Xem mẫu

  1. Chuyên đề thực tập tổng hợp SVTH: Trần Ngọc Cẩm Đồ án Tốt Nghiệp Phân tích thực trạng và giải pháp về tài chính của công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Bắc Hà Trang 1
  2. Chuyên đề thực tập tổng hợp SVTH: Trần Ngọc Cẩm Mục lục Phần I: PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................................... 3 Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................................................... 3 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................................... 5 1.3 Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................................................... 5 1.4 Nội dung nghiên cứu...................................................................................................................... 6 PHẦN II: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................................ 6 2.1 Cơ sở lý luận .................................................................................................................................. 6 2.2 Cơ sở thực tiễn ............................................................................................................................. 14 PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................... 17 3.1.1 ....................................................................................... Tình hình sử dụng lao động của Công ty ........................................................................................................................................................... 26 3.1.2 ................................................................................. Tình hình tuyển dụng nhân lực của Công ty ........................................................................................................................................................... 28 3.1.3 ........................................................ Tình hình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty ........................................................................................................................................................... 29 3.3.......................................................................................................... Những thuận lợi và khó khăn. ........................................................................................................................................................... 30 3.3.1 .........................................................................................................................................Thuận lợi ........................................................................................................................................................... 30 3.3.2 Khó khăn ................................................................................................................................. 31 3.4 Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu ................................................................................. 31 3.5 Công cụ xử lý số liệu trong quá trình nghiên cứu ................................................................... 32 3.6...................................................................................................... Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................................................................................................................... 32 PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................................................... 34 4.1....................................................................... Phân tích thực trạng tình hình tài chính của công ty ........................................................................................................................................................... 34 4.1.1. ...................................................................... Phân tích tình hình biến động tài sản và nguồn vốn ........................................................................................................................................................... 34 4.1.2. ......................................... Phân tích tình hình biến động chi phí sản xuất, tài chính của Công ty ........................................................................................................................................................... 36 4.1.3. ..................................................................................................... Giới thiệu về Quản trị tài chính ........................................................................................................................................................... 44 4.1.4. ........................................ Phân tính kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2007 và 2008 ........................................................................................................................................................... 45 4.1.5. .................................................. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh và sinh lời của Công ty ........................................................................................................................................................... 46 4.2.................................................................................... Thực trạng hoạt động sản xuất của Công ty ........................................................................................................................................................... 47 4.3........................................................................... Nhân tố chung ảnh hưởng tới hoạt động tài chính ........................................................................................................................................................... 50 4.4.......................................................... Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dung tài chính ........................................................................................................................................................... 52 4.4.1. ........................................................................................................................... Đối với Nhà nước ........................................................................................................................................................... 52 4.4.2. ............................................................................................................................... Đối với Công ty ........................................................................................................................................................... 52 PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................... 53 5.1 Kết luận: ...................................................................................................................................... 53 5.2 Kiến nghị: ................................................................................................................................... 54 Trang 2
  3. Chuyên đề thực tập tổng hợp SVTH: Trần Ngọc Cẩm Phần I: PHẦN MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì tình hình lạm phát và suy thoái kinh tế là một vấn đề không thể tránh khỏi, cùng với nó là sự khủng hoảng về tài chính khiến cho các doanh nghiệp luôn rơi vào tình trạng khó khăn. Chính vì thế vấn đề về tài chính là một vấn đề nóng đối với các doanh nghiệp. Kể từ cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn tại Mỹ 1 năm trước, nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang trải qua những ngày tháng đen tối khi nhiều định chế tài chính, công ty sản xuất sụp đổ, tình trạng thất nghiệp tăng cao, sản xuất nhiều ngành công nghiệp bị đình trệ. Hệ thống tài chính thế giới đã bước qua giai đoạn tồi tệ nhất và đang có những chuyển biến tích cực. Nguy cơ lạm phát trong năm 2009 và 2010 cũng không đáng lo ngại mặc dù các chính phủ đều sử dụng biện pháp kích cầu làm tăng thâm hụt ngân sách và NHTW bơm một lượng tiền lớn vào nền kinh tế. Thương mại thế giới vẫn sụt giảm mạnh, các quốc gia đang hướng đến tiêu dùng trong nước bằng các chính sách kích cầu nội địa và dựng lên các hàng rào thương mại. Điều này sẽ đe dọa đến sự phục hồi của kinh tế toàn cầu. Chính phủ các quốc gia mở rộng chính sách tài khóa bằng cách sử dụng nhiều gói kích cầu để kích thích kinh tế, khiến cho thâm hụt ngân sách của hầu hết các nước tăng cao. Nhiều người lo ngại những biện pháp này sẽ dẫn đến nguy cơ mất giá của các đồng tiền. Cho đến nay đã có 33 ngân hàng hàng đầu của Mỹ đã phá sản. Trung tâm tài chính phố Wall chứng kiến một cảnh tượng chưa từng có là các nhà đầu tư đua nhau bán tháo cổ phiếu. Hàng loạt công ty phá sản hoặc nộp đơn xin bảo lãnh phá sản, trong đó có cả GM (hãng sản xuất ô tô hàng đầu thế giới); Casino ở Los Angeles (niềm tự hào về sự giàu sang của nước Mỹ). Đội quân thất nghiệp gia tăng nhanh chưa từng có ... Với tính liên thông cao của hệ thống ngân hàng, tài chính, cuộc khủng hoảng này ngay lập tức ảnh hưởng nặng nề tới các nền kinh tế hùng mạnh ở châu Âu, châu Á như: Đức, Anh, Pháp, Nhật, Singapore v.v. Toàn bộ kinh tế thế giới bị đẩy vào tình trạng suy thoái nghiêm trọng, hầu hết các nước đều có mức tăng trưởng âm. Trang 3
  4. Chuyên đề thực tập tổng hợp SVTH: Trần Ngọc Cẩm Việt Nam cũng như các quốc gia khác, cũng phải đối mặt với tình hình chung của thế giới. Chúng ta cũng có những chính sách kích cầu để phát triển kinh tế. Gói kích cầu thứ nhất và thứ hai: giảm thuế, cho doanh nghiệp vay ưu đãi… Để nền kinh tế phát triển, đất nước ta cần rất nhiều nguồn lực như: Khoa học, Kỹ thuật, Công nghệ, Vốn, Lao động, Tài chính, Trình độ quản lý…Trong các nguồn lực đó thì có thể nói rằng nguồn lực tài chính là quan trọng nhất, nó quyết định trực tiếp đến sự phát triển nền kinh tế của quốc gia nói chung và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói riêng. các doanh nghiệp nhà nước còn gặp khó khăn trong việc quản lý và sử dụng tài chính, điều này đã dẫn đến nhiều công ty làm ăn thua lỗ, nợ kéo dài, các doanh nghiệp chưa thật sự đáp ứng được các nhu cầu đặt ra, làm cho quá trình sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó Mục tiêu chính của các doanh nghiệp chủ yếu là lợi nhuận, mở rộng quy mô sản xuất doanh nghiệp. Tài chính với chức năng của nó sẽ giúp cho các doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu đó nếu việc quản lý tài chính có hiệu quả. Do vậy công tác tài chính trong doanh nghiệp phải không ngừng phát triển. Vì thế các doanh nghiệp phải luôn nâng cao việc quản lý và sử dụng vốn trong kinh doanh để nguồn tài chính của doanh nghiệp được đảm bảo. Để làm được điều đó các doanh nghiệp phải nắm bắt được các thông tin về tài chính, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. Do vậy việc phân tích và đánh giá tình tài chính đã trở thành một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng bậc nhất của doanh nghiệp, nó có tính chất quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế hiện nay. Do đó, trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp phải tăng cường kiểm tra và đánh giá thường xuyên tình hình tài chính để đưa ra các quyết định tài chính một cách chính xác, phù hợp để các doanh nghiệp có thể đạt lợi nhuận tối ưu và hoàn thành mục tiêu đề ra. Công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Đăc Hải với chức năng chính là sản xuất và dịch vụ về gang, đồng, nhôm và các phụ tùng máy công nghiệp. Trong thời gian qua do sự biến động mạnh mẽ của giá cả nguyên vật liệu đầu vào, một số Công ty đã không còn đảm bảo được tính bền vững về mặt tài chính đã đi đến giải thể. Thế nhưng trong đợt thực tập tôi thấy Công ty đã vượt qua thời kỳ khủng hoảng về giá cả và được đánh giá là Doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Nguồn vốn chủ yếu của công ty là vốn tự có, bên Trang 4
  5. Chuyên đề thực tập tổng hợp SVTH: Trần Ngọc Cẩm cạnh đó cũng có một số vốn đi vay của Ngân hàng nông nghiệp, quỹ đầu tư phát triển và vốn nhàn rỗi trong dân. Mặt khác, trong thời gian gần đây công ty đang có định hướng thay đổi dây chuyền sản xuất từ thủ công sang máy móc. Điều đó sẽ tác động mạnh mẽ đến tình hình tài chính của Công ty sau này. Để tìm hiểu, xem xét việc mở rộng quy mô sản xuất của Công ty trong thời gian qua và trong tương lai như thế nào? Theo chiều hướng tốt hay xấu báo cáo sau đây sẽ làm rõ vấn đề. Xuất phát từ tầm quan trọng của tình hình tài chính đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, cùng với những kiến mà tôi đã được học, tôi quyết định chọn đề tài: “ Phân tích thực trạng và gải pháp về tài chính của Công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Đắc Hải “, tại khu công nghiệp Tân An, Thành Phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đak Lak làm báo cáo thực tập của mình. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Bất kỳ hoạt động kinh doanh trong các điều kiện khác nhau như thế nào đi nữa cũng còn tiềm ẩn những khả năng tiềm tàng chưa phát hiện được, chỉ thông qua phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp mới có thể phát hiện để kinh doanh có hiệu quả. Chính vì lẽ đó mà mục tiêu nghiên cứu của đề tài “ Phân tích thực trạng và gải pháp về tài chính của Công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Đắc Hải “ là để đánh giá sức mạnh tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh và những hạn chế còn tồn tại của công ty từ đó biết được điểm mạnh và điểm yếu của Công ty. Qua việc nghiên cứu đề tài em có thể vận dụng những kiến thức đã được học vào thực tiễn, tiến hành xem xét, tổng hợp phân tích các số liệu, các báo cáo tài chính được công ty cung cấp, từ các cơ sở đó đánh giá tình hình tài chính của công ty. Trên thực tế đó em mạnh dạn đề xuất một số giải pháp với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự phát triển chung của cả doanh nghiệp. 1.3 Phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Không gian nghiên cứu Đề tài này được tiến hành nghiên cứu tại Công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Đắc Hải, khu công nghiệp Tân An, Thành Phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đak Lak. Phân tích các báo cáo tài chính của công ty trong hai năm: 2007 và 2008 để đánh giá thực trạng tài chính hiện tại và xu hướng phát triển của công ty. Trang 5
  6. Chuyên đề thực tập tổng hợp SVTH: Trần Ngọc Cẩm 1.3.2 Đối tượng nghiên cứu Từ các báo cáo tài chính của doanh nghiệp như: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, các báo biểu kế toán, sẽ tiến hành tổng hợp, phân tích, so sánh các số liệu để đạt được mục tiêu nghiên cứu. 1.3.3 Thời gian nghiên cứu Số liệu được sử dụng trong quá trình nghiên cứu được lấy trong 2 năm: 2007 và 2008 Thời gian nghiên cứu số liệu từ ngày 30/10/2009 đến ngày 30/11/2009. 1.4 Nội dung nghiên cứu Dựa vào các báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, các báo biểu kế toán chúng ta sẽ tiến hành: - Đánh giá khái quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp. - Phân tích tình hình biến động và mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh. - Phân tích tình hình công nợ của doanh nghiệp. - Phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Từ đó ta có thể đánh giá được mặt mạnh, mặt yếu cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. PHẦN II: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Khái niệm và ý nghĩa của phân tích tài chính 2.1.1.1 Khái niệm về phân tích tài chính Phân tích tình hình tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra đối chiếu và so sánh số liệu về tình hình tài chính hiện hành và quá khứ. Tình hình tài chính của đơn vị với Trang 6
  7. Chuyên đề thực tập tổng hợp SVTH: Trần Ngọc Cẩm những chỉ tiêu trung bình của ngành, thông qua đó các nhà phân tích có thể thấy được thực trạng tài chính hiện tại và những dự đoán cho tương lai.  Khái niệm phân tích báo cáo tài chính Theo quy định hiện hành trong quá trình họat động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp phải lập 3 báo cáo bắt buộc là bảng cân đối kế toán (Balance sheet), báo cáo kết quả họat động kinh doanh (Income statemen), và bảng thuyết minh báo cáo tài chính (Explaination of Financial Statement). Để nhận biết tình hình họat động cũng như nhận biết đựơc tình hình thực tế của doanh nghiệp cũng như triển vọng trong tương lai của doanh nghịêp như thế nào người ta tiến hành phân tích các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. “Phân tích báo cáo tài chính là quá trình xem xét kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về tài chính hiện hành và quá khứ’’ [Lý thuyết tài chính]. Thông qua việc phân tích báo cáo tài chính, người sử dụng thông tin có thể đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như những rũi ro trong tương lai. Phân tích báo cáo tài chính không phải là một quá trình tính toán các chỉ số mà là quá trình tìm hiểu các kết quả của sự quản lý và điều hành tài chính ở doanh nghiệp mà được phản ánh ở các báo cáo tài chính đó. Phân tích các báo cáo tài chính là đánh giá những gì đã làm được, dự kiến những gì sẽ xảy ra, trên cơ sở đó kiến nghị các biện pháp để tận dụng triệt để các điểm mạnh khắc phục các điểm yếu. Tóm lại phân tích các báo cáo tài chính là cần làm sao cho các con số trên các báo cáo đó “biết nói” để những người sử dụng chúng có thể hiểu rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp và các mục tiêu, các phương pháp hành động của các nhà quản lý doanh nghiệp đó. 2.1.1.2 Ý nghĩa của phân tích tài chính - Qua phân tích tình hình tài chính mới đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình phân phối, sử dụng và quản lý các loại vốn, nguồn vốn, vạch rõ khả năng tiềm tàng về vốn của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. - Phân tích tình hình tài chính là công cụ quan trọng trong các chức năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp. Phân tích là quá trình nhận thức hoạt động kinh doanh, là cơ sở cho ra quyết định đúng đắn trong tổ chức quản lý, nhất là chức năng kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động kinh doanh để đạt các mục tiêu kinh doanh. Trang 7
  8. Chuyên đề thực tập tổng hợp SVTH: Trần Ngọc Cẩm - Phân tích tình hình tài chính là công cụ không thể thiếu phục vụ công tác quản lý của cấp trên, cơ quan tài chính, ngân hàng như: đánh giá tình hình thực hiện các chế độ, chính sách về tài chính của Nhà nước, xem xét việc cho vay vốn… - Đối với các chủ doanh nghệp và các nhà quản trị doanh nghiệp, mối quan tâm hàng đầu của họ là lợi nhuận và khả năng trả nợ. Ngoài ra, các nhà quản trị còn quan tâm đến nhiều mục tiêu khác như tạo công ăn việc làm, nâng cao chất lượng sản phẩm, cung cấp nhiều sản phẩm hàng hóa và dịch vụ với chi phí thấp, đóng góp phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện các mục tiêu này nếu đáp ứng được 2 thử thách sống còn và là 2 mục tiêu cơ bản kinh doanh có lãi và thanh toán được nợ. Một doanh nghiệp bị thua lỗ liên tục sẽ bị cạn kiệt các nguồn lực và buộc phải đóng cửa, mặt khác nếu doanh nghiệp không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn cũng bị buộc phải ngừng họat động và đóng cửa. - Đối với các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tính dụng mối quan tâm của họ hướng chủ yếu vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Vì vây, họ đặc biệt chú ý đến lượng tiền và các tài sản khác có thể chuyển đổi thành tiền nhanh. Từ đó so sánh với khoản nợ ngắn hạn để biết được khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp. Bên cạnh đó các, nhà tín dụng cũng rất quan tâm đến số lượng vốn của chủ sở hữu, bởi vì vốn chủ sở hữu này là khoản tiền bảo hiểm cho họ trong trường hợp doanh nghiệp gặp rũi ro. Không ai sẵn sàng cho vay nếu các thông tin cho thấy người vay không đảm bảo chắc chắn rằng khoản vay đó có thể và sẽ được thanh toán ngay khi đến hạn. Đối với các nhà cung cấp vật tư, hàng hóa, dịch vụ... họ phải Quyết định xem có cho phép khách hàng sắp tới được mua chịu hàng hay không. Nhóm người này cũng giống như chủ ngân hàng, họ cần phải biết dược khả năng thanh toán của khách hàng hiện tại và thời gian sắp tới. Đối với các nhà đầu tư mối quan tâm của họ hướng vào các yếu tố như sự rủi ro, thời gian hoàn vỗn, mức sinh lãi khả năng thanh toán vốn, vì vậy họ cần những thông tin về điều kiện tài chính, tình hình họat động về kết quả kinh doanh và các tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp. đồng thời các nhà đầu tư cũng rất quan tâm tới việc điều hành họat độnh và tính hiệu quả của công tác quản lý. Những điều đó nhằm đảm bảo sự an toàn và tính hiệu quả cao. Trang 8
  9. Chuyên đề thực tập tổng hợp SVTH: Trần Ngọc Cẩm Sơ đồ nhu cầu sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính của các đối tượng Đối tượng sử Cần Quyết định Yếu tố cần dự đoán Câu hỏi trả lời dụng cho cho tương lai nhận được từ Thông tin các mục tiêu các thông tin có dạng câu hỏi Điều hành họat - Lập kế hoạch cho - Chọn phương án động sản xuất tương lai. nào sẽ cho hiệu Nhà quản trị kinh doanh - Đầu tư dài hạn quả cao nhất? doanh nghiệp - Nên huy động người đầu tư nào? Có nên đầu tư vào - Giá trị đầu tư nào sẽ - Năng lục của doanh nghiệp này thu được trong tương lai doanh nghiệp trong Nhà đầu tư hay không? kinh doanh và huy động vốn đầu tư như thế nào? Có nên cho doanh - Doanh nghiệp có khả - Tình hình công nghiệp này vay năng trả nợ theo đứng nợ của doanh vốn hay không? hợp đồng hay không? nghiệp. - Các lợi ích khác đối - Lợi ích có được Nhà cho vay với nhà cho vay chủ yếu từ họat động nàp? - Tình hình và khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp. - Các khoản đóng - Hợp đồng của doanh Có thể có biến góp cho Nhà nghiệp có thích hợp và động gì về vốn và Cơ quan Nhà nước hợp pháp hay không? thu nhập trong nước và - Có nên tiếp tục - Doanh nghiệp có thể tương lai? những người hợp đồng hay tăng thêm thu nhập cho làm công không? người làm công hay không? Trang 9
  10. Chuyên đề thực tập tổng hợp SVTH: Trần Ngọc Cẩm 2.1.2 Mục đích và vai trò của phân tích tài chính 2.1.2.1 Mục đích của phân tích tài chính: Phân tích tình hình tài chính là giúp nhà phân tích đánh giá chính xác sức mạnh tài chính, khả năng sinh lãi, tiềm năng, hiệu quả hoạt động kinh doanh, đánh giá những triển vọng cũng như những rủi ro trong tương lai của doanh nghiệp, để từ đó đưa ra quyết định cho thích hợp. 2.1.2.2 Vai trò của tài chính đối với doanh nghiệp: Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các mối quan hệ kinh tế gắn liền với việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ tại doanh nghiệp để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp. Vì vậy, việc phân tích tình hình tài chính cho phép các doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn khả năng, sức mạnh cũng như hạn chế của doanh nghiệp. Chính trên cơ sở này các doanh nghiệp sẽ xác định đúng đắn mục tiêu cùng với chiến lược kinh doanh có hiệu quả. Phân tích tình hình tài chính còn là công cụ quan trọng trong các chức năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp. Phân tích là quá trình nhận thức hoạt động kinh doanh, là cơ sở cho ra quyết định đúng đắn trong tổ chức quản lý nhất là chức năng kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động kinh doanh để đạt các mục tiêu kinh doanh. Chính vì tầm quan trọng trên mà các doanh nghiệp phải thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp mình. 2.1.3 Tài liệu phân tích Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ là những tài liệu chủ yếu được sử dụng khi phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp. 2.1.3.1 Bảng cân đối kế toán: Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Bảng cân đối kế toán được chia làm 2 phần: phần tài sản và phần nguồn vốn - Phần tài sản: các chỉ tiêu ở phần tài sản phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Trang 10
  11. Chuyên đề thực tập tổng hợp SVTH: Trần Ngọc Cẩm Tài sản được phân chia như sau: A: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn B: Tài sản cố định và đầu tư dài hạn - Phần nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có tại doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. Các chỉ tiêu nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với tài sản đang quản lý và sử dụng ở doanh nghiệp. Nguồn vốn được chia ra: A: Nợ phải trả B: Nguồn vốn chủ sở hữu 2.1.3.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp, chi tiết theo hoạt động kinh doanh chính và các hoạt động khác; tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác. Báo cáo kết quả kinh doanh gồm 2 phần chính: - Phần 1: Lãi, lỗ. Phản ánh tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác - Phần 2: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước: phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước về: Thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và các khoản phải nộp khác. 2.1.4 Đôi nét về công ty TNHH - Khái niệm: Công ty TNHH là một loại Công ty hợp vốn hoặc công ty đối vốn gồm các thành viên không có quy chế của nhà kinh doanh và các thành viên chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty cho đến hết những phần vốn góp của họ, có sự phân biệt rõ ràng giữa tài sản của cá nhân chủ doanh nghiệp với tài sản mà chủ doanh nghiệp đưa vào kinh doanh. - Đặc điểm của công ty TNHH: + Vốn của công ty được chia ra từng phần gọi là phần góp vốn không thể thực hiện dưới hình thức cổ phiếu được nộp đủ ngay từ thành lập công ty. Trang 11
  12. Chuyên đề thực tập tổng hợp SVTH: Trần Ngọc Cẩm + Việc chuyển nhượng vốn góp giữa các thành việc trong công ty được thực hiện tự do, nhưng nếu muốn phải được sự nhất trí của nhón thành viên đại diện cho ba phần tư vốn điều lệ của công ty. + Số lượng các thành viên của công ty thường không đông, nhưng nếu công ty TNHH có không quá 11 thành viên thì các thành viên tự phân nhau đảm nhận các chức trách quản lý và kiểm soát công ty, cử một người trong số họ hoặc thuê người khác làm giám đốc công ty. + Tất cả các thành viên được quyền tham gia vào các vấn đề chủ chốt của công ty. + Nếu công ty TNHH có từ 12 người trở nên thì phải tiền hành các đại hội, bầu hội đồng quản trị và các kiểm soát viên. Các vần đề chủ chốt của công ty do hội đồng quản trị quyết định. 2.1.5 Lịch sử phân tích tài chính Phân tích tài chính có từ thế kỷ XIX và lịch sử của phân tích tài chính có thể chia làm 2 thời kỳ: 2.1.5.1 Thời kỳ đầu của phân tích tài chính Các thông tin tài chính mở rộng từ thế kỷ XIX, chúng ta có thể kể ra các yếu tố chủ yếu làm nảy sinh các nhu cầu thông tin này, sự phát triển của công ty vô danh, vai trò quan trọng của các ngân hàng và các công ty tài chính. Những cổ đông của công ty vô danh nhanh chóng nhận thấy sự cần thiết phải được thông tin đầy đủ về công ty nhưng những thông tin này luôn ở trong tình trạng không đầy đủ. Ngược lại các ngân hàng, các công ty tài chính công bố rất sớm cho khách hàng của họ các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp để đánh giá khả năng hoàn trả nợ vay. Những phân tích tào chính đầu tiên rất nghèo nàn và có nhiều hạn chế trong việc điều chỉnh để đạt được sự cân đối tài chính. Tuy nhiên, những phân itch giản đơn cũng đủ để các ngân hàng đòi hỏi các điều kiện đảm bảo sao cho khoản vay của họ được hoàn trả dù cho tình high tài chính của các doanh nghiệp như thế nào đi nữa. Một trong những nguyên tắc chủ yếu để cho vay là tình hình tài sản của doanh nghiệp. Trong thời kỳ đó phân tích tài chính còn có khoản cách khá xa với việc quyết định phân tích kinh tế vi mô đã hợp lý quy trình sản xuất mà không cần đối chiếu với phân tích tài chính. Do đó, khi đề cập đến vấn đề trên lãi hay lợi nhuận, mọi người không cho đó là lợi nhuận theo sổ sách kế toán vì: Trang 12
  13. Chuyên đề thực tập tổng hợp SVTH: Trần Ngọc Cẩm - Quan niệm về lợi nhuận giữa kinh tế và kế toán đã rất khác biệt nhau. - Mỗi phương pháp kế toán đã cho ta một kết quả khác nhau tùy theo phương pháp đánh giá giá trị và khấu hao đã áp dụng. Do vậy, phân tích tài chính đã tự giới hạn trong việc phân tích các chỉ số tài chính chủ yếu hướng vào mục têu xác định khả năng thanh khoản của doanh nghiệp là người đã được ngân hành cho vay. Như vậy, chúng ta sẽ thấy ngay hạn chế của phân tích tài chính lúc bấy giờ. Trong 3 tháng năm 1919, ở Mỹ, công trình nghiên cứu của A. Wall đã đề cập đến phân tích đồng thời 7 chỉ số đối với số 981 doanh nghiệp sắp xếp theo ngành hoặc theo vùng địa lý. Đó là bắt đầu của việc phân tích các chỉ số chung của doanh nghiệp. Sau đó, tại Mỹ, ông Dun và Bradstreet đã công bố đều đặn các đánh giá định kỳ về tình hình tài chính của các doanh nghiệp và số liệu thống kê về chỉ số trung bình từng ngành. Năm 1933, việc thành lập SEC (Ủy ban hối đóai và bảo hiểm) đã góp phần mở rộng nhu cầu thông tin tài chính. Tại Pháp, phỏng theo SEC của Mỹ, sắc lệnh ngày 28 tháng 9 năm 1967 và pháp lệnh ngày 3 tháng 1 năm 1968 đã thành lập Ủy ban nghiệp vụ chúng khoán (COB) để đảm bảo chất lượng thông tin, kiểm tra tính chính xác của các thông tin do các công ty công bố gọi vốn qua các khế ước vay mượn (phát hành cổ phiếu, kỳ phiếu, phát hành tín phiếu, kiểm toán...) và đảm bảo rằng mọi báo cáo theo luật và quy định được các công ty kiểm tóan thực hiện thường xuyên. Khối lượng cũng như chất lượng thông tin được nâng dần và tiến đến phân tích tài chính. 2.1.4.2. Thời kỳ phân tích tài chính hiện đại Hiện nay, phân tích tài chính có xu hướng trở thành hệ thống xử lý thông tin nhằm cung cấp dữ liệu cho những người ra Quyết định tài chính. nhiều công cụ mới xuất hiện, phân tích tài chính không còn bị giới hạn ở các dữ liệu tài chính nữa mà có thêm các dữ liệu kinh tế và thị trường chúng khoán. kết quả thu được từ phân tích tài chính đầy đủ hơn các nhà quản trị tài chính. Lúc này phân tích tài chính là cơ sở cho các dự báo ngắn, trung và dài hạn. nguyên nhân của những thay đổi trên là do sự nỗ lực tập trung của các doanh nghiệp, sự phát triển các dự án đầu tư lớn mà việc sinh lời đầu tư trải qua nhiều năm đã hướng các ngân hàng và các công ty tài chính xây dựng các phương pháp phân tích hoàn thiện để chấp nhận hoặc từ chối việc cấp tín dụng. - Đối với các ngân hàng, không có khả năng để yêu cầu để đảm bảo liên tục vệc bù đắp các rũi ro do không thu hồi được tiền đã cho vay và buộc phải điều chỉnh phương pháp Trang 13
  14. Chuyên đề thực tập tổng hợp SVTH: Trần Ngọc Cẩm phân tích các rủi ro về về kinh tế và tài chính. Khái niệm về khả năng thanh toán đã trở nên không đầy đủ khi đó là những cam kết dài hạn. - Sự phát triển của các hình thức tài trợ mới đã thúc đẩy những suy nghĩ về sự kết hợp các hình thức tài trợ và chi phí sự dụng vốn. - Các ràng buộc của chính sách tín dụng, lạm phát, biến động của lãi suất và tỷ giá hối đoái cành làm nỗi bật hơn vấn đề tài chính doanh nghiệp. - Việc vươn ra nước ngoài cuả các công ty đã dẫn đến việc cần thiết phải nghiên cứu các kỹ thuật phù hợp sao cho cá thể so sánh được các báo cáo tài chính của các nước khác nhau. - Sự thâm nhập của máy vi tính giúp việc sử dụng dễ dàng các phương pháp phức tạp và tính toán tài chính được nhanh chóng. Như vậy, sự phát triển của phân tích tài chính sẽ còn tiếp tục theo khuynh hướng phù hợp hóa các mục tiêu của nó với nhu cầu của từng người sử dụng nó. 2.2 Cơ sở thực tiễn 2.2.1 Tình hình tài chính thế giới Sau đợt khủng hoảng hàng loạt về tài chính thì quá trình phục hồi kinh tế thế giớ được bắt đầu từ giữa năm 2007 đến những tháng đầu năm 2008 có sự gia tăng khoảng 6,8%. Tuy nhiên rủi ro trong quá trình phục hồi vẫn còn nhiều. Do là giá dầu tăng cao, mất cân đối thương mại lớn (thâm hụt tài khoản vãn lai của Mỹ ở mức lớn 4,2%, trong lúc các nước công nghiệp mới đạt mức tháng dư cao 6,2%). Mặc dù như vậy nhưng với những biểu hiện hiện nay thì có thể khẳng định rằng nền kinh tế thế giớ đang phục hồi sau nhiều đợt khủng hoảng ở các năm về trước (khủng hoảng tài chính). Điển hình Mỹ vẫn là nước đi dầu trong quá trình phục hồi tăng trưởng 4,6% trong năm 2008. Trong lúc Mỹ tăng thì EU lại có sự chậm lại chỉ đạt 1,7% vào năm 2008 và 2,3% quý một năm 2009. Nhưng nói đến Nhật thì đây vẫn là nước có sự phục hồi vượt quá sự mong đợi tăng trưởng 3,4% cao nhất từ năm 1996 đến nay. Sở dĩ có thể phục hồi một cách nhanh chóng như vậy là nhờ Nhật đã có một nền tảng tài chính vững mạnh từ trước cộng thêm có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý tài chính lâu đời và sự nhạy bén trong thông tin. Trang 14
  15. Chuyên đề thực tập tổng hợp SVTH: Trần Ngọc Cẩm Các nước trong khu vực châu Á là khu vực phát triển mạnh nhất thế giới tăng 7,2% kể từ đợt khủng hoảng năm 1997-1998 bởi lẽ đây là khu vực có nhiều tiềm lực cũng như tài nguyên phong phú và là nước đi sau thừa hưởng được nhiều kinh nghiệm. Ngoài ra chúng ta còn nhận thấy thị trường chúng khoán ngày càng được phục hồi một cách rõ rệt. Mặc dù có nhiều căng thẳng từ cục diện thiên tai, bệnh dịch…, nhưng thị trường chúng khoán vẫn có xu hướng phát triển mạnh. Đặc biệt là thị trường chúng khoản châu Á có sự phát triển cao. Tuy nhiên, thị trường tiền tệ thì có nhiều diễn biến phức tạp khó lường trước được. đồng USD bị giảm xuống vào đầu năm 2009 so với đồng Euro (USD/Euro = 1,29 giảm 19%) mà lý do trực tiếp là do Mỹ cần một đồng đôla yếu để điều chỉnh thâm hụt ngân sách do đang leo thang của nước này. Nhìn chung với xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế đã lôi cuốn được các nước bao trùm hầu hết các lĩnh vực, vừa thúc đẩy hợp tác song phương vừa thúc ép sự cạnh tranh, vừa hợp tác vừa phát triển, mà từ sau khủng hoảng tài chính ở nhiều nước Asean và Đông Á thì tình hình kinh tế cũng như tài chính của các nước đến thời điểm hiện nay đang có xu hướng phục hồi và phát triển mạnh hơn trước. 2.2.2. Tình hình tài chính Việt Nam Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, tại Việt Nam rất nhiều công ty được thành lập có quy mô lớn nhỏ khác nhau. Tuy nhiên, trừ một số doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài còn lại đại đa số các doanh nghiệp đều chưa chia hình thành bộ phận quản trị tài chính và chức danh giám đốc tài chính. Trong nhiều doanh nghiệp, những nhiệm vụ, chức năng của giám đốc tài chính và bộ phận quản trị tài chính đã mặc nhiên giao cho một phó giám đốc và kế toán trưởng làm thay. Thế nhưng, trớ trêu thay, theo Điều lệ kế toán trưởng các doanh nghiệp quốc doanh còn đang có hiệu lực, kế toán trưởng lại không có những chức năng nhiệm vụ của giám đốc tài chính. Thậm chí, trong luật kế toán cũng vậy. Do đó, có khá nhiều việc kế toán trưởng làm cũng không được mà không làm cũng ... vô can. Sự “làm thay tự nguyện” này chính là một trong những nguyên nhân tạo ra một “khoảng trống về quản trị tài chính” trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Nguyên nhân cơ bản của tình trạng trên là sự nhầm lẫn chức năng giữa bộ phận kế toán và bộ phận tài chính doanh nghiệp, Trang 15
  16. Chuyên đề thực tập tổng hợp SVTH: Trần Ngọc Cẩm không chỉ có trong nhận thức của các chủ doanh nghiệp mà cả trong tư duy của không ít nhà làm luật. Chẳng hạn, cho đến nay, trong hệ thống văn bản pháp quy về kế toán chưa có một văn bản nào quy định về giám đốc tài chính. Trong một số công ty liên doanh, khi tồn tại song song hai chức danh giám đốc tài chính và kế toán trưởng, nếu giám đốc tài chính là người nước ngoài và kế toán trưởng là người Việt Nam thì thông thường kế toán trưởng chỉ tồn tại trên hình thức. Như vậy, có thể nói để có thể phát triển, tình hình tài chính ổn định thì các doanh nghiệp cần: - Phân định rõ ràng chức năng của giám đốc tài chính và kế toán trưởng như là một bộ phận quản trị tài chính và bộ phận kế toán trong doanh nghiệp; - Tổ chức bộ phận quản trị tài chính doanh nghiệp do giám đốc tài chính đứng đầu theo một cơ cấu thống nhất giữa các doanh nghiệp; - Có sự phối hợp chặt chẽ hơn mối quan hệ mật thiết giữa bộ phận quản trị tài chính doanh nghiệp với các phòng ban chức năng khác, đặc biệt là tạo ra mối quan hệ chặt chẽ giữa bộ phận quản trị tài chính, giám đốc tài chính với giám đốc, tổng giám đốc hay hội đồng quản trị của doanh nghiệp. Đó là những việc làm cấp thiết giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam phát triển nhanh hơn, tăng thêm khả năng hội nhập kinh tế thế giới. Một doanh nghiệp phát triển và thành công trong kinh doanh bao giờ cũng phải đi kèm với tình hình tài chính vững mạnh và hiệu quả 2.2.3. Tình hình tài chính tại Dak Lak Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 10,43% vượt với chỉ tiêu Nghị Quyết đề ra là 9,6%, trong đó lâm nghiệp tăng 7,23%, công nghiệp xây dựng tăng 22,45%, riêng công nghiệp có mức cao nhất từ trước đến nay là 30,11%, dịch vụ tăng 17,01%, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo chiều hướng tích cực hơn. Nhìn chung, sự tăng trưởng của Dak Lak không những cả chiều sâu mà còn cả bề rộng. Cụ thể tỷ trọng các ngành nông - lâm nghiệp giảm từ 72,34% xuống còn 70,25%, tỷ trọng công nghiệp xây dựng tăng 9,21% lên 10,21% và dịch vụ vẫn là ngành tăng cao từ 18,45% lên 19,54% so với năm 2007. Tổng GDP ở thời điểm hiện tại 40,93% nên thu nhập của người dân phần nào được cải thiện. Vấn đề đầu tư xây dựng cơ bản có tổng số vốn đầu tư trên địa bàn đạt 2,124 tỷ đồng, tăng 16,75% so với năm 2008 và đạt 30,59% GDP. Trang 16
  17. Chuyên đề thực tập tổng hợp SVTH: Trần Ngọc Cẩm Tổng thu ngân sách năm 2008 là 767 tỷ đồng vượt 47% kế hoạch, tổng chi ngân sách địa phương 1.984,2 tỷ đồng đạt 129% kế hoạch nhằm đảm bảo mục tiêu cải cách lương, thanh toán nợ, đảm bảo nguồn vốn xây dựng cơ bản. Hoạt động của các tổ chức tín dụng cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế cụ thể tổng nguồn vốn hoạt động là 7305 tỷ đồng tăng 75 tỷ đồng ứng với 1% so với năm 2007. Đây là con số không lớn nhưng phần nào cho thấy sự khả quan trong phát triển kinh tế tỉnh nhà. Trong đó nguồn vốn huy động tại chỗ qua ngân hàng là 1.910 tỷ đồng tăng 12,6% chiếm 26,15% tổng nguồn vốn hoạt động, tổng dư nợ cho vay trên địa bàn đạt 6750 tỷ đồng tăng 3,6% so với năm 2007. Ngoài ra còn tiếp tục cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn chưa có hiệu quả và thành lập được nhiều doanh nghiệp tư nhân. Trong năm này DNTN đã đóng góp vào ngân sách là 356 tỷ đồng và tạo thêm nhiều việc làm cho lao động tại chỗ. PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 3.1.1 Đặc điểm của khu công nghiệp Tan An, TP Buôn Ma Thuột Cụm công nghiệp Tân An 1 được UBND tỉnh phê duyệt quy hoach chi tiết tại Quyết định số 1070/QĐ-UB ngày 24/4/2002, với quy mô 48,5 ha.. Tình hình triển khai đầu tư các cơ sở hạ tầng tại Cụm công nghiệp Tân An 1 do UBND thành phố làm chủ đầu tư và Công ty Đầu tư & XD Giao Thông Hồng Lĩnh tự xây dựng - kinh doanh, đến nay kết quả triển khai như sau : 1. Các hạng mục đầu tư bằng nguồn vốn Nhà nước do UBND thành phố làm chủ đầu tư : - Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường Cụm công nghiệp Tân An 1 và 2, có tổng mức đầu tư: 90,279 triệu đồng, bằng nguồn vốn Ngân sách tỉnh hỗ trợ. Ban Quản lý Khu TTCN Thành phố đã hợp đồng với Trung tâm Tài nguyên & Môi trường - CEER ( Tp. Hồ Chí Minh ) lập cáo cáo đứng giá tác động môi trường, đã được UBND tỉnh phê duyệt trong tháng 9 năm 2009 . Trang 17
  18. Chuyên đề thực tập tổng hợp SVTH: Trần Ngọc Cẩm - Lập xong Dự án đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung Cụm công nghiệp Tân An , có quy mô xử lý : 2500 m3/24h - nước sau xử lý đạt chất lượng loại A, có kinh phí 36 tỷ, đang trình Sở Kế hoạch và Đầu tư Đắk Lắk thẩm định. - Chuẩn bị đấu thầu thi công hạng mục công trình: Cổng tường rào Cụm công nghiệp Tân An , với kinh phí 6,8 tỷ đồng ; - Xây dựng hoàn chỉnh đường trục chính số 1 thuộc dự án đầu tư cơ sở hạ tầng Cụm công nghiệp Tân An 1, gồm : hạng mục: Nền mặt đường, vỉa hè, cây xanh và hệ thống thoát nước, với kinh phí do ngân sách tỉnh hỗ trợ là 7,4 tỷ đồng. * Các hạng mục: Nhà làm việc Ban Quản lý, điện chiếu sáng, cây xanh do Ngân sách thành phố Hỗ trợ vốn đang lập dự án đầu tư, dự kiến triển khai thực hiện trong năm 2010. * Dự án cấp nước sạch : Chưa thực hiện được, vì không có vốn đầu tư . UBND thành phố đã làm việc với Công ty cấp thoát nước Đắk Lắk để đầu tư nước sinh hoạt, nước PCCC cho Cụm công nghiệp Tân An, nhưng Công ty cấp thoát nước Đắk Lắk không triển khai thực hiện, lý do Công ty đưa ra là: Việc đầu tư xây dựng tuyến đường ống bên trong Cụm công nghiệp là của dự án đầu tư hạ tầng do nhà nước đầu tư, việc đầu tư tuyến đường ống bên ngoài công ty không đầu tư được do không có vốn, vì đầu tư tuyến ống quá dài và đề nghị Nhà nước đầu tư, Công ty bán nước qua đồng hồ tổng tại hàng rào cụm công nghiệp. UBND thành phố đang xin vốn hỗ trợ trung ương ( 5 tỷ/ Cụm ), nhưng đến nay chưa phê duyệt dự án đầu tư Cụm công nghiệp Tân An 2 - nên Bộ Kế hoạch và Đầu tư chưa bố trí vốn . 2. Các dự án thuộc phần vốn của Công ty Đầu tư & XD Giao thông Hồng Lĩnh đầu tư theo hình thức BO ( 48 tỷ ); Cụ thể như sau : + Cơ bản hoàn thành việc lắp đặt hệ thống cống thoát nước mưa và rải đá lớp thứ nhất các trục đường từ số 2 đến số 7; + Lốc vỉa bê tông xi măng các đường số 2 ,3 và một phần đường số 4, 3. Các hạng mục đầu tư bằng nguồn vốn khác : - Hoàn chỉnh hệ thống cấp điện với các tuyến đường dây trung thế 22 KV và các bình hạ thế cho từng nhà máy, xí nghiệp để phục vụ nhu cầu sản xuất của các doanh nghiệp trong Cụm công nghiệp (do Công ty Điện Lực 3 đầu tư năm 2004-2005) Trang 18
  19. Chuyên đề thực tập tổng hợp SVTH: Trần Ngọc Cẩm - Thông tin liên lạc: do Công ty Viễn thông Đăk Lăk – Đăk Nông thuê đất tại Khu Điều hành dịch vụ để đầu tư hệ thống thông tin liên lạc trong Cụm công nghiệp. Công ty đã xây dựng xong cột ăng ten, nhà kho và trạm điều hành, chôn cáp thông tin dọc theo các trục đường Cụm công nghiệp. Dự kiến đưa vào hoạt động Quý 4 năm 2009. * Cụm Công nghiệp Tân An 2, UBND tỉnh mới phê duyệt Quy hoạch chi tiết ngày 19/02/2008, UBND tỉnh mới có Quyết định thu hồi 23 ha đất của Công ty Cao Su Đắk Lắk và UBND thành phố đã ứng ngân sách để chi trả tiền bồi thường cây cao su 1, 4 tỷ đồng. Công ty Hồng Lĩnh đã lập dự án đầu tư, Sở xây dựng thẩm định thiết kế cơ sở, nhưng S ở KH- ĐT Đắk Lắk chưa thẩm định, phê duyệt. Hiện Cụm Công nghiệp này vẫn chưa được cấp có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất cho công ty Đầu tư Cơ sở hạ tầng Cụm công nghiệp; * Cụm công nghiệp Thành Nhất: UBND thành phố đã ký hợp đồng Quy hoạch chi tiết với Công ty Tư vấn ĐT&XD C DC (Tp. Hồ Chí Minh), đến nay Công ty đã hoàn chỉnh đồ án quy hoạch, đang gởi tại UBND thành phố để xin ý kiến đóng góp của các ngành, nhưng Công ty Tư vấn chưa bố trí được thời gian để tổ chức họp xin ý kiến . II. Đánh giá tình hình sử dụng đất Cụm công nghiệp Tân An 1 thành phố Buôn Ma Thuột: Diện tích quy hoạch được duyệt của dự án là: 48,5 ha : Trong đó : - Đất Quy hoạch cho các Doanh nghiệp thuê : 29,92 ha ( từ C1-:- C6 ); + Lô C1 : 6,5316 ha : Công nghiệp Cơ khí ; + Lô C2 : 4,5225 ha : Công nghiệp hoá chất ; + Lô C3 : 2,8767 ha : Công nghiệp chế biến lâm sản; + Lô C4 : 4,3135 ha : Công nghiệp vật liệu xây dựng ; + Lô C5 : 7,030 ha : Công nghiệp thực phẩm ; + Lô C6 : 4,6509 ha : Công nghiệp Dệt da, may mặc . - Đất Trung tâm điều hành dịch vụ : 2, 01 ha . - Đất quy hoạch xây dựng giao thông : 12,09 ha; - Đất quy hoạch cây xanh : 2,06 ha; - Đất quy hoạch khu kỹ thuật : 2,41 ha ; 48,49 Trang 19
  20. Chuyên đề thực tập tổng hợp SVTH: Trần Ngọc Cẩm * Cụm công nghiệp Tân An 2, thành phố Buôn Ma Thuột, đã được UBND tỉnh Đắk Lắk phê duyệt quy hoạch chi tiết ngày 19/02/2008 tại Quyết định số 371/QĐ-UBND, với diện tích quy hoạch là : 56,25 ha : Trong đó : - Đất Quy hoạch cho các Doanh nghiệp thuê : 46,66 ha ( từ CN1-:- CN9 ); theo 3 khu vực theo chức năng và nguồn ô nhiễm, Cụ thể như sau : + Lô CN1: 4,52 ha , Lô CN2 : 3,74 ha và Lô CN7 :7,6 ha : Bố trí các nhà máy, cơ sở di dời ; + Lô CN3 : 2,19ha , Lô CN4 : 1,57 ha , Lô CN5 : 6,91Ha, và Lô CN6 : 6,75 ha : Bố trí nhà máy cơ khí, hoá chất, dày da, thực phẩm và sản xuất vật liệu xây dựng ; + Lô CN8 :6,48 ha, và Lô CN9: 6,34 ha : Bố trí chế biến gỗ, dệt may và hàng thủ công, dệt thổ cẩm. - Đất quy hoạch giao thông : 5,18 ha; Đất quy hoạch cây xanh : 4,41 ha; - Trung tâm điều hành dịch vụ và đất kỹ thuật, phục vụ: dùng chung với Cụm cộng nghiệp Tân An 1 Tỉnh Đắk Lắk hiện có 1 khu công nghiệp và 3 cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động. Khu công nghiệp Hoà Phú diện tích 181 ha, cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 15 km theo quốc lộ 14 về phía nam. Tỉnh đã hoàn thành quy hoạch chi tiết và có chủ trương của Chính phủ cho bổ sung vào Quy hoạch tổng thể các Khu công nghiệp do Chính phủ quản lý. Năm 2006, khu công nghiệp Hòa phú có 17 dự án đăng ký đầu tư với diện tích 30,8 ha, chiếm 28% diện tích quy hoạch Cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp thành phố Buôn Ma Thuột với diện tích 49 ha. Năm 2006, có 30 dự án đăng ký đầu tư, tỷ lệ lấp đầy đạt 96%, trong đó có 14 dự án đã hoàn thành đi vào hoạt động, 6 dự án đang triển khai xây dựng, số còn lại đang chuẩn bị đầu tư. Cụm công nghiệp Buôn Hồ, huyện Krông Búk, diện tích 69 ha, cách thành phố Buôn Ma Thuột 46 km. Năm 2006, có 22 dự án đăng ký, chiếm 64,5% diện tích quy hoạch, trong đó có 12 dự án đã được thỏa thuận giao đất Cụm công nghiệp Ea Dar, huyện Ea Kar, diện tích 52 ha, cách thành phố Buôn Ma Thuột 59 km, đã được UBND tỉnh công bố quyết định phê duỵệt quy hoạch Trang 20
nguon tai.lieu . vn