Xem mẫu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN  ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CÀNG LONG, TỈNH TRÀ VINH Sinh viên thực hiện : Đỗ Minh Quân Mã số sinh viên : 14163216 Giáo viên hướng dẫn : TS. Ngô Vy Thảo Chuyên ngành : Khoa học môi trường TP. HCM, tháng 10/2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CÀNG LONG, TỈNH TRÀ VINH Sinh viên thực hiện : Đỗ Minh Quân Mã số sinh viên : 14163216 Giáo viên hướng dẫn : TS. Ngô Vy Thảo Chuyên ngành : Khoa học môi trường
  3. TP. HCM, tháng 10/2017
  4. MỤC LỤC
  5. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình hoàn thành đồ  án này, em chân thành cảm  ơn sự  động viên và  giúp đỡ của gia đình và những người thân, bạn bè. Với lòng kính trọng và biết  ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm  ơn TS. Ngô Vy   Thảo, cô đã tận tâm hướng dẫn và dành nhiều thời gian, công sức để  giúp em hoàn   thành đồ án  này một cách tốt nhất. Để  có thể  hoàn thành được đồ  án này, em xin chân thành cảm  ơn quý thầy cô  Khoa Môi trường và Tài nguyên trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh đã trang   bị cho em vốn kiến thức chuyên môn cần thiết trong quá trình học tập. Xin chân thành cảm  ơn Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Càng Long đã  cho em sử dụng số liệu để hoàn thành đồ án này. Thủ Đức, ngày 20 tháng 3 năm 2018 Sinh viên Đỗ Minh Quân
  6. TÓM TẮT ĐỀ TÀI Nghiên cứu này được tiến hành để đánh giá chất lượng nước mặt, từ đó đưa ra  các biện pháp nâng cao chất lượng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện Càng  Long, tỉnh Trà Vinh. Quá trình nghiên cứu được thực hiện từ 10/2017 đến 3/2018. Theo  đánh giá sơ  bộ, chất lượng nước mặt trên địa bàn huyện Càng Long thuộc loại B1   theo QCVN 08­MT:2015/BTNMT ­ Nước mặt được dùng cho mục đích tưới tiêu, thủy   lợi hoặc giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp.   Nước thải phát sinh trên địa bàn huyện chủ yếu là nước thải chăn nuôi và nước thải  sinh hoạt tại các chợ, hộ  gia đình không qua xử  lý và gây ô nhiễm đến nguồn nước   mặt.
  7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT QCVN: Quy chuẩn Việt Nam TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam BTNMT: Bộ tài nguyên môi trường GRDP: Gross Regional Dometic Product LVS: Lưu vực sông BXD: Bộ Xây Dựng
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng1: Bảng phân tích chất lượng nước mặt trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh Bảng 2. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt .  Bảng 3. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt Bảng 4. Kết quả thử nghiệm nước thải sinh hoaṭ Bảng 5. Thanh phân tinh chât n ̀ ̀ ́ ́ ươc thai y tê ́ ̉ ́ Bảng 6. Kêt qua th ́ ̉ ử nghiêm n ̣ ươc thai san xuât ́ ̉ ̉ ́ Bảng 7. Kêt qua th ́ ̉ ử nghiêm  ̣ nươc ri rac ́ ̉ ́ Bảng 8: Giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt Bảng 9: 
  9. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người, cũng như bất kỳ loài sinh  vật nào trên Trái Đất.  Nước cần cho mọi hoạt động sống, nước vừa là môi trường  vừa là đầu vào cho các quá trình sản xuất. Nước là nguồn tài nguyên vô giá nhưng  không phải là vô tận. Tỉnh Trà Vinh là một tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nằm về  phía hạ lưu của sông Tiền và sông Hậu và giáp với biển Đông. Tỉnh Trà Vinh có tổng   diện tích tự  nhiên chiếm 5,81% diện tích vùng đồng bằng sông Cửu Long gồm 3   nhóm đất chính: đất phù sa (58%), đất phèn (24,3%),  đất giồng cát (6,62%), phần còn  lại là sông ngòi, ao hồ, kênh rạch chiếm 11,08% [1]. Lĩnh vực kinh tế  với cơ  cấu   ngành là nông – lâm – thủy sản chiếm hơn 55% GDP toàn tỉnh [1]. Bên cạnh đó, việc  phát triển thâm canh thủy sản của các tỉnh thuộc lưu vực đồng bằng sông Cửu Long   làm ô nhiễm nguồn nước mặt. Vấn đề  gia tăng dân số cũng như sự phát triển nhanh  và mạnh của các ngành công nghiệp và chăn nuôi cũng gây ra sự  thiếu hụt nguồn   nước sạch [1]. Với vị trí là cửa ngõ của tỉnh Trà Vinh và có hai trục giao thông quan trọng của   tỉnh: Quốc lộ  53 và Quốc lộ  60 đi qua, huyện Càng Long có điều kiện thuận lợi để  phát triển kinh tế ­ văn hóa ­ xã hội của tỉnh trong thời gian tới. Với mong muốn giúp cho các nhà quản lý tài nguyên nước có thêm cơ sở để đưa ra  các đánh giá và giải pháp quản lý bền vững nguồn tài nguyên nước cho mục đích kinh   tế  xã hội  ở  tỉnh Trà Vinh nói chung và  ở  huyện Càng Long nói riêng, đó là lý do em  thực hiện đề  tài: “Đánh giá chất lượng nước mặt trên địa bàn huyện Càng Long,   tỉnh Trà Vinh”.
  10. 2. Mục tiêu đề tài Đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt trên địa bàn huyện Càng Long,   tỉnh Trà Vinh. Đề  xuất biện pháp nâng cao chất lượng quản lý chất lượng môi trường  nước mặt trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Chất lượng nước mặt trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu theo không gian Đề tài được thực hiện tại huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh. 3.3. Phạm vi nghiên cứu theo thời gian Đề tài được thực hiện từ tháng 10/2017 đến tháng 3/2018
  11. CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU I.1. Tài nguyên nước mặt Nước mặt là nước được tích trữ  lại dưới dạng lỏng hoặc   dạng rắn  trên mặt  đất. Dưới dạng lỏng ta có thể  quy hoạch được nhưng dưới dạng rắn (tuyết hoặc   băng giá) nó phải được biến đổi trạng thái trong các trường hợp sử dụng. Có thể nói  rằng tuyết và băng tạo ra việc dự trữ nước rất có ích nhưng trong thực tế không thể  quản lý được.  Ở nước ta lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1600 – 2000  mm, nhưng phân  bố   không   đều.  Trên  thế  giới,  lượng   mưa   trung   bình   năm   trên   đại   dương   chừng  900mm, ở lục địa thì khoảng 650 ­ 670mm [2]. Theo [3], cân bằng mưa và bốc hơi trên  hành tinh diễn ra như sau: ­ Đại dương bốc hơi trung bình 875km3/ngày, chiếm 84,5% lượng nước bốc hơi. Lục  địa bốc hơi trung bình 160km3/ngày chiếm 15,5%; mưa bốc hơi trung bình  ở  đại  dương 775km3/ngày chiếm 74,9% lượng mưa, còn lục địa 160km3/ngày chiếm 25,1%.  Như vậy trên đại dương lượng bốc hơi vượt lượng mưa rơi xuống, phần lớn thiếu   hụt được bù đắp do phần nước dồn ra đại dương từ lục địa. ­ Khi mưa rơi xuống mặt đất, một phần chảy trên mặt đất được gọi là   dòng chảy mặt, một phần ngấm xuống đất tập trung thành mạch nước ngầm  gọi là dòng nước ngầm. Dòng nước mặt và dòng nước ngầm đều đổ  ra sông.   Tại các vị trí đặc trưng trên sông ta có dòng chảy của sông và độ lớn của dòng   chảy thì quyết định trữ lượng của nguồn nước. I.2. Tầm quan trọng của nước đối với con người Nước sạch đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe và cuộc sống của con   người. Nước sạch giúp cho con người duy trì cuộc sống hàng ngày bởi con người sử  dụng nước sạch để  cung cấp cho các nhu cầu ăn uống, hoặc sử  dụng cho các hoạt  động sinh hoạt như tắm rửa, giặt giũ, rửa rau, vo gạo... Để thỏa mãn các nhu cầu vệ  sinh cá nhân và sinh hoạt, mỗi người cần tới khoảng 120 lít nước/ngày [4]. Nước  
  12. sạch không chỉ là trong, không màu, không mùi, không vị mà còn phải an toàn đối với  sức khỏe của người sử  dụng. Nếu sử dụng nước không sạch thì sẽ   ảnh hưởng rất  lớn tới sức khỏe, vì nước là môi trường trung gian chuyển tải các chất hóa học và các  loại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng gây bệnh mà mắt thường không nhìn thấy được. Theo [5], tính trung bình trên phạm vi toàn quốc, trên 80% lượng nước mặt được  sử  dụng cho nông nghiệp, 11% cho nuôi trồng thủy sản, 5% cho công nghiệp và 3%  cho cấp nước đô thị. Có 3 lưu vực, lượng nước cho  tưới tiêu chiếm tới trên 90% tổng  lượng nước sử dụng (LVS Ba là 96%). Lượng nước cho công nghiệp chiếm 14% tổng   lượng nước sử  dụng  ở LVS Đồng Nai và 11%  ở  LVS Đông Nam Bộ  (gồm Bà Rịa ­  Vũng Tàu). Lượng nước sử dụng cho thủy sản chiếm 16% ở LVS Mê Kông và 26% ở  LVS Đông Nam Bộ. Việc sử dụng nước bị nhiễm bẩn các yếu tố vi sinh vật cũng là nguyên nhân gây   nên các bệnh hoặc các vụ  dịch đường  tiêu hóa như  tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn.  Nước   cũng  như   thực   phẩm   rất  dễ   bị   nhiễm  các   loại  vi   khuẩn   E.   coli,   vi  khuẩn  Salmonella  gây bệnh tiêu chảy, phẩy khuẩn tả  gây bệnh tả,… Nhiều người dùng  chung một nguồn nước bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh có thể gây bùng phát các vụ dịch  trong cộng đồng và nếu phân hoặc chất thải của những người này không được quản  lý tốt, gây ô nhiễm môi trường thì dịch bệnh lại càng có nguy cơ lan rộng hơn [4]. I.3. Tổng quan về môi trường nước mặt ở Trà Vinh I.3.1. Hiện trạng chất lượng nước mặt hiện nay Trà Vinh có mạng lưới sông rạch khá dày đặc với hai sông lớn là sông Cổ Chiên   và sông Hậu, cùng với hệ thống kênh rạch chằng chịt cung cấp nước cho nội đồng.   Theo [6], hệ thống sông rạch chính tại Trà Vinh gồm: ­ Sông Cổ  Chiên là một nhánh lớn của sông Tiền, rẽ  nhánh từ  sông Tiền ở  khu  vực thành phố Vĩnh Long và chảy theo hướng Tây Bắc ­ Đông Nam, vào địa phận Trà   Vinh  ở  huyện Càng Long, qua địa bàn thành phố  Trà Vinh, rẽ  2 nhánh bởi cù lao xã   Hòa Minh và xã Long Hòa (huyện Châu Thành) và đổ  ra biển Đông qua cửa Cung   Hầu. Chiều dài trên địa bàn tỉnh khoảng 45 km, đoạn sông có bề  rộng lớn nhất là  
  13. thuộc khu vực huyện Càng Long với bề rộng trung bình từ 1,8 ­ 2,1 km và rất sâu. ­ Sông Hậu là ranh giới tự nhiên của tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng, bắt đầu từ địa  phận huyện cầu Kè, qua Tiểu Cần, Trà Cú và đổ  ra biên Đông ở  cửa biển Định An,   trên địa bàn tỉnh có chiều dài khoảng 55 km. Đoạn sông thuộc huyện Cầu Kè rất rộng  và sâu, đoạn cuối sông Hậu chia thành 2 nhánh được phân cách bởi Cù Lao Dung (tỉnh  Sóc Trăng). Nguồn nước mặt trực tiếp cung cấp cho Trà Vinh là 2 con sông lớn: sông Tiền  (sông Cổ Chiên), sông Hậu (mùa mưa: lưu lượng hơn 5.000 m3/s; mùa khô từ 1.860 ­  2.230 m3/s) thông qua Dự án thủy lợi Nam Măng Thít, cùng các sông nhánh như: sông   Cái Hóp ­ An Rường, sông Cần Chông, rạch Tân Định, rạch Bông Bót, rạch Tổng   Long... và trên 600 km kênh lớn, khoảng 2.000 km kênh cấp I, II [6].  Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng hơn 1.400 mm. Lượng mưa cao nhất tập   trung   tại   huyện   Càng   Long   và   thấp   nhất   tại   huyện   Cầu   Ngang   là   1.557   mm   và  1.263mm [6]. I.3.2. Các thông số cơ bản đánh giá chất lượng nước mặt I.3.2.1. Các chỉ tiêu lý học Nhiệt độ Nhiệt độ  không khí  ở nước ta có xu thế  ngày một tăng lên và kịch bản có thể  chấp nhận là đến năm 2070, nhiệt độ   ở  các vùng ven biển có khả  năng tăng thêm  +1,50C, vùng nội địa tăng +2,00C. Việc này kéo theo lượng hơi nước bốc lên tăng  khoảng 7,7% ­ 8,4%, nhu cầu tưới tăng lên, lưu lượng dòng chảy nước mặt sẽ giảm  đi tương ứng khi lượng mưa không đổi và thậm chí giảm [7]. Độ đục Theo tiêu chuẩn nước sinh hoạt của Bộ Y tế thì nước sạch phải có độ đục nhỏ  hơn 5 NTU, giới hạn tối đa của nước uống là 2 NTU. Độ màu Nước tự nhiên thường có độ màu nhỏ hơn 200 độ (Pt ­ Co) [8].
  14. Mùi vị Mùi trong nước thường do các hợp chất hóa học, chủ yếu là các hợp chất hữu  cơ hay các sản phẩm từ các quá trình phân hủy vật chất gây nên. Nước thiên nhiên có  thể  có mùi tanh hay hôi thối, mùi hơi đất. Nước sau khi khử trùng với các hợp chất  clo có thể bị  nhiễm mùi do clo hay clophenol. Tùy theo thành phần và hàm lượng các  muối khoáng hòa tan nước có thể có các vị mặn, ngọt, chát, đắng,… [9]. Độ nhớt Đây là yếu tố  chính gây nên tổn thất áp lực và do vậy nó đóng vai trò quan   trọng trong quá trình xử lý nước. Độ nhớt tăng khi hàm lượng các muối hòa tan trong  nước tăng, và giảm khi nhiệt độ tăng [9]. Độ dẫn điện Nước   có   tính   dẫn   điện   kém.   Nước   tinh   khiết   ở   20 oC   có   độ   dẫn   điện   là  4,2µS/m. Độ  dẫn điện của nước tăng theo hàm lượng các chất khoáng hòa tan trong   nước, và dao động theo nhiệt độ [9]. Tính phóng xạ Người ta dùng hoạt độ  phóng xạ   α  và  β  để  xác định tính phóng xạ  của nước   mặt. Theo QCVN 08­2015/BTNMT thì: tổng hoạt độ  phóng xạ   α  có giới hạn là 0,1   Bq/l và tổng hoạt độ phóng xạ β có giới hạn là 1,0 Bq/l. I.3.2.2. Các chỉ tiêu hoá học Độ cứng của nước Theo QCVN 02:2009/BYT, độ cứng được quy định nhỏ hơn 350 mg/l. Đối với  nước ăn uống, độ cứng nhỏ hơn 300 mg/l. Tuy nhiên, khi độ  cứng vượt quá 50 mg/l,   trong các thiết bị đun nấu đã xuất hiện cặn trắng.  Độ pH của nước Theo QCVN 02:2009/BYT, pH của nước sử dụng cho sinh hoạt là 6,0 – 8,5 và  của nước uống là 6,5 – 8,5. Theo [10]: Các loại nước ngọt có gas có độ pH từ 2,0 – 4,0. Các loại thực phẩm  thường có pH = 2,9 – 3,3. Giá trị pH của nước có liên quan đến tính ăn mòn thiết bị,   đường  ống dẫn nước và dụng cụ  chứa nước. Đặc biệt, trong môi trường có  độ  pH 
  15. thấp, khả  năng khử  trùng của Clo sẽ  mạnh hơn. Tuy nhiên, khi pH > 8,5 nếu trong  nước   có   hợp   chất   hữu   cơ   thì   việc   khử   trùng   bằng   Clo   dễ   tạo   thành   hợp   chất   trihalomethane gây ung thư. Độ kiềm của nước Hiện nay, không có bằng chứng cụ thể nào liên quan giữa độ kiềm với sức khỏe   của con người. Thông thường, nước dùng cho ăn uống nên có độ  kiềm thấp hơn 100  mg/l [11]. Hàm lượng sắt  Sắt không gây độc hại cho cơ thể. Khi hàm lượng sắt cao sẽ làm cho nước có  vị   tanh,   màu   vàng,   độ   đục   và   độ   màu   tăng   nên   khó   sử   dụng.  Theo   QCVN  02:2009/BYT, nước uống và nước sạch đều quy định hàm lượng sắt nhỏ  hơn 0,5  mg/l. Hàm lượng  Fluor Theo [10]: Nước mặt thường có hàm lượng  fluor thấp khoảng  0,2 mg/l. Đối  với nước ngầm, khi chảy qua các tầng đá vôi,  dolomites, đất sét, hàm lượng  fluor  trong nước có thể cao đến 8­9 mg/l. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi hàm lượng fluor  đạt 2 mg/l đã làm đen răng. Nếu sử  dụng thường xuyên nguồn nước có hàm lượng  flour cao hơn 4 mg/l có thể làm mục xương.  Theo   QCVN   02:2009/BYT,   quy   định   hàm   lượng   flour   trong   khoảng   0,7­1,5   mg/l. Các chất khí hòa tan  Các chất khí O2, CO2, H2S trong nước thiên nhiên dao động rất lớn. Khí CO2  hòa tan đóng vai trò quyết định trong sự ổn định của nước thiên nhiên. Trong kỹ thuật  xử lý nước, sự  ổn định của nước có vai trò rất quan trọng. Việc đánh giá độ  ổn định   trong sự  ổn định nước được thực hiện bằng cách xác định hàm lượng CO2 cân bằng  và CO2  tự  do. Lượng CO2  cân bằng là lượng CO2  đúng bằng hàm  lượng ion  HCO3­  cùng tồn tại trong nước [12].
  16. I.3.2.3. Các chỉ tiêu vi sinh Người ta phân biệt trị số E. coli và chỉ số E.Coli. Trị số E. coli là đơn vị thể tích  nước có chứa 1 vi khuẩn E. coli. Chỉ số E.Coli là số lượng vi khuẩn E.Coli có trong 1  lít nước. Tiêu chuẩn nước cấp cho sinh hoạt  ở các nước tiên tiến qui định trị  số  E.   coli  không nhỏ  hơn 100  ml, nghĩa là cho phép chỉ  có 1 vi khuẩn  E.Coli  trong 100ml  nước (chỉ số E. coli tương ứng là 10). Theo QCVN 02:2009/BYT quy định thì chỉ số E.   coli của nước sinh hoạt phải nhỏ hơn 20. I.3.3. Nguyên nhân gây nhiễm bẩn nguồn nước mặt Theo [13] thì ô nhiễm môi trường nước mặt là một hiện tượng đáng báo động   đang xảy ra tại rất nhiều khu vực hiện nay. Để  có những biện pháp xử  lí cũng như  phòng ngừa phù hợp thì việc biết được các nguyên nhân gây ô nhiễm là việc tối quan  trọng. Dưới đây là 3 tác nhân chính gây ô nhiễm môi trường nước mặt: ­ Nước thải sinh hoạt: Do quá trình đô thị hóa nên lượng nước thải đổ vào các   sông hiện nay ngày càng tăng. Lượng nước thải sinh hoạt hầu hết chưa được xử  lí,   đổ trực tiếp vào các kênh mương và chảy thẳng ra sông. Trong khi đó các nhà máy xử  lí nước thải chưa được quan tâm xây dựng đúng mức hoặc nếu có xây dựng thì hoạt   động với hiệu quả không cao. Nước thải công nghiệp: Với xu hướng công nghiệp hóa hiện nay thì số  lượng  các nhà máy, xí nghiệp cũng như  khu công nghiệp hình thành ngày càng nhiều. Tuy  nhiên, thực tế  lại cho thấy là các nhà máy, khu công nghiệp… lại thường xả  nước   thải chưa qua xử lí xuống sông, hồ xung quanh. Nước thải nông nghiệp: Quá trình sử  dụng phân bón, chất bảo vệ  thực vật  không đúng quy trình là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước   mặt. Cụ  thể  là phân bón và chất bảo vệ  thực vật tồn dư  trong đất do sử  dụng quá  nhiều sẽ bị rửa trôi theo các dòng chảy mặt và đổ vào các con sông.
  17. I.4. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu I.4.1. Điều kiện tự nhiên I.4.1.1. Vị trí địa lý Hình 1: Bản đồ huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh ( Nguồn: UBND huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh)
  18. Huyện Càng Long có vị trí hành chính được mô tả khái quát như sau:  ­ Phía Đông: Giáp huyện Châu Thành và thành phố Trà Vinh. ­ Phía Tây: Giáp tỉnh Vĩnh Long. ­ Phía Nam: Giáp huyện Tiểu Cần và huyện Cầu Kè. ­ Phía Bắc: Giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Bến Tre. Diện tích tự  nhiên của huyện là 29.389,92 ha với 14 đơn vị  hành chính gồm:  Thị  Trấn Càng Long, các xã: An Trường, An Trường A, Bình Phú, Đại Phúc, Đại  Phước, Đức Mỹ, Huyền Hội, Mỹ Cẩm, Nhị Long, Nhị Long Phú, Phương Thạnh, Tân  An và Tân Bình. Trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa của huyện (thị  trấn Càng  Long) cách thành phố  Trà Vinh 21km về  phía Đông và cách thành phố  Vĩnh Long 43  km về phía Bắc [14]. Với vị trí là cửa ngõ của tỉnh Trà Vinh và có hai trục giao thông quan trọng của  tỉnh: Quốc lộ  53 và Quốc lộ  60 đi qua, huyện Càng Long có điều kiện thuận lợi để  phát triển kinh tế ­ văn hóa ­ xã hội trong thời gian tới. I.4.1.2. Địa hình Địa hình của huyện tương đối bằng phẳng, ngoài những giồng cát mang tính   đặc thù chung của vùng đồng bằng ven biển có địa hình cao trên 1,2m phần lớn diện  tích đất trong huyện có cao trình bình quân phổ  biến là 0,4 ­1,0m rải rác một số  khu   vực tại các xã An Trường, Mỹ Cẩm, Tân An có địa hình thấp trũng (cao trình 
  19. lần triều kém, biên độ  triều trong ngày rất lớn, nhất là các khu vực gần cửa sông.   Mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt gồm các sông: sông Cổ  Chiên, sông Cái   Hóp ­ An Trường, sông Láng Thé ­ Ba Si thông qua Dừa Đỏ, hệ thống sông Trà Ngoa  [14]. I.4.2. Điều kiện kinh tế­ xã hội I.4.2.1. Kinh tế Theo Cục thống kê Trà Vinh: Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2017  (theo giá so sánh 2010)  ước tính là  27.854 tỷ  đồng, tăng 12,09% so năm 2016. Về cơ  cấu kinh tế  năm 2017,   khu vực    nông ­lâm nghiệp, thuỷ  sản chiếm 34,99%; khu vực   công  nghiệp  ­  xây  dựng chiếm 31,16%; khu vực  dịch vụ   chiếm  31,62%;  thuế  sản  phẩm trừ  trợ  cấp  sản phẩm chiếm  2,23%. Tốc độ  tăng trưởng khá cao, chủ  yếu   do    ngành  phân phối điện và khí đốt tăng mạnh vì năm nay có thêm 1 nhà máy nhiệt   điện đi vào hoạt động. Bên cạnh đó, tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản  cũng tương đối thuận lợi về  thời tiết, nhiều công trình thủy lợi được đầu tư, nông   dân chủ động áp dụng nhiều biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Ngoài ra, các  hoạt động thương mại dịch vụ  mặc dù tốc độ  tăng trưởng không đạt được như  kỳ  vọng nhưng nhìn chung cũng có bước phát triển, trong năm tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt  động xúc tiến thương mại, du lịch thu hút được nhiều người tham gia. I.4.2.2. Văn hoá ­ Xã hôị Giáo dục và đào tạo Sự  nghiệp giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện Càng Long tiếp tục phát  triển, cơ sở trường lớp được tăng cường đầu tư, năm 2017 huyện đầu tư xây dựng 25   điểm trường và 01 dự án đầu tư thiết bị với tổng số vốn đầu tư là 63,6 tỷ đồng, đến   nay tiến độ triển khai đạt 65­70% khối lượng [14]. Y tế Đến nay toàn huyện Càng Long có 281 cán bộ nhân viên y tế, có 43 bác sĩ, trong  đó tuyến huyện là 15 bác sĩ, tuyến xã là 28 bác sĩ, 100% trạm y tế xã thị trấn) đều có  bác sĩ túc trực chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.   Toàn huyện có 8/14 trạm y tế  và  phòng khám đa khoa khu vực được xây dựng cơ  bản và cung cấp trang thiết bị  cần 
  20. thiết; có 10 trạm y tế xã đạt chuẩn y tế quốc gia, 135  ấp (khóm) có cộng tác viên y tế,  trong đó trên 80% có chuyên môn đã qua đào tạo [15]. Lao động việc làm: Theo trang thông tin điện tử huyện Càng Long năm 2017:  số lao động là 96.870  người, so tỷ  lệ  dân số  chiếm 57,40%. Trong  đó: trong độ  tuổi lao động là 91.847  người. Lao động có việc làm 94.628 người, số  lao động không có việc làm 2.242  người. I.5. Hệ thống văn bản pháp luật dùng để  đánh giá chất lượng môi trường   nước mặt Quy chuẩn kỹ  thuật quốc gia QCVN 08­MT:2015/BTNMT về chất lượng nước   mặt: Đứng trước hiện trạng chất lượng các nguồn nước ngày càng suy giảm do tác động  của   các   yếu   tố   nhân   tạo   (chủ   yếu   là   nước   thải   sinh   hoạt   và   nước   thải   công  nghiệp),công tác thanh tra, kiểm tra các nguồn thải ngày càng được tiến hành chặt chẽ  hơn. Khả  năng tự  làm sạch của các nguồn nước tự  nhiên đang giảm sút. Do đó năm   2008, một số  TCVN về  chất lượng nước mặt đã được thay thế  bằng QCVN, với ý  nghĩa quy chuẩn do cơ quan nhà nước ban hành và bắt buộc áp dụng.
nguon tai.lieu . vn