Xem mẫu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGÂN HÀNG

ĐỀ TÀI:

DỰ ÁN
XÂY DỰNG TRANG TRẠI TRỒNG NẤM
MĂNG ĐEN – KON TUM

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : Thầy Lê Hoài Ân.
NHÓM THỰC HIỆN

: Nhóm 8.

LỚP HỌC PHẦN

: D01.

Thành phố Hồ Chí Minh, 11/2017.

MỤC LỤC:
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ DỰ ÁN. ................................................................................. 4
1.

Tên dự án. .................................................................................................................... 4

2.

Địa điểm đầu tư. ........................................................................................................... 4

3.

Diện tích. ...................................................................................................................... 4

4.

Tổng thể mặt bằng dự án............................................................................................... 4

5.

Mục tiêu. ...................................................................................................................... 4

6.

Tổng mức đầu tư........................................................................................................... 4

7.

Căn cứ pháp lý.............................................................................................................. 4

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGÀNH NÔNG NGHIỆP. ......................................................................... 5
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ. ......................................................................... 5
1.

Xác định sản phẩm của dự án. ....................................................................................... 5
1.1.

Nấm rơm. ................................................................................................................. 5

1.2.

Đặc điểm sinh học .................................................................................................... 6

2.

Lựa chọn công nghệ, phương pháp sản xuất, quy trình kỹ thuật. .................................... 6
2.1.

Xây dựng nhà trồng nấm. .......................................................................................... 6

2.2.

Phương pháp và quy trình công nghệ......................................................................... 7

3.

Xác định công xuất dự án. ......................................................................................... 9

4.

Khu đất xây dựng công trình. .................................................................................... 9

5.

Vấn đề môi trường và xử lý chất thải......................................................................... 9

CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING.................................................................... 10
1.

Chiến lược về sản phẩm. ............................................................................................. 10

2.

Chiến lược về giá. ....................................................................................................... 10

3.

Chiến lược xúc tiến. .................................................................................................... 10

4.

Chiến lược quảng cáo hình ảnh online......................................................................... 10

CHƯƠNG 5: ĐÁNG GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG. ............................................................. 11
1.

Tầm quan trọng về môi trường của công nghiệp trồng Nấm. ....................................... 11

2.

Tái chế chất thải hữu cơ vào Nấm, Biogas và Biofertilizer. ......................................... 11

3.

Phục hồi môi trường bị hư hỏng do nấm. .................................................................... 11

4.

Các sản phẩm phụ khác............................................................................................... 12

5.

Thuốc trừ sâu và Kiểm soát Sinh học. ......................................................................... 12

CHƯƠNG 6: BỘ MÁY QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC NHÂN SỰ............................................................. 13
1.

Người phụ trách vận tải. ............................................................................................. 13

2.

Người phụ trách công tác bảo dưỡng. .......................................................................... 13

3.

Kĩ Sư Hỗ Trợ. ............................................................................................................. 13

4.

Quản lý phòng thí nghiệm phân tích thực phẩm........................................................... 13

5.

Kiểm toán viên nhóm/Trợ lý kỹ thuật.......................................................................... 13

6.

Quản trị Nhân sự. ....................................................................................................... 14

7.

Quản lý Dịch vụ Kỹ thuật. .......................................................................................... 14

CHƯƠNG 7: THẨM ĐỊNH VỀ PHƯƠNG DIỆN TÀI CHÍNH. ............................................................ 14
1.

BẢNG THÔNG SỐ. ................................................................................................... 14
1.1.

Chi phí cố định ban đầu. ......................................................................................... 14

1.2.

Chi phí nguyên vật liệu. .......................................................................................... 14

1.3.

Bảng thông số. ........................................................................................................ 15

2.

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH. ......................................................................................... 16
2.1.

Tổng vốn đầu tư. ..................................................................................................... 16

2.2.

Nguồn tài trợ........................................................................................................... 16

2.3.

Khấu hao. ............................................................................................................... 16

2.4.

Lịch vay và trả nợ. .................................................................................................. 16

2.5.

Doanh thu. .............................................................................................................. 17

2.6.

Chi phí hoạt động.................................................................................................... 17

2.7.

Kết quả kinh doanh. ................................................................................................ 17

2.8.

Dự trù vốn lưu động trong giai đoạn hoạt động. ...................................................... 17

2.9.

Dòng tiền hoạt động kinh doanh. ............................................................................. 17

2.10.

Hiệu quả dự án theo quan điểm TIPV..................................................................... 18

2.11.

Dòng tiền theo quan điểm EPV. ............................................................................. 18

2.12.

Hiệu quả dự án theo quan điểm EPV. ..................................................................... 18

CHƯƠNG 8: HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI. ...................................................................................... 18

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ DỰ ÁN.
Việt Nam là một đất nước nông nghiệp từ lâu đời. Trước xu thế công nghiệp hóa, hiện đai hóa, thì
một đất nước có truyền thống về nông nghiệp vẫn nên lấy nông nghiệp làm điểm tựa để phát triển. Nghề
trồng Nấm ở Việt Nam là một nghề mới mà không mới, không mới bởi vì người Việt biết đến công dụng
và trồng nấm để sử dụng như một loại thực phẩm và dược phẩm từ lâu, nhưng chưa mới là tại vì so với
những đất nước như Nhật Bản, Hàn Quốc thì công nghệ và trình độ sản xuất nấm của Việt Nam còn thấp,
chưa mang lại hiệu quả kinh tế cho đất nước. Xét thấy sự phát triển của ngành Nấm hiện nay còn hạn chế,
chưa tương xứng với tiềm năng nên nhóm em đề xuất thực hiện dự án trồng Nấm tại khu vực xã Măng Đen,
tỉnh Kon Tum với mục tiêu là đưa Nấm trở thành một ngành nghề mang lại hiệu quả kinh tế cho khu vực
Măng Đen này, từ đó mở rộng ra những khu vực phụ cận như Gia Lai, Đăk Lăk.

1. Tên dự án.
Xây dựng trang trại nấm Măng Đen.

2. Địa điểm đầu tư.
Khu vực xã Măng Đen, huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum.

3. Diện tích.
10.000 m2.

4. Tổng thể mặt bằng dự án.
Khu nhà trồng nấm gồm 10 nhà trồng liên tiếp, cách nhau khoảng 2,5m, diện tích mỗi nhà là 150m2,
trong đó chiều dài là 15m, rộng 10m. Ngoài ra còn có các công trình phụ như: nhà kho chứa nguyên
liệu, máy hấp, sân phơi, khu nhào đất…

5. Mục tiêu.
Xây dựng trang trại trồng nấm có khả năng cung cấp 72 tấn nấm mỗi năm cho địa phương và khu
vực lân cận.

6. Tổng mức đầu tư.
738 triệu đồng.

7. Căn cứ pháp lý.
-

Thông tư số 42/2003/TT – BTC quy định về mức thuế môn bài cho hộ kinh doanh cá thể và đối với
Doanh nghiệp.
Thông tư số 78/2014/TT – BTC và Thông tư 96/2015/TT – BTC về cách tính thuế thu nhập doanh
nghiệp.
Thông tư 45/2013/TT – BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
Nghị định số 38/2012/NĐ – CP về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực
phẩm.

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGÀNH NÔNG NGHIỆP.
Việt Nam hiện là một đất nước có nền sản xuất nông nghiệp làm nền tảng, do đó việc phát triễn
nông nghiệp, nông thôn được coi là vấn đề then chốt và ảnh hưởng mạnh đến sự phát triễn kinh tế - xã hội.
Nông nghiệp Việt Nam được ghi nhận là có sự tiến bộ vượt bậc. Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu
hàng đầu các mặt hàng nông sản, lương thực và nằm trong nhóm 5 nước xuất khẩu lớn nhất.
Ngành sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu đã hình thành và phát triển mạnh trên thế giới, đặc biệt
trong những thập niên gần đây. Nấm phát triển ở cả các nước đã phát triển như Pháp, Ý, Nhật, Đài Loan,
Mỹ… lẫn các nước đang phát triển như Trung Quốc, Thái Lan... Với hình thức sản xuất công nghiệp cơ
giới hóa lẫn hình thức sản xuất thủ công.
Ở nước ta, những năm gần đây nghề nấm cũng đang có bước phát triển mạnh, sản lượng đạt khoảng
100 ngàn tấn/năm, hình thành ở nhiều nơi các làng nấm, trang trại nấm, việc tiêu thụ nấm cũng tăng dần,
mục tiêu đạt 1 triệu tấn n và 200 triệu USD xuất khẩu hoàn toàn khả thi. Hiện nay, Việt Nam đang nuôi
trồng 6 loại nấm phổ biến, phân bố ở các địa phương như sau:Nấm rơm trồng ở các tỉnh đồng bằng sông
Cửu Long (Đồng Tháp, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cần Thơ…) chiếm 90% sản lượng nấm rơm cả nước.Mộc
nhĩ trồng tập trung ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ chiếm 50% sản lượng mộc nhĩ trong toàn quốc.Nấm mỡ,
nấm sò, nấm hương chủ yếu được trồng ở các tỉnh miền Bắc, sản lượng mỗi năm đạt khoảng 30.000 tấn.Nấm
dược liệu: Linh chi, Vân chi, Đầu khỉ… mới được nuôi trồng ở một số tỉnh, thành phố, sản lượng mõi năm
đạt khoảng 150 tấn.
Nấm ăn là những loại nấm không độc hại, được con người dùng làm thực phẩm. Nấm được các y
thư cổ đánh giá là thứ “ăn được, bồi bổ được, có thể dùng làm thuốc, toàn thân đều quý giá”. Trong giới
sinh vật có gần 7 vạn loài nấm, nhưng chỉ có hơn 100 loài có thể ăn hoặc dùng làm thuốc, thông dụng nhất
là mộc nhĩ đen, ngân nhĩ, nấm hương, nấm mỡ, nấm rơm, nấm kim châm, nấm trư linh… Ngoài nguồn thu
hái từ thiên nhiên, người ta đã trồng được hơn 60 loài theo phương pháp công nghiệp với năng suất cao.
Nhiều nhà khoa học cho rằng, nấm sẽ là một trong những thực phẩm rất quan trọng và thông dụng của con
người trong tương lai. Ngoài giá trị cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, nấm ăn còn có nhiều
tác dụng dược lý khá phong phú như: Tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, dự phòng và trị liệu các
bệnh tim mạch, giải độc và bảo vệ tế bào gan, giảm nguy cơ mắc các bệnh như ung thư, tim mạch, hạ đường
máu và chống phóng xạ, thanh trừ các gốc tự do và chống lão hóa.

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ.
1. Xác định sản phẩm của dự án.
1.1.

Nấm rơm.

Nấm rơm hay nấm mũ rơm (danh pháp hai phần: Volvariella volvacea) là một loài nấm trong họ
nấm lớn sinh trưởng và phát triển từ các loại rơm rạ. Nấm gồm nhiều loài khác nhau, có đặc điểm hình dạng
khác nhau như có loại màu xám trắng, xám, xám đen… kích thước đường kính "cây nấm" lớn, nhỏ tùy
thuộc từng loại. Là loại nấm giàu dinh dưỡng. Nấm rơm chứa nhiều vitamin A, B1, B2, PP, D, E, C và chứa
bảy loại a-xít amin. Nấm rơm phổ biến tại các làng quê vì thường được sử dụng làm thực phẩm.

nguon tai.lieu . vn