Xem mẫu

  1. CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ TỦ CẤP ĐÔNG TIẾP XÚC 1000KG/MẺ 2.1/ ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CỦA TỦ CẤP ĐÔNG TIẾP XÚC 1000KG/MẺ - Vỏ tủ đông cách nhiệt chế tạo bằng nguyên vật liệu ngoại nhập trên dây chuyền thiết bị công nghệ mới, đồng bộ của Italya, sản xuất theo công nghệ sạch ( CFC free ) bằng máy phun foam áp lực cao. - Vật liệu cách nhiệt là Polyurethane dày 150mm. Tỷ trọng đạt tiêu chuẩn 40  42 kg/m3, hệ số dẫn nhiệt   0,018  0,02 W/m.K có độ đồng đều và độ bám cao. Hai mặt của vỏ tủ được bọc bởi thép không rỉ INOX dày 0,6mm. - Khung đỡ ben bằng thép mạ kẽm được lắp ở mặt bên trên của tủ có kết cấu chịu lực để đỡ ben và bơm dầu thuỷ lực. - Ben thuỷ lực nâng hạ các tấm lắc đặt trên tủ. Pittông và cầu dẫn ben thuỷ lực làm bằng thép không rỉ đảm bảo yêu cầu vệ sinh. Hệ thống có bệ phân phối dầu cho truyền động bơm thuỷ lực. - Các vật liệu bên trong tủ có khả năng tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm đều là loại vật liệu không rỉ. - Khung cùm plate, ống dẫn hướng và các ống góp hút cấp dịch bằng INOX. - Các thanh đỡ của các tấm plate trên cùng và dưới cùng làm bằng nhựa PA. - Vỏ tủ đông được trang bị 1 bộ cửa kiểu bản lề ở cả 2 bên, một bên 2 cánh và một bên 4 cánh, vật liệu cách nhiệt là Polyurethane dày 150mm, 2 mặt cửa bọc bằng thép không rỉ INOX. Các chi tiết bản lề, tay khoá cửa bọc bằng thép không rỉ Inox, roăn cửa bằng cao su chịu lạnh định hình đặc chủng với điện trở chống dịch . - Vỏ tủ đông được chế tạo nguyên khối, bọc bằng Inox có kết cấu chống bọt nước vào bên trong tủ. Khung sườn tủ bên trong cách nhiệt bằng các thanh thép chịu lực định hình và..... gia cường, xương gổ khung tủ để tránh cầu nhiệt được làm bằng gổ satimex tẩm dầu nhờ đó mà tủ có độ bền và cứng vững rất cao trong suốt quá trình sử dụng. - Tấm trao đổi nhiệt dạng nhôm đúc có độ bền cơ học và chống ăn mòn cao, tiếp xúc 2 mặt. Các ống cấp dịch cho các tấm lắc bằng cao su chịu áp lực cao.
  2. - Tủ có trang bị nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ bên trong tủ trong quá trình vận hành. Hình 2-1 : Tủ cấp đông tiếp xúc 2.2/ XÁC ĐỊNH KÍCH THƯỚC TỦ CẤP ĐÔNG TIẾP XÚC 1000KG/MẺ 2.2.1/ Kích thước số lượng khay và các tấm lắc cấp đông Khi cấp đông các mặt hàng thuỷ sản và thịt, thường người ta cấp đông sản phẩm theo từng khay. - Kích thước khay cấp đông tiêu chuẩn như sau :
  3. + Đáy trên : 277 x 217 mm + Đáy dưới : 267 x 207 mm + Cao : 70 mm - Kích thước tấm lắc cấp đông tiêu chuẩn : 2200 x 1250 x 22 mm ( dài x rộng x cao ) - Số lượng sản phẩm chứa trên một tấm lắc : 1 tấm lắc chứa được 36 khay sản phẩm, 1 khay chứa 2 kg sản phẩm. Như vậy : Khối lượng sản phẩm trên 1 tấm lắc là : 36 x 2 = 72 kg - Khối lượng trên một tấm lắc kể cả nước châm : 72 m=  103kg 70% - Số lượng tấm lắc có chứa hàng : E E N1 =  m 103 * Trong đó E là Năng suất tủ cấp đông ; E = 1.000 kg/mẻ 1.000  N1 =  9,7 Chọn N1 = 10 tấm lắc. 103 - Số lượng tấm lắc thực tế : N = N1 + 1 = 10 + 1 = 11 tấm lắc. 2.2.2/ Kích thước tủ cấp đông tiếp xúc Kích thước tủ cấp đông được xác định dựa vào kích thước và số lượng các tấm lắc. a/ Xác định chiều dài trên tủ - Chiều dài các tấm lắc L1 = 2.200 mm - Chiều dài tủ cấp đông : Chiều dài tủ cấp đông bằng chiều dài của tấm lắc cộng với khoản hở hai đầu. - Khoảng hở hai đầu các tấm lắc vừa đủ để lắp đặt, xử lý các ống gas mềm và các ống góp gas. Khoảng hở đó là 400 mm. Vậy chiều dài của tủ là : L1 = 2.200 + 2 x 400 = 3.000 mm
  4. Chiều dài phủ bì là : L = 3.000 + 2  CN Trong đó  CN : Chiều dày của lớp cách nhiệt. b/ Xác định chiều rộng bên trong tủ Chiều rộng bên trong tủ bằng chiều rộng của các tấm lắc cộng thêm khoảng hở ở hai bên, khoảng hở mỗi bên là 125 mm. Vậy chiều rộng của tủ là : W1 = 1250 + 2 x 125 = 1500 mm Chiều rộng phủ bì là : W = 1500 + 2  CN c/ Xác định chiều cao bên trong tủ Khoảng cách cực đại giữa các tấm lắc hmax = 105 mm Chiều cao bên trong tủ : H1 = N1 x 105 + h1 + h2 Trong đó : N1 : Số tấm lắc chứa hàng . h1 : Khoảng hở phía dưới các tấm lắc, h1 = 100 mm h2 : Khoảng hở phía trên, h2 = 400  450 mm Vậy ta có : H1 = 10 x 105 + 100 + 450 = 1600 mm Chiều cao bên ngoài hay chiều cao phủ bì của tủ là : H = H1 + 2  CN = 1600 + 2  CN Trong đó :  CN : Chiều dày của lớp cách nhiệt. 2.3/ CẤU TRÚC XÂY DỰNG VÀ TÍNH CHIỀU DÀY CÁCH NHIỆT CỦA TỦ CẤP ĐÔNG TIẾP XÚC 1000 KG/MẺ 2.3.1/ Cấu trúc xây dựng - Vỏ tủ cấp đông có cấu tạo gồm các lớp : Lớp cách nhiệt poly- urethane dày 150 mm được chế tạo theo phương pháp rót ngập, có mật độ 40  42 kg/m3, có hệ số dẫn nhiệt  = 0,018  0,02 W/m.K , có độ đồng đều và độ bám cao, hai mặt được bọc bằng Inox dày 0,6 mm. Bảng 2-1 : Các lớp vỏ tủ cấp đông
  5. Độ dày Hệ số dẫn nhiệt STT Lớp vật liệu mm W/m.K 1 Lớp Inox 0,6 22 2 Lớp poly urethane 150 0,018  0,02 3 Lớp Inox 0,6 22 - Khung sườn vỏ tủ được chế tạo từ thép chịu lực và gỗ để tránh cầu nhiệt. Để tăng tuổi thọ cho gỗ người ta sử dụng loại gỗ satimex có tẩm dầu. - Vật liệu bên trong tủ làm bằng thép không rỉ Inox, đảm bảo điều kiện vệ sinh thực phẩm cho hàng cấp đông. 2.3.2/ Xác định chiều dày cách nhiệt - Từ công thức tính hệ số truyền nhiệt k 1 k= , W/m2.K 1 n  cn 1  i   1 j 1 i cn  2 - Ta có thể tính được chiều dày lớp cách nhiệt : 1  1 n  1  cn  cn      i      k  1 i 1 i  2    - Trong đó : cn : độ dày yêu cầu của lớp cách nhiệt, m cn : hệ số dẫn nhiệt của vật liệu, W/m.K k : hệ số truyền nhiệt, W/m2.K 1 : hệ số toả nhiệt của môi trường bên ngoài ( phía nóng) tới tủ cấp đông, W/m2.K 2 : hệ số toả nhiệt của vách tủ cấp đông vào tủ cấp đông, W/m2.K - Tra bảng 3.7/ Sách hướng dẫn thiết kế hệ thống lạnh (HDTKHTL) Trang 65 chọn : 2 1 = 23,3 W/ m .K 2  2 = 10,5 W/ m .K - Trang bảng 3.3/ Sách HDTKHTL trang 63 chọn : k = 0,19 W/ m2.K  i : Bề dày của lớp vật liệu thứ i, m
  6. i : Hệ số dẫn nhiệt của lớp vật liệu thứ i, W/mK - Vậy ta có : 1  1  1   CN = CN     2 1    k  1  1  2    1  1 0,6 1  = 0,02   2    0,19  23,3 22 10,5  = 0,1014 m. Ta chọn chiều dày cách nhiệt là  CN = 150 mm Lúc đó ta có hệ số truyền nhiệt thực là : 1 1 kt =  = 0,13 W/m2.K 1   1 1 0,6 0,15 1  2 1  CN  2   1 1 CN  2 23,3 22 0,02 10,5 2.3.3/ Tính kiểm tra hiện tượng đọng sương Điều kiện để vách ngoài không đọng sương là : k t  ks - ks : Hệ số truyền nhiệt lớn nhất cho phép để bề mặt ngoài không bị đọng sương t1  t S ks = 0,95 1 t1  t2 Trong đó : t1: Nhiệt độ không khí bên ngoài 0C t2 : Nhiệt độ không khí bên trong tủ đông 0C tS : Nhiệt độ đọng sương 0C Tra bảng 1.1/ Sách HDTKHTL _Trang 7 : Thì nhiệt độ vào mùa hè ở Đà Nẵng là : t1= 380C Độ ẩm là :  = 77% Ta tra đồ thị h-x/ Sách HDTKHTL _Trang 9 : Ta sẽ tìm được : Nhiệt độ đọng sương tS = 340C Nhiệt độ nhiệt kế ướt tư = 34,50C Mặc khác ta có nhiệt độ bên trong tủ cấp đông là t2 = -350C 38  34 Do đó : ks = 0,95. 23,3  1,2128 38   35 Ta thấy kt = 0,13 < ks = 1,2128 Như vậy vách ngoài không bị đọng sương 2.3.4/ Tính kiểm tra đọng ẩm
  7. - Đối với tủ cấp đông, vở tủ được bao bọc bằng Inox ở cả hai bên nên hoàn toàn không có ẩm lọt vào lớp cách nhiệt nên hoàn toàn không có hiện tượng ngưng tụ ẩm trong lòng kết cấu.
nguon tai.lieu . vn