Xem mẫu

  1. SỞ GD& ĐT VĨNH PHÚC KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN Năm học: 2010- 2011 Đề chính thức Đề thi môn : Ngữ Văn (Dùng cho lớp chuyên Văn) Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) …………………………………… Câu 1:(2,0 điểm) Đọc đoạn văn sau: “Hỡi lão Hạc ơi! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết…Một người như thế ấy!...Một người đã khóc vì đã chót lừa một con chó!...Một người nhịn ăn để lại tiền làm ma, bởi không muốn liên lụy hàng xóm, láng giềng…Con người đáng kính ấy giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn… Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng đáng buồn theo một nghĩa khác.” (Trích “Lão Hạc”- Nam Cao) a/ Theo em, đoạn văn trên là lời độc thoại hay độc thoại nội tâm? Giải thích ngắn gọn lí do. Từ nội dung đoạn trích và toàn tác phẩm, hãy tìm hàm ý của câu được in đậm trong đoạn văn. Câu 2: (2,0 điểm) Bài thơ “Quê hương” của Đỗ Trung Quân có đoạn: “Quê hương mõi người chỉ một, Như là chỉ một mẹ thôi. Quê hương nếu ai không nhớ, Sẽ không lớn nổi thành người” Dựa vào ý thơ trên, em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 300 từ) bàn về vai trò của quê hương, đất nước đối với đời sống tâm hồn mỗi người. Câu 3: (6,0 điểm) Cảm nhận của em về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua các tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ và “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. ………………….Hết………………… Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Họ và tên thí sinh……………………Số báo danh………………………..
  2. SỞ GD& ĐT VĨNH PHÚC HƯỚNG DẪN CHẤM TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN- NĂM HỌC 2010- 2011 MÔN NGỮ VĂN 9 Dành cho học sinh thi vào lớp chuyên Ngữ văn (Đáp án có 02 trang) Câu 1: (2,0 điểm) a/ (1,0 điểm) - Đoạn văn là lời độc thoại nội tâm. - Lí do: Đây là lời của nhân vật “tôi”(ông giáo) nói với chính mình, và không được biểu đạt thành lời(vì không có dấu hiệu gạch đầu dòng). b/ (1,0 điểm) - Hàm ý của câu “Cuộc đời quả thật mỗi ngày một thêm đáng buồn…” là: + Sự ngỡ ngàng, thất vọng của ông giáo trước việc làm và nhân cách của lão Hạc (hiểu lầm). + Nỗi bi quan, chán nản của ông giáo trước cuộc đời và thế thái nhân tình. - Hàm ý của câu “Không! Cuộc đời…nghĩa khác.” là: + Sự khẳng định mãnh mẽ, niềm tin tưởng của ông giáo về nhân cách cao đẹp của lão Hạc- nhân cách của một người lao động lương thiện. + Nỗi buồn, nỗi xót xa cho số phận, cuộc đời tăm tối, bế tắc của người nông dân trong xã hội cũ. Cách cho điểm: Phần a: 1,0 điểm (mỗi ý cho 0.5 điểm) Phần b: 1,0 điểm (nói đúng hàm ý của mỗi câu cho 0,5 điểm). Câu 2: (2,0 điểm) Yêu cầu về kĩ năng Học sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài; biết cách làm bài văn nghị luận xã hội; bố cục ba phần rõ ràng; lập luận chặt chẽ, mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Yêu cầu về kiến thức Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song phải thể hiện rõ vai trò quan trọng của quê hương đối với mỗi con người. Cụ thể đảm bảo các ý cơ bản sau: Nêu được các vấn đề cần nghị luận 0,25 điểm - Ý nghĩa từ đoạn thơ: Quê hương giống như người mẹ của mỗi người, nếu không biết 0,5 điểm yêu quê hương, gắn bó với quê hương, con người ta sẽ không lớn lên thành người đúng nghĩa. - Bàn luận về vai trò của quê hương, đất nước đối với đời sống tâm hồn mỗi 1,0 điểm người: + Quê hương, đất nước đem đến cho con người giá trị vật chất và tinh thần, nuôi sống con người cả về thể xác lẫn tâm hồn. + Thiếu quê hương, không yêu thương và gắn bó với quê hương thì tâm hồn con người mất đi những nguồn tình cảm quan trọng mà trong đời ai cũng cần có; mất đi niềm tự hào khi thành công, hạnh phúc; mất đi niềm an ủi khi thất bại, khổ đau. + Phê phán những người không có tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước. Đánh giá chung, liên hệ. 0,25 điểm Câu 3: (6,0 điểm) Yêu cầu về kĩ năng Học sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài; vận dụng tốt các kĩ năng làm văn, tổng hợp kiến thức để viết bài văn nghị luận văn học; bố cục ba phần rõ ràng; lập luận chặt chẽ, mạch lạc; dẫn chứng phang phú, tiêu biểu; không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; khuyến khích những bài viết sáng tạo.
  3. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau trên cơ sở hiểu rõ yêu cầu của đề, nắm chắc nội dung tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ và “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Bài viết phải làm nổi bật hình ảnh người phụ nữ có nhiều vẻ đẹp nhưng số phận bất hạnh. Cụ thể cần đảm bảo các ý cơ bản sau: Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận (Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua hai tác 0,5 điểm phẩm). Cảm nhận chung: Người phụ nữ trong xã hội phong kiến là người có nhiều vẻ đẹp 0,5 điểm nhưng số phận khổ đau bất hạnh. Phân tích cụ thể: * Người phụ nữ mang nhiều vẻ đẹp đáng quí: - Vẻ đẹp hình thức: 0,5 điểm + Vũ Nương: vẻ đẹp thuần hậu, dịu dàng. + Thúy Kiều: vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành. - Vẻ đẹp tài năng phẩm chất: 1,5 điểm + Vũ Nương tính tình thùy mị nết na, biết giữ gìn khuôn phép, đảm đang, hiếu thuận với mẹ chồng, coi trọng danh dự, phẩm giá của mình. + Thúy Kiều thông minh sắc sảo, có đủ tài cầm, kì, thi, họa, hiếu thảo với cha mẹ, giàu lòng trắc ẩn, giàu đức hi sinh, vị tha cao thượng, có ý thức sâu sắc về nhân phẩm của mình. (Học sinh chọn một số dẫn chứng tiêu biểu để phân tích sâu) * Người phụ nữ có số phận bất hạnh khổ đau: Họ bị chà đạp, vùi dập không thương tiếc, cuộc đời trôi nổi. - Vũ Nương bị nghi oan thất tiết nên bị chồng ruồng rẫy, mắng nhiếc đuổi đi, hạnh 2,0 điểm phúc gia đình tan vỡ, nàng phải tìm đến cái chết. - - Nàng Kiều tài sắc hiếu hạnh hiếm có cũng chỉ là một món hàng không hơn không kém. Nàng phải trải qua 15 năm dâu bể, nếm trải tất cả những nỗi khổ đau cùng cực nhất của con người: gia đình bị vu oan, nàng phải bán mình, tình yêu tan vỡ, cốt nhục lìa tan, buộc phải tiếp khách làng chơi, bị đánh đập dã man, oan uổng, bị làm nhục, bị lừa gạt…Thân xác bị đọa đày, nhân phẩm bị chà đạp, quá đau đớn tủi nhục, nàng đã phải hai lần tìm đến cái chết. (Học sinh chọn một số dẫn chứng tiêu biểu để phân tích sâu). * Vì sao người phụ nữ lại có số phận bất hạnh như vây? Do chế độ phong kiến cổ hủ lạc 0,5 điểm hậu, bất công ngang trái. Ở đó sinh mạng con người bị coi rẻ, nhân phẩm bị chà đạp, nhất là con người tài hoa, nhan sắc. Người phụ nữ là một trong những nạn nhân đau khổ nhất của chế độ phong kiến. Khái quát nâng cao: 0,5 điểm - Người phụ nữ trong hai tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” và “Truyện Kiều” hội tụ những vẻ đẹp đáng quý nhất và cũng là đầy đủ những gì đau khổ tủi nhục nhất của con người. Họ là đại diện tiêu biểu của hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ. - Viết về người phụ nữ, các nhà văn nhà thơ đã đứng trên lập trường nhân sinh để bênh vực cho họ đồng thời lên tiếng tố cáo gay gắt với các thế lực đã gây ra nỗi đau khổ cho họ. * Giám khảo cho điểm tối đa khi bài viết đảm bảo tốt hai yêu cầu về kiến thức và kĩ năng làm bài, cần trân trọng những bài viết sáng tạo, có chất văn. ………………Hết……………. Lưu ý: Điểm của bài thi là điểm tổng các câu cộng lại; cho điểm từ 0 đến 10. Điểm lẻ làm tròn tính đến 0,5.
nguon tai.lieu . vn