Xem mẫu

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Báo cáo hoàn thành dự án MS 14: BÁO CÁO HOÀN THÀNH DỰ ÁN 026/05VIE Điều tra và kiểm soát sự nứt hạt lúa trên đồng ruộng và sau thu hoạch ở Đồng Bằng sông Mêkông của Việt Nam THÁNG 04- 2010 ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
  2. MỤC LỤC 1.  Thông tin về cơ quan hợp tác ___________________________________________ 1  2.  Tóm tắt đề án ________________________________________________________ 2  3.  Sơ lược công tác điều hành _____________________________________________ 2  4.  Giới thiệu và thông tin cơ sở ____________________________________________ 4  4.1 Mục tiêu của dự án __________________________________________________________ 4  4.2 Các kết quả dự kiến của đề án _________________________________________________ 5  4.3 Phương pháp tiếp cận và thực hiện _____________________________________________ 6  4.1.1  Phương pháp tiến hành ________________________________________________________ 11  5.  Tiến độ tới thời điểm báo cáo __________________________________________ 24  Công tác chủ yếu đã thực hiện ___________________________________________________ 24  5.1.1  Ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch đến nứt hạt và tỉ lệ thu hồi gạo nguyên_______________ 24  5.1.2  Ảnh hưởng của phương pháp thu hoạch đến tỉ lệ nứt gãy hạt và thất thoát chất lượng _______ 25  5.1.3  Sấy lúa bằng máy sấy tĩnh vỉ ngang ______________________________________________ 27  5.1.4  Sấy tầng sôi_________________________________________________________________ 29  5.1.5  Tối ưu hóa phương pháp sấy tầng sôi nhiều giai đoạn ________________________________ 29  5.1.6  Các thí nghiệm xay xát ________________________________________________________ 30  5.1.7  Khảo sát các thay đổi hóa lý của gạo trong hệ thống sấy tầng sôi và ủ nhiệt độ cao. _________ 31  5.1.8  Các thay đổi đặc tính nứt gãy hạt và chất lượng xát do quá trình ủ sau sấy và bảo quản. _____ 32  5.1.9  Đánh giá cảm quan cơm _______________________________________________________ 32  5.1.10  Dữ liệu tích hợp tổn thất trong thu hoạch và sau thu hoạch của lúa gạo và các thông tin về việc sử dụng máy thu hoạch và máy sấy______________________________________________________ 34  5.1.11  Mô hình quản lý lúa gạo ____________________________________________________ 35  5.1.12  Kết quả điều tra nông hộ đánh giá tác động của dự án______________________________ 35  5.2 Công tác khuyến nông _______________________________________________________ 39  5.3 Lợi ích của tiểu nông hộ _____________________________________________________ 40 5.4 Tăng cường năng lực 42 5.5 Công tác truyền thông 43 5.6 Công tác quản lý dự án 47 6.  Báo cáo về các vấn đề cắt chéo _________________________________________ 47  6.1 Môi trường ________________________________________________________________ 47  6.2 Các vấn đề giới tính và xã hội_________________________________________________ 48  7.  Công tác thực hiện và khả năng duy trì__________________________________ 48  7.1 Các khó khăn và trở ngại ____________________________________________________ 48  7.2 Các lựa chọn _______________________________________________________________ 48  7.3 Khả năng duy trì ___________________________________________________________ 48  8.  Các bước then chốt tiếp theo___________________________________________ 48  9.  Kết luận____________________________________________________________ 48  10.  Khai báo theo luật định __________________________ Error! Bookmark not defined.  11.  Tiến độ thực hiện đề án so với Mục tiêu, Kết quả, Hoạt động và Đầu vào dự kiến49  12.  PHỤ LỤC __________________________________________________________ 55  1
  3. 1. Thông tin về cơ quan hợp tác Điều tra và kiểm soát sự nứt hạt lúa trên đồng ruộng Tên đề án và sau thu hoạch ở Đồng Bằng sông Cửu Long của Việt Nam Đại Học Nông Lâm TP.HCM Cơ quan Việt Nam PGS.TS Trương Vĩnh Lãnh đạo đề án Việt Nam Tổ chức phía Úc Đại Học Queensland GS Bhesh Bhandari Nhân sự phía Úc GS Shu Fukai Tháng tư 2006 Ngày bắt đầu Tháng ba 2009 Ngày hòan thành (nguyên bản) Tháng 10 2009 Ngày hòan thành (sửa lại) 6 tháng Chu kì báo cáo Thông tin liên lạc Tại Úc: Chủ nhiệm đề án Tên: Bhesh Bhandari Điện thoại: +61733469192 Chức danh: Giáo Sư Fax:+61733651177 Email:b.bhandari@uq.edu.au Cơ quan: Đại học Queensland Tại Úc: Liên lạc hành chính Tên: Ông Kerry Johnston Điện thoại: +61 7 3365 7493 Chức danh: Nhân viên hỗ trợ Fax: +61 7 33658383 Email: k.johnston@research.uq.edu.au Cơ quan: Đại học Queensland Tại Việt Nam Điện thoại: 84-8-7242527 Tên: Trương Vĩnh Fax: 84-8-8960713 Chức vụ: Trưởng Bộ môn Công nghệ Hóa học Email: tv@hcmuaf.edu.vn Cơ quan: Đại học Nông Lâm TP.HCM 1
  4. 2. Tóm tắt dự án Giảm thu hồi gạo nguyên do nứt hạt là một trong những vấn đề chính làm giảm thu nhập và sự sẵn có của mặt hàng thực phẩm chủ lực cho nông dân ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Hạt lúa có thể bị nứt hoặc nứt tế vi từng phần ngay trên đồng lúa do thời điểm/ tập quán thu hoạch không đúng, do các điều kiện sấy sau thu hoạch chưa phù hợp hoặc xay xát chưa thích hợp. Đề án này nhằm cải thiện chất lượng và giá trị lúa gạo nhờ sự tiếp cận tổng hợp giữa nông dân, chủ máy xay, người cung cấp dịch vụ, cán bộ khuyến nông và cơ quan nghiên cứu. Một trong những mục tiêu then chốt của đề án này là cải thiện kiến thức cho tiểu nông hộ bằng cách tổ chức hội thảo và thao diễn tại các hợp tác xã và nông dân trong vùng để họ quan sát việc thu hoạch và kỹ thuật xử lý hạt nhằm hoàn thiện chất lượng hạt. Các hoạt động tương tự tổ chức cho chủ nhà máy xay nhỏ để khuyến cáo họ lắp đặt các máy sấy hay để cung cấp cho họ kiến thức kỹ thuật về chế độ sấy tối ưu thực tế. Một mục tiêu khác của đề án là cải thiện năng lực cán bộ khuyến nông bằng cách cung cấp các thông tin cập nhật. Lý thuyết sấy hạt tiên tiến sẽ cải thiện thiết kế máy sấy tương lai. Các tổ chức giáo dục có liên quan trong đề án sẽ cùng nhau làm việc để nâng cao năng lực cán bộ Đại Học Nông Lâm TP.HCM. 3. Sơ lược công tác điều hành Báo cáo này tổng kết các hoạt động, thành tựu và lợi ích chủ yếu của dự án CARD 026- VIE/05 trong giai đoạn thực hiện từ tháng 04 năm 2006 đến tháng 11 năm 2009. Cơ bản dự án đã hoàn thành các thí nghiệm chính về thời gian thu hoạch, phương pháp thu hoạch, sấy tĩnh vỉ ngang và nghiên cứu chuyển pha gương cũng như đã tổng kết các thành tựu đạt được. Phương pháp tối ưu chế độ sấy nhiều giai đoạn đã được chứng thực với các thí nghiệm sấy tầng sôi. Dự án cũng đã khảo sát các đặc tính hóa lý và cảm quan của gạo sấy tầng sôi. Hai thí nghiệm xay xát sử dụng hệ thống xay xát công suất trung bình (1 tấn/giờ) và lớn (7 tấn/giờ) đã được thực hiện tại Cần Thơ và Kiên Giang. Dự án đã thực hiện đánh giá hiệu quả xay xát của hệ thống hiện tại và thảo luận một cách tiếp cận mới hướng tới hiệu quả xay xát tốt hơn. Dữ liệu tích hợp thất thoát trong và sau thu hoạch lúa gạo của dự án rất hữu ích để ước tính phần trăm thất thoát có thể ngăn chặn được khi đưa bất kỳ cơ hội can thiệp nào vào trong chuỗi sản xuất lúa gạo. Dự án cũng đưa ra một mô hình chuỗi quản lý lúa gạo tích hợp từ thu hoạch đến xay xát nhằm nâng cao chất lượng lúa gạo và thu nhập cao hơn cho nông hộ. Mô hình này cũng có thể đươc phát triển thông qua liên minh hợp tác xã là nơi một nhóm hợp tác xã đầu tư và điều hành nhà máy xay xát và kiểm soát toàn bộ chuỗi sau thu hoạch lúa gạo. Nội dung chính thứ hai thực hiện trong dự án là công tác huấn luyện để tuyên truyền các thông tin về kỹ thuật thu hoạch và sấy cho các đối tác liên quan. Các số liệu cơ bản thu thập có hệ thống và kết quả thí nghiệm được soạn thảo thành sổ tay huấn luyện, tờ rơi và phân phát cho các bên liên quan, đặc biệt là các nông hộ thông qua chương trình huấn luyện và các chuyến tham quan học tập. Trong hai năm qua, tổng cộng đã có 2392 nông hộ và 306 cán bộ khuyến nông tham dự chương trình huấn luyện của dự án. Các hoạt động khuyến nông bao 2
  5. gồm 17 buổi huấn luyện (1 ngày), các hoạt động trình diễn và tham quan học tập cho nông dân và cán bộ khuyến nông địa phương tổ chức tại 11 huyện thuộc TP. Cần Thơ và tỉnh Kiên Giang để tuyên truyền kiến thức về nứt gãy hạt, phương pháp sấy và thu hoạch. Dự án cũng đã tổ chức thành công hội thảo xay xát tại huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang nhằm nâng cao nhận thức của chính quyền địa phương, các nhà cung cấp dịch vụ, chủ máy xay, cán bộ khuyến nông và đại diện HTX về việc sử dụng kỹ thuật xay xát phù hợp. Các hoạt động khuyến nông này có tác động rất thỏa đáng đến kiến thức và tập quán canh tác của các tiểu nông hộ thuộc các HTX tham gia dự án này theo kết quả điều tra khảo sát đã thực hiện. Để xây dựng năng lực kỹ thuật công nghệ chế biến và đánh giá chất lượng lúa gạo, dự án đã đề cử ba cán bộ giảng dạy của ĐH Nông Lâm TP.HCM tham gia các hoạt động huấn luyện kỹ thuật tại Đại học Queensland. Ngoài ra, đã có một cán bộ dự án là sinh viên Việt Nam hoàn tất chương trình Thạc sĩ nghiên cứu tại ĐH Queensland (học bổng do AusAID tài trợ). Chủ nhiệm đề án tại Việt Nam và điều phối viên dự án tại UQ đã tham quan các cơ quan nghiên cứu lúa gạo hàng đầu tại Thái Lan và Philippines. Các hoạt động khuyến nông của dự án cũng đã huy động nhiều cán bộ khuyến nông địa phương từ các quận huyện khác nhau. Điều này tác động rất lớn đến công tác xây dựng và tăng cường năng lực cho các nhân sự liên quan đến dự án. Bên cạnh đó, dự án cũng thiết lập được một phòng thí nghiệm lúa gạo với các thiết bị phân tích do CARD tài trợ và chi phí tu bổ phòng thí nghiệm của ĐH Nông Lâm TP.HCM. Phòng thí nghiệm phân tích lúa gạo này không những đã sử dụng để thực hiện đánh giá hàng nghìn mẫu gạo do nghiên cứu của dự án mà còn phục vụ nhiều nghiên cứu liên quan đến chất lượng lúa gạo và cấu trúc thực phẩm của sinh viên và cán bộ giảng viên ĐHNL. Một số kết quả chọn lọc của các thí nghiệm chính đã được đăng tải trên các tạp chí uy tín và các hội nghị quốc tế. Đã có hai bài báo đăng tải trên tạp chí Kỹ thuật Sấy và Tạp chí Quốc tế Thuộc tính Thực phẩm. Tóm tắt nghiên cứu “Ảnh hưởng thời gian thu hoạch quanh ngày chín sinh lý đến độ nứt gãy hạt và tỉ lệ thu hồi gạo nguyên tại Đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam” đã được giới thiệu trong kỷ yếu của sự kiện “Sau thu hoạch 2009-Hội nghị và Triển lãm lúa gạo” tổ chức vào tháng 07 năm 2009 tại Bangkok, Thái Lan. Hai kết quả nghiên cứu về tối ưu hóa sấy tầng sôi lúa gạo nhiệt độ cao được báo cáo tại Hội nghị sấy Châu Á Thái Bình Dương tổ chức tháng 10 năm 2009 tại Bangkok. Trên cơ sở các ước tính các lợi nhuận vật chất và tài chính đạt được của dự án, HTX Tân Phát A sẽ làm lợi được 50.326 USD mỗi năm từ các cải tiến tập quán thu hoạch và sấy lúa mà không cần phải lắp đặt thêm trang thiết bị. Nếu tính thêm lợi nhuận từ các hoạt động dịch vụ, hợp tác xã làm lợi 125.826 USD mỗi năm. Trong trường hợp ĐBSCL áp dụng hệ thống cải tiến trong sản xuất lúa gạo, ví dụ thu hoạch đúng, gặt bằng máy, sấy lúa đúng kỹ thuật, xay xát cải tiến, ĐBSCL có thể giảm 13% tổng tổn thất trong và sau thu hoạch và tiết kiệm được 190 triệu USD mỗi năm. 3
  6. 4. Giới thiệu và thông tin cơ sở 4.1 Mục tiêu của dự án Trong ba năm qua (2006-2009), dự án CARD 026/VIE-05 đã thực hiện rất nhiều hoạt động thông qua nhiều con đường như sau: CARD 026/VIE-05: ĐẠI HỌC NÔNG LÂM-ĐẠI HỌC UQ • Tăng cường khả năng • Đưa ra các phương pháp thu +Trung tâm khuyến nông tỉnh hoạch phù hợp giảm nứt gãy gạo nghiên cứu và giảng dạy +HTX thử nghiệm • Tối ưu hóa các phương pháp sấy • Hiệu suất xay xát tốt hơn +Hội thảo/Trình diễn/huấn +Xây dựng phòng thí Các thí nghiệm trên đồng luyện/tham quan học tập nghiệm +Hỗ trợ trang thiết bị +Học tập thông qua tham gia hoạt động Thu hoạch/Sấy/Xay xát +Huấn luyện cán bộ tại +Công tác truyền thông Khái niệm thư giãn cấu trúc Úc +Tham quan các cơ quan nghiên cứu lúa gạo Thời gian thu hoạch đúng hàng đầu Phương pháp thu hoạch phù hợp Nông hộ, nhà cung cấp dịch Sấy tĩnh và tầng sôi tối ưu vụ, chủ máy xay và cán bộ Hệ thống xay xát tiên tiến khuyến nông nhận thức Các nghiên cứu của sinh viên được các yếu tố ảnh hưởng đến thất thoát trong thu hoạch và xay xát Sổ tay huấn luyện Phòng thí nghiệm lúa gạo Khảo sát Các bài báo khoa học nông hộ Thay đổi về Kiến thức, +Mô hình kinh doanh tích hợp +Đánh giá lợi ích dự án Thái độ và Kỹ năng NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, SẢN LƯỢNG LÚA GẠO VÀ NHẬN THỨC CỦA TIỂU NÔNG HỘ Các mục tiêu của dự án trong giai đoạn này là: 1. Xác định và đưa ra các thông tin cơ hội can thiệp trong các giai đoạn trước, trong và sau thu hoạch của hoạt động sản xuất lúa gạo để giảm nứt gãy hạt và các tổn thất. Các cơ hội can thiệp này bao gồm thời điểm thu hoạch phù hợp theo mùa vụ cho các giống lúa phổ biến và phương pháp thu hoạch phù hợp (thủ công hay cơ giới). 4
  7. 2. Nâng cao hiệu quả của các máy sấy hiện tại ứng dụng tại ĐBSCL để tối thiểu hóa mức độ nứt gãy hạt và tối ưu hóa phương pháp sấy trên cơ sở khái niệm thư giãn cấu trúc, đặc biệt là hệ thống sấy gọn nhiệt độ cao. 3. Thu thập có hệ thống dữ kiện hệ thống xay xát và thực hiện các thí nghiệm xay xát ở qui mô vừa 1 tấn/giờ và qui mô lớn 7 tấn/giờ. 4. Khảo sát các thay đổi đặc tính lý hóa, chất lượng xay xát và tính chất cơ học của gạo do tác động của hệ thống sấy gọn nhiệt độ cao và chứng thực khái niệm thư giãn cấu trúc trong quá trình ủ và bảo quản gạo. 5. Tổ chức các khóa huấn luyện và thao diễn cho nông hộ và cán bộ khuyến nông các lợi ích của sấy cơ học so với phơi nắng và các giá trị kinh tế đạt được của việc thực hiện thu hoạch đúng thời điểm và phương pháp thu hoạch. 6. Nâng cao nhận thức cho các nông hộ, nhà cung cấp dịch vụ, chủ xay và cán bộ khuyến nông các yếu tố gây ra thất thoát trong thu hoạch và xay xát cũng như giảm giá trị chất lượng gạo. 7. Nâng cao năng lực nghiên cứu và giảng dạy về chất lượng lúa gạo và sản phẩm liên quan cho cán bộ giảng dạy. 8. Xây dựng mô hình quản lý lúa gạo tích hợp. 9. Đánh giá tác động của dự án. 10. Giới thiệu các kết quả nghiên cứu từ dự án trên các tạp chí quốc tế và hội thảo. 4.2 Các kết quả dự kiến của đề án Các kết quả dự kiến trong giai đoạn này gồm có: • Thực hiện thí nghiệm trên đồng để xác định thời điểm thu hoạch tối ưu và các phương pháp giảm thất thoát hạt trong các mùa khô và mùa mưa. • Thực hiện các thí nghiệm ở điều kiện thực tế và trong phòng thí nghiệm để xác định chế độ sấy tối ưu cho máy sấy gọn nhiệt độ cao. Xác định chế độ sấy tốt nhất cho các máy sấy tĩnh vỉ ngang hiện tại sử dụng tại ĐBSCL. • Thực hiện các thí nghiệm xay xát để đánh giá hiệu quả xay xát hiện tại và đề xuất biện pháp cải thiện hiệu quả xay xát. • Thực hiện các thí nghiệm khảo sát sự thay đổi các đặc tính hồ hóa, mức độ kết tinh của gạo trong điều kiện sấy tầng sôi và ủ nhiệt độ cao. Khái niệm thư giãn cấu trúc được chứng thực bằng hai thí nghiệm tại Úc. Xác định ảnh hưởng của chế độ sấy và ủ sau sấy ở nhiệt độ trên và dưới nhiệt độ gương của gạo đến tính chất cơ học của gạo, độ nứt gãy hạt và chất lượng xay xát. Xác định các thay đổi tính chất cơ học và chất lượng xay xát của gạo trong quá trình bảo quản. • Tổ chức hoạt động huấn luyện cho 306 cán bộ khuyến nông và 2392 nông hộ. • Tổ chức tham quan học tập cho 165 nông hộ và 20 cán bộ khuyến nông. • Tổ chức hội thảo cho 130 nhà cung cấp dịch vụ. • Tổ chức Hội thảo xay xát cho 70 chủ nhà máy xay và nhà cung cấp dịch vụ xay xát. • Tổ chức hội thảo tổng kết hàng năm các hoạt động và tiến độ của dự án CARD. • Hoàn thành tài liệu khuyến nông và huấn luyện. 5
  8. • Tổ chức huấn luyện cho 3 cán bộ tại Úc. • Tổ chức tham quan học tập các cơ quan nghiên cứu lúa gạo hàng đầu tại Thái Lan, Philippines và Úc. • Xây dựng được mô hình quản lý lúa gạo tích hợp trên cơ sở liên minh hợp tác xã quản lý lúa gạo từ lúc thu hoạch đến xay xát. • Điều tra nông hộ về tác động của dự án tại tỉnh Kiên Giang trên 162 nông hộ • Viết báo cáo • Xuất bản và đệ trình các bài báo khoa học. 4.3 Phương pháp tiếp cận và thực hiện Cách tiếp cận và phương pháp thực hiện như đã trình bày trong đề án ban đầu. Trong dự án này, các tiểu nông hộ là mục tiêu được hỗ trợ trong công tác huấn luyện và khuyến nông thông qua các HTX thí điểm đặc biệt đối với mục tiêu 1-3 và 5-6. Trong mục tiêu 1, đã xác định 3 Hợp tác xã, Tân Phát A, Tân Thới 1 và Gò Gòn ở ba tỉnh khác nhau (Cần Thơ, Kiên Giang, và Long An) (Hình 1). Dự án đã lắp đặt ở Cần Thơ, Kiên Giang và Long An 1 máy gặt xếp dãy và hai máy gặt đập liên hợp (Hình 2). Dự án đã thiết lập một phòng thí nghiệm phân tích lúa gạo tại ĐH Nông Lâm để kiểm nghiệm chất lượng lúa gạo và thực hiện đo đạc và phân tích lúa gạo. Đối với mục tiêu 2, dự án lắp đặt các máy sấy tĩnh vỉ ngang tại các HTX để nâng cao hiệu suất sấy của phương pháp sấy cơ học phổ biến này ở ĐBSCL. Một máy sấy 4 tấn có bộ thu phụ năng lượng mặt trời đã được lắp đặt tại tỉnh Long An vào tháng 01 năm 2007 (Hình 3) và lắp đặt 2 máy sấy tĩnh vỉ ngang 8 tấn tại HTX Tân Thới 1 và Tân Phát A (Hình 4). Hai máy sấy mẻ qui mô thí nghiệm 20 kg cũng được chế tạo và sử dụng cho các thí nghiệm sấy tại ĐH Nông Lâm (Hình 5). Bên cạnh đó, các vấn đề được phân tích ở mức độ vi cấu trúc và phân tử sử dụng các khái niệm chuyển pha mềm và thư giãn cấu trúc (Hình 6). Các tiếp cận này giúp phát triển các máy sấy công suất lớn sử dụng nhiệt độ cao và ủ như là một quá trình trung gian. Dự án cũng sử dụng các máy sấy tầng sôi hiện tại để thực hiện các thí nghiệm tối ưu hóa chế độ sấy nhiệt độ cao. Cách tiếp cận này được sử dụng để giải thích các thay đổi về chất lượng xay xát và tính chất cơ học của gạo trong quá trình ủ sau sấy và trong bảo quản đối với mục tiêu 4. Đối với mục tiêu 3, sử dụng các dây chuyền xay xát qui mô vừa và lớn (Hình 7a) trong đó có cối cao su 7 tấn/giờ được dự án lắp đặt (Hình 7b). Ở mục tiêu 5 và 6, dự án tổ chức các hoạt động huấn luyện và khuyến nông cho tiểu nông hộ thông qua các HTX tham gia dự án. Các hội thảo được tổ chức cho các đối tác liên quan của dự án CARD và các thành viên tham gia khác để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của thu hoạch đúng thời điểm và sấy đúng kỹ thuật để giảm nứt gãy hạt. 6
  9. Đối với mục tiêu 7, cử ba cán bộ tham dự huấn luyện ở Úc và tổ chức các chuyến tham quan học tập các cơ quan nghiên cứu lúa gạo hàng đầu cho các điều phối viên dự án tại Việt Nam và Úc. Trong mục tiêu 8, phát triển mô hình quản lý lúa gạo do liên minh hợp tác xã thực hiện (Hình 8) nhằm mang đến lợi ích cho nông hộ bằng cách sử dụng các công nghệ tiên tiến chế biến lúa gạo sau thu hoạch. Trong mô hình này, nông hộ thông qua liên minh hợp tác xã có thể quản lý lúa gạo suốt qui trình từ thu hoạch đến xay xát để đạt lúa gạo chất lượng cao. Điều tra khảo sát nông hộ trong mục tiêu 9 được thực hiện bằng cách phỏng vấn từng nông hộ (Hình 9) để đánh giá tác động của dự án thông qua kiến thức sau thu hoạch (thu hoạch, phơi sấy), số lượng sử dụng máy gặt đập và máy sấy (kể từ khi dự án bắt đầu), vai trò và hiệu quả của hợp tác xã. Ở mục tiêu 10, lựa chọn các kết quả nghiên cứu chính để đăng tải trên các tạp chí và hội thảo quốc tế. Hình 1: Vị trí của hai HTX tại Cần Thơ và Kiên Hình 2: Máy gặt xếp dãy 1.3 m hỗ trợ cho Giang ở ĐBSCL. HTX Tân Thới (Cần Thơ). Hình 3: Máy sấy đảo chiều SDG-4 (4 tấn/mẻ) với bộ thu phụ năng lượng mặt trời (mới phát triển tại ĐHNL năm 2007). Hệ thống sấy này đã được lắp đặt tại HTX Gò Gòn tỉnh Long An. 7
  10. Hình 4: Máy sấy tĩnh vỉ ngang 8 tấn hỗ trợ cho Hình 5: Máy sấy mẻ 20 kg thiết kế và HTX Tân Thới 1, Cần Thơ. lắp đặt tại ĐHNL. DRYING TEMPERING COOLING Temperature, 0 Moisture gradients Moisture gradients C MC High drying temperature Moisture readsorption Tg Rubbery region Low drying temperature Glassy region Time Drying time Tempering time Glassy state Rubbery state Hình 6: Minh họa trạng thái giả định của hạt gạo trong quá trình sấy, ủ và làm nguội khi ứng dụng khái niệm chuyển trạng thái hóa mềm (chi tiết được diễn giải trong các báo cáo nghiên cứu). Đường cong MC biểu diễn sự thay đổi ẩm độ theo thời gian trong các bước sấy, ủ và làm nguội. 8
  11. Hình 7a: Hệ thống xay xát công suất 7 tấn/giờ sử dụng trong thí nghiệm xay xát. Hình 7b: Cối cao su do dự án CARD hỗ trợ lắp đặt. 9
  12. Vốn NÔNG HỘ GẠO Gặt đập liên hợp HTX HTX HTX …… …… -Sấy Thị trường Liên minh HTX Nhà máy xay Bảo quản Lợi nhuận (Thấp) Thị trường Luồng lúa gạo Quản lý Lợi nhuận Luồng vốn (cao) Hình 8: Phác thảo sơ đồ tiến trình mô hình quản lý lúa gạo tích hợp trên cơ sở liên minh HTX kiểm soát lúa gạo từ lúc thu hoạch đến xay xát, bảo quản. Hình 9: Phỏng vấn nông hộ khi điều tra khảo sát tác động của đề án. 10
  13. 4.1.1 Phương pháp tiến hành Trong giai đoạn này, đề án đã tổ chức 10 hoạt động chính để đạt được các mục tiêu đề ra: Hoạt động cho mục tiêu 1: Xác định và đưa ra các thông tin cơ hội can thiệp trong các giai đoạn trước, trong và sau thu hoạch của hoạt động sản xuất lúa gạo để giảm nứt gãy hạt và các tổn thất. Các cơ hội can thiệp này bao gồm thời điểm thu hoạch phù hợp theo mùa vụ cho các giống lúa phổ biến và phương pháp thu hoạch phù hợp (thủ công hay cơ giới). Thời gian thu hoạch có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát nứt hạt. Mục đích của thí nghiệm này là xác định tổn thất hạt thực tế do thời gian thu hoạch của một số giống lúa từ vụ Hè-Thu 2006 đến vụ Đông Xuân 2008 tại ĐBSCL. Trước khi thực hiện thí nghiệm trên đồng, dự án đã thu thập dữ liệu cơ bản tập quán canh tác hiện tại. Các thí nghiệm trên đồng ruộng đánh giá mức độ gãy hạt theo thời gian thu hoạch được tiến hành trên những giống lúa phổ biến nhất trong mùa mưa (tháng 06 đến tháng 08, 2007) và mùa khô (tháng 03.2008) (Hình 10). Các giống lúa được chọn thực hiện thí nghiệm là những giống được trồng nhiều nhất trong vùng như OM1490, IR50404, OM2718 (HTX Tân Thới 1, Cần Thơ) và OM2517, OM4498, IR50404, AG24 (HTX Tân Phát A, Kiên Giang). Các thông số theo dõi là mức độ nứt gãy hạt gạo lức và gạo xát trắng và hệ số thu hồi gạo nguyên. Chi tiết các phương pháp, kết quả và thảo luận của thí nghiệm này trên 3 giống gạo thực hiện vào tháng 03 năm 2008 được trình bày trong Phụ lục 1. Dự án cũng đã tiến hành các thí nghiệm ở tỉnh Kiên Giang, Cần Thơ và Long An nhằm so sánh tổn thất sau thu hoạch do phương pháp thu hoạch (gặt thủ công và gặt máy) trong vụ mùa khô/xuân. Đặc tính nứt gãy hạt do tuốt lúa cũng được khảo nghiệm tại TP Cần Thơ và tỉnh Kiên Giang. Dữ liệu tổn thất thực tế do phương pháp thu hoạch hiện tại của nông hộ được thu thập tại Cần Thơ và Kiên Giang. Hoạt động cho mục tiêu 2: Nâng cao hiệu quả của các máy sấy hiện tại ứng dụng tại ĐBSCL để tối thiểu hóa mức độ nứt gãy hạt và tối ưu hóa phương pháp sấy trên cơ sở khái niệm thư giãn cấu trúc, đặc biệt là hệ thống sấy gọn nhiệt độ cao. Dự án đã triển khai nhiều hoạt động như sau: Sấy tĩnh vỉ ngang Các thí nghiệm đánh giá hiệu quả của các máy sấy hiện tại sử dụng tại ĐBSCL được Trung tâm Năng lượng và Máy Nông nghiệp (TT NLMNN) ĐH Nông Lâm TP.HCM thực hiện. Để khảo nghiệm hiệu suất sấy của máy sấy tĩnh vỉ ngang trong điều kiện sản xuất thực tế, dự án đã lắp đặt 2 máy sấy tĩnh vỉ ngang 8 tấn (Hình 11) cho HTX Tân Thới 1 (Cần Thơ) trong tháng 09 năm 2007 và Tân Phát A (tỉnh Kiên Giang). Các thí nghiệm được thực hiện trên cả hai máy sấy 8 tấn này để xác định chế độ sấy tối ưu. 11
  14. Một máy sấy tĩnh vỉ ngang 4 tấn mẻ có bộ thu năng lượng mặt trời đã được lắp đặt ở HTX Gò Gòn tỉnh Long An vào tháng Giêng, 2007, sau khi bàn bạc và đồng ý với đại diện HTX. Đơn vị cộng tác của chương trình, Trung tâm Máy Năng lượng Nông nghiệp ĐHNL đã phát triển máy này. Trong máy sấy này, nguồn nhiệt năng lượng mặt trời được thu thập dọc theo bộ thu ống kéo dài. Không khí xuyên qua ống này được nung nóng lên 45oC. Loaị hệ thống này thích hợp cho mùa Đông Xuân. Một lò than đá được trang bị song song với bộ thu năng lượng mặt trời. Trong những ngày nắng đầy không cần năng lượng khác ngoài mặt trời. Đây cũng là máy sấy đảo chiều. Đã khảo nghiệm một máy sấy tương tự và sử dụng để thao diễn cho nông dân. Cán bộ nghiên cứu của Trung tâm NLMNN đã thực hiện thí nghiệm để xác định đặc tính máy sấy nhằm tìm điều kiện sấy tối ưu. Các máy sấy và kết qủa thí nghiệm sấy được dùng cho mục đích thao diễn trong tập huấn nông dân. Hình 10: Thí nghiệm thời điểm thu Hình 11: Buồng sấy với “ống gió chìm” trong máy hoạch. sấy vỉ ngang 8 tấn lắp đặt tại HTX Tân Thới 1, Cần Thơ. Hình 12: Máy sấy đảo chiều 1 tấn mẻ: Dòng khí đi lên (Hình trái) và dòng khí đi xuống (Hình phải) 12
  15. Sấy tháp Mục đích của các thí nghiệm trên máy sấy tháp ở tỉnh Long An là đánh giá đặc tính sấy (năng suất sấy, nhiệt độ sấy, tiêu thụ trấu, tiêu thụ điện), kỹ thuật sấy (khác biệt ẩm độ cuối, tỉ lệ gạo gãy và tỉ lệ thu hồi gạo nguyên) và tính kinh tế (công lao động, chi phí đầu tư và chi phí sấy). Ngoài các máy sấy ở trên, một máy sấy tĩnh vỉ ngang thí nghiệm 1 tấn/mẻ cũng được lắp đặt tại ĐHNL TP HCM (Hình 12). Máy sấy này cũng được dùng cho mục đích thí nghiệm và tập huấn. Các số liệu sẽ được tích hợp vào trong các tài liệu huấn luyện. Toàn văn số liệu và phân tích được đính kèm vào báo cáo này trong Phụ lục 2A. Tối ưu phương pháp sấy trên cơ sở khái niệm thư giãn cấu trúc Sấy tầng sôi Máy sấy gọn nhiệt độ cao với hệ thống ủ được thiết kế và chế tạo tại Bộ môn Công nghệ Hóa học của ĐH Nông Lâm TP.HCM (Hình 13). Dự án đã sử dụng máy sấy này để xác định tác động của ủ nhiệt độ cao đến tỉ lệ thu hồi gạo nguyên, mức độ nứt gãy hạt và độ bền cơ học của gạo. Máy đo cấu trúc TA (Hình 14) do chương trình CARD mua được dùng để đo sức bền cơ học của từng hạt gạo. Toàn văn báo cáo thí nghiệm sấy tầng sôi được trình bày trong Phụ lục 2B. Hình 13: Máy sấy tầng sôi. Hình 14: Máy đo cấu trúc TA tại phòng thí nghiệm phân tích lúa gạo sử dụng để đo độ bền cơ học của hạt gạo. Phương pháp bề mặt đáp ứng RSM (Response Surface Method) được sử dụng để khảo sát ảnh hưởng của chế độ sấy tầng sôi và ủ nhiệt độ cao đến tỉ lệ thu hồi gạo nguyên. Nhiệt độ và thời gian sấy của giai đoạn một trong thí nghiệm RSM (75- 87oC và 2.5 phút) và giai đoạn hai (45-60oC và 2.5-4 phút) được sử dụng hiệu quả về mặt tốc độ sấy và tỉ lệ thu hồi gạo nguyên. Ở điều kiện tối ưu, tỉ lệ thu hồi gạo nguyên hầu như tương đương với mẫu đối 13
  16. chứng. Tuy nhiên, thí nghiệm đánh giá cảm quan cho thấy độ trắng của mẫu tối ưu thấp hơn mẫu đối chứng. Vì thế điểm cảm quan của mẫu tối ưu thấp. Phân tích thống kê cho thấy sấy giai đoạn đầu ảnh hưởng đáng kể đến màu sắc của mẫu gạo. Thời gian ủ của giai đoạn đầu có thể là tác nhân ảnh hưởng màu sắc của cơm nấu từ gạo sấy tầng sôi. Mục đích của thí nghiệm là nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian ủ và nhiệt độ không khí sấy đến: (i) màu sắc của cơm; (ii) tốc độ tách ẩm lúa trong giai đoạn thông gió; và (iii) tỉ lệ thu hồi gạo nguyên. Phụ lục 2C trình bày chi tiết phương pháp thực hiện, các kết quả và thảo luận sơ lược của thí nghiệm này. Hoạt động cho mục tiêu 3: Thu thập dữ kiện hệ thống xay xát và thực hiện các thí nghiệm xay xát ở qui mô vừa 1 tấn/giờ và qui mô lớn 7 tấn/giờ. Dự án đã tiến hành thu thập số liệu tổn thất xay xát từ ba nhà máy xay xát trở lên ở mỗi tỉnh được khảo sát là Kiên Giang và Tiền Giang trong năm 2007-2008. Khảo sát này cho rằng tỉ lệ thu hồi gạo nguyên không những phụ thuộc vào chất lượng gạo ban đầu (các vết nứt sẵn có hay hạt bị yếu) mà còn phụ thuộc vào hiệu suất xay xát. Do đó, dữ liệu tổn thất do xay xát thực tế được thu thập ở 2 tỉnh, Tiền Giang và Kiên Giang. Có 3 loại hệ thống xay xát ở cả 2 tỉnh: +Hệ thống xay xát gạo trắng truyền thống: nhà máy xay xát gạo không có bộ phận đánh bóng (chiếm 91%). +Hệ thống xay gạo lức (chiếm 3%). +Nhà máy xát trắng/ đánh bóng (chiếm khoảng 6%). Dữ liệu thu thập được báo cáo trong Phụ lục 3A. Sau khi thực hiện thu thập dữ liệu, dự án đã thiết kế các thí nghiệm xay xát để khảo sát hiệu suất xay xát và ảnh hưởng của độ ẩm gạo đến hiệu quả xay xát của các hệ thống xay xát khác nhau. Mục đích chính của các thí nghiệm xay xát là (i) đánh giá hiệu quả xay xát hiện tại và đề xuất cách tiếp cận mới để đạt được hiện quả xay xát tốt hơn; (ii) đề xuất phương án nâng cấp hệ thống xay xát hiện tại lên hệ thống tốt hơn với vốn đầu tư nhỏ; (iii) đề nghị một mô hình chuỗi quản lý gạo tích hợp từ thu hoạch đến xay xát nhằm giúp chất lượng gạo tốt hơn và tạo thu nhập cao hơn cho nông hộ. Hiện nay máy sấy chỉ có khả năng sấy cho khoảng 30% lượng lúa tươi của hệ thống sau thu hoạch ở ĐBSCL. Hầu hết nông hộ thường phơi lúa. Ngoài ra, thương lái trả giá lúa ẩm độ 14% và 17-18% không khác biệt lắm. Do đó, nông hộ thích phơi lúa đến ẩm độ cuối 17-18% dẫn đến tình trạng có một khối lượng lớn lúa ẩm độ cao (17-18%) cần được xay xát. Nhà máy xay vì vậy sử dụng cối đá để xay lúa có ẩm độ cao. Hệ thống này làm giảm tỉ lệ thu hồi gạo nguyên và cần được khảo sát. Thí nghiệm xay xát đầu tiên được thực hiện trên hệ thống xay xát 1 tấn (RS10P – SINCO) tại TP Cần Thơ. Mục đích của thí nghiệm này là xác định ảnh hưởng của ẩm độ lúa đến tỉ lệ thu hồi gạo nguyên khi sử dụng cối cao su. Giống gạo thí nghiệm là OM1490 và so sánh giữa ba mức ẩm độ (14, 15 & 16%). Kết quả thí nghiệm được trình bày trong Phụ lục 3B. 14
  17. Thí nghiệm thứ hai thực hiện với hệ thống xay xát 7 tấn/giờ trên hai giống gạo (OM6561 và IR50404) ở hai mức ẩm (14% và 17-18%) sử dụng hai kỹ thuật xay xát, đó là cối đá và cối cao su. Hiện tại ở ĐBSCL 60% lượng lúa được xay bằng cối đá và 40% còn lại xay bằng cối cao su. Kỹ thuật cải tiến xay xát 0-30% lúa đối với cối đá và 70-100% lúa bằng cối cao su. Trong thí nghiệm này, hệ thống xay xát cải tiến xay 30% lúa bằng cối đá và 70% bằng cối cao su được gọi là xay cối cao su 70% cải tiến và ký hiệu là M70RD. Tương tự, hệ thống cải tiến xát 100% bằng cối cao su được ký hiệu là M100RD. Hệ thống xay xát truyền thống chỉ xát 30% lúa bằng cối cao su ký hiệu là M30RD. Thí nghiệm này thực hiện tại nhà máy Hùng Lợi, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang (Hình 15). Số liệu đã được phân tích trình bày trong Phụ lục 3C. Hình 15: GS Bhesh Bhandari và PGS.TS Trương Vĩnh trao đổi với chủ nhà máy xay Hùng Lợi, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang về vấn đề hợp tác thực hiện thí nghiệm xay xát. Hoạt động cho mục tiêu 4: Khảo sát các thay đổi đặc tính lý hóa, chất lượng xay xát và tính chất cơ học của gạo do tác động của hệ thống sấy gọn nhiệt độ cao và chứng thực khái niệm thư giãn cấu trúc trong quá trình ủ và bảo quản gạo. Nghiên cứu này được thực hiện tại Đại học Queensland trên ảnh hưởng của nhiệt độ sấy, chế độ ủ và điều kiện bảo quản đến tỉ lệ nứt gãy hạt, độ cứng gạo và tỉ lệ thu hồi gạo nguyên của 3 giống lúa Úc (hạt dài Kyeema, hạt vừa Amaroo và Reiziq). Sấy lúa ở 40, 60 và 80oC sau đó ủ trong 0, 40, 80 và 120 phút và tồn trữ đến 4 tháng ở 4, 20 và 38oC. Khảo sát ảnh hưởng ủ sau sấy tại nhiệt độ trên và dưới nhiệt độ gương của gạo trên độ cứng hạt cũng như tác động đến tỉ lệ nứt gãy và chất lượng xát sẽ cung cấp thêm các hiểu biết về đặc tính nứt gãy của hạt gạo. Chi tiết của nghiên cứu này được tóm tắt trong Phụ lục 4A và 4B. 15
  18. Hoạt động cho mục tiêu 5: Tổ chức các khóa huấn luyện và thao diễn cho nông hộ và cán bộ khuyến nông các lợi ích của sấy cơ học so với phơi nắng và các giá trị kinh tế đạt được của việc thực hiện thu hoạch đúng thời điểm và phương pháp thu hoạch. Là một trong những mục tiêu chính của chương trình này, dự án đã tổ chức các hoạt động tập huấn và thao diễn cho cán bộ khuyến nông và nông hộ trong các mùa vụ liên tiếp từ tháng 02 năm 2007 đến tháng 06 năm 2009 ở sáu huyện của tỉnh Kiên Giang (Giồng Riềng, Châu Thành, Tân Hiệp, Hòn Đất, An Biên, Gò Quao) và 5 quận huyện của TP Cần Thơ (Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt, Phong Điền, Cờ Đỏ, Ô Môn). Dự án đã huấn luyện cho 2392 nông hộ trong 17 buổi huấn luyện 1 ngày cho 11 quận huyện như trình bày trong Bảng 1. Có khoảng 306 cán bộ khuyến nông tham dự các buổi huấn luyện này (Bảng 1). Dự án cũng đã tổ chức một hội thảo chuyên biệt tại Cần Thơ dành cho cán bộ khuyến nông (25 tháng 07 năm 2008). Bảng 1. Số lượng nông hộ và cán bộ khuyến nông được huấn luyện ở các mùa vụ khác nhau. Tỉnh, thành Quận, huyện Ngày Số lượng nông hộ Số lượng cán bộ được huấn luyện khuyến nông tham gia 1 ngày Tổng 1 ngày Tổng 1. Kiên Giang Tân Hiệp 25/02/2007 124 10 (Mùa khô) Giồng Riềng 26/02/2007 189 313 15 25 1. Kiên Giang Châu Thành 28/7/2007 181 10 Hòn Đất 29/7/2007 178 12 2. Cần Thơ (Mùa mưa) Phong Điền 22/9/2007 195 12 Cờ Đỏ 23/9/2007 139 12 Thốt Nốt 29/9/2007 165 15 Vĩnh Thạnh 30/9/2007 167 1025 18 79 1. Kiên Giang An Biên 08/3/2008 183 10 (Mùa khô) Gò Quao 09/3/2008 159 11 2. Cần Thơ Ô Môn 10/3/2008 135 10 Cờ Đỏ 11/3/2008 183 660 10 41 1. Kiên Giang Giồng Riềng 12/07/2008 82 13 (Mùa mưa) Châu Thành 13/07/2008 76 158 07 20 2. Cần Thơ Vĩnh Thạnh 23/07/2008 81 15 (Mùa mưa) Thốt Nốt 24/07/2008 75 20 TP Cần Thơ 25/07/2008 0 156 100 135 Cần Thơ (mùa Vĩnh Thạnh 19/6/2009 80 80 6 6 mưa) Tổng cộng Mùa khô 2007-2009: 2392 306 Cán bộ huấn luyện là PGS.TS. Trương Vĩnh, TS. Phan Hiếu Hiền, ThS. Trần Văn Khanh và ThS. Nguyễn Thanh Nghị. Nội dung huấn luyện gồm có 3 bài giảng về thời điểm thu hoạch, phương pháp thu hoạch và kỹ thuật sấy, sau đó là các buổi trình diễn máy sấy và máy gặt đập 16
  19. liên hợp (Hình 16-18). Sau mỗi buổi huấn luyện, học viên cùng thảo luận các vấn đề liên quan (Hình 19-21). Hình 16: PGS.TS Trương Vĩnh, điều phối viên dự án khai mại Hội thảo tập huấn tại Cần Thơ Hình 17: Các đại biểu đang đọc thông tin trong tờ rơi do dự án soạn thảo trong hội thảo tập huấn tổ chức ở huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang vào ngày 12.07.2008. 17
  20. Hình 18: Trình diễn máy gặt đập liên hợp Hình 19: Thảo luận sau bài học ở huyện Cở Đỏ, Nhựt Thành ở HTX Tân Phát A tháng TP Cần Thơ, tháng 07. 2008. 07.2008. Hình 20: Tham quan máy sấy đảo chiều gió 8 tấn sau buổi tập huấn (huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang) 18
nguon tai.lieu . vn