Xem mẫu

Lời nói đầu Công nghệ chế tạo máy là một ngành then chốt, nó đóng vai trò quyết định trong sự công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhiệm vụ của công nghệ chế tạo máy là chế tạo ra các sản phẩm cơ khí cho mọi lĩnh vực của ngành kinh tế quốc dân, việc phát triển ngành công nghệ chế tạo máy đang là mối quan tâm đặc biệt của Đảng và nhà nước ta. Phát triển ngành công nghệ chế tạo máy phải được tiến hành đồng thời với việc phát triển nguồn nhân lực và đầu tư các trang thiết bị hiện đại. Việc phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ trọng tâm của các trường đại học. Hiện nay trong các ngành kinh tế nói chung và ngành cơ khí nói riêng đòi hỏi kỹ sư và cán bộ kỹ thuật được đào tạo ra phải có kiến thức cơ bản tương đối rộng, đồng thời phải biết vận dụng những kiến thức đó để giải quyết những vấn đề cụ thể thường gặp trong sản xuất. Môn học công nghệ chế tạo máy có vị trí quan trọng trong chương trình đào tạo các kỹ sư và các cán bộ kỹ thuật về thiết kế, chế tạo các loại máy và các thiết bị cơ khí phục vụ các ngành kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng,… . Để giúp sinh viên nắm vững được các kiến thức cơ bản của môn học và giúp cho họ làm quen với nhiệm vụ thiết kế, trong chương trình đào tạo, đồ án môn học công nghệ chế tạo máy là môn học không thể thiếu được của sinh viên chuyên ngành chế tạo máy khi kết thúc môn học. Sau một thời gian tìm hiểu và với sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của PGS.TS Đào Quang Kế, đến nay em đã hoàn thành xong đồ án môn học đã được giao. Tuy nhiên do thiếu kinh nghiệm thực tế sản xuất nên trong quá trình tính toán, thiết kế vẫn chưa lường trước được các yếu tố phát sinh nên sẽ gặp phải nhiều sai sót nhất định. Cho nên em rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô trong bộ môn công nghệ cơ khí và sự đóng góp ý kiến của các bạn để khi làm đồ án tốt nghiệp sẽ hoàn thiện hơn. Em xin trân thành cảm ơn các thầy cô trong bộ môn! Hà Nội, ngày Nội dung thuyết minh và tính toán. 1. Phân tích chức năng làm việc của chi tiết. Dựa vào bản vẽ chi tiết ta thấy nhông trước xe máy là chi tiết dạng bánh răng và nằm trong cơ cấu truyền động xích của xe máy. Nhông nhận lực trực tiếp từ động cơ thông qua xích và nhông sau, vậy nên nhông trước là chi tiết rất quan trọng để giúp xe chuyển động và cũng là chi tiết chịu nhiều tác động dẫn đến rất nhanh bị hư hỏng. Vậy nên nhông phải được chế tạo cẩn thận chi tiết và phải làm bằng vật liệu chịu bền tốt. Các bề mặt làm việc chủ yếu của nhông trước là các mặt của răng và các bề mặt rãnh then. Vật liệu làm nhông là thép CT45 có thành phần hóa học như sau: C % 0,3 – 0,4 Mn% 0,5 – 0,8 S% Si% P% Ni% Cr% 0,045 0,17–0,37 0,045 0,3 0,03 2. Phân tích tính công nghệ trong kết cấu của chi tiết. Ta đã biết rằng kết cấu của một chi tiết ảnh hưởng trực tiếp đến quy trình công nghệ chế tạo do đó cũng ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất và chất lượng của sản phẩm cùng độ bền khi làm việc. Vậy ngay từ khi thiết kế đối với bánh răng thẳng cần chú ý tới kết cấu và hình dạng bề mặt như sau: Hình dạng lỗ phải thật đơn giản để tránh phải sử dụng máy tự động. Mặt ngoài của bánh răng phải thật đơn giản, bánh răng có tính công nghệ cao nhất là bề mặt ngoài có dạng phẳng không có mayơ. Cố gắng tránh sử dụng bánh răng có mayơ ở cả hai phía (giảm năng suất khi chế tạo). Bề dày bánh răng phải đủ để tránh biến dạng khi nhiệt luyện. Hình dạng và kích thước các rãnh (nếu có) phải thuận lợi cho việc thoát dao khi gia công cơ. Các bánh răng bậc nên có cùng một mô đun. Ta nhận thấy rằng nhông trước nên chế tạo theo kết cấu công nghệ điển hình cần có đối với bánh răng, và nó là chi tiết bánh răng loại nhỏ ,đơn giản nên ta áp dụng phương pháp chế tạo phôi tiên tiến để năng cao chất lượng và nâng cao năng suất. Một số yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm. Nhận thấy rằng trong kết cấu của bánh răng ta cần chế tạo rãnh then lắp trục truyền mômen xoắn. Do đó trong quá trình làm việc bánh răng sẽ là chi tiết trung gian, có nhiệm vụ truyền chuyển động từ trục này tới trục khác một cách gián tiếp. Vậy để đảm bảo rằng bánh răng ta chế tạo hoàn thành tốt nhiệm vụ của nó thì khi chế tạo thì ta phải chú ý tới các yêu cầu kỹ thuật sau: Độ đảo không đồng tâm giữa mặt lỗ và đường tròn cơ sở là 0,05 mm. Độ vuông góc của mặt đầu với lỗ tâm không quá 0,03mm. Sau nhiệt luyện độ cứng đạt 55 – 60 HRC. Độ sau khi thấm C là 1­ 2 mm. Còn các yêu cầu khác được thể hiện trên bản vẽ chế tạo. 3. Xác định dạng sản xuất. Ta xác định dạng sản xuất bằng phương pháp tra bảng. Ta có, sản lượng chi tiết tổng cộng chế tạo trong một năm được xác định theo công thức: N = .m.(1 + ) Trong đó: là số lượng sản phẩm cần chế tạo trong năm theo kế hoạch. m là số chi tiết trong một sản phẩm. là sản phẩm dự phòng do sai hỏng khi tạo phôi (đúc hoặc rèn) gây ra. là sản phẩm dự trù cho hỏng hóc và phế phẩm trong quá trình gia công cơ. Có thể chọn: = 3­ 6%, = 5 – 7%. N = 25000.1. (1 + ) N = 27500 (chiếc). Khối lượng chi tiết được xác định theo công thức: ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn