Xem mẫu

TRƢỜNG ÐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI

ÐỒ ÁN MÔN HỌC: QUY HOẠCH MÔI TRƢỜNG
TÊN ĐỀ TÀI:
QUY HOẠCH MÔI TRƢỜNG KHÔNG KHÍ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƢỚNG 2030
Nhóm sinh viên thực hiện :
1. Phạm Tiến Long

5. Vũ Thị Thảo

2. Nguyễn Hoàng Tùng

6. Phùng Linh Phương

3. Màu Danh Huy

7. Nguyễn Minh Hằng

4. Đỗ Ngọc Chi

Giảng viên hƣớng dẫn:

Ts. Phạm Thị Mai Thảo

CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI
HUYỆN ĐÔNG ANH
1.1 Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý:

Hình 1. Bản đồ quy hoạch huyện Đông Anh đến năm 2020

Huyện Đông Anh là huyện ngoại thành ở phía Đông Bắc Thủ đô Hà Nội, cách
trung tâm Thủ đô 15km theo quốc lộ số 3. Tổng diện tích 18.213,89ha với 24 đơn vị
hành chính trong đó có 23 xã và 1 thị trấn.
Phía Bắc, Đông Bắc huyện giáp huyện Sóc Sơn (Hà Nội) và huyện Từ Sơn, tỉnh
Bắc Ninh; phía Đông giáp huyện Gia Lâm (Hà Nội); phía Tây giáp huyện Mê Linh (Hà
Nội); phía Nam giáp quận Tây Hồ và huyện Từ Liêm (Hà Nội).
Đông Anh là đầu mối giao thông thuận lợi nối liền Thủ Đô Hà Nội với các vùng
công nghiệp, các khu trung tâm kinh tế, dịch vụ lớn phía Bắc và Đông Bắc của nước ta
bởi QL2, QL3, QL18 cùng tuyến đường sắt đi các tỉnh phía Bắc và đường thủy.
Như vậy, Đông Anh có nhiều ưu thế về vị trí, tiềm năng và thế mạnh thu hút thị
trường, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện.
1.1.2. Địa hình, địa mạo
Huyện Đông Anh nằm trong vùng châu thổ sông Hồng thuộc đồng bằng Bắc Bộ
có địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc thoải dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, thấp
dần về phía Đông.
Cấu tạo địa tầng phổ biến:
− Lớp đất mặt canh tác dày 0,2 đến 0,3m
− Lớp sét nâu, nâu đỏ dày từ 0,4 – 3,2 m
− Lớp cát thô màu vàng dày từ 3 – 18m
− Lớp cát đen lẫn bùn ở độ sâu 20 – 30m, dày từ 2,5 – 4m
− Lóp sỏi cuội xen lẫn cát thô ở độ sâu từ 27 – 42m
1.1.3. Điều kiện khí hậu
Khu vực nằm trong địa bàn Hà Nội nên chịu ảnh hưởng của khí hậu khu vực
Hà Nội. Nhiệt độ trung bình khoảng 270C. Lượng mưa trung bình năm: 300-350mm,
những tháng đầu đông ít mưa, nhưng nửa cuối mùa đông lại có mưa phùn, ẩm ướt. Vào
mùa đông, huyện còn phải chịu các đợt gió mùa đông bắc. Độ ẩm trung bình của Đông
Anh là 84%.
1.1.4. Thủy văn
Huyện Đông Anh có hệ thống sông ngòi dày đặc, tài nguyên nước phong phú
với hệ thống sông Hồng, sông Đuống, sông Cà Lồ và sông Ngũ Huyện Khê. Các con
sông đều có lưu lượng nước rất lớn như sông Hồng: 2.309m3/s. Mực nước trung bình
hàng năm khoảng 5,3m; sông Đuống có lưu lượng 3.227m3/s, mực nước trung bình
hàng năm khoảng 9,01m.

− Nước mặt: Lượng mưa trung bình cả năm 1.400 mm, mực nước cao nhất ở
mùa mưa lên cốt +11 trong vòng 3 ngày, thoát nước tự nhiên tốt.
− Nước ngầm: Có ngay ở độ sâu 20m, trữ lượng lớn ở độ sâu 94m. Hàm lượng
sắt từ 7 – 11 mg/lít.
1.1.5. Thổ nhưỡng:
Đông Anh thuộc vùng đất bạc màu trên nền phù sa có nhiều độ tuổi khác nhau, từ
phù sa mới đến phù sa cũ và phù sa cổ. Đất được chia thành 08 loại:
- Đất phù sa sông Hồng được bồi đắp hàng năm
- Đất phù sa sông Hồng ít được bồi đắp hàng năm
- Đất phù sa sông Hồng không được bồi lắng hàng năm, không lây, loang lổ
- Đất phù sa sông Hồng không được bồi hàng năm, có tầng loang lổ
- Đất phù sa sông Hồng không được bồi lắng hàng năm có tầng lây
- Đất phù sa sông Hồng không được bồi lắng hàng năm, úng nước
- Đất xám bạc màu
- Đất nâu vàng phát triển trên nền phù sa cổ
Diện tích đất tự nhiên: 18.213,9 ha.
Đất nông nghiệp: 9.250,2 ha.
Đất phi nông nghiệp: 6.487,65 ha.
Đất đô thị: 104,34 ha.
Đất khu dân cư nông thôn: 2.057,2 ha.
1.2 Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội
1.2.1. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
Dân số huyện Đông Anh năm 2012 là 373.499 người. Mật độ dân số trung bình 2.048
người/ km2. Nữ có 196.184 người (chiếm 50,02%). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
1,44%.Tỷ lệ sinh 18,23%, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên 10,6%.Trẻ em từ 0-16 tuổi:
30,8% dân số.
Năm 2012 tổng số người trong độ tuổi lao động của Huyện là 220.364 người
(59,2%). Lao động trong ngành nông nghiệp có 105.578 người, số dân sống bằng nghề
nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn, thời gian dành cho sản xuất nông nghiệp chỉ bằng ½ thời
gian nên thường nông nhàn mà hiệu quả kinh tế thấp.
Huyện thực hiện các hoạt động hỗ trợ, tạo việc làm thông qua các chương trình
dự án, các chính sách xã hội được giải quyết khá tốt từ chế độ lương hưu và người có
công với cách mạng.

Trong những năm qua cùng với việc phát triển của nền kinh tế, đời sống của
nhân dân từng bước được nâng cao rõ rệt. Năm 2010, thu ngân sách trên địa bàn đạt
795 tỷ đồng, tăng hơn so với dự toán thành phố giao đầu năm 172%, so với dự toán
huyện giao đạt 122%.
1.2.2. Văn hoá xã hội
- Đô thị và các khu dân cư nông thôn
a, Thực trạng và xu thế phát triển đô thị trên địa bàn huyện
Hiện nay nhà ở trong thị trấn được xây dựng khang trang bám theo trục đường trong
khu vực nội thị. Tuy nhiên, quy mô của thị trấn còn hẹp, nhà ở xây dựng chưa theo quy
hoạch đô thị.
b, Thực trạng phát triển của khu dân cư nông thôn
Phân bố các khu dân cư nông thôn tại Đông Anh rất đa dạng, đông đúc và theo
kiểu làng xóm. Dân cư nông thôn của huyện chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, đời sống
của nhân dân tuy được cải thiện rất nhiều nhưng vẫn gặp khó khăn do thiếu nhiều điều
kiện hạ tầng kinh tế - xã hội.
- Cơ sở hạ tầng
a, Hệ thống đường giao thông
Hệ thống giao thông đường bộ: Các dự án cầu Nhật Tân, Đông Trù đóng góp
một vai trò quan trọng trong việc kết nối Đông Anh với trung tâm Hà Nội. Nhiều tuyến
đường cấp huyện cũng đã được UBND huyện Đông Anh đầu tư nâng cấp mở rộng.
Quốc lộ 3 (15km), QL Thăng Long đi sân bay quốc tế Nội bài (7,5km). Hệ thống
đường huyện lộ đã được nâng cấp.
Hệ thống giao thông đường sắt: Có 33km đường sắt, 4 hướng tuyến đường sắt
với 4 nhà ga Cổ Loa, Đông Anh, Kim Nỗ, Bắc Hồng.
Hệ thống giao thông đường thủy: Có 3 sông lớn chảy qua: Sông Hồng, sông Cà
Lồ, sông Đuống với 33,3km đê và 1 sông chảy nội huyện là sông Ngũ Huyện Khê) và
01 cảng sông Mai Lâm.
b, Hệ thống công trình thủy lợi
Hiện nay trên địa bàn toàn huyện có các sông chính như sông Hồng, sông
Đuống, sông Cà Lồ ngoài ra còn có vùng đầm hồ Vân Trì với diện tích 130ha đã chủ
động được nước tưới, tiêu thoát nước tránh ngập úng vào mùa mưa.
Các xã hành nạo vét 1.190 tuyến kênh, lắp đặt hai trạm bơm dã chiến khắc phục
tình trạng hạn hán, cung cấp đủ nước tưới phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Xây
dựng 113km kênh gạch và bê tông, chủ động tưới cho 98% diện tích và tiêu 90% diện
tích góp phần quan trọng trong việc chuyển đổi cơ câu cây trồng, vật nuôi.

nguon tai.lieu . vn