Xem mẫu

  1. Dịch vụ thẩm định giá ở Việt Nam. Những vấn đề về quản lý Nhà nước Giảng viên hướng dẫn: Vũ Minh Đức
  2. GIỚI THIỆU 1. Lý do chọn đề tài. 2. Mục đích nghiên cứu. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu. 4. Phương pháp luận nghiên cứu. 5. Kết cấu nội dung nghiên cứu.
  3. 1. Lý do chọn đề tài. • Hoạt động Thẩm định giá là một hoạt động chuyên nghiệp rất cần thiết đối với sự vận hành của nền kinh tế thị trường và nó ngày càng trở nên bức thiết hơn với nền kinh tế Việt Nam. • Lĩnh vực này tuy xuất hiện từ lâu trên thế giới nhưng vẫn là một lĩnh vực mới mẻ tại Việt Nam và rất có triển vọng trong tương lai. • Tìm hiểu về vấn đề này cũng là một cách tiếp cận để hiểu rõ hơn về chuyên ngành mình đang học.
  4. 2. Mục đích nghiên cứu. • Tìm hiểu về thực trạng dịch vụ thẩm định giá ở Việt Nam và quản lý Nhà nước về dịch vụ này. • Giúp sinh viên có cơ hội và cái nhìn tổng quát về môi trường nghề nghiệp tương lai.
  5. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu. • Đối tượng nghiên cứu: Dịch vụ Thẩm định giá ở Việt Nam và sự quản lý Nhà nước đối với dịch vụ này. • Phạm vi nghiên cứu: Việt Nam.
  6. 4. Phương pháp luận nghiên cứu. • Chủ yếu thu thập dữ liệu thứ cấp thừ tất cả các nguồn, ví dụ: sách, báo, giáo trình về thẩm định giá, tài liệu trong thư viện, internet, các kênh thông tin truyền thông… • Phân tích và xử lý dữ liệu: phân tích các thông tin, tài liệu thu thập được, chọn lọc các thông tin, tài liệu đó để trả lời cho phần các vấn đề chung.
  7. 5. Kết cấu nội dung nghiên cứu. I. Dịch vụ. II. Dịch vụ thẩm định giá. III. Sự quản lý của Nhà nước.
  8. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN 1. Cơ sở lý thuyết. 2. Phương pháp luận.
  9. 1. Cơ sở lý thuyết. • Cơ sở thứ cấp là chủ yếu. Lấy thông tin chủ yếu từ trên internet. • Các nguồn thông tin lấy từ trang web của Hội thẩm định giá Việt Nam, các công ty hoạt động về thẩm định giá, bộ tài chính, cục quản lý giá và các văn bản pháp luật của Nhà nước ban hành về thẩm định giá và có liên quan.
  10. 2. Phương pháp luận. Bài thảo luận này được trình bày theo lối diễn dịch. Từ các vấn đề mấu chốt, trọng tâm diễn giải để giải thích cho vấn đề được nêu ra nhằm làm rõ nội dung, quan điểm.
  11. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. Dịch vụ. II. Dịch vụ thẩm định giá. III.Sự quản lý của Nhà nước.
  12. I. Dịch vụ. Dịch vụ là hàng hóa phi vật chất. Những đặc tính của dịch vụ: - Tính vô hình (Intangibility). - Tính đồng thời (Simultaneity) và không th ể tách rời (Inseparability). - Tính không đồng nhất (Variability). - Tính không lưu trữ được (Perishability).
  13. II. Dịch vụ thẩm định giá. 1. Dịch vụ thẩm định giá là gì? 2. Dịch vụ thẩm định giá là một dịch vụ đặc biệt? 3. Thời gian dịch vụ thẩm định giá xuất hiện? 4. Hiện trạng của dịch vụ thẩm định ở Việt Nam? 5. Triển vọng của dịch vụ thẩm định giá ở Việt Nam?
  14. 1. Dịch vụ thẩm định giá là gì? Căn cứ theo Điều 4. Pháp lệnh giá Số: 40/2002/PL-UBTVQH10 quy định. Ngoài ra còn nhiều định nghĩa về thẩm định giá: Theo giáo sư Lim Lan Yuan, Trường xây dựng và bất động sản, Đại học quốc gia Singapore; Theo giáo sư W.Seabrooke, Viện Đại học Portsmouth, Vương quốc Anh …
  15. 1. Dịch vụ thẩm định giá là gì? (tiếp) Như vậy, dịch vụ thẩm định giá được hiểu là hoạt động hay công việc đánh giá lại giá trị tài sản sao cho phù hợp với thị trường tại một địa điểm, thời điểm xác định theo tiêu chuẩn Việt Nam hoặc quốc tế. Dịch vụ này thuộc dịch vụ chuyên môn.
  16. 2. Dịch vụ thẩm định giá là một dịch vụ đặc biệt? • Thứ nhất, dịch vụ thẩm định giá là một công việc cần thiết đối với nền kinh tế. • Thứ hai, công việc này đòi hỏi tính chuyên môn cao. • Thứ ba, dịch vụ này có các tổ chức riêng hoạt động, quản lý. • Ngoài ra, kết quả của dịch vụ này có vai trò quan trọng đối với hoạt động của nền kinh tế.
  17. 3. Thời gian dịch vụ thẩm định giá xuất hiện. • Thẩm định giá có mặt ở nước ta từ cuối những năm 90 của thế kỷ XX. • Dịch vụ thẩm định giá chính thức phát triển mạnh trên toàn quốc vào khoảng giữa năm 2005.
  18. 4. Hiện trạng của dịch vụ thẩm định ở Việt Nam. • Quy mô của dịch vụ: dịch vụ thẩm định giá ở Việt Nam hoạt động hầu hết với quy mô nhỏ lẻ, có nhưng ít các quy mô hoạt động lớn. • Đối tượng và phạm vi hoạt động là các quan hệ về tài sản và quyền tài sản. • Hiện nay, cả nước ta có khoảng 200 DN Việt Nam và 3 DN nước ngoài .
  19. 4. Hiện trạng của dịch vụ thẩm định ở Việt Nam. (tiếp) • Phương thức hoạt động: dưới hình thức là các công ty về thẩm định giá. • Các dịch vụ chính: - Thẩm định giá: Thẩm định giá bất động sản, Thẩm định giá trị máy móc thiết bị, Thẩm định giá trị tài sản vô hình: giá trị doanh nghiệp, tài sản trí tuệ. - Ngoài ra còn có dịch vụ đấu giá, nghiên cứu thị trường, thẩm định cho nhiều mục đích khác nhau.
  20. 5. Triển vọng của dịch vụ thẩm định giá ở Việt Nam. Ở Việt Nam, hoạt động thẩm định gia cũng đã có những bước phát triển nhất định. • Năm 1997,gia nhập Hiệp hội những người thẩm định giá các nước ASEAN. • Năm 1998 trở thành “thành viên thông tấn” của Ủy ban Thẩm định giá quốc tế. • Ngày 8/5/2002 Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua Pháp lệnh giá trong đó dành: Mục 3, gồm 6 điều quy định cụ thể đối với hoạt động thẩm định giá. • Ngày 3/8/2005 Chính phủ ban hành Nghị định 101/2005/NĐ-CP về Thẩm định giá.
nguon tai.lieu . vn