỏi trong người, ăn Nguyễn Xuân uống kém, người gầy, da khô... cụ Hướng - Chủ thể: tịch Hội Đông y Việt Nam - Trong thời gian thai nghén bị nôn oẹ nhiều, không ăn uống được, làm ảnh hưởng tới sự phát triển của thai. Có thể dùng bài thuốc trong đó có củ gai, trúc nhự (tinh tre), mạch môn... để điều trị. - Trường hợp dọa sảy thai, dân gian thường cho uống nước ngải cứu. Lấy một nắm lá ngải cứu (khoảng 20g), rửa sạch, đun lấy nước uống. Có nơi còn bỏ quả trứng gà để vừa ăn trứng gà vừa uống
  8. một bát nước ngải cứu. Ngày uống khoảng 2 lần, uống trong 3 ngày thì thai sẽ trở lại bình thường (không đau bụng). Đây là bài thuốc Nam trong đông y hay dùng. - Trường hợp nếu thai không phát triển thì dùng một số bài thuốc có tác dụng bổ cho mẹ để có đủ khí huyết nuôi con. Do là các bài thuốc bổ huyết nên khi dùng cần phải dùng hết sức thận trọng. - Sau khi sinh người mẹ ít nhiều cũng bị mất máu, vì thế nên dùng một đợt thuốc bổ đông y để bồi bổ lại khí huyết. Tuy nhiên, cần nhớ rằng dùng thuốc bổ trong đông y là cả một nghệ thuật. Vì các vị thuốc được coi là bổ trong đông y không phải lúc nào cũng bổ. Nó có thể bổ với người này nhưng lại gây hại với người kia. Ví dụ: chỉ một vị thuốc nhân sâm (đây là một vị thuốc bổ trong đông y) nhưng nếu là thai hàn thì không được uống sâm Trung Quốc (vì sâm Trung Quốc có tính
  9. hàn). Khi thai nhiệt thì lại không được uống sâm của Hàn Quốc (vì sâm Hàn Quốc lại có tính ôn) và không phải người phụ nữ nào có thai cũng uống được sâm. Qua nghiên cứu cho thấy có một tỷ lệ nhất định bị sảy thai do dùng thuốc bổ đông y. Nguyên nhân là do trình độ của thầy thuốc kém nên không biết xem mạch. Vì nếu trường hợp thai nhiệt mà thầy thuốc lại cho các vị nóng hay trường hợp tử cung hàn (bào cung hàn) lại cho uống thuốc có tính hàn hoặc trong lúc dọa sảy thai nếu cho uống thuốc kích thích vào... sẽ gây sảy thai. Tuy nhiên trong ăn uống cũng cần tránh ăn những thức ăn quá nóng, quá lạnh hoặc quá kích thích, không làm việc nặng nhọc... vì cũng dễ gây sảy thai
nguon tai.lieu . vn