Xem mẫu

  1. DESIGN LÀ GÌ? Nova, một mô hình turbin gió mới, dự kiến sẽ được lắp đặt ngoài khơi nước Anh vào năm 2020. Theo thiết kế, mỗi turbin như thế này có công suất phát đi
  2. Danh từ Design với nghĩa “thiết kế” có từ lâu trong từ điển. Nhưng với thuật ngữ Design là một “phạm trù văn hoá và khoa học” do Giáo Sư Moholy Nagy từ Đức sang Mỹ mang theo “ý tưởng hình dáng và công năng chủ nghĩa” phục hồi “trường Bauhaus mới” (New Bauhaus) 1937 ở Chicago và năm 1938 đổi thành “trường Design”. Cách đây 71 năm mà nay một số người chưa hiểu giá trị đích thực của Design là đáng buồn. Khi hỏi một số họa sĩ học ở các nước XHCN trong những năm 1960: “Lúc đó các anh tiếp cận Design như thế nào?” thì được trả lời: “Do sự ngăn cách giữa hai phe XHCN và TBCN, chúng tôi không có thông tin biết danh từ Design là gì, chỉ biết Mỹ thuật công nghiệp. Sau này về nước rất lâu mới nghe danh từ Design”. Năm 1974, có người học Tạo dáng công nghiệp ở nước ngoài về, tuyên bố giữa hội trường: “Động cơ gió không phải là Design” nói lên nhận thức Design còn chưa rõ. Ngày 12/7/1994, khi tôi báo cáo, ông Muôn, Chánh văn phòng Bộ GD&ĐT xem 2 cặp tư liệu các tác phẩm, các công trình khoa học cải tiến máy móc, lý thuyết, luận văn tốt nghiệp của tôi 3 giờ liền, ông ngạc nhiên từ công trình này đến công trình khác: “Sao có ngành mới lý thú thế này? Tưởng Design là tạo dáng, trang trí, sơn mài, gốm sứ, quảng cáo... Không ngờ nó còn cải tiến máy móc”. Khi xem, thỉnh thoảng ông lại nói: “Chúng tôi mù Design. Bộ mù Design. Nó cần nhiều hiểu biết về mỹ thuật, khoa học kỹ thuật, đòi hỏi cả kiến thức toán, sức bền vật liệu, cơ lý thuyết, hình học hoạ hình, Ergonomie...” Bộ chủ quản của trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp mà thế, nhiều người chưa hiểu Design để sản xuất kinh doanh, nhà nước chưa
  3. vận dụng Design vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá là điều dễ hiểu. Trái lại, ông Augustin, Viện trưởng Viện Goethe ở Hà Nội không chuyên Desgin, nhưng khi xem hình ảnh các công trình khoa học cải tiến máy móc của tôi được ứng dụng ở Đức, ông sôi nổi nói gần một tiếng đồng hồ về Design: “Học như thế này mới gọi là học. Việt Nam cần công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chúng tôi đã nhiều lần làm việc với lãnh đạo trường ông để chọn 3 người học Design kỹ thuật ở CHLB Đức, học bổng do chúng tôi dàn xếp với DAAD, nhưng không sao chọn được. Nếu các ông cử nghiên cứu sinh đi đào tạo, cứ vẽ vẽ, vời vời, rồi mang cái đầu trống rỗng trở về, vì không đủ kiến thức tiếp thu khoa học kỹ thuật hiện đại...” Một số tốt nghiệp Trung cấp ở trường Mỹ thuật công nghiệp được cử sang CHDC Đức học ngành Technical Design. Nhưng trình độ khoa học tự nhiên yếu kém, buộc trường bạn cử một GS Tiến sĩ và hai phụ giảng phụ đạo môn toán một năm vẫn không đạt, buộc phải học ngành mỹ nghệ thủ công để tránh môn toán là một thực tế. Như vậy “Design là một phạm trù văn hoá và khoa học, có khả năng sáng chế sáng tạo, kích thích công nghệ phát triển, tạo ra những sản phẩm có giá trị văn hoá thẩm mỹ, giá trị Khoa học công nghệ, giá trị điều khiển sử dụng mang tính Ergonomie và giá trị kinh tế cao”. Thẩm mỹ ở đây là hình dáng, bố cục, màu sắc, chất liệu. KHCN đòi hỏi trình độ hiểu biết thiết kế, chế tạo, công nghệ, vật liệu, chuyên chở... Điều khiển sử dụng là sáng tạo ra máy móc phù hợp với tầm vóc thể lực, tâm sinh lý lao động để tránh tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp... Nếu đẹp mà sản xuất khó, điều khiến sử dụng bất tiện, giá thành đắt không ai mua.
  4. “Nhận thức thế nào thì hành động thế ấy. Hành động thế nào thì kết quả thế ấy” là triết lý của chủ nghĩa duy vật. Technical Design đòi hỏi nhận thức sâu rộng: vừa giỏi về tạo dáng đồng đều vừa tinh thông về nguyên lý Khoa học đồng thời phải say mê. Không ít hoạ sĩ được cử đi học ngành tạo dáng, nhưng sau sáu, bảy năm ở nước ngoài và nhiều năm ở trong nước cho đến khi nghỉ hưu vẫn không có tác phẩm Design đích thực nào, vì không đủ kiến thức tiếp thu khoa học nghệ thuật hiện đại. Về ngữ nghĩa tạo dáng, năm 1987, GS Joachim Heinmann của Đức sang giảng bài ở Đại học Mỹ thuật công nghiệp, châm biếm những “quan điểm sai lệch đơn điệu tạo dáng”: “Không phải là tạo dáng, tạo võ, tạo ra cái lỗ, cái hang rồi bỏ cái gì trong đó, mà là Design mang tính khoa học nghệ thuật”. Như thế nếu không hiểu, kém cải tiến kết cấu sản phẩm thì khó tạo ra hình thức mới, sẽ tạo dáng võ tầm thường. “Nội dung nào thì hình thức ấy”. Không hiểu biết thuỷ khí động học sẽ kém sáng tạo, không tìm ra cái mới về năng lượng gió... Trước đây ở Đông Đức có khoa Tạo dáng kỹ thuật. Năm 1964 đổi thành Viện Gestaltung trong phạm vi kỹ thuật. Năm 1965 đổi thành khoa Design sản phẩm, Design môi trường. Sau này gọi Design 1, Design 2. Năm 1984 khoa này ký hợp đồng hàng năm với Liên hiệp xí nghiệp chế tạo máy 25 triệu Mark (12 triệu USD). Khi nhà máy, xí nghiệp cải tiến đi cải tiến lại sản phẩm nhiều lần, nhưng bế tắc, không đủ sức cạnh tranh, phải nhờ các nhà Designer để tăng thẩm mỹ, đổi mới công nghệ, đạt tiến bộ Khoa học kỹ thuật. Hình dáng chỉ là một phần thẩm mỹ. ở ta lạc hậu nửa thế kỷ không đổi tên khoa tạo dáng được, vì nội dung đào tạo không ổn. Sinh viên tốt nghiệp ít có nơi nhận, vì kiến thức hạn hẹp...
  5. ở các khoa Design bên Đức có nhiều đề tài mới lạ đối với ta như: Design không khí, Design ánh sáng, Design phụ nữ, Design đàn ông, Design phế liệu... Từ đó sinh viên sáng tạo ra nhiều đề tài. Giữa Mỹ thuật tạo hình gồm hội hoạ, điêu khắc mà sản phẩm là tranh, tượng đơn chiếc và Mỹ thuật ứng dụng mà sản phẩm là mỹ nghệ thủ công, mỹ thuật công nghiệp, Design môi trường, Design sản phẩm, chúng có sự khác biệt cơ bản mỗi loại hình có đặc thù riêng. Một bên chỉ chú trọng về cái đẹp để ngắm, còn bên kia vừa đẹp vừa thực dụng, hay nói kiểu Đức phải đạt được: “ý tưởng hình dáng và công năng chủ nghĩa” và điều quan trọng là được sản xuất hàng loạt cho công chúng sử dụng. Nếu thực dụng mà không đẹp còn có người dùng. Nếu đẹp mà không điều khiển sử dụng được thì người ta vứt đi. Dù là máy tiện, máy phay, các phương tiện lao động to, nhỏ muốn đạt “chất lượng Design” (chất lượng cao nhất ở CHDC Đức) phải được sản xuất hàng loạt với công nghệ hiện đại, phải được đánh giá mọi phía về thẩm mỹ, sản phẩm gọn nhẹ, bố cục chặt chẽ, màu sắc hấp dẫn, thiết kế, chế tạo, vận chuyển dễ, tiết kiệm vật liệu, năng lượng... lại phải thao tác dễ dàng do được thiết kế phù hợp với tầm vóc, thể lực, tâm sinh lý lao động để tránh tai nạn lao động, giảm thiểu bệnh nghề nghiệp, tạo ra môi trường lao động tốt đẹp gây hưng phấn cho người sử dụng để tăng năng suất lên nhiều lần, nhưng giá thành phải hạ. Nếu nhà Designer thiếu sáng tạo không đạt mục đích đó, nhất là thiết kế, chế tạo khó, nhà máy loại bỏ sản phẩm đó ngay từ đầu. Một số ví dụ ở trên là những bài học mà các tham luận tại Hội nghị Design các nước XHCN cũ tổ chức đầu tiên tại Tbilisi, Grusia 1964 đã làm sáng tỏ phần nào nhận thức về Design, MTCN. Trong hội nghị đó, nhiều giáo sư
  6. hàng đầu, các trưởng đoàn Mỹ thuật công nghiệp ở các nước XHCN đã thảo luận rất sôi động về khái niệm mỹ thuật công nghiệp, về Design, nêu ra “cái máy có phải là tác phẩm mỹ thuật công nghiệp không ?. Giáo sư hàng đầu Tiệp khắc Tucny nêu ra vấn đề một số bạn đồng nghiệp ở Anh chỉ trích danh từ Mỹ thuật công nghiệp. Tuy nhiên hội nghị này lấy danh từ Mỹ thuật công nghiệp của Nga làm đối trọng với danh từ Design của phương Tây (Trừ CHDC Đức dùng danh từ Gestaltung). Đến ngày nay mở đầu thế kỷ XXI chắc chắn phạm trù Design còn mở rộng và phát triển hơn nữa. Tác giả bài viết mong Hội Mỹ thuật, ngành Trang trí, các nhà lý luận, phê bình Mỹ thuật phát huy vai trò của mình viết về MTCN, Design sản phẩm, Design môi trường, mỹ thuật ứng dụng, tổ chức các hội thảo làm sáng tỏ những nhận thức quan trọng nói trên để nhà nước có cuộc cách mạng đầu tư cho chuyên ngành Designe nhằm hiện đại hoá sản phẩm ở các nhà máy, xí nghiệp, thiết kế máy móc... Đặc biệt sử dụng Design như là “vũ khí cạnh tranh thị trường”, ứng dụng Design vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong giai đoạn hiện nay . Phạm Phú Uynh
nguon tai.lieu . vn