Xem mẫu

  1. Địa chất môi trường Environmental Geology • Chương 1: Những nhận thức cơ bản • Chương 2: Các vật liệu và quá trình trái  đất • Chương 3: Đất và môi trường • Chương 4: Các tai biến tự nhiên: tổng  quan • Chương 5: Sông và lũ lụt • Chương 6: Trượt đất và các hiện tượng  liên quan
  2. • Chương 7: Động đất và các hiện  tượng liên quan • Chương 8: Hoạt động núi lửa • Chương 9: Các tai biến bờ biển • Chương 10: Nước: quá trình, cung  cấp, và sử dụng • Chương 11: Ô nhiễm nước và xử lý • Chương 12: Các khía cạnh địa chất  của sức khỏe môi trường
  3. Chương 1: NHỮNG NHẬN THỨC  CƠ BẢN 1.1 Giới thiệu Địa chất môi truờng
  4. • Mọi thứ đều có sự bắt đầu và kết thúc.  • Trái đất hình thành cách ngày nay khoảng  4.5 tỉ năm khi đám mây khí giữa các vì sao  hình thành các sao sơ khởi và các hệ thống  hành tinh.  • Sự sống trên Trái đất bắt đầu khoảng 3 tỉ  năm và từ đó vô số các sinh vật đa dạng đã  xuất hiện, phồn thịnh và biến mất, chỉ để lại  hóa thạch, đánh dấu vị trí của nó trong lịch  sử Trái đất.  • Chỉ cách đây vài triệu năm, tổ tiên của  chúng ta ấn định một giai đoạn cho sự  thống trị hiện diện của loài người. 
  5. • Không nghi ngờ gì nữa, mặt trời rồi cũng  sẽ mất, chúng ta cuối cùng cũng sẽ biến  mất.  • Quan sát trong vài triệu năm vai trò của  chúng ta trong lịch sử Trái đất có thể  không quan trọng, nhưng đối với cuộc  sống của chúng ta hiện nay và đối với  con cháu chúng ta, những tác động đến  môi trường thực sự đáng kể.
  6. Về phương diện địa chất có thể nói rằng  •Về phương diện địa chất có thể nói rằng  con người tồn tại trong thời gian rất ngắn  ngủi.  Ví dụ, Khổng long cai trị đất liền hơn  •Ví dụ, Khổng long cai trị đất liền hơn  100 triệu năm.  Chúng ta không biết sự chế ngự của  •Chúng ta không biết sự chế ngự của  chúng ta sẽ dài bao lâu, nhưng những hồ  sơ hoá thạch đã thừa nhận rằng tất cả  các loài cuối cùng đều tuyệt chủng. 
  7. • Chúng ta có thể hy vọng rằng loài người sẽ  để lại điều gì đó hơn một số hóa thạch đánh  dấu thời gian ngắn trong hồ sơ này khi  Homo sapien thịnh vượng.  • Với sự tiến hóa, hy vọng rằng loài người sẽ  nhận thức nhiều hơn về môi trường và tìm  những cách để sống hài hòa với hành tinh  chúng ta.
  8. • Địa chất môi trường là khoa học địa  chất ứng dụng, một cách cụ thể, đó là  việc sử dụng các thông tin địa chất để  giúp con người giải quyết các xung  đột trong sử dụng đất, để giảm thiểu  sự suy thoái môi trường và cực đại hóa  các kết quả có lợi của việc sử dụng  môi trường tự nhiên và bị biến đổi. 
  9. • Ứng dụng địa chất cho các vấn đề này bao  gồm các nghiên cứu sau: 1) Các tai biến tự nhiên (như lũ lụt, trượt lở  đất, động đất, hoạt động núi lửa) để giảm  thiểu sự tổn thất sinh mạng và tài sản. • 2) Cảnh quan để lựa chọn các vị trí, qui  hoạch sử dụng đất và phân tích tác động  môi trường. • 3) Các vật liệu Trái đất (như khoáng sản, đá,  đất) để xác định tiềm năng sử dụng của  chúng như các tài nguyên hoặc các vị trí đổ  bỏ chất thải và các ảnh hưởng của chúng tới  sức khỏe con người.
  10. • 4) Các quá trình thủy học của nước ngầm và  nước mặt để đánh giá các tài nguyên nước  và các vấn đề ô nhiễm nước. • 5) Các quá trình địa chất (như lắng đọng  trầm tích trên đáy đại dương, sự hình thành  núi và di chuyển nước trên và dưới mặt đất)  để đánh giá những thay đổi cục bộ, khu vực  và toàn cầu.  • Xem xét độ rộng các ứng dụng này, có thể  xác định địa chất môi trường là một nhánh  của khoa học Trái đất nghiên cứu toàn bộ  phổ tương tác giữa loài người với môi trường  vật lý.
  11. • Môi trường là tập hợp tổng thể các hoàn  cảnh bao quanh một cá thể hoặc một cộng  đồng. Nó bao gồm toàn bộ các điều kiện vật  lý như không khí, nước, các khí và các dạng  địa hình ảnh hưởng đến sự phát triển của  một cá thể hoặc một cộng đồng. Nó cũng  bao gồm các điều kiện xã hội và văn hóa  như đạo đức, kinh tế, thẩm mỹ ảnh hưởng  đến hành vi của cá thể hoặc cộng đồng.  • Bởi vậy, giới thiệu về địa chất môi trường  phải xem xét không chỉ các quá trình Trái  đất, các tài nguyên và cấu trúc trái đất được  các nhà khoa học trái đất mô tả mà còn cả  xã hội và văn hóa ảnh hướng đến việc  chúng ta nhận thức và phản ứng tới môi  trường vật lý như thế nào.
  12. • What is Environmental geology? “Environmental geology is the study of the  interaction between human activity and  geological environment. It embraces  geoscientific advice in planning and  management of the geological  environment. It also involves the prediction  and forecasting of hazards and changes of  the environment caused by human  encroachment on geological processes.” Committee of the International Union of  Geological Science (IUGS)
  13. 1.2 Nhận thức môi trường và văn hóa • Nhận thức môi trường gồm toàn bộ lối  sống mà chúng ta truyền từ thế hệ này  sang thế hệ khác.  • Để khám phá căn nguyên của điều kiện  hiện tại, chúng ta phải nhìn về quá khứ để  xem những thể chế văn hoá và xã hội  ­chính trị, kinh tế, đạo đức, tôn giáo và  thẩm mỹ­ảnh hưởng đến cách mà con  người nhận thức và phản hồi tới môi  trường vật lý như thế nào.
  14. • Để giải quyết các vấn đề môi trường như  dân số quá đông, đổ bỏ chất thải độc hại,  nóng lên toàn cầu, và cạn kiệt tài nguyên  chúng ta phải nhìn về tương lai.  • Nếu thể chế xã hội góp phần vào các giải  pháp, những thay đổi cơ bản mà xã hội hoạt  động cả mức cá nhân và tổ chức sẽ là cần  thiết. Độ lớn của điều chỉnh này có thể so  sánh với độ lớn của cuộc Cách mạng Công  nghiệp đã làm thay đổi mối quan hệ giữa  con người và môi trường bằng việc đem lại  những nhu cầu liên tục gia tăng về tài  nguyên và thải ra các khối lượng liên tục gia  tăng chất thải độc hại vào môi trường.
  15. • Những quan tâm môi trường toàn cầu hiện  tại là các vấn đề chính trị hệ trọng, đòi hỏi  những cố gắng hợp tác từ cả các nước công  nghiệp và phát triển.  • Ví dụ, chúng ta không thể mong đợi các  Quốc gia Nam Mỹ quản lý rừng mưa nhiệt  đới tốt hơn nếu nước Mỹ và các nước công  nghiệp khác áp đặt sức ép kinh tế nặng nề  tới các nước Nam Mỹ xuất khẩu khối lượng  lớn tài nguyên. 
  16. • Làm sao chúng ta có thể mong đợi các nước  nghèo, nước phát triển tôn trọng môi trường  khi các nước công nghiệp giầu có không  muốn làm điều này?  • Cũng rất may, sự quan tâm của mọi người  về môi trường đang gia tăng; nếu đúng vậy  chúng ta sẽ quan sát sự tiến triển thực tế  trong việc tìm kiếm các giải pháp chính trị  cho các vấn đề môi trường. 
  17. 1.3 Đạo đức môi trường • Năm 1963 Stewart Udal công bố The Quiet  Crisis, hầu hết mọi người không nhận thấy  rằng sự cạn kiệt tài nguyên và suy thoái môi  trường đã là các vấn đề. • Ngày nay chúng ta đã nhận thức sâu sắc  điều mà Udal gọi là “khủng hoảng sự tồn  tại”. Ý thức môi trường đang làm thay đổi  các cách sống, thể chế và đạo đức chúng ta 
  18. • Tiếp cận đạo đức môi trường là sự phát triển  mới nhất trong lịch sử lâu dài của sự tiến  hóa đạo đức loài người.  • Đạo đức môi trường (gồm đạo đức sinh thái  và đất) bao gồm phạm vi tự do hoạt động  của xã hội cũng như cá nhân đấu tranh để  tồn tại trong môi trường đầy sức ép.  • Đạo đức đất đai cho rằng chúng ta có trách  nhiệm không chỉ đối với xã hội và các cá  nhân khác mà còn đối với toàn thể môi  trường, đó là quần hợp lớn hơn bao gồm  động vật, thực vật, đất, khí quyển...
  19. • Theo đạo đức này, chúng ta là những công  dân và những người bảo vệ đất đai, mà  không là những người chiếm cứ nó. Sự thay  đổi vai trò này đòi hỏi chúng ta tôn trọng và  yêu đất đai của chúng ta hơn là cho phép  nền kinh tế định đoạt mọi sử dụng đất.
nguon tai.lieu . vn