Xem mẫu

  1. Đột phá từ cá rô phi Hiện nay, nghề nuôi cá rô phi ở nước ta đang phát triển mạnh mẽ ở nhiều địa phương. Với tiềm năng về mặt nước phong phú, Việt Nam có thể trở thành một quốc gia xuất khẩu cá rô phi chủ lực trong tương lai. Nhiều thế mạnh vượt trội Cá rô phi có thể sinh trưởng và phát triển tốt ở các thủy vực nước ngọt và lợ với nhiều hình thức nuôi như: nuôi trong ao đất, trong lồng bè, nuôi ghép với nhiều đối tượng khác… Ở nước ta có nhiều diện tích đất đai, vùng cửa sông, các sông, hồ chứa có điều kiện thích hợp để phát triển loài cá này. Nhất là nuôi theo hình thức tập trung, thâm canh năng suất cao phục vụ cho xuất khẩu. Cá cá rô phi nuôi ở Việt Nam chủ yếu là các loài như: rô phi vằn, rô phi đen, rô phi xanh, rô phi đỏ (diêu hồng). Công nghệ sản xuất giống cá rô phi đơn tính đực đối với các loài cá rô phi ở nước ta cũng đã làm được và thành công với tỷ lệ đực khá cao như: công nghệ sử dụng hoóc môn, lai xa khác loài. Một số địa phương như Quảng Ninh, cũng có 4 trại sản xuất cá rô phi đơn tính đực, mỗi năm sản xuất hàng trăm triệu con giống, phục
  2. vụ cho nuôi thâm canh trong tỉnh và cung cấp cho nhiều địa phương lân cận. Các địa phương nuôi nhiều và thành công loài cá này như Hải Dương, Quảng Ninh nuôi cá rô phi đạt năng suất từ 10-12 tấn/ha/vụ. Tại Nam Bộ và ĐBSCL - vùng nuôi cá tra, basa và nhiều giống cá nước ngọt khác, hiện nay thì việc nuôi cá rô phi đỏ ở các vùng này cũng đang phát triển nhanh và có triển vọng. Cá rô phi khi nuôi thâm canh lớn nhanh hơn nuôi theo hình thức bán thâm canh hoặc nuôi ghép. Là loài cá ăn tạp và ăn thiên về thực vật, cá rô phi đặc biệt có khả năng tiêu hóa tảo xanh, tảo lục. Thức ăn cho cá rô phi không đòi hỏi hàm lượng đạm cao, và cá còn có khả năng sử dụng mùn bã hữu cơ. Khi nuôi thâm canh sau thời gian 5-6 tháng, với điều kiện chăm sóc và phòng dịch bệnh tốt, cá có thể đạt từ 500-800g/con. Cá rô phi khi được nuôi ghép với các loài khác sẽ làm giảm sự ô nhiễm môi trường và dịch bệnh.
nguon tai.lieu . vn