Xem mẫu

  1. Dinh dưỡng trẻ 6-12 tháng
  2. Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nhưng khi trẻ đã ngoài 4-6 tháng, sữa mẹ không còn đủ đáp ứng nhu cầu về số lượng và cả về chất lượng. Vì thế, song song với việc duy trì cho trẻ bú, bà mẹ còn phải kịp thời bổ sung những loại thức ăn chứa nhiều đạm, chất béo, tinh bột, chất xơ, vitamin và muối khoáng, nhằm thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng để trẻ sinh trưởng và phát triển tốt. Lượng thức ăn trong ngày của bé Ở giai đoạn từ 6-12 tháng tuổi, lượng Sữa bé cần mỗi ngày từ 750-1000ml. Lúc này, bạn đã có thể cho bé tập ăn dặm. Chậm chậm từng chút một, bạn sẽ tăng d ần lượng bột và giảm dần lượng sữa. 6 tháng tuổi, ngoài bú mẹ, bé đã có thể ăn hai bữa bột một ngày. Bột của bé cần có bột gạo, cho thêm một ít đạm động vật (ví dụ: thịt nghiền, gan xay, cá xay, ruốc thịt…) và rau củ (rau xanh xay nát, đậu phụ, khoai tây…) Để luyện khả năng nhai và tạo điều kiện cho răng phát triển, mẹ có thể cho bé ăn gặm bánh quy, táo, lê… Trẻ được 8-9 tháng tuổi, hàng ngày có thể ăn hai đến ba bữa cháo mặn và một đến hai bữa ăn phụ. Món ăn phụ có thể là Sữa chua, hoa quả xay... Thức ăn mặn phải được thái nhỏ, nấu nhừ, có đủ thành phần tinh bột, đạm, rau xanh. Bạn cũng nên cho vào cháo của bé một thìa nhỏ dầu ăn và vài giọt nước mắm loại ngon.
  3. Trong rau xanh có chứa một số vitamin tan trong dầu, vì vậy, cho dầu ăn vào bát cháo của bé, sẽ giúp bé hấp thụ đ ược nhiều vitamin hơn. Nếu không có nước mắm, bạn có thể thay thế bằng chút xíu muối i-ốt cũng tốt. Nhưng bạn nên nhớ, đừng lấy khẩu vị của người lớn để nêm nếm thức ăn cho bé. Bé chỉ cần ăn rất nhạt, hơn nữa, khi lượng muối đưa vào nhiều, quả thận non yếu của bé sẽ phải hoạt động quá tải, nếu kéo dài, thận có thể bị suy và gây phù. Sau khi trẻ được 10 tháng, b ạn có thể chuyển sang cháo đặc ngày cho ăn 2-3 bữa. Nếu nuôi bằng Sữa mẹ thì có thể giảm bớt số lần cho bú để cai sữa, khi đầy năm thì lấy cháo làm thức ăn chính. Tốt nhất với trẻ dưới 1 tuổi nên cho ăn bột hay cháo xay. Cách cho trẻ ăn bổ sung Nguyên tắc: Khi bắt đầu cho bé ăn dặm, cần phải tuân theo nguyên tắc: cho bé ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đ ến đặc, từ tinh đến thô, từ một loại đến nhiều loại. Chủng loại thức ăn trong một bữa ăn được tăng lên khi sức khỏe cùng với bộ máy tiêu hóa của bé bình thường. Cho trẻ ăn nhiều bữa trong 1 ngày. Nghiêm chỉnh thực hiện đúng thời gian biểu cho ăn. Ban đầu cho ăn bổ sung có thể cho trẻ ăn nhiều bữa: 6 bữa, mỗi bữa cách nhau hơn 2 giờ. Trong 6 bữa này có thể 3 bữa Sữa và 3 bữa cho ăn bột loãng. Sau đó rút dần còn 5 bữa, có thể với 2 bữa bú, 3 bữa bột sền sệt, tiến tới chỉ ăn 2 bữa bột đặc một ngày. Ăn bột xong có thể cho trẻ bú thêm nếu trẻ vẫn thèm bú. Đối với trẻ nuôi bộ, chớ nên bắt ép trẻ ăn hết suất ăn theo quy định, mà nên gia giảm theo sức ăn của bé. Nếu cho trẻ ăn thêm hoa quả thì chỉ cần ăn vừa
  4. phải, ăn quá nhiều có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng trong thức ăn. Bạn không nên Không nên cho trẻ uống nước ngọt, ăn bánh kẹo, quả ngọt... trước khi  ăn chính. Trẻ lúc đói sẽ ăn hết bột một cách ngon lành, sau đó mới nên cho trẻ bú hoặc ăn thêm đồ ngọt. Như vậy trẻ sẽ chóng lớn nhờ được cung cấp đủ năng lượng. Sau bữa ăn, không nên cho uống thêm nước ngay, chỉ cần vài thìa nước  nhỏ để tráng miệng. Thường là sau khi ăn kho ảng 1 giờ trẻ sẽ thấy khát nước, lúc đó cho trẻ uống mỗi lần một ít tùy theo nhu cầu. Không nên để trẻ khát nước mà cũng không nên cho trẻ uống quá  nhiều. Uống nhiều nước, thận của trẻ sẽ phải làm việc nhiều hơn. V ới cách ăn uống như vậy sẽ giúp cho trẻ dễ thích nghi và tiêu hóa, hấp thu tốt. Những điều cần chú ý khi cho trẻ ăn bổ sung
  5. Làm quen dần dần: Trước hết, bố mẹ cần căn cứ vào tháng tuổi cũng như khả năng tiêu hóa và nhu cầu dinh dưỡng của trẻ để đưa ra chế độ ăn thích hợp nhất. V ới những thức ăn mới, nên cho trẻ ăn vào trước khi bú, vì lúc này trẻ đang ở trạng thái đói, dễ chấp nhận món ăn mới hơn. Mỗi loại thức ăn mới nên cho trẻ ăn liên tục trong vài ngày với lượng tăng dần. Điều này sẽ giúp bé dần thích nghi và cha mẹ có thể phát hiện kịp thời những món có thể gây dị ứng cho bé. Yêu cầu bữa ăn: Thức ăn bổ sung phải để ở mức ấm, sau đó mới cho b é ăn. Thức ăn nóng dễ làm phỏng lưỡi bé, còn thức ăn lạnh sẽ khiến bé Bị đau dạ dày. Thức ăn cho trẻ phải có chất lượng tốt, bảo đảm nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho trẻ tăng trưởng. Nguyên liệu chế biến phải bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và cần được chế biến kĩ càng (rửa sạch, lọc bỏ gân xơ, thái nhỏ, nghiền nát, hầm nhừ...) để cơ thể trẻ dễ hấp thu, phòng rối loạn tiêu hóa. Đ ậu tương cho bé cần phải được chế biến kỹ dưới dạng Sữa đậu, tào phớ, đậu phụ... Bởi ở dạng bột khô sống, trẻ ăn vào sẽ khó tiêu hóa hơn đ ậu xanh, lại còn có vị ngái vừa khó ăn vừa cản trở tiêu hóa. Gạo, đậu được xem là lương thực cơ bản nhất, trong bột của bé nên có tỉ lệ gạo/đậu là 4/1-3/1 và phải xay thật mịn.
  6. Cần "tô màu" bát bột: Cùng với bột ngũ cốc, phải cho trẻ ăn thêm rau xanh và đạm động vật. Các loại rau lá xanh như rau ngót, rau muống, rau giền, mồng tơi... lúc đầu giã nhỏ vắt lấy nước pha bột, sau nên cho trẻ ăn rau lá non thái nhỏ nấu lẫn với bột. Lần đầu tiên cho trẻ ăn rau xanh, trong phân của bé có thể còn lẫn xơ rau chưa tiêu, đó là hiện tượng b ình thường. Rau củ hoặc thịt nên hầm nhừ, nghiền nát rồi mới cho vào bột. Còn nếu nấu cháo thì có thể bỏ gạo, thịt và củ cùng hầm chung. Các loại tôm, cua có thể giã lọc lấy nước nấu bột cho trẻ. Cá, lươn cần luộc chín, gỡ bỏ xương, nghiền nhỏ, cho vào nấu chung với bột. Hoa quả hay rau xanh? Các loại quả (chuối, na, đu đủ, hồng xiêm,..) đều có thể cho trẻ ăn trực tiếp cũng rất tốt. Tuy trong hoa quả cũng chứa nhiều
  7. vitamin và chất xơ, nhưng cũng không nên cho trẻ ăn hoa quả thay rau hay chỉ ăn rau mà không ăn hoa quả. Bởi trong rau có những dưỡng chất mà hoa quả có ít hoặc không có. Ví dụ như sắt, kẽm có nhiều trong rau hơn là trong hoa quả, còn chất đường lại có trong hoa quả nhiều hơn trong rau. Dưỡng chất tìm thấy ở đâu? Trong ngũ cốc có chứa rất nhiều đường, đường sẽ cung cấp nhiệt năng cho trẻ. Protein, lipit và sắt có rất nhiều trong thức ăn có nguồn gốc động vật như trứng, sữa, thịt, cá, nội tạng, tôm, cua, lươn, nhộng… Thức ăn có nguồn gốc thực vật cũng rất giàu protein và sắt như ngũ cốc (gạo, khoai tây, khoai lang...), rau củ (rau muống, rau chân vịt…), đậu đỗ, (đậu nành, đ ậu xanh, đậu đũa, đậu trắng), đặc biệt là vừng, lạc. Trong các loại đậu, thì đậu nành có hàm lượng protein, lipit rất cao, nhưng cần phải qua chế biến thì cơ thể mới hấp thu và tiêu hóa được. Phù hợp nhất với cơ thể trẻ nhỏ là đậu xanh nấu chín. Vitamin, chất xơ, muối khoáng được tìm thấy rất nhiều trong rau xanh, các loại củ và trái cây tươi. Vitamin C có nhiều trong các loại rau có lá màu xanh đậm, vitamin A có trong các loại củ, quả màu Da cam. Can-xi có nhiều trong thủy hải sản như tôm, cua, cá... Các chế phẩm từ Sữa như bơ, magarin, pho-mát, Sữa tươi, Sữa chua cũng là nguồn cung cấp can-xi dồi dào cho trẻ.
nguon tai.lieu . vn