Xem mẫu

ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG – MIỀN ĐẤT GIÀU
TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng cung cấp lương thực, trái cây,
thủy sản lớn nhất của cả nước, có vai trò quan trọng trong chiến lược an
ninh lương thực và xuất khẩu gạo của quốc gia.
Trong đó, kinh tế biển là tiềm năng lớn của vùng, với lợi thế 750km bờ
biển, chiếm 23% chiều dài bờ biển của cả nước và có đến 7/13 tỉnh, thành tiếp
giáp với biển. Bên cạnh đó là 360.000km2 vùng biển và vùng đặc quyền kinh tế,
việc phát triển kinh tế biển, phát triển hướng ra biển là một hướng đột phá trong
phát triển kinh tế của vùng.
Thế mạnh về khai thác, nuôi trồng thủy sản
Hàng năm, Đồng bằng sông Cửu Long cung cấp khoảng 52% sản lượng
thủy sản đánh bắt và gần 67% sản lượng nuôi trồng; đồng thời chiếm 65% giá trị
kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước. Những lợi thế từ biển mang lại đã góp
phần thúc đẩy kinh tế, nâng cao đời sống người dân của các địa phương ven
biển. Nhiều năm qua, tại vùng ven biển và các bãi bồi cửa sông thuộc địa bàn
các tỉnh Tiền Giang, Cà Mau, Sóc Trăng… đã xuất hiện nhiều bãi nghêu, sò
huyết giống với trữ lượng lớn.
Các địa phương đã thành lập các hợp tác xã để quản lý, bảo vệ và khai
thác hợp lý nguồn giống phục vụ các chương trình nuôi trồng thủy sản, tránh
hủy diệt nguồn lợi thủy sản. Tại Cà Mau, theo thông lệ khoảng tháng Tư tháng
Năm nghêu xuất hiện trên diện rộng ở bãi Khai Long xã Đất Mũi, huyện Ngọc
Hiển. Còn tại Tiền Giang, nghêu giống xuất hiện trên bãi bồi Cồn Ngang (huyện
Gò Công Đông) với diện tích khoảng 1.300ha.
Cùng với nghêu, còn có sự xuất hiện của sò huyết và hến, mỗi năm tỉnh
Tiền Giang khai thác gần 8 tấn nghêu và sò huyết giống cung ứng cho nhu cầu
nuôi thương phẩm khu vực ven biển, tạo việc làm cho hàng ngàn lao động địa
phương.
Với 72km bờ biển và hệ thống kênh rạch dài hơn 3.000km, Sóc Trăng
có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế biển với 3 cửa sông chính đổ ra biển
Đông là cửa Định An, cửa Trần Đề và cửa Mỹ Thanh, trong đó cửa Định An và
Trần Đề là 2 cửa ngõ quan trọng của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

Với những lợi thế này, Sóc Trăng có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát
triển cảng biển nước sâu và hệ thống logistics nhằm đáp ứng các nhu cầu xuất
khẩu sản phẩm nông sản của khu vực và nhập khẩu hàng hóa, máy móc phục vụ
nhu cầu sản xuất và tiêu dùng.
Phát huy những lợi thế đó, từ năm 2010, Ủy ban Nhân dân tỉnh Sóc
Trăng đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế biển đến năm 2020,
trong đó sẽ tập trung phát triển khu kinh tế biển gồm các huyện Cù Lao Dung,
Long Phú, Trần Đề, Vĩnh Châu qua đó khai thác lợi thế từ biển, xây dựng kết
cấu hạ tầng kinh tế-kỹ thuật ven biển, tạo điều kiện thu hút đầu tư các ngành
kinh tế gắn với biển như hàng hải, thương mại đường biển, du lịch biển, dầu khí,
kinh tế thủy sản…
Còn tỉnh Cà Mau phía Đông Nam giáp biển Đông, phía Tây giáp biển
Tây có diện tích ngư trường thăm dò khai thác trên 80.000km2 và bờ biển dài
254km chạy từ Đông (cửa Gành Hào) sang Tây thuận lợi cho tỉnh khai thác thế
mạnh phát triển kinh tế biển.
Theo ông Châu Công Bằng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn tỉnh Cà Mau, với tổng diện tích nuôi trồng thủy sản trên
296.000ha, sản lượng thu được mỗi năm 240.000 tấn, Cà Mau trở thành tỉnh có
diện tích nuôi trồng, khai thác thủy hải sản lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu
Long. Riêng sản lượng khai thác thủy sản trung bình 150.000 tấn/năm, đây là
sản lượng còn thấp so với tiềm năng của tỉnh do đầu tư tàu, trang thiết bị phục
vụ nghề khai thác xa bờ chưa đúng mức.
Sức bật từ các khu kinh tế
Đồng bằng sông Cửu Long có 3 khu kinh tế trong 18 khu kinh tế ven
biển nằm trong đề án “Quy hoạch phát triển các khu kinh tế ven biển của Việt
Nam đến năm 2020” gồm: khu kinh tế Năm Căn (Cà Mau), khu kinh tế Định An
(Trà Vinh) và khu kinh tế đảo Phú Quốc (Kiên Giang). Các khu kinh tế này là
động lực để các tỉnh ven biển tiến ra biển và có chiến lược phát triển cụ thể cho
địa phương, vùng.
Trong đó, Trà Vinh là một trong những tỉnh nghèo nhất Đồng bằng sông
Cửu Long, việc khu kinh tế Định An được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo
Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11/3/2010 tạo điều kiện không chỉ riêng Trà
Vinh phát triển mà cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long cất cánh. Khi khu kinh tế
Định An hoàn chỉnh sẽ kết nối hành lang Duyên hải Nam bộ và hệ thống đô thị
vệ tinh Đồng bằng sông Cửu Long.

Ông Phạm Tiết Khoa, Phó Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Trà Vinh cho
biết khu kinh tế Định An hoàn thành không chỉ có ý nghĩa đối với Trà Vinh mà
cả khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là khu kinh tế phát triển tổng hợp
đa ngành nghề: nông lâm ngư nghiệp, thủy sản, công nghệ cao… sẽ kéo theo
nhiều dịch vụ hậu cần khác phát triển đồng thời góp phần giải quyết nhu cầu lao
động lớn. Khu kinh tế Định An đang thu hút đầu tư nhưng chính sách không có
gì đặc biệt so với các địa phương khác nên nhà đầu tư không mặn mà, hiện nay
các khu chức năng trong khu kinh tế chưa có đường giao thông đến, muốn vực
dậy khu kinh tế cần phải dồn sức cho đầu tư hạ tầng.
Trong ba khu kinh tế ven biển của Đồng bằng sông Cửu Long chỉ có
khu kinh tế đảo Phú Quốc và cụm đảo Nam An Thới (Kiên Giang) nằm trong 5
khu kinh tế ven biển trọng điểm được Nhà nước đầu tư. Tỉnh Kiên Giang cũng
đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 trở thành tỉnh mạnh về kinh tế biển, là
chiếc cầu nối Đồng bằng sông Cửu Long với các nước trong khu vực và thế giới.
Trong chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 hoàn thành cơ bản xây
dựng Phú Quốc là trung tâm giao thương quốc tế, ngành du lịch trở thành mũi
nhọn phát triển ở trình độ cao, trở thành trung tâm du lịch sinh thái đảo-biển lớn
của cả nước, khu vực và quốc tế. Từ đó sẽ tạo ra sức bật mạnh mẽ thúc đẩy kinh
tế biển Đồng bằng sông Cửu Long trở thành lực hút phát triển kinh tế quan trọng
của đất nước./.
Theo TTXVN

nguon tai.lieu . vn