Xem mẫu

  1. “Điều nguy hiểm nhất đối với nhà báo là đánh mất niềm tin của công chúng” “Điều nguy hiểm nhất đối với nhà báo là đánh mất niềm tin của công chúng”. Đó là khẳng định của giáo sư Y-a-xen N.Da-xu-rơ-xki trong buổi nói chuyện thân mật với sinh viên báo chí thuộc Học viện Báo chí & Tuyên truyền và Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn vào chiều ngày 19/1/2010 cũng chính là lời cảnh báo cho những người làm báo hiện nay. Giáo sư Y-a-xen N.Da-xu-rơ-ki là một trong những cây bút nổi tiếng của làng báo chí Nga trong những thập niên 60, 70 của thế kỷ XX. Hiện đã 81 tuổi nhưng ông vẫn làm tốt công việc của người cố vấn Khoa Báo chí Trường Đại học Tổng hợp Nga Lô-mô-lô-xốp – nơi ông từng làm Chủ nhiệm tới 45 năm. Ông là người thầy của rất nhiều các nhà báo kỳ cựu Việt Nam. Trong buổi nói chuyện giáo sư Y-a-xen N. Da-xu-rơ-xki đã nhiều lần nhắc đến luận điểm “niềm tin” - “niềm tin của công chúng đối với báo chí”. Ông đề cao luận điểm n ày. “Niềm tin” là thuật ngữ thường được dùng trong tôn giáo. Người ta theo tôn giáo nào đó vì niềm tin với tôn giáo ấy. Những nhà truyền giáo xưa đã nắm bắt được
  2. sức mạnh của niềm tin để thu phục lòng người, thu phục công chúng. Chẳng thế mà chế độ Nhà thờ thời Trung Cổ chỉ cần lợi dụng niềm tin vào Chúa mà cai trị được loài người trong mấy thế kỉ. Thế mới biết “niềm tin” có sức mạnh vô cùng. PGS.TS Lương Khắc Hiếu tặng hoa GS Y.N.Da-xu-rơ-xki Báo chí cũng là lĩnh vực rất cần chinh phục được niềm tin của công chúng. Báo chí tồn tại là nhờ công chúng. Vì lẽ đó, để tồn tại báo chí không còn cách nào khác là thu phục niềm tin của họ. Chỉ khi họ tin thì báo chí nói gì họ mới nghe, mới theo. Tất nhiên, niềm tin ấy phải xây dựng trên cơ sở khách quan chứ không phải là “niềm tin mù quáng”, niềm tin theo kiều mị dân, lừa bịp như chế độ Nhà thờ xưa. Niềm tin ấy sớm muộn cũng sẽ sụp đổ như thời kì Trung cổ ngày nào.
  3. Báo chí nên lấy sự thật và lợi ích của bạn đọc để chinh phục niềm tin của họ. GS. Y.N. Da-xu-rơ-xki nói: “Hình thức truyền tải thông tin không mấy quan trọng. Vấn đề là nội dung có phù hợp với lợi ích của công chúng không, có hướng đến lợi ích của công chúng không”. Điều này là hoàn toàn hợp với quy luật cuộc sống. Nếu mình làm việc vì lợi ích của ai đó hẳn họ cũng không thể quay lưng với mình. Lại nhìn lại Báo chí Việt Nam những năm gần đây, chúng ta đã làm gì để lấy được niềm tin của công chúng? Hay mỗi n gày lại làm giảm đi một chút niềm tin ấy? Sau những vụ việc mà báo chí đưa tin như: “Thánh vật sông Tô Lịch”; “ Bưởi gây ung thư vú”; “Rau phun thuốc kích thích tăng trưởng” … hay mới đây là vụ “Trứng gà Trung Quốc tẩy trắng thành trứng gà ta”, liệu niềm tin của công chúng với báo chí có còn nguyên vẹn? Sau mỗi lần đưa tin như vậy báo chí lại đăng tin xin lỗi, đăng tin cải chính nhưng những thiệt hại không bán được rau, không bán được bưởi, không bán được trứng hay không dám sử dụng những thứ đó thì ai mới là người chịu? Chẳng phải là đông đảo quần chúng nhân dân sao? Như vậy là báo chí đã không những không vì lợi ích công chúng mà còn xâm phạm đến lợi ích của họ. Và không thể trách họ khi họ “ sợ báo chí” hay“ không thể tin nhà báo”… G.S Y.N.Da-xu-rơ-xki chia sẻ kinh nghiệm thực hiện “chính sách niềm tin” của Hội Nhà báo Liên bang Nga. Đó là chính sách lấy lại niềm tin của công chúng bằng cách kiểm soát chặt chẽ nội dung tác phẩm báo chí. Chính sách n ày phải thực hiện thực sự nghiêm túc vì lợi ích của công chúng và sự tồn tại của báo chí. Vậy Hội Nhà báo Việt Nam có nên thực hiện một chính sách như vậy? Nếu mỗi ngày báo chí lại làm mất một chút niềm tin của công chúng thì đến một ngày nào đó báo chí có tồn tại?
  4. Với tuổi đời 81 và tuổi nghề khá dài hẳn GS - Nhà báo Y-a-xen N. Da-xu-rơ-xki đã có đủ trải nghiệm để kết luận rằng: “điều nguy hiểm nhất của báo chí l à đánh mất niềm tin nơi công chúng”. Đinh Nhung Lớp Báo ảnh k27 Học viện Báo chí và Tuyên truyền
nguon tai.lieu . vn