Xem mẫu

  1. ĐIỆN ẢNH NGA, NĂM MỚI VÀ NĂM CŨ Không tái lập các thành công ở mảng phim bom tấn như năm 2008, năm 2009 chứng kiến một sự chuyển mình để tìm đường khác của điện ảnh Nga, tạo đà cho năm mới. Và chính sách đầu tư kinh phí cho điện ảnh của nhà nước trong năm 2010 (gợi nhớ tới chính sách kinh tế mới của Lênin sau cách mạng tháng Mười) khiến người ta tràn đầy hy vọng... 2009: Giữa ngã ba đường Năm 2009, sau nhiều năm chứng kiến không ít thăng trầm của công nghiệp điện ảnh của một nền điện ảnh từng là cường quốc, lần đầu tiên người ta nói rằng trong điện ảnh Nga đã xuất hiện làn sóng mới. Điều đáng nói là không chỉ nhiều nhà làm phim Nga mà còn nhiều nhà văn hóa, nhà hoạt động xã hội Nga nổi tiếng cũng đồng tình với quan điểm và sự đánh giá đó. Trong đó, trong cuộc phỏng vấn tờ Doanh nhân (một trong số các tờ báo có lượng phát hành lớn nhất tại Nga) mới đây, ông Danhin Dongurei, nhà xã hội học văn hóa nổi tiếng của Nga, tổng biên tập tạp chí Nghệ thuật điện ảnh, bày tỏ việc thống nhất với quan điểm trên nhưng lại nhấn mạnh một khía cạnh khác của vấn đề: “Tất nhiên tôi cho rằng cho là một dấu hiệu, triệu chứng tốt, nếu có thể gọi là làn sóng mới cũng được. Tuy nhiên, năm 2009 với điện ảnh Nga là năm lưỡng lự, đứng giữa ngã ba đường”. Thực tế cho thấy, trong năm qua trong nền điện ảnh Nga đã xuất hiện một lớp người trẻ với những tài năng kiệt xuất. Đó là các đạo diễn Boris Khlevnicov, Alexei Popogrevski, Kirin Serevrennicov, Pietr Buslov, Ivan Vupupaev, Nikolai Khomeriki... Trong đó, đạo diễn đầy cá tính Bakur Bakuradze từng dàn dựng Suntes tạo nhiều bất ngờ, còn đạo diễn “tài không đợi tuổi” Alexei Mizgirev với bộ phim Baben, người đánh trống, dù không phải được tất cả những nhà phê bình khó tính nhất hoan nghênh nhưng không nghi ngờ gì nữa, đó là một tài năng thực
  2. sự. Và ông Danhin Dongurei cho rằng “Những gì được sáng tạo nên bởi những người trẻ tuổi ấy chính là một thứ điện ảnh đích thực”. Năm 2009, các bộ phim của các đạo diễn trên đã hiện diện ở nhiều LHP quốc tế, tuy rằng ở tại nước Nga họ lại chưa thật sự nổi tiếng. Ngoài ra không thể không kể đến Vasili Sigarev, đạo diễn của phim Con quay (phim kể về tình yêu đầy bi kịch và sự phản bội của người con gái đối với người mẹ bê tha và trụy lạc của mình), từng gây nhiều tranh luận trong cả một thời gian dài của năm cũ. Ở khía cạnh cần tiếp tục thông qua các tác phẩm điện ảnh để không chỉ phản ánh mà còn quảng bá những tinh hoa văn hóa, người ta cho rằng các bộ phim thuộc nhiều vùng miền khác nhau của đất nước cần giới thiệu được một không gian văn hóa thống nhất trong đa dạng. Ngoài ra, cần khắc phục được tình trạng “áo gấm đi đêm”, nói cách khác các bộ phim xuất sắc của Nga không chỉ cần được đón chào, ca ngợi ở Matxcơva, Saint Peterburg mà còn cần được biết đến nhiều hơn ở Venise, Cannes và các LHP khác... Trên thực tế, với điện ảnh Nga 2009, dù các nhà sản xuất và làm phim không tiếp nhận hào hứng lắm một cụm từ lâu được cho là nên cho vào sự lãng quên là giữa ngã ba đường, nhưng đó lại là một cách gọi đúng tên sự vật, nói cách khác đó cũng là thực trạng về một sự loay hoay, trăn trở của một nền nghệ thuật đã và đang có quá nhiều tiềm năng. Về mặt đề tài, nhiều nhà làm phim Nga cũng thừa nhận rằng đề tài về tổ quốc, đất nước đã không được thể hiện như mong muốn, đó là chưa kể trong nhiều phim các đạo diễn lại thể hiện đề tài này với “bè trầm”, “gam tối”; trong khi ít có phim nào tạo được âm điệu hào sảng, cảm hứng dào dạt, có sức lay động mạnh mẽ, đánh thức niềm tự hào dân tộc, vang vọng với những dư ba có sức lan tỏa về đề tài này... như từng đã xảy ra trong điện ảnh Nga - Xôviết trong nhiều thời kỳ.
  3. Bình luận một cách hình ảnh về việc thể hiện đề tài nói trên, ông Danhin Dongurei cho rằng: “Chúng ta sẽ luôn luôn không hài lòng nếu khi nói rằng về tổ quốc mà chỉ cần nói bởi khí âm, bè trầm... Bạn không thể chuyển tới người xem hoặc là những cái thùng phuy khổng lồ với đường hoặc chỉ là một gói nhỏ mứt bột quả. Để tránh cả hai thái cực ấy, lúc đó tốt hơn cả là im lặng. Bất cứ đề tài nào cũng cần thể hiện đến nơi đến chốn và chỉ nên làm phim với cảm hứng chín muồi. Ngoài ra, cách kết phim cũng rất quan trọng. Người ta đã từng nói rằng chưa thể đoán định được điều gì, nếu bộ phim Baben, người đánh trống của Alexei Mizgirev chưa kết thúc”. Nhưng xét toàn cục về điện ảnh Nga 2009, mọi người đều thấy rằng cuộc khủng hoảng trong công nghiệp điện ảnh Nga về nhiều phương diện đã đỡ gay gắt hơn và đã có nhiều tín hiệu tốt đẹp được chờ đợi trong năm mới 2010. Về chính sách vĩ mô, trong năm cũ, mặc dù nhà nước chưa cho ra đời những quy định và chính sách, dự án mới về điện ảnh để có thể triển khai vào năm mới nhưng nhà nước đã quyết định tăng ngân sách cho điện ảnh cho năm mới. Về thị hiếu, nhu cầu cũng như sự chờ đợi của khán giả, giờ đây khán giả Nga vẫn mong muốn được xem những bộ phim lịch sử hoành tráng như thời có các phim về chiến tranh vệ quốc vĩ đại chứ không phải là những phim khá thô thiển và nặng về tôn sùng chủ nghĩa cá nhân của một thời. Tuy nhiên, trước thực tế trong tương lai gần người ta sẽ dàn dựng phim Nguyên soái Nakhimov - 2 và Những con tàu tấn công pháo đài - 2... thì nhiều nhà xã hội học văn hóa lại cho rằng đó thực sự là một cách làm không hiệu quả, do từng có các bộ phim tương tự với quan niệm làm phim hoành tráng và ngốn những khoản tài chính lớn nhưng không đem lại hiệu quả kinh tế xã hội. Và nhiều người cho rằng cuộc khủng hoảng thiếu về ý tưởng trong điện ảnh cũng nguy hiểm không kém so với khủng hoảng trong kinh tế. Nói cách khác, một trong nhiều việc mà điện ảnh Nga cần khắc phục trong năm mới là sự cạn kiệt ý tưởng, việc không có ý tưởng mới, sự né tránh phản ảnh một cách
  4. chân thực và dũng cảm đề tài cuộc sống hôm nay, cũng như cần phải tiếp thu và phát huy những gì được cho là tinh hoa trong những bộ phim Xô viết cũ... và thể hiện các bộ phim mới với những thủ pháp nghệ thuật hiện đại, ngang bằng đẳng cấp quốc tế... Ngoài ra, với sự đầu tư ngân sách to lớn của nhà nước thì vấn đề tiên quyết đặt ra về mặt đề tài là việc phải chọn lựa các phim nào sẽ nên làm. Trên thực tế, việc làm các phim cổ trang hoặc chuyển thể các tác phẩm văn học kinh điển l à sự lựa chọn ưa thích của nhiều nhà sản xuất phim và các công ty điện ảnh Nga hiện nay. Ông Sergei Nhecrasov, phó tổng biên tập tạp chí Thương mại điện ảnh ngày nay trong một cuộc trả lời phỏng vấn của báo Sự thật đoàn viên vào một ngày cuối năm 2009 mới đây cho biết, nhiều người trong số các đạo diễn Nga nói rằng họ cần ít nhất 500 bộ trang phục cho một phim cổ trang. Tr ên thực tế không phải người ta không may được số áo đó, nhưng vấn đề là ai sẽ thực hiện và kiểm tra công việc thực hiện dự án. Vì thế, nhiều ý kiến cho rằng thay vì làm phim cổ trang thì đã đến lúc điện ảnh Nga có thể và nên làm những bộ phim bom tấn về đề tài hiện đại. Tuy vậy, trước vấn đề “những ai sẽ dàn dựng chúng, có phải đó là đại diện của làn sóng Nga mới?” thì đó lại là một đề tài mà các nhà sản xuất phim Nga chưa bao giờ thảo luận cả. Điều đáng nói là tại nước Nga, để dàn dựng khoảng 15- 20 phim bom tấn thì cần khoảng 40-60 đạo diễn có khả năng làm việc đó. Người ta có thể dàn dựng các bộ phim trong đó ghi tên tới... 30 đạo diễn, những người có khả năng chi tiêu 10 triệu đô la hoặc nhiều hơn và đó là một vấn đề bức bối, được người ta khái quát thành vấn đề của mọi vấn đề... Trong giới làm nghề, ở Nga hiện nay chỉ có duy nhất Timur Bermambelov là người có khả năng đạt tới đẳng cấp của các nhà làm phim bom tấn phương Tây. Nhiều phim của đạo diễn này được thực hiện ở Hollywood, trong đó có Tia chớp màu đen, một phim được cho là anh có thể làm hay hơn ngay tại Nga. Được biết, Timur Bermambelov được ký hợp đồng làm phim tại Mỹ tới 2013. Đó là trường
  5. hợp duy nhất trong số các đạo diễn Nga thành công khi sáng tạo ở Hollywood. Đánh giá về đạo diễn này, người ta cho rằng thậm chí Sergei Eisenstein (đạo diễn lỗi lạc, tác giả của Chiến hạm Potemkin, một trong những phim kinh điển của Nga và thế giới) cũng không làm được như thế, đó là chưa kể đạo diễn Andrei Kontralovski và nhiều người khác... Trong năm 2009 chỉ có duy nhất một phim lịch sử, không được nhà nước đặt hàng nhưng đã tốn một khoản kinh phí không nhỏ, và trong năm mới người ta sẽ còn nói nhiều về bí quyết thành công của nó. Đó là bộ phim Sa hoàng của Paven Lungin, một tác giả và đạo diễn điện ảnh được tín nhiệm cao. Bộ phim này đã đề cập tới các vấn đề tôn sùng cá nhân, sung đột xã hội, quyền lực... Phim được biết đến và đánh giá cao ở nước ngoài, tuy vậy dù việc quảng cáo cho phim thực hiện rất tốt nhưng có vẻ người xem nội địa chưa thật mặn mà với tác phẩm có nhiều mới mẻ trong thể nghiệm, cách tân và tìm tòi mang đậm dấu ấn tác giả này. Một trong những thành công và là điểm nhấn tạo ấn tượng sâu sắc của phim là vai đại giáo chủ Philipp, vai diễn mới nhất của diễn viên Nga lỗi lạc Olex Iancovski, một nhân vật xuất chúng của thế hệ mình. Hầu như mọi khán giả Nga đều thích diễn viên này. Chỉ có điều không hiểu vì sao cho đến bây giờ vẫn chưa xuất hiện trên màn ảnh phim Anna Karenina, trong đó Olex Iancovski cũng đóng một vai chính. Và về xu hướng tiếp nhận tác phẩm điện ảnh cũng như thị hiếu khán giả trong nước, nhiều nhà phê bình Nga đã tỏ ý quan ngại rằng, họ không thể hiểu được bây giờ người ta lại xem Anna Karenina ở London, New York dễ dàng hơn so với ở Matxcơva, đó là một điều dự báo về một thực tế nguy hiểm trong thay đổi cách xem, cách thụ cảm tác phẩm điện ảnh... từ phía khán giả nội địa... Không chỉ sau Sa hoàng mà đạo diễn Paven Lungin vốn đã được biết đến nhiều hơn kể từ sau phim Hoang đảo. Paven Lungin được xem là “người có năng lực làm phim mãnh liệt” và từng chiếm được cảm tình của đông đảo khán giả khi trở thành nhà vô địch của chương trình trên kênh truyền hình Nước Nga. Bộ phim
  6. này có nhiều cách tân mới mẻ về thủ pháp thể hiện dù trong cơ sở chính của cốt truyện một bộ phim về Nga hoàng vẫn là đề tài bạo chúa. Vấn đề cũng tạo được sức hút nơi khán giả nhiều lứa tuổi do gần đây trong một chương trình truyền hình mang tên Tên nước Nga người ta còn bàn đến vấn đề ai quân phiệt hơn giữa Stalin và Nga hoàng Ivan đại đế... Và người xem muốn xem phim và tiếp tục tranh luận. 2010: Dưới cơn mưa tiền Cuộc khủng hoảng trong điện ảnh Nga được người ta nói tới trong suốt năm 2009 giờ đã thay đổi. Nói cách khác, thay cho sự thiếu tiền và thiếu kinh phí đầu tư từ ngân sách nhà nước, sẽ có một cơn mưa tiền thực sự mà được tắm trong cơn mưa đó không phải ai khác mà chính là các nhà sản xuất và đạo diễn Nga. Thời gian gần đây, không chỉ các nhà làm phim Nga mà đa số các khán giả Nga vốn dành cho nền điện ảnh nội địa những tình cảm sâu đậm cùng những trăn trở, hy vọng cho sự thay đổi của một nền nghệ thuật quan trọng nhất trong các nghệ thuật... đều tỏ ra hồ hởi trước tin tức được đưa ra một cách chính thức rằng trong năm 2010, nhà nước sẽ đầu tư cho điện ảnh Nga một khoản kinh phí khoảng trên 5,5 tỷ rúp (tức trên 200 triệu đôla). Nhiều nhà sản xuất phim Nga cho rằng, đó là số tiền không chỉ nhiều mà là khổng lồ. Sở dĩ người ta nói vậy bởi nếu so sánh với năm 2009, chính nghệ thuật quan trọng nhất trong các nghệ thuật đ ã không được nhận một xu nào từ ngân sách nhà nước. Trong khi đó, vào cả một giai đoạn nhiều năm trước đây, ngân sách nhà nước dù rất hào phóng cũng chỉ rót cho các nhà điện ảnh Nga khoảng từ 2 đến 3 tỷ rúp mà thôi. Tuy vậy, người ta cũng không quá lạc quan khi cho rằng sẽ còn rất lâu và không phải tất cả các nhà làm phim Nga sẽ đều được tắm trong một cơn mưa tiền như vậy. Vấn đề là ở chỗ, các quan chức nhà nước sẽ xem xét và quyết định cơ chế đầu tư, với sự thay đổi có tính căn bản, cho điện ảnh. Vào năm 2009, Bộ Văn hóa Nga, cơ quan nhận và phân bổ ngân sách, được xem là đã thực hiện “chính
  7. sách cào bằng” khi đầu tư cho tất cả những ai có nhu cầu làm một bộ phim nào đó. Ngoài ra, các nhà sản xuất và đạo diễn không có nghiã vụ phải hoàn trả số tiền đó cho nhà nước. “Chính vì điều đó nên đã diễn ra tình trạng lãng phí ghê gớm”, đạo diễn Nikita Mikhancov - Chủ tịch Hội Điện ảnh Nga - tỏ ra bức xúc tại hội thảo Công nghiệp điện ảnh Nga 2009 được tổ chức vào ngày 18-11-2009. Ông còn cho biết, số tiền dành cho làm phim đã được phân bổ cho 100 bộ phim, nhưng trong số đó chỉ quay được 50 phim, và trong đó cũng chỉ có 5 phim hoàn thành kịp tiến độ phát hành theo dự kiến. Vì thế điện ảnh đã thực sự trở thành chỗ kiếm ăn tốt dành cho những kẻ “rút ruột công trình” (có người còn gọi đó là “những kẻ bịp bợm”), khi đã nhận kinh phí nhưng lại quên béng chuyện làm phim. Ngoài ra, không có bất sứ nhà sản xuất và nhà đạo diễn nào có đủ sự kích thích cần thiết để sản xuất một thứ điện ảnh đủ năng lực chịu trách nhiệm, nói cách khác l à các bộ phim tương xứng mà vì những tác phẩm điện ảnh nh ư thế người xem đã có thể mua vé vào rạp; trong khi đồng tiền cứ một đi không bao giờ trở lại. Nhưng vào năm 2010 thì khác, bởi vì người ta đã quyết định tập trung mọi sức lực để đấu tranh và khắc phục hệ thống được xem là rất không tốt đẹp đó... Từ xuất phát điểm đó, đạo diễn Nikita Mikhancov cũng hứa hẹn một cách chắc nịch rằng, vào năm mới này cơ chế đầu tư cho điện ảnh sẽ có sự thay đổi về chất. Ông cho biết số tiền hơn 5,5 tỷ rúp đó sẽ được đầu tư chủ yếu cho một số công ty và hãng điện ảnh đóng vai trò động lực và đầu tàu. Vẫn như trước đây, bất kỳ hãng phim nào đều có thể gửi đề nghị xin đ ược đầu tư kinh phí. Tuy nhiên, một hội đồng giám định hội đủ các tiêu chuẩn khắt khe của Bộ Văn hóa sẽ cân đong đo đếm chọn trong số đó để lấy chỉ khoảng 15 công ty, để rồi sau đó sẽ chỉ chọn 5 công ty vào chung kết, và 5 ứng viên được chọn mặt gửi vàng này sẽ được nhận những khoản kinh phí khổng lồ. Ngoài ra, một điều khác biệt nữa là với số tiền đó, các công ty không chỉ có trách nhiệm sản xuất và phát hành phim mà còn phải nộp lại lợi nhuận có được từ sản xuất phim cho nhà nước. Nếu đó là phim tài liệu, phim thiếu nhi hoặc phim tác giả - thể nghiệm thì có thể không phải hoàn lại tất cả
  8. mà chỉ nộp lại một phần kinh phí (sẽ tùy vào thể loại phim mà lập dự toán về việc hoàn lại kinh phí thích hợp), và nếu bộ phim đó thu hút được cả triệu khán giả mua vé vào rạp thì đương nhiên nhà sản xuất sẽ phải hoàn lại toàn bộ số tiền đã được đầu tư... Khi tính đến các khía cạnh khác của việc đầu t ư, đạo diễn Nikita Mikhancov nhấn mạnh: Đương nhiên tôi đề nghị không áp dụng cơ chế này với các bộ phim tuyên truyền chính trị do nhà nước đặt hàng. Nếu lãnh đạo đất nước muốn chúng ta sản xuất các phim, ví dụ như phim về Suvorov (một danh tướng Nga thời chiến tranh chống Napoleon) thuộc dạng phim trên, thì cần những khoản kinh phí riêng, không tính đến số tiền 5,5 tỷ rúp đó. Còn cơ chế đầu tư và cung cách làm phim kiểu mới rõ ràng sẽ đem lại cho các đạo diễn những sáng tạo nghệ thuật một cách tự do và trách nhiệm hơn. Chúng ta có thể thấy rõ rằng mọi điều sẽ khác nếu đồng tiền được trao đúng người đúng việc, nói cách khác là cho những bàn tay sạch và tốt. Và ở bình diện khác, mong muốn của nhà nước kiểm soát việc đầu tư kinh phí là hoàn toàn bình thường, vì suy cho cùng đó chính là đồng tiền do người dân nộp thuế. Tuy vậy, với tất cả tính ưu việt của cơ chế mới thì vẫn không thể nói rằng mọi thứ đã hoàn hảo. Mặt khác, cũng chưa thể có bất cứ đảm bảo nào rằng một số quan chức không lợi dụng và tranh thủ “cơ chế thoáng” để làm lợi cho mình. Có thể nói 5,5 tỷ rúp là một cái bánh quá béo bở và ngon lành mà bất kỳ công ty điện ảnh nào cũng sẵn sàng cạnh tranh quyết liệt để giành lấy một phần. Điều đó cũng khiến người ta nghĩ đến một không gian khác rất có thể sẽ xảy ra cho sự ho ành hành của hệ thống tham nhũng và hối lộ... Tuy nhiên, những vấn đề đáng quan tâ m không chỉ có thế, ông Sergei Nhecrasov bình luận. Theo đó, trong cả trường hợp không tính đến vấn nạn tham nhũng, thì cũng còn nhiều vấn đề phải đề cập đến. Trên thực tế vẫn có các công ty điện ảnh sẽ chiến thắng trong cuộc cạnh tranh giành ngân sách, khi họ chứng minh đủ khả năng sản xuất các bộ phim có hiệu quả xã hội cao. Và đằng sau họ không
  9. thiếu các công ty nhỏ không thể sản xuất các bộ phim lớn. Nh ưng chính trong các bộ phim vừa tầm của các hãng nhỏ đó lại nhiều khi bất ngờ xuất hiện những tìm tòi mới mẻ trong cả cách chọn và phản ánh các đề tài mới, nhất là trong các cách tân, đột phá... thúc đẩy sự phát triển của ngôn ngữ điện ảnh. Nh ư vậy, không phải tất cả các khoản đầu tư lớn sẽ chắc chắn đều thành công, và cuối cùng người xem vẫn mất niềm tin và điện ảnh trong nước. Nói cách khác, không thể không nói rằng, sự tăng vọt về đầu tư ngân sách cho điện ảnh là bước đi chỉ có ý nghĩa hoàn toàn tích cực xét từ phía chính quyền nhà nước. Được biết, nếu không có gì thay đổi, cơ chế đầu tư mới nói trên sẽ được Bộ Văn hóa Nga cho áp dụng từ tháng 3-2010. Nhưng trước đó, người ta phải tiến hành chọn lựa các công ty điện ảnh đóng vai tr ò đầu tàu để sẽ chọn mặt gửi vàng... và hy vọng một sự cạnh tranh tích cực, lành mạnh sẽ được mở ra... Vĩ thanh Như vậy, vấn đề đặt ra là phải chăng rất nhiều thăng trầm cũng như sự băn khoăn, trăn trở, lưỡng lự của tình trạng giữa ngã ba đường về nhiều mặt của điện ảnh Nga 2009 sẽ được giải tỏa bởi được tắm mát dưới cơn mưa tiền của năm mới 2010? Chưa thể nói trước điều gì nhưng có một số cơ sở để hy vọng điện ảnh Nga sẽ tạo nên những thay đổi mới. Cơ sở đó được dựa vào tư duy mới trong đầu tư của nhà nước, những cải cách, đổi mới được thay đổi về chất trong cung cách thủ tục trao và nhận ngân sách của chính những người làm điện ảnh, việc rút ra những kinh nghiệm sống còn từ cách làm phim “đốt tiền”, sự vươn ra thị trường thế giới của công nghiệp điện ảnh Nga, sự thay đổi về cách chọn đề t ài phù hợp, sự xuất hiện của những nhân tố mới trong điện ảnh, của những đạo diễn t ài không đợi tuổi... Đến lượt mình, sau khi đã được mát nhất định bởi cơn mưa từ nhà nước, họ phải tắm mát khán giả, trước hết là khán giả nội địa, bởi những tác phẩm có đủ sức
  10. giải cơn khát cho đại đa số khán giả Nga đang có nhiều thay đổi phức tạp về nhu cầu, thị hiếu... Và dù bộ phim Baben, người đánh trống của Alexei Mizgirev vẫn chưa kết thúc, thì theo truyền thống của người Nga, những người yêu mến điện ảnh Nga - Xôviết trước đây và Nga ngày nay vẫn có quyền hy vọng và chờ đợi...
nguon tai.lieu . vn