Xem mẫu

  1. Điều tra, giám sát đa dạng sinh học ở các KBT
  2. Điều tra và giám sát ĐDSH ở các khu bảo tồn Điều tra và giám sát ĐDSH bao gồm 2 nội dung công việc: Điều tra ĐDSH Nội dung của điều tra ĐDSH có thể khác nhau tuỳ mục đích yêu cầu cụ thể.  Điều tra thành phần loài: Còn được gọi là điều tra khu hệ (thực vật, động vật hoặc một nhóm cụ thể)  Điều tra trữ lượng: Điều tra trữ lượng là những hoạt động ngoại nghiệp khó khăn hơn, cho câu hỏi “Loài đó có bao nhiêu con trong khu bảo tồn?” Các cuộc điều tra ĐDSH sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về khu hệ thực vật, động vật cùng những đặc điểm nó về phân bố, số lượng của các quần thể phục vụ cho các hoạt động tiếp theo (Qui hoạch khu bảo tồn, nghiên cứu sinh học, nghiên cứu sinh thái, ...).
  3. Giám sát ĐDSH Những hoạt động nhằm đánh giá xu hướng biến đổi thành phần các loài, trữ lượng quần thể, những tác động từ bên ngoài vào quần thể. Giám sát ĐDSH có thể cung cấp cho ta các thông tin về: Những thành quả của kế hoạch phục hồi; Những mục tiêu đạt được; Tính hiệu quả của việc chi phí tài chính; Vấn đề đề ra cần được tăng cường hoặc cần được sửa đổi; Những thay đổi cần thiết để tăng tính hiệu quả của hoạt động quản lý (phục hồi sinh cảnh, sử dụng đất, bảo tồn ĐDSH, biến đổi khí hậu...) Trên thực tế, để các hoạt động bảo tồn ĐDSH có hiệu quả thì điều tra và giám sát ĐDSH luôn được kết hợp với nhau thành “Chương trình điều tra giám sát ĐDSH”.
  4. Chương trình “Điều tra giám sát ĐDSH” thường được thiết kế ở một khu vực nhất định, được tiến hành theo một chu kỳ thời gian và sử dụng những phương pháp đã thống nhất hay cụ thể là “Phải tuân thủ khi lặp lại”.
  5. Tại sao phải điều tra giám sát ĐDSH tại các khu bảo tồn? Suy thoái ĐDSH ở Việt Nam đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh, nhiều loài động thực vật đặc hữu và quí hiếm vẫn bị khai thác. Việc xác định cụ thể sự biến đổi của các loài, môi trường sống của chúng và nguyên nhân ảnh hưởng thực sự cần thiết nhằm giúp các nhà lãnh đạo lựa chọn và đưa ra các giải pháp ưu tiên.
  6. Xây dựng chương trình điều tra giám sát ĐDSH ở một khu bảo tồn Một chương trình điều tra giám sát tốt cần được thể hiện:  Đào tạo đơn giản nhưng hiệu quả;  Thiết bị hiện trường đơn giản, chí phí tài chính ít;  Thu hút được sự tham gia tích cực của cán bộ khu bảo tồn và cộng đồng địa phương;  Khuyến khích tăng cường những hoạt động tuần tra rừng. Để xây dựng một chương trình điều tra giám sát ĐDSH của khu một bảo tồn, Ban quản lý, cán bộ kỹ thuật cần trả lời các câu hỏi: Tại sao, cái gì, ai, ở đâu, khi nào và như thế nào cho các bước công việc cơ bản sau:  Xác định mục đích yêu cầu của chương trình điều tra giám sát ĐDSH  Xác định đối tượng cần điều tra giám sát ĐDSH
  7. Điều tra giám sát cái gì?  Quần thể của các loài động vật, thực vật hoang dã nào đang bị suy giảm?  Nguyên nhân gây suy giảm là gì?  Sự can thiệp về mặt quản lý có đạt được những kết quả như mong đợi chưa?  Việc sử dụng bền vững tài nguyên rừng đã mang lại lợi nhuận cho cộng đồng địa phương như thế nào?
  8. Chọn Loài giám sát  Chọn loài dễ quan sát  Chọn loài mà sự hiện diện của nó có thể chỉ thị tốt cho sự tác động của con người vào khu bảo tồn  Không nên chọn các loài hiếm hoặc rất hiếm  Có thể chọn các loài đơn thực mà không chọn các loài đa thực và sống ở nhiều dạng sinh cảnh khác nhau.
  9. Chọn sinh cảnh giám sát  Phân loại các sinh cảnh còn được gọi là khoanh khu vực của một khu bảo tồn. Sinh cảnh chính được chọn để triển khai hoạt động điều tra giám sát là khu vực mà ở đó có mặt các loài cần giám sát.  Việc phân chia các dạng sinh cảnh chính cần được dựa vào bản đồ địa hình, bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng, bản đồ phân bố các loài động thực vật quí hiếm, vùng dân cư,  Bản đồ càng chi tiết thì việc chọn sinh cảnh giám sát càng thuận lợi
  10. Loài Sè l­îng Loµi  Cã mÆt / V¾ng mÆt  Ph© bè theo sinh c¶nh n  MËt ® / Tr÷l­îng é  KÝch th­íc quÇn thÓ  TÇn sè xuÊt hiÖn  TØ lÖ % tæ thµnh / chiÕm cø T¨ng tr­ëng sè Sè l­îng sinh s¶n (con/trøng) TB hµng l­îng n¨m TØ lÖ sèng sãt trung b×nh BiÕn Tö vong Tæng sè tö vong ® éng quÇn Tû lÖ tö vong do c¸c nguyªn nh© cô n thÓ thÓ Tû lÖ tö vong tr­íc tuæi tr­ëng thµnh sinh dôc Di c­ / nhËp Tû lÖ di c­ / nhËp c­ c­ Tuæi vµ giíi Tuæi trung b× cña quÇn thÓ, th¸p nh CÊu tÝnh cÊu tróc tuæi, tuæi tr­ëng thµnh sinh
  11.  Xác định người thực hiện chương trình điều tra giám sát Xác định địa điểm điều tra giám sát Thực hiện điều tra giám sát ở đâu Cần xác định địa điểm nơi chương trình điều tra giám sát ĐDSH sẽ được tiến hành và đó là những nơi có đối tượng cần điều tra giám sát. Khi xác định khu vực điều tra giám sát ĐDSH, cần lưu ý:  Có thể tiếp cận trong mọi tình huống (mưa, lũ, ...) và mọi thời gian của năm;  Địa hình cho phép lập tuyến điều tra giám sát và đi lại được;  Đảm bảo được các điều kiện sinh hoạt tối thiểu như, có địa điểm đóng lán, có đủ nước sạch để ăn uống, tắm rửa và an toàn.
  12.  Xác định thời gian giám sát và chu kỳ lặp lại cho một chương trình ĐDSH Thực hiện điều tra giám sát khi nào và sau bao lâu thì lặp lại?  Xác định những điều kiện cơ bản để đáp ứng các hoạt động điều tra giám sát cũng như các phương pháp thực hiện Tiến hành điều tra giám sát như thế nào?  Xác định yêu cầu cần đạt được của chương trình điều tra giám sát ĐDSH Kết quả giám sát ra sao?
  13. Huấn luyện điều tra giám sát ĐDSH Tập huấn là cần thiết và không thể thiếu được trước khi thực hiện chương trình điều tra giám sát ĐDSH. Chương trình và kế hoạch huấn luyện là một nội dung của chương trình điều tra giám sát ĐDSH. Nội dung huấn luyện thường bao gồm 3 mảng công việc với các nội dung chính sau: •Lý thuyết cơ bản •Kiến thức kỹ năng: •Thực hành ngoại nghiệp
  14. Điều tra giám sát ĐDSH cần tiến hành thứ tự theo các bước sau: 1. Xác định các mục đích của chương trình điều tra giám sát ĐDSH; 2. Xác định những loài, sinh cảnh chính cần giám sát; 3. Xác định những người sẽ tham gia điều tra giám sát và các chuyên gia sẽ hợp tác; 4. Xác định địa điểm sẽ triển khai các hoạt động điều tra giám sát; 5. Xác định thời gian giám sát và chu kỳ lặp lại; 6. Xác định những điều kiện cơ bản để đáp ứng các hoạt động điều tra giám sát cũng như các phương pháp thực hiện; 7. Xác định yêu cầu sẽ đạt được. 8. Tổ chức huấn luyện: Xác định nội dung, thời gian, giáo viên và học viên (người thực hiện chương trình điều tra giám sát ĐDSH) của lớp huấn luyện Kế hoạch điều tra giám sát ĐDSH được thiết kế chi tiết, cụ thể thì
  15. Những kỹ năng điều tra giám sát ĐDSH ngoài thực địa Kỹ năng phỏng vấn  Tránh đưa ra các câu hỏi quá rõ ràng để thợ săn và người dân địa phương nói dựa vào đó.  Việc sử dụng ảnh chụp hoặc các tranh vẽ cần hạn chế và chỉ được sử dụng khi những câu hỏi chi tiết đã được hỏi xong.  Những câu hỏi ban đầu không nên đề cập quá sâu về loài.  Cần so sánh màu sắc với các vật thể xung quanh khu vực tiến hành phỏng vấn.  Nên đề nghị thợ săn hoặc người dân địa phương cho biết tên địa phương, vẽ, mô tả hình dạng cơ bản, cơ thể hoặc một số chi tiết đó mà họ có thể.  Đề nghị thợ săn hoặc dân địa phương cho xem những di vật mà họ còn để lại làm kỉ niệm để làm minh chứng nếu có thể.  Cần hỏi họ về vùng phân bố của cây hoặc con vật để có thể thấy rõ được mức độ hiểu biết của họ cũng như mức độ thường xuyên vào rừng và khoảng thời gian vào rừng của họ.
  16. Trình tự câu hỏi trong các bước phỏng vấn nên theo thứ tự sau:  Câu hỏi đầu tiên nên hỏi về số lượng các dạng (không phải về loài) của nhóm động vật, thực vật cần hỏi. Đưa ra tên gọi chung chung, ví dụ: • Đối với cây nhóm thông: “Bác có biết ở đây có bao nhiêu loại cây như cây thông?” • Đối vơi Linh trưởng: “ Bác gặp bao nhiêu loại khỉ ở rừng địa phương mình?” • Hoặc đối với Hổ: “Anh / ông có biết Hổ không? Đã gặp Hổ bao giờ chưa? Có còn ở vùng rừng này nữa không? Còn bao nhiều...?”.  Có thể hỏi thợ săn về những loài thú mà anh ta biết, những loài cây mà sơn tràng đã khai thác, đặc biệt tên địa phương.
  17. Kỹ năng sử dụng thiết bị nghiên cứu và công tác thực địa Địa bàn (Compass) ống nhòm Máy đo khoảng cách Máy đo độ cao Máy ghi âm Máy ảnh Bẫy ảnh Đổ dấu chân bằng thạch cao
  18. Kỹ năng quan sát Một trong những kỹ năng quan trong đối với công tác điều tra ĐDSH trên thực địa là kỹ năng quan sát. Để có được kỹ năng quan sát tốt, cán bộ ngoại nghiệp cần: Kiên Nhẫn; đam mê nghề nghiệp; bình tĩnh và yên lặng; quan sát kỹ lưỡng Kỹ năng Ghi chép Phải tạo được thói quen ghi chép ngay các thông tin quan sát được Hình thức ghi chép thực địa gồm 3 thể loại chính: số liệu, phác hoạ và những lời giải thích. Có 5 điểm chú ý trong ghi chép thực địa là: chính xác, nguyên trạng, dễ nhớ, logic và rõ ràng
  19. Thông tin chung: Thời gian (ngày, tháng, năm thực hiện); Địa điểm điều tra (tên khu vực, địa phương, toạ độ nơi cắm trại, độ cao, ...); Người thực hiện (các thành viên trong nhóm); Thời tiết (đặc điểm thời tiết trước và trong ngày diễn ra cuộc điều tra); Thông tin về số liệu quan sát Các thông tin về loài Thông tin về nơi sống
  20. Kỹ năng sử dụng bản đồ Các loại bản đồ Bản đồ hiện có các loại sau:  Bản đồ địa hình; Bản đồ Hành chính; Bản đồ hiện trạng rừng  Bản đồ hiện trạng thảm thực vật  Bản đồ hiện trạng sử dụng đất Tỷ lệ bản đồ và đo khoảng cách Tỉ lệ bản đồ biều thị mức độ thu nhỏ của kích thước thực trong bản đồ: Tỉ lệ 25.000 tức 1cm trong bản đồ ứng với 25.000cm(250m) trên thực địa. Tỉ lệ 1:50.000 tức 1cm trong bản đồ ứng với 50.0000cm(500m) trên thực địa. Tỉ lệ 1:100.000 tức 1cm trong bản đồ ứng với 100.0000cm(1km) trên thực địa.
nguon tai.lieu . vn