Xem mẫu

  1. DICOFOL LÀ GÌ? Dicofol là một chất diệt côn trùng đúng ra chất tiêu diệt loại tiết túc trong đó có con mạt (MITE) tiếng Anh gọi nhóm này là acaricide (acarode là nhóm tiết túc và –cide là diệt). Trên mặt hóa học, dicofol là một chất clorua hữu cơ có cấu trúc giống DDT, vì đây là chất trung gian trong quá trình tổng hợp DDT. Chất này rất độc cho sinh vật sống trong nước và có thể làm mỏng vỏ trứng của một số loài chim. Sản xuất và luật lệ: Dicofol ra đời năm 1956 và sản xuất ở nhiều nước như Ấn-độ, Tây- ban-nha, Do-thái, và Trung quốc. Thuốc bán dưới nhiều tên thương mãi khác nhau như Kelthane và Acarin. Chúng ta biết DDT độc hại và tồn tại rất lâu trong đất. Năm 1986 cơ quan bảo vệ môi sinh Hoa-kỳ tạm thời không cho dùng dicofol vì nhiễm DDT cao ở sản phẩ m. Những quy trình sản xuất mới có thể làm dicofol với
  2. mức kỷ thuật cao chứa 0.1% DDT. Hiện nay khối Liên Âu hay EU đòi hỏi sản phẩm phải chứa DDT dưới mức này. Năm 1990 Thụy-điển cấm dùng dicofol vì lý do sinh thái. Tại Thụy-s ĩ chỉ được dùng chất này để nghiên cứu. Tại Hoa-kỳ không được dùng dicofol quá 1 lần mỗi năm, và vương quốc Anh cho phép dùng tối đa 2 lần mỗi năm. Sử dụng: Dicofol dùng để diệt các con mạt sống trên cây trái hay hạt. Đây là 1 chất độc tiếp xúc giết côn trùng sau khi ăn hay bám trên mùa màng. Ở nhiều nước, dicofol có thể dùng kết hợp với phosphate hữu cơ như parathion- methyl và dimethoate. Hiện nay không có các con số sử dụng, nhưng dữ liệu của vương quốc Anh cho thấy từ năm 1994 đến 1997 là 1143 kg (?) mỗi năm. Chất này được dùng cho các loại trái cây như táo, lê, dâu. Theo dữ liệu của Hoa-kỳ từ 1987 đến 1996, lượng dicofol sử dụng trong nông nghiệp khoảng 390 00 Kg cho 290 000 mẫu đất. Dùng nhiều nhất để bảo vệ cây bông vải (50% ) và các cây chanh cam (30%) tại 2 tiểu bang California và Florida. Độc tính cấp:
  3. Liều độc cấp tính LD50 hay là liều uống giết 50% chuột cống trong phòng thí nghiệm là 595-690 mg/Kg. Tổ chức y tế thế giới sắp chất này vào nhóm độc hại nhẹ. Dicofol là chất độc thần kinh, ở động vật có vú, Dicofol gây kích thích cao độ dẫn truyền dọc theo trục của tế bào thần kinh, do ức chế một số enzyme trong hệ thần kinh trung ương. Triệu chứng sau khi nuốt hay hít phải chất này gồm buồn nôn, choáng váng, yếu ớt và nôn mửa. Tiếp xúc ngoài da có thể làm xót da hay ngứa; tiếp xúc ở mắt có thể làm viêm làm viêm kết mạc. Có thể ngộ độc ở gan, thận, hệ thần kinh trung ương. Những trường hợp quá nặng có thể sinh động kinh, bất tỉnh hay chết do suy hô hấp. Dicofol tồn trữ trong mô mỡ. Hoạt động mạnh hay nhịn đói có thể di chuyển hóa chất làm tái uất hiện triệu chứng ngộ độc kéo dài sau khi tiếp xúc. Độc tính thần kinh Dicofol sinh tác dụng độc hại thần kinh ở chuột cống trong thử nghiệm độc tính thần kinh. Cơ quan bảo vệ sinh thái Hoa-kỳ cũng yêu cầu nghiên cứu độc tính thần kinh sau khi sinh ở chuột cống để có dữ liệu về độc tính này.
  4. Tác dụng mãn tính: Thử nghiệm trên động vật thí nghiệm cho thấy tác dụng chính sau khi tiếp xúc lâu dài dicofol gồm tăng trọng lượng gan và cảm ứng enzyme ở chuột cống, chuột nhắt và chó. Cũng thấy biến đổi chuyển hóa adrecorticoit (thuộc hệ thống nội tiết tố). Ở chuột cống thay đổi hormone kèm theo thay đổi mô học không bào hóa (vacuolation) ở tế bào nang thận. Chưa có bằng chứng gây ung thư ở người. Dư lượng trong thức ăn và nước: Năm 1996 nước Anh tìm thấy dư lượng trên táo, lê và dâu cao hơn dự kiến. Hoa-kỳ chưa đưa ra mức ô nhiễm tối đa (MCL: maximum contaminant level) của dư lượng dicofol trong nước uống. Tại Liên Âu mức tối đa cho tất cả các hoạt chất là 0.1 mg/lit hay 1 phần tỉ (ppb). Tồn tại trong sinh thái: Theo bộ nông nghiệp Hoa-kỳ, dicofol có thời gian bán hủy trong sinh thái khoảng 60 ngày. Những nghiên cứu khác của cơ quan bảo vệ sinh thái cho thấy thời gian bán hủy của dicofol có thể từ nhiều ngày đến nhiều tháng, từ 2 đến 4 tháng ở California và Florida. Hóa chất tồn tại lâu hơn ở vùng đất acid như đất phèn hơn là đất trung tính hay kiềm hay trong nước.
  5. Chúng tôi đoán dicofol ở Việt-nam mua từ Trung quốc, nhưng nhà nước có ấn định mức tạp chất DDT trong Dicofol không, và bộ nông nghiệp có văn bản nào hướng dẫn sử dụng an toàn chất này không, báo chí nên đặt vấn đề với bộ nông nghiệp Việt-nam. Bài này dựa theo tài liệu của cơ quan bảo vệ môi sinh Hoa-kỳ (EPA) và tài liệu của tổ chức y tế thế giới. Ds Lê Văn Nhân
nguon tai.lieu . vn