Xem mẫu

  1. Dinh dưỡng để phòng chống béo phì cho trẻ Một khi nhận thức về bệnh béo phì ở trẻ em được tăng lên, thì việc tìm ra điểm khởi đầu cho sự thay đổi lối sống sẽ dễ dàng hơn mặc dù vẫn có một số trở ngại. Có rất nhiều biện pháp để chống béo phì nhưng nguyên tắc chung nhất vẫn là giảm bớt các bữa ăn và vận động nhiều hơn. Nhưng ngày rồi lại ngày, điều này rất khó được thực hiện, đặc biệt là về mặt ăn uống. Bất cứ đâu, chúng ta cũng bắt gặp những món ăn hấp dẫn và từ đó lượng calo tăng lên, đồng thời các dịp để vận động lại càng ngày ít đi.
  2. Chỉ cần bỏ ra thêm một khoảng rất nhỏ, bạn sẽ có một ly soda lớn, thức ăn chiên đầy dầu mỡ, hoặc bất cứ thứ gì được “khuyến mãi”, bạn nghĩ rằng ăn nhiều sẽ tốt hơn, nhưng điều đó chỉ có tác dụng trước mắt. Và tác hại về lâu dài là lượng chất béo trong cơ thể cao sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của chính bạn. Và sự thật là không phải cái gì nhiều cũng tốt. Hiện tại, nếu bạn chưa lưu ý đến cân nặng và tần suất vận động của con bạn ngay, vẫn còn kịp để bạn tránh những tác hại trong tương lai. Và nếu bạn đã và đang thực sự quan tâm đến cân nặng của trẻ, thì hãy tham khảo thêm những kiến thức mà Style.vn cung cấp cho bạn dưới đây sẽ giảm thiểu được các nguy cơ béo phì. Dinh dưỡng: Ưu tiên hàng đầu
  3. Trẻ em và cả chúng ta đều có quan điểm đơn giản rằng ăn càng nhiều thì càng có năng lượng cho hoạt động hằng ngày. Trẻ em thì lại càng cần dinh dưỡng đầy đủ để có được sự phát triển tối ưu. Nhưng chúng chỉ cần loại dinh dưỡng thích hợp, không phải tất cả. Khi mua hay chế biến thức ăn cho trẻ, dinh dưỡng phải được đưa lên ưu tiên hàng đầu, sau đó mới đến vấn đề “ngon hay không ngon”. Tháp dinh dưỡng Trong xã hội hiện đại ngày nay, người nội trợ đòi hỏi sự tinh tế hơn hẳn ngày xưa. Tháp dinh dưỡng hướng dẫn rất cụ thể và chính xác cho chúng ta việc thực hiện các chế độ ăn uống với định lượng dinh dưỡng thích hợp. Đó không chỉ là những kiến thức trẻ học được ở lớp mà còn là cơ sở vững chắc cho các bậc cha mẹ. Nghiên cứu tháp dinh dưỡng thường xuyên sẽ giúp các bà nội trợ luôn giữ được sự cân bằng dinh dưỡng cho cả nhà, từ đó mọi người sẽ có sức khỏe thật tốt. Chú ý về thành phần dinh dưỡng Bên cạnh việc chủ động lưu ý đến thức ăn dinh dưỡng và tháp dinh dưỡng, bạn hãy là một “nhà nghiên cứu” thực thụ. Phải đọc và phát âm thành tiếng được tất các cả thành phần trong các loại thực phẩm bạn mua. Nên tránh mua các loại thực phẩm có chứa thành phần dầu đậu nành và thành phần đường từ si rô bột ngô, hai loại hợp chất hữu cơ này sẽ kích thích mạnh sự thèm ăn nhưng lại hoàn toàn không có dinh dưỡng. Kiểm soát khẩu phần ăn Vấn đề lớn nhất trong việc ăn uống hiện tại của mọi người là kiểm soát khẩu phần ăn. Có quá nhiều dịp để mọi người ăn nhiều hơn bình thường và quên rằng một cái hamburger với gấp 3 lần phô mai là một suất ăn quá lớn! Đó không phải ở “tầm” một bữa ăn bình thường. Và thông thường, chúng ta vẫn luôn nghĩ rằng mình vẫn đang ăn “như mọi khi”. Đã đến lúc phải giảm số lượng những bữa ăn “linh đình” như vậy Đối vởi trẻ em, lại càng cần ăn nhiều hơn một chút khi chúng trong quá trình sinh trưởng và cũng do sở thích, nhưng cắt giảm khẩu phần ăn dần dần sẽ rất có ích cho cả gia đình. Hãy cố gắng giảm lại một chút trong từng bữa ăn của mọi người. Đồng thời chuẩn bị bữa ăn trong các đĩa nhỏ hơn và chủ động giảm tốc độ ăn của cả gia đình bằng cách kích thích mọi người trò chuyện trong khi ăn.
  4. Cân bằng và điều độ Điều này không có nghĩa rằng bạn và con mình sẽ không còn có được “thú vui” ăn uống. Ý nghĩa của cụm “cân bằng và điều độ” có thể áp dụng cho nhiều hoạt động khác của cuộc sống. Và trong trường hợp này cũng vậy chúng hoàn toàn có ích. Một chiếc hamburger nói trên có thể chấp nhận được trong các bữa tiệc tùng lớn, chỉ trong các bữa tiệc thôi và một chút đồ ăn ngọt cũng rất tốt sau các bữa ăn đầy dinh dưỡng và cân bằng. Đối mặt và chữa bệnh béo phì là việc của cả gia đình. Là bậc cha mẹ, chúng ta phải nghiêm túc trong việc đặt ra chế độ ăn dinh dưỡng và cân bằng cho con mình. Dinh dưỡng là yếu tố tiên quyết, chú ý đến các thành phần trong thực phẩm, khẩu phần ăn hợp lý từ các bữa ăn sáng đến ăn khuya. Một chế độ dinh dưỡng tốt và hợp lí không những mang lại cho bản thân và gia đình bạn sức khỏe tốt mà còn phòng chống được khá nhiều bệnh tật trong đó có béo phì. Các biện pháp phòng chống béo phì
  5. - Cho trẻ ăn đủ nhu cầu năng lượng trong một ngày - Trẻ trên 1 tuổi không nên uống quá nửa lít sữa tươi nguyên kem trong 1 ngày - Khuyến khích bữa ăn truyền thống của gia đình ,nên ăn đúng bữa ,không ăn vặt. - Khuyến khích trẻ ăn rau tươi ngay từ nhỏ - Khi chế biến thức ăn tránh cho nhiều dầu, mỡ ,bơ và đường, không thường xuyên uống nước ngọt. - Không được bắt trẻ béo phì nhịn ăn làm trẻ cảm thấy bị quá đói ,dẫn đến trẻ sẽ ăn “trả thù”khi được ăn. - Thường xuyên theo dõi cân nặng và chiều cao của trẻ để can thiệp sớm khi tốc độ tăng cân quá nhiều
nguon tai.lieu . vn