Xem mẫu

  1. Campuchia
  2. Vương quốc Campuchia Mã vùng điện thoại: 855 Tên miền Internet: .kh Vị trí địa lý: Nằm ở Tây Nam bán đảo Đông Dương, giáp Thái Lan, Lào, Việt Nam và vịnh Thái Lan. Tọa độ: 13000 vĩ bắc, 105000 kinh đông. Diện tích: 181.040 km2 Khí hậu: Nhiệt đới; mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11), mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 4); ít có biến đổi nhiệt độ theo mùa. Nhiệt độ trung bình 280C. Địa hình: Phần lớn là đồng bằng bằng phẳng, thấp; có núi ở phía tây nam và phía bắc. Tài nguyên thiên nhiên: Gỗ, đá quý, sắt, mangan, phốt phát.
  3. Dân số: 13.971.000 người (thống kê năm 2006) Mật độ dân số: 77 người/km2 Các dân tộc: Người Khmer (90%), người Việt Nam (5%), người Hoa (1%), các dân tộc khác (4%). Ngôn ngữ chính: Tiếng Khmer; tiếng Pháp được sử dụng rộng rãi. Lịch sử: Campuchia là một quốc gia có nền văn hóa lâu đời trên bán đảo Đông Dương. Năm 1863, Campuchia bị thực dân Pháp bảo hộ. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, Campuchia bị Nhật chiếm đóng. Năm 1945, sau khi Nhật bại trận, Pháp trở lại bảo hộ. Năm 1954, Pháp buộc phải công nhận chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia. Ngày 18-3-1970, Lon Non làm đảo chính, xóa
  4. bỏ chế độ quân chủ. Ngày 17-4-1975, tập đoàn Pôn Pốt - Êng Xarry giành chính quyền, tiến hành tàn sát hàng triệu người vô tội. Ngày 7-1-1979, Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu quốc lãnh đạo nhân dân Campuchia nổi dậy giải phóng đất nước, thành lập nước Cộng hòa nhân dân Campuchia. Ngày 23-10- 1991, Hiệp định hòa bình Pari về Campuchia được ký kết. Ngày 24-9-1993, Hiến pháp mới được phê chuẩn, đặt tên nước là Vương quốc Campuchia. Tôn giáo: Đạo Phật (95%), các tôn giáo khác (5%). Tổ chức nhà nước: Chính thể: Quân chủ lập hiến. Các khu vực hành chính: 20 tỉnh và 3 thành phố*: Banteay Mean Cheay, Batdambang, Kampong Cham, Kampong Chhnang, Kampong Spoe, Kampong Thum, Kampot, Kandal,
  5. Kaoh Kong, Keb*, Krachen, Mondol Kiri, Otdar Mean Cheay, Phnom Penh*, Pouthisat, Preah Seihanu* (Sihanoukville), Preah Vihear, Prey Veng, Rotanah Kiri, Siem Reab, Stoeng Treng, Svay Rieng, Takev. Hiến pháp: Công bố ngày 21-9-1993. Cơ quan hành pháp: Đứng đầu nhà nước: Quốc vương. Đứng đầu chính phủ: Thủ tướng. Bầu cử: Theo chế độ quân chủ, cha truyền con nối; Thủ tướng do Quốc vương bổ nhiệm sau cuộc bỏ phiếu tín nhiệm của Quốc hội. Cơ quan lập pháp: Quốc hội (122 ghế, được bầu theo phổ
  6. thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 5 năm). Thượng viện (61 ghế, 2 ghế do Quốc vương bổ nhiệm, 2 ghế do Quốc hội bầu, 57 ghế do cử tri bầu, nhiệm kỳ 5 năm). Cơ quan tư pháp: Hội đồng quan tòa tối cao. Chế độ bầu cử: Từ 18 tuổi trở lên, phổ thông đầu phiếu. Các đảng phái chính: Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Mặt trận thống nhất dân tộc vì độc lập, trung lập, hòa bình và hợp tác (FUNCINPEC), Đảng Sam Rangsi (SRP), Đảng tự do Phật giáo (BLP), Đảng Dân tuý, Đảng Công dân Khmer (KCP). Kinh tế: Tổng quan: Campuchia là nước nông nghiệp, 70% dân số làm nghề nông. Khai thác tài nguyên, thiên nhiên như đá quý,
  7. vàng, hồng ngọc, gỗ... đem lại nguồn thu đáng kể cho ngân quỹ quốc gia. Camphuchia có nhiều đền đài cổ thu hút khách du lịch, đặc biệt là Angkorvat được xếp hạng kỳ quan thế giới. Sản phẩm công nghiệp: Gỗ, sản phẩm gỗ, cao su, đá quý, hàng dệt may. Sản phẩm nông nghiệp: Gạo, cao su, ngô, gia cầm, rau quả. Giáo dục: Hệ thống giáo dục của Campuchia được xây dựng lại sau khi bị chế độ Pôn Pốt tàn phá. Mặc dù sách vở và tài liệu học tập rất thiếu thốn, đặc biệt là ở những vùng nông thôn, song Campuchia vẫn đang cố gắng nâng tỷ lệ biết chữ. Cùng với việc xây dựng lại các ngôi đền, nhiều trường học đang được mở lại. Tại Phnôm Pênh xuất hiện nhiều "trường học đường phố" của tư nhân giảng dạy tiếng Anh và tiếng Pháp.
  8. Thủ đô: Phnômpênh (Phnom Penh) Các thành phố lớn: Batdambang, Kampongcham, Siem Reab... Đơn vị tiền tệ: riel mới (CR); 1 CR = 100 sen. Quốc khánh: 9-11 (1953) Quan hệ quốc tế: Lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 24/6/1967. Tham gia các tổ chức Quốc tế: ASEAN, AsDB, FAO, G-77, IAEA, IBRD, ICAO, IFAD, ILO, IMO, Interpol, IOC, ITU, UN, UNCTAD, UNESCO, UNIDO, UPU, WHO, WIPO, WMO, v.v.. Danh lam thắng cảnh: Thủ đô Phnôm Pênh, hoàng cung, đền
  9. Vàng, đồi Bà Pênh, Ăngco Thom, Ăngco Vát (tỉnh Xiêm Riệp), v.v..
nguon tai.lieu . vn