Xem mẫu

  1. Để tổ chức một chương trình team building đúng nghĩa Các công ty thường kết hợp team building trong các dịp tham quan, du lịch hay đơn giản là một chuyến đi ngắn đến các khu du lịch xung quanh ngoại thành. Việc xây dựng các chương trình team building thường do một công ty chuyên về du lịch - tổ chức team building nào đó đảm nhận hoặc do chính các nhân sự trong công ty thiết kế. Thông thường các trò chơi trong chương trình team building là trò chơi mang tính tập thể, đòi hỏi sự phối hợp đồng đội ăn ý, và thường có sự thi đua giữa các nhóm với nhau. Thông qua việc chơi chung, những thành viên của nhóm cảm thấy vui vẻ, gần gũi nhau hơn, và rút ra những kinh nghiệm riêng cho mình về việc làm việc nhóm, phân công công việc và hỗ trợ lẫn nhau. Tuy nhiên không phải lúc nào những chương trình team building cũng đạt được mong muốn của người tổ chức, những thành viên trong công ty có thể cảm thấy không hào hứng tham gia vào, vì vậy họ ngồi một chỗ thay vì tích cực vận động, hoặc là thực hiện chúng một cách miễn cưỡng. Nhiều nhân viên coi những chuyến team building như việc "hành xác", họ thích một chuyến du lịch thong thả, có thời gian thưởng lãm, thăm thú hơn là tham gia chương trình team building.
  2. Để có một chuyến team building đem lại hiệu quả và "đúng nghĩa" team building, bạn nên chú ý đến những điều sau: - Tách rời việc tham quan, ngắm cảnh với team building: Bạn đưa cả công ty đến một địa phương nào đó thú vị hay mới lạ, chẳng hạn như Thái Lan, Hội An, Sa Pa... họ cảm thấy say mê khám phá nơi đó, thích thú với việc đi thưởng ngoạn danh lam thắng cảnh ở một nơi mà họ chưa từng đặt chân đến, hoặc đơn giản là họ muốn tắm biển, tắm nước nóng, thưởng thức ẩm thực tại địa phương. Vậy mà bạn lại không đáp ứng mong muốn đó, lại kéo họ đến một bãi đất trống nào đấy và bắt họ hùng hục tham gia các trò chơi team building, sau đó thì cả đoàn kéo nhau lên xe/máy bay quay trở về. Nhân viên của bạn sẽ rất "ấm ức" nếu bạn bỏ qua nhu cầu của họ. V ì vậy, hoặc là bạn nên bố trí team building tour ở một nơi tương đối quen thuộc với mọi người như bãi biển Phan Thiết, Nha Trang, Vũng Tàu... để mọi người khỏi "sao lãng" với việc tham quan, thăm thú, hoặc là bạn nên sắp xếp chuyến đi tách biệt phần tham quan với phần team building thành các ngày khác nhau. - Xâu chuỗi các hoạt động trong chương trình: Các hoạt động trong chương trình sẽ cuốn hút người tham gia hơn nếu nó được gắn kết với nhau theo một kịch bản nhất định. Bạn có thể dựng lên một hành trình như đi tìm kho báu của cướp biển, hay dựa theo một tuồng truyện cổ tích nào đó. Tương tự như một Event, team building cũng nên có Concept và Theme riêng, dựa trên đó chúng ta phát triển nội dung, trò chơi, trang trí, hoá
  3. trang... đi theo Concept, Theme đó để tạo ấn tượng và sự cuốn hút cho chương trình. Bạn có thể tham khảo Concept Team building "Đại hội Võ Lâm" này trong đó tất cả các trò chơi, hoá trang đều đi theo một kịch bản nhất định. - Đưa ra nhận xét và bài học kinh nghiệm sau mỗi trò chơi: Những trò chơi team building có thể rất vui và gây nhiều phấn khích cho người tham dự, nhưng nó không chỉ đơn thuần là trò chơi, mà qua đó có những mục đích khác như rèn luyện tinh thần làm việc đồng đội, rèn luyện sự phối hợp ăn ý, phân công công việc và hỗ trợ lẫn nhau. Nhưng nhiều nhà tổ chức đã bỏ qua điều này, làm cho team building trở thành một buổi vui chơi, tranh đoạt giải thưởng đơn thuần. Sau khi kết thúc mỗi trò chơi, nên có một người của Ban tổ chức đứng ra nói về mục đích của trò chơi (ví dụ, trò chơi giúp nâng cao sự kiên nhẫn), qua trò chơi này mỗi đội, mỗi cá nhân đã thể hiện mình như thế nào, bài học, kinh nghiệm gì cần rút ra qua trò chơi để phục vụ cuộc sống và công việc.... Có như vậy thì mới đạt được mục đích "vừa học, vừa chơi" của team building. - Có một thời gian chiêm nghiệm cuối chương trình: Tương tự, nhiều nhà tổ chức bỏ qua khâu tổng kết cuối chương trình, làm cho team building tour trở thành một chuyến ăn-ngủ-chơi đơn thuần và không có gì lưu dấu trong trí nhớ người tham dự. Tối thiểu nên có một lúc nào đó, mọi người cùng ngồi lại với nhau, quây quần bên lửa trại hoặc ánh nến, và mỗi người sẽ nói lên suy nghĩ của mình, có thể là cảm xúc và những gì học hỏi được từ chuyến đi, suy nghĩ mới về một người đồng nghiệp mà giờ mình mới phát hiện ra, góp ý cho công tác tổ chức... Chính từ những giây phút lắng đọng này, mỗi thành viên mới cảm thấy rõ hiệu quả của chuyến team building.
  4. Như vậy, việc tổ chức team building trên nguyên tắc cơ bản là không khó, nhưng người tổ chức cần đề cao mục đích của chương trình team building là học hỏi và trải nghiệm, từ đó áp dụng vào nội dung chương trình và tất cả các hoạt động mới có thể nâng cao hiệu quả của một chuyến team building "đúng nghĩa".
nguon tai.lieu . vn