Xem mẫu

Đổi mới phương pháp đào tạo giáo viên THPT 1 ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG, TIẾP CẬN TỪ PHÍA SỬ DỤNG TS. LÊ KHÁNH TUẤN Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế Tiếp cận vấn đề đào tạo giáo viên từ phía sử dụng nói lên yêu cầu về sản phẩm đào tạo. "Cấu trúc" của sản phẩm, chất lượng sản phẩm phải như thế nào để đáp ứng được mong đợi của người sử dụng (tức mong đợi của thị trường) sẽ được đặt ra như là yêu cầu của đổi mới phương pháp đào tạo. 1. Cơ sở lý luận về mục tiêu nhân cách giáo viên THPT 1.1. Mục tiêu nhân cách đối với người giáo viên THPT là những yêu cầu cơ bản về phẩm chất, năng lực… mà người sinh viên phải đạt được sau quá trình học tập, rèn luyện ở trường đại học Sư phạm. Nếu đặt vấn đề nhân cách giáo viên THPT trước hết phải đáp ứng các yêu cầu của nhân cách con người Việt Nam XHCN, sau đó là những tiêu chí nâng cao mang tính đặc trưng đối với người giáo viên, ta có thể xét bảng sau. Bảng 1: Ma trận quan hệ về nhân cách người giáo viên Yêu cầu đối với nguồn nhân lực xã hội 6. Có tư duy sáng tạo, tích cực và có khả năng làm chủ tri thức khoa học. Yêu cầu đối với người giáo viên phương pháp tư duy tốt để tự phát triển mình. 7. Có kỹ năng thực hành giỏi, biết thích ứng ­ Có PPGD hiện đại. các tình huống. ­ Thực hiện thường xuyên việc đào tạo, bồi 8. Có tác phong công nghiệp, có ý thức tổ dưỡng để luôn luôn đổi mới. chức kỷ luật tốt. 9. Có sức khoẻ tốt để làm việc và cống hiến cho xã hội. 4. Xã hội hoá cao (đa dạng hình thức tự học, mọi người đều học và chăm lo cho việc học ...). Trong ma trận trên, một bên là yêu cầu về nhân cách con người Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, theo tinh thần của Nghị quyết TW 2 (khoá VIII); một bên là yêu cầu rút ra về nhân cách của người giáo viên THPT với các yếu tố chuẩn hoá, hiện đại hoá và xã hội hoá. Nói một cách khác, mục tiêu nhân cách trong đào tạo giáo viên THPT thể hiện qua những yếu tố cơ bản mà người sinh viên ra trường phải đạt được như sau: ­ Có những phẩm chất cơ bản của người giáo viên XHCN: thế giới quan mác xít, yêu nước, yêu CNXH, yêu nghề, yêu trẻ, ý thức trách nhiệm xã hội, đạo đức, tác phong người thầy giáo… ­ Có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đáp ứng các yêu cầu về đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá ở trường THPT; bảo đảm yêu cầu phát triển giáo dục THPT về quy mô, chất lượng, hiệu quả, phục vụ tốt yêu cầu CNH, HĐH đất nước. ­ Có tiềm lực để không ngừng hoàn thiện trình độ đào tạo ban đầu, có phương pháp tự học và sáng tạo để luôn luôn thích ứng và đáp ứng được các yêu cầu đổi mới của nhà trường, của xã hội. 1.2. Nhân cách của người giáo viên được tạo ra trong cả quá trình học tập, rèn luyện từ tuổi nhà trẻ 2 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CHỨC NĂNG THAY THẾ THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ MỘT SỐ KẾT QUẢ Ở THỪA THIÊN HUẾ TS. LÊ KHÁNH TUẤN Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo 1. Ứng dụng CNTT trong chức năng thay thế TBDH 1.1. Khái niệm Ngày nay công nghệ thông tin được ứng dụng vào giáo dục với nhiều chức năng khác nhau. Đến nay chưa có một tổng kết đầy đủ nào về tất cả các ứng dụng đã có. Trong thực tiễn áp dụng, chúng tôi thường chia theo các nhóm công việc sau đây để quản lý: ­ Nhóm 1: dạy tin học, chức năng chủ yếu là thông qua hệ thống giáo dục để đưa các tri thức về CNTT đến với người dân, trong đó có việc triển khai dạy tin học trong nhà trường. ­ Nhóm 2: ƯDCNTT vào công tác quản lý giáo dục, chủ yếu là sử dụng các tính năng ưu việt của CNTT để cải tiến, tăng năng suất và quy trình hoá (công nghệ hoá) công tác quản lý nhà nước về giáo dục, quản lý nhà trường, quản lý quá trình dạy học. ­ Nhóm 3: ƯDCNTT vào việc hỗ trợ dạy học, nhằm đổi mới phương pháp dạy ­ học, nâng cao chất lượng giáo dục. Ở nhóm công việc thứ 3, CNTT tham gia vào quá trình dạy học với rất nhiều chức năng và góp phần quan trọng tăng khả năng đối với: 1) Quá trình nhận thức (thông qua tiếp cận nhanh, toàn diện và hiệu quả với tri thức bằng cả hệ thống tín hiệu thứ nhất, lẫn hệ thống tín hiệu thứ hai); 2) Việc rèn luyện kỹ năng thực hành; 3) Tăng năng suất lao động của giáo viên và học sinh; 4) Làm thay đổi phong cách tư duy và hành động của cả thầy và trò. Theo lý luận chung về dạy học, với việc tăng cường 4 khả năng đó, CNTT lúc này đang thực hiện chức năng là một phương tiện dạy học. Chúng tôi gom các chức năng của CNTT góp phần làm tăng nhanh 4 khả năng nói trên lại và tạm gọi đó là các chức năng của CNTT về CNTT ­ KHCN, xem xét đề xuất phát triển các hoạt động chuyên môn, nghiên cứu triển khai ứng dụng CNTT và các tiến bộ kỹ thuật ­ công nghệ... trong toàn ngành. 2.2. Tổ chức điều tra đánh gia hiện trạng (về đội ngũ, về hạ tầng CNTT, về nhu cầu và khả năng phát triển... ), đề xuất phương hướng phát triển CNTT toàn ngành với cả 3 nhóm công việc đã được đề cập ở đầu bài, đề xuất lộ trình và bước đi phù hợp với điều kiện của tỉnh. Nội dung này được thực hiện thông qua một đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, kéo dài trong 3 năm. 2.3. Sau khi định hướng phát triển và các giải pháp được phê duyệt, Ban CNTT và nghiên cứu khoa học có trách nhiệm tham mưu thực hiện trong kế hoạch hàng năm. Các nhóm giải pháp đã được ưu tiên lựa chọn gồm: + Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trên diện rộng; trong đó có một bộ phận chuyên trách có trình độ cao. + Đẩy mạnh hoạt động sinh hoạt học thuật như tổ chức các hội thảo khoa học từ cấp độ tổ chuyên môn đến cấp tỉnh, cấp khu vực; tham quan học tập trong và ngoài nước, khuyến khích tăng tỷ trọng các đề tài nghiên cứu khoa học về ứng dụng CNTT vào dạy học và quản lý giáo dục... 3 + Xây dựng cơ sở hạ tầng (mạng diện rộng, mạng nội bộ toàn ngành với phòng mạng gồm các server mạnh; hệ thống mạng cục bộ tại các trường...) và tăng cường thiết bị CNTT với định hướng ưu tiên phù hợp cho từng cấp bậc học thông qua đầu tư máy tính dạy học, các phòng đa chức năng, các thiết bị nghe nhìn và thiết bị dùng chung. + Kiên trì thực hiện phương châm “trong khi thiết bị còn thiếu và yếu, phải tìm các giải pháp tình thế để đạt hiệu quả tốt nhất”. + Do các chuẩn về CNTT chưa có, khi áp dụng các sản phẩm, công nghệ mới vào nhà trường đều phải hết sức thận trọng. Đầu tiên là tìm hiểu, lựa chọn; tiếp đến là làm thí điểm để đánh giá; sau đó, nếu tốt sẽ tiến hành đào tạo, bồi dưỡng người sử dụng, trang cấp thiết bị và tiến hành nhân rộng. 3. Một số kết quả ban đầu 3.1. Xây dựng website và mạng giáo dục ­ Đã xây dựng hoàn chỉnh hệ thống server để tổ chức các dịch vụ web, e­mail, mạng nội bộ, mạng dial­up…. Ngoài ra đã đăng ký tên miền riêng trên Internet là thuathienhue.edu.vn. Năm 2007, tính theo dung lượng truy cập, tổ chức Alexa đã xếp hạng website giáo dục Thừa Thiên Huế đứng thứ nhì trong các trang web của các Sở GD&ĐT Việt Nam, tăng hơn 27.000 bậc trong bảng xếp hạng thế giới so với năm 2006. Nhiều học liệu quý đã được tuyển chọn, bạn đọc có thể tải về phục vụ cho học tập (theo kiểu offline), gồm: + Đề thi và đáp án các kỳ thi tốt nghiệp, thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế; đề thi của một số tỉnh, thành phố, khu vực trong và ngoài nước của hầu hết các môn học và các cấp, bậc học. + Hàng trăm giáo án điện tử của các môn học từ tiểu học đến THPT. + Một số phần mềm phục vụ quản lý và dạy học. + Các tư liệu, bài giảng và sách điện tử. + Các văn bản quản lý, chỉ đạo được cập nhật. + Tập san Giáo dục ­ Đào tạo Thừa Thiên Huế (như một tạp chí điện tử). Hiện nay rất nhiều giáo viên, học sinh trong cả nước đã quen thuộc với địa chỉ http://www.thuathienhue.edu.vn. Nhiều bạn đọc đã viết thư động viên, cổ vũ hoặc trao đổi kinh nghiệm, tạo ra một diễn đàn rất bổ ích. ­ Phối hợp với Bưu điện Thừa Thiên Huế triển khai dịch vụ Educare, tạo mối liên hệ giữa nhà trường, gia đình bằng cả kênh Internet, qua dịch vụ nhắn tin hoặc trực tiếp qua điện thoại. ­ Thí điểm website học trực tuyến online (của một giáo viên), hiện đang triển khai hoàn thiện thông qua một đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, nếu kết quả tốt, sẽ triển khai nhân rộng từ năm 2010. 3.2. Triển khai ứng dụng phần mềm dạy học có sẵn Phần mềm “ngoại” hiện đang được thử nghiệm gồm: Vật lý có Crocodile Physic, Flash, Pakma; Hoá học có Crocodile Chemistry; Toán có Geometer’s SketchPad, GéospacW; Anh văn có Hero Audio3000, Total animated Gifts 99... Đã có một số tác giả trong ngành viết sách giới thiệu phần mềm dạy học xuất bản tại Nhà xuất bản Giáo dục. Các phần mềm ứng dụng từ bên ngoài đều được “đưa vào” nhà trường qua các bước: ­ Bước 1: Ban CNTT cùng các nhà chuyên môn xem xét, lựa chọn. ­ Bước 2: Ngân sách chi tiền mua và chọn điểm triển khai thí điểm. ­ Bước 3: Đánh giá để quyết định áp dụng hay không. 4 ­ Bước 4: Tập huấn sử dụng cho giáo viên theo phương thức “vết dầu loang”, trong đó Sở GD&ĐT đảm nhiệm khâu tập huấn “cốt cán”. ­ Bước 5: Nhân rộng đại trà bằng nhiều nguồn lực. 3.3. Tổ chức thi và tuyển chọn giáo án điện tử Từ năm 2004, hàng năm Sở GD&ĐT đều tổ chức thi giáo án điện tử tự làm trong giáo viên các cấp học từ tiểu học đến THPT. Ban đầu các giáo án điện tử còn ở dạng đơn giản, nhưng qua mỗi năm đều có sự phát triển rất tốt về trình độ kỹ thuật tin học và trình độ sư phạm, từng bước đạt trình độ của 1 phần mềm dạy học. Việc viết phần mềm phục vụ quản lý, kiểm tra đánh giá… cũng phát triển tốt; năm 2007, có một phần mềm của giáo viên đã đoạt giải 3 “Nhân tài đất Việt”. Mỗi kỳ thi giáo án điện tử đều được triển khai theo các bước: ­ Bước 1: Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành tiêu chí, thể lệ cuộc thi. ­ Bước 2: Tổ chức thi ở cấp trường, cấp phòng giáo dục để tuyển chọn giáo án dự thi cấp tỉnh. ­ Bước 3: Ở cấp tỉnh, thành lập Hội đồng giám khảo, thu nhận giáo án dự thi và ban hành tiêu chí, nguyên tắc chấm điểm. ­ Bước 4, chấm thi cấp tỉnh: Tác giả trình bày ý tưởng, “demo” bài dạy; các giám khảo thảo luận và cho điểm. ­ Bước 5: Công bố kết quả, trao thưởng cho các tác giả đạt giải và trả tiền bản quyền cho các tác giả có giáo án được tuyển chọn. ­ Bước 6: In sao thành bộ đĩa chuyển miễn phí cho tất cả các trường để nhân rộng, sử dụng; đồng thời đưa tất cả giáo án được chọn lên website. Bảng 1: Kết quả thi tuyển giáo án điện tử ở cấp tỉnh Năm Số Giáo án dự thi 2004 460 2005 750 2006 820 2007 950 Cộng 2980 Số giáo án được chọn 70 200 200 300 770 Số giáo án được thưởng 0 0 100 200 300 Đưa lên Website dùng chung 70 200 200 300 770 3.4. Xây dựng các “kho” tư liệu, học liệu điện tử Mục đích là tạo ra các “kho” tư liệu, học liệu dung chung nhằm giảm bớt công sức, thời gian của giáo viên khi soạn giáo án điện tử hay xây dựng các đoạn phim phục vụ ngoại khoá... Mỗi kho tư liệu phục vụ cho một chủ đề hay môn học, được bao chứa vào các ô và khi muốn sử dụng thì “gọi” ra theo một lệnh nào đó đã được cài đặt sẵn. Về cách làm, Sở GD&ĐT khuyến khích tất cả giáo viên thực hiện thông qua các kỳ thi đồ dùng dạy học tự làm, thông qua các đề tài nghiên cứu, sáng kiến kinh nghiệm. Kết quả cụ thể là: ­ Từ năm 2000 đến nay đã tổ chức 4 kỳ thi đồ dùng dạy học tự làm cho các ngành học từ mầm non đến THPT, GDTX và KTTHHN­DN với trên 6.000 thiết bị dự thi ở cấp cơ sở. Riêng ở cấp tỉnh, đã có 1.040 thiết bị dự thi, trong đó có 310 thiết bị đoạt giải. ­ Hàng chục đơn vị đoạt giải phong trào tự làm đồ dùng dạy học. 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn