Xem mẫu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

NGUYỄN THỊ THÖY HẠNH

NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG LỚP PHỦ
TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
TỈNH HÕA BÌNH VỚI SỰ TRỢ GIÖP CỦA CÔNG NGHỆ
VIỄN THÁM VÀ GIS

CHUYÊN NGÀNH: BẢN ĐỒ, VIỄN THÁM VÀ GIS
Mã số: 62 44 02 14

DỰ THẢO TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ

HÀ NỘI, 2015
1

Công trình được hoàn thành tại
Trường Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS.Nguyễn Ngọc Thạch
2. TS. Trần Vân Anh

Phản biện 1: PGS.TS. Nhữ Thị Xuân
Trường ĐHKHTN- ĐHQGHN
Phản biện 2: GS.TS. Võ Chí Mỹ
Trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội

Luận án dự kiến sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Cơ
sở chấm luận án tiến sĩ họp tại phòng 418 – nhà T1- trường Đại
học Khoa học tự nhiên – ĐHQGHN vào hồi 14 giờ, ngày 26
tháng 11 năm 2015.

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội

2

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Thông tin về lớp phủ, biến động lớp phủ rất cần thiết
đối với công tác quy hoạch, quản lý và sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường. Trong nhiều trường
hợp, nhiệm vụ nghiên cứu biến động lớp phủ diễn ra trên quy
mô lớn lại yêu cầu nhanh chóng có kết quả. Vì vậy, tư liệu viễn
thám là công cụ đắc lực trợ giúp cho nhiệm vụ này.
Tại Hòa Bình, sự tăng trưởng dân số và mô hình sản
xuất hợp tác xã thời kỳ trước Đổi mới làm cho vấn nạn thiếu
lương thực trở nên trầm trọng, người dân tự do phát rừng làm
nương rãy để tự đáp ứng nhu cầu lương thực. Điều này khiến
cho lớp phủ rừng trở nên cạn kiệt, năm 1994 lớp phủ rừng chỉ
còn 28%. Sau đó, xu hướng này bị đảo ngược với sự gia tăng
đáng kể của rừng tái sinh tự nhiên và rừng trồng. Đây là kết quả
của sự thay đổi trong chính sách, các chương trình trồng cây
gây rừng được phát động. Mặt khác, trong bối cảnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế những năm 2000,
Hòa Bình thu hút ngày càng nhiều dự án đầu tư phát triển công
nghiệp và dịch vụ. Do đó lớp phủ đặc biệt là lớp phủ rừng cũng
biến đổi mạnh. Sự hiểu biết về động thái thảm phủ diễn ra như
thế nào, nguyên nhân gì gây nên biến động đó là vô cùng cần
thiết đối với quy hoạch sử dụng tài nguyên của tỉnh. Vì vậy tác
giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu biến động lớp phủ trong quá
trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hòa Bình với sự trợ giúp
của công nghệ viễn thám và GIS”.
2. Mục tiêu đề tài:
- Phát hiện xu hướng biến động lớp phủ tỉnh Hòa Bình giai
đoạn 1994- 2003 và 2003-2013 bằng công nghệ viễn thám và
GIS.
3

- Xác lập mối quan hệ giữa biến động lớp phủ với các yếu tố địa
lý tự nhiên và kinh tế xã hội qua các giai đoạn nghiên cứu, góp
phần quản lý tài nguyên đảm bảo phát triển bền vững.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Khu vực lựa chọn nghiên cứu là toàn bộ lãnh thổ tỉnh
Hòa Bình theo ranh giới hành chính mới nhất năm 2008, từ
20°19' đến 21°08' vĩ độ Bắc và từ 104°48' đến 105°40' kinh độ
Đông.
4. Những điểm mới của luận án:
- Đây là nghiên cứu đầu tiên thử nghiệm tích hợp tư liệu vệ tinh
Landsat 8 với kênh NDVI, DEM và kênh thành phần chính để
nâng cao độ chính xác kết quả phân loại ảnh khu vực đồi núi.
- Xác định được biến động lớp phủ tỉnh Hòa Bình theo không
gian và thời gian giai đoạn 1994-2003 và 2003-2013.
- Phát hiện được các nguyên nhân chính gây biến động lớp phủ
rừng:
+ Giai đoạn 1994-2003: khả năng tiếp cận, hoạt động khai thác
khoáng sản.
+ Giai đoạn 2003-2013: khả năng tiếp cận, hoạt động du lịch,
cơ cấu lao động, cơ cấu nguồn thu nhập.
- Dự báo được xu hướng biến động lớp phủ rừng đến năm 2020
và định hướng phát triển và bảo vệ lớp phủ rừng bền vững.
5. Luận điểm bảo vệ:
Luận điểm 1: Việc kết hợp tư liệu ảnh Landsat với kênh DEM,
NDVI và kênh thành phần chính giúp nâng cao độ chính xác kết
quả phân loại ảnh khu vực miền núi.

4

Luận điểm 2: Áp dụng phương pháp sau phân loại và phương
pháp trước phân loại cho phép xác định biến động cả về loại
hình và trạng thái lớp phủ tỉnh Hòa Bình thời kỳ 1994-2013.
Luận điểm 3: Sử dụng mô hình Hồi quy logistic bội đã phát
hiện được mối quan hệ giữa các yếu tố địa lý tự nhiên, kinh tế
xã hội với biến động lớp phủ rừng tỉnh Hòa Bình giai đoạn
1994-2013.
Luận án gồm 3 chương với 193 trang, 40 bảng, 72 hình,
biểu đồ và bản đồ chuyên đề minh hoạ.

5

nguon tai.lieu . vn