Xem mẫu

TT HỌC LIỆU KHTN HÀ NỘI
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2018
tthoclieuhanoi@gmail.com
Môn: KHOA HỌC TỰ NHIÊN – HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
Đề 004
Cho biết nguyên tử khối (theo đvC) của các nguyên tố: H = 1; Li = 7; Be = 9; C = 12; N = 14; O = 16;
Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn =
65; Br = 80; Ag = 10; Ba = 137; Pb = 207.
Câu 1: Trong các loại tơ dưới đây, loại nào là tơ nhân tạo:
A. Tơ axetat.
B. Tơ tằm.
C. Vinilon.
D. Tơ capron.
2Câu 2: Dãy gồm các ion không phản ứng được với ion CO3 là
A. H+ , Na+, K+.
B. NH4+ , Na+, K+
C. Na+, Ca2+ , K+.
D. K+; NH4+; Mg2+.
Câu 3: Trong số các chất dưới đây, chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất:
A. C2H5OH
B. HCOOCH3
C. CH3COOH
D. CH3CHO
Câu 4: Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm, đun nóng được gọi là phản ứng ?
A. Xà phòng hóa
B. Tráng gương
C. Este hóa
D. Hidro hóa
Câu 5: Oxit nào sau đây là oxit axit
A. CrO
B. Al2O3
C. CrO3
D. Fe2O3
Câu 6: Đạm amoni không thích hợp cho đất có đặc tính nào sau đây?
A. Chua
B. ít chua
C. pH > 7
D. đã khử chua
Câu 7: Nước đá khô” không nóng chảy mà thăng hoa nên được dùng để tạo môi trường lạnh và khô rất tiện cho việc
bảo quản thực phẩm. Nước đá khô là
A. CO rắn.
B. SO2 rắn.
C. H2O rắn.
D. CO2 rắn.
Câu 8: Trước những năm 50 của thế kỷ XX, công nghiệp hữu cơ dựa trên nguyên liệu chính là axetilen.
Ngày nay, nhờ sự phát triển vượt bậc của công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ, etilen trở thành nguyên
liệu rẻ tiền và tiện lợi hơn so với axetilen. Công thức phân tử của etilen là
A.C2H4.
B. C2H6.
C.CH4.
D.C2H2.
Câu 9: Hiđro hóa hoàn toàn hiđrocacbon mạch hở X thu được isopentan. Số công thức cấu tạo có thể có
của X là
A. 6.
B. 5.
C. 7.
D. 4.
Câu 10: Ô nhiểm không khí có thể tạo ra mưa axit, gây ra tác hại rất lớn với môi trường. Hai khí nào sau
đây đều là nguyên nhân gây mưa axit?
A. H2S và N2.
B. CO2 và O2.
C. SO2 và NO2.
D. NH3 và HCl.
Câu 11 : Sự tương đồng về cấu tạo giữa amin, amoniac, anilin
được biểu thị trên hình bên, theo thứ tự a,b,c các chất lần lượt là :
A. amoniac, anilin, metylamin
B. amoniac, metylamin, anilin
C. metylamin, amoniac, anilin
D. anilin, metylamin, ammoniac
Câu 12: Số đồng phân là amino axit có cùng công thức phân tử C4H7O4N là
A. 5.
B. 3.
C. 2.
D. 4.
Câu 13: Tổng số liên kết (xichma) trong một phân tử ankin có công thức tổng quát CnH2n-2 là
A. 3n – 2.
B. 3n – 3.
C. 3n – 5.
D. 3n – 4.
Câu 14: Nhôm có cấu tạo mạng tinh thể:
A. lục phương.
B. lập phương tâm diện.
C. lục phương tâm khối.
D. lập phương tâm khối.
Câu 15: Dãy trong đó tất cả các chất đều làm mất màu dung dịch nước brom là
A. Phenol, toluen, stiren.
B. Benzen, anilin, stiren.
C. Toluen, phenol, anilin.
D. Phenol, anilin, stitren.
Câu 16: Phần lớn kẽm được dùng cho ứng dụng
A. chế tạo dây dẫn điện và các thiết bị điện khác.
B. chế tạo các pin điện hóa (như pin Zn-Mn được dùng phổ biến hiện nay).
C. chế tạo các hợp kim có độ bền cao, chống ăn mòn.
D. bảo vệ bề mặt các vật làm bằng sắt thép, chống ăn mòn.
Câu 17: Phát biểu không đúng là:
A. thủy phân (xt H+, to) saccarozơ cũng như mantozơ đều cho cùng 1 monosaccarit.
B. sản phẩm thủy phân xenlulozơ (H+, to) có thể tham gia phản ứng tráng gương.
Mã đề 004 | 1

C. dung dịch fructozơ hòa tan được Cu(OH)2.
D. dung dịch mantozơ tác dụng được với Cu(OH)2/OH- cho kết tủa đỏ gạch.
Câu 18: Những vùng nước giếng khoan khi mới múc nước lên thì thấy nước trong, nhưng để lâu lại thấy
nước đục, có mầu nâu, vàng là do:
A. Nước có ion Fe2+ nên bị oxi hóa bởi không khí tạo ra Fe(OH)3.
B. Nước có các chất bẩn.
C. Nước chứa nhiều ion Mg2+ và Ca2+ nên tạo kết tủa với CO2
D. Tất cả đều sai.
Câu 19: Phản ứng nào dưới đây là sai:
A. Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2
B. Cu + H2SO4 → CuSO4 + H2
C. Cu + CL2 → CuCl2
D. Cu + 1/2O2 + 2HCl → CuCl2 + H2O
Câu 20: Lượng cồn 900 thu được từ 1 tấn nguyên liệu chứa 80% tinh bột (cho DC2H5OH = 0,8 g/ml và hiệu
suất 80%) là:
A. 650,75 lít.
B. 554,3 lít.
C. 504,8 lít.
D. 623,75 lít.
Câu 21: Khi điện phân dung dịch CuSO4 với anot là Cu thì
A. nồng độ mol CuSO4 tăng, anot tan.
B. nồng độ mol CuSO4 không đổi, catot tan.
C. nồng độ mol CuSO4 tăng, catot tan.
D. nồng độ mol CuSO4 không đổi, anot tan.
Câu 22: Cho các cặp chất sau:
(1) FeCl3 + H2S
(2) CuCl2 + H2S
(3) Fe3O4 + HCl
(4) Fe3O4 + H2SO4 đặc
(5) Fe3O4 + H2SO4 loãng
(6) CuS + HNO3
Số cặp chất phản ứng tạo ra chất kết tủa là
A. 1.
B. 3.
C. 2.
D. 4.
Câu 23: Dãy gồm các chất đều tác dụng được với glixerol là (các chất xúc tác có đủ):
A. Mg, Cu(OH)2; HBr; HNO3.
B. Na, MgO, HBr, HNO3, CH3COOH.
C. Na, NaOH, Cu(OH)2, HBr, HNO3.
D. Na, CuO, CH3COOH, HNO3.
Câu 24: Cho phản ứng hóa học: Br2 + HCOOH → 2HBr + CO2. Nồng độ ban đầu của HCOOH là 0,010
mol/lít, sau 40 giây nồng độ của HCOOH là 0,008 mol/lít. Tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng
thời gian 40 giây tính theo HCOOH là:
A. 5,0.10-4 mol/ (l.s).
B. 2,5.10-5 mol/ (l.s). C. 2,0.10-5 mol/ (l.s). D. 5,0.10-5 mol/ (l.s).
Câu 25: Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ có cùng công thức phân tử C2H4O2 và có cùng số mol. Cho 18
gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 12 gam NaOH, cô cạn dung dịch tạo thành thì thu được
m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 25,4.
B. 22,5.
C. 8,2.
D. 13,6.
Câu 26: Khi điều chế lượng nhỏ các khí trong phòng thí nghiệm có thể thu khí bằng cách: dời không khí để
xuôi bình (1) , dời không khí úp ngược bình (2) hoặc dời nước (3).

(1)
(2)
(3)
Thu khí bằng cách dời nước thường được dùng với khí nào sau đây:
A. N2
B. HCl
C. O2
D. Cả A và C
Câu 27: Cho m gam ancol X no đơn chức mạch hở bậc I đi qua CuO (dư) đã được đốt nóng. Sau phản ứng
xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng chất rắn giảm đi 0,32 gam. Hỗn hợp hơi thu được có tỉ khối so với hiđro
là 19. Giá trị của m là
A. 1,2.
B. 0,92.
C. 0,78.
D. 1,52.
Câu 28: Hòa tan hoàn toàn 7,5 gam hỗn hợp gồm Mg và Al bằng lượng vừa đủ V lít dung dịch HNO3 1M.
Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 0,672 lít N2 (ở đktc) duy nhất và dung dịch chứa 54,9 gam muối.
Giá trị của V là
A. 0,72.
B. 0,65.
C. 0,70.
D. 0,86.
Câu 29: Thực hiện các phản ứng sau:
(1) Cho Na vào dung dịch CuSO4.
(2) Điện phân dung dịch CuSO4 bằng điện cực trơ.
Mã đề 004 | 2

(3) Thổi luồng khí H2 đến dư qua ống nghiệm chứa CuO.
(4) Nung nóng hỗn hợp gồm Al và CuO trong khí trơ.
(5) Cho bột Fe vào dung dịch CuCl2.
Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp thu được Cu đơn chất là
A. 5
B. 2
C. 4
D. 3
Câu 30. Phản ứng đặc trưng của anken là:
A. phản ứng cộng
B. phản ứng thế
C. phản ứng oxi hóa
D. phản ứng trùng hợp
Câu 31: Axit không no, đơn chức có một liên kết đôi trong gốc hiđrocacbon có công thức phù hợp là
A. CnH2n+1-2kCOOH (n  2).
B. RCOOH.
C. CnH2n-1COOH (n  2).
D. CnH2n+1COOH (n  1).
Câu 32: Để phân biệt các chất sau: alanin, axit axetic, etylamin, anilin bằng phương pháp hóa học có thể
dùng các thuốc thử là
A. Dung dịch brom, Cu(OH)2
B. Dung dịch Na2CO3, dung dịch AgNO3/NH3
C. u tím, Cu(OH)2
D. u tím, dung dịch brom
Câu 33: Cho 7,3 gam lysin và 15 gam glyxin vào dung dịch chứa 0,3 mol KOH, thu được dung dịch Y.
Cho Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 55,6.
B. 53,775.
C. 61.
D. 32,25.
Câu 34: So sánh tính chất của glucozơ, tinh bột, saccarozơ và xenlulozơ.
(1) Cả 4 chất đều dễ tan trong nước và đều có các nhóm -OH.
(2) Trừ xenlulozơ, còn lại glucozơ, tinh bột, saccarozơ đều có thể tham gia phản ứng tráng bạc.
(3) Tinh bột, saccarozơ và xenlulozơ đều được cấu tạo bởi các gốc glucôzơ
(4) Glucozơ và saccarôzơ đều kết tinh không màu.
Trong các so sánh trên, số so sánh không đúng là
A. 4.
B. 1.
C. 2.
D. 3.
Câu 35: Cho hỗn hợp khí X gồm HCHO và H2 đi qua ống sứ đựng bột Ni nung nóng. Sau khi phản ứng
xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y gồm hai chất hữu cơ. Đốt cháy hết Y thì thu được 11,7 gam H 2O
và 7,84 lít khí CO2 (ở đktc). Phần trăm theo thể tích của H2 trong X là
A. 65,00%.
B. 46,15%.
C. 35,00%
D. 53,85%.
Câu 36: Hỗn hợp A gồm một peptit X và một peptit Y (mỗi chất được cấu tạo từ 1 loại aminoaxit, tổng
số nhóm –CO-NH- trong 2 loại phân tử là 5) với tỉ lệ số mol n X : nY = 2 : 1. Khi thủy phân hoàn toàn m
gam hỗn hợp A thu được 5,625 gam glyxin và 10,86 gam tyrosin. Gía trị của m là:
A. 14,865 gam
B. 14,775 gam
C. 14,665 gam
D. 14,885 gam
Câu 37: Cho X, Y là 2 chất thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic và MX < MY; Z là ancol có cùng số
nguyên tử C với X; T là este 2 chức được tạo bởi X, Y và Z. Đốt cháy hoàn toàn 11,16 gam hỗn hợp E gồm
X, Y, Z và T cần vừa đủ 13,216 lit khí O2 (đktc) thu được khí CO2 và 9,36 gam nước. Mặt khác 11,16 gam
E tác dụng tối đa với dung dịch chứa 0,04 mol Br2. Khối lượng muối thu được khi cho cùng lượng E trên
tác dụng hết với dung dịch KOH dư là:
A. 5,44 gam
B. 4,68 gam
C. 5,04 gam
D. 5,80 gam
Câu 38: Hỗn hợp X gồm Fe, FeO và Fe2O3. Cho một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam X đã được
đốt nóng. Sau phản ứng thu được 64 gam chất rắn Y và 11,2 lít hỗn hợp khí Z (đktc) có tỉ khối đối với hiđro
là 20,4. Giá trị của m là
A. 70,4.
B. 75,25.
C. 56,00.
D. 65,75.
Câu 39: Khi cho 0,15 mol este đơn chức X tác dụng với dung dịch NaOH (dư), sau khi phản ứng kết thúc
thì lượng NaOH phản ứng là 12 gam và tổng khối lượng sản phẩm hữu cơ thu được là 29,7 gam. Số đồng
phân cấu tạo của X thỏa mãn các tính chất trên là:
A. 4
B. 5
C. 6
D. 2
Câu 40: Hòa tan hết 12,06 gam hỗn hợp gồm Mg và Al2O3
trong dung dịch chứa HCl 0,5M và H2SO4 0,1M. Sau khi kết
thúc phản ứng thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch
NaOH 1M vào dung dịch X, phản ứng được biểu diễn theo
đồ thị sau. Nếu cho từ từ V ml dung dịch NaOH 0,3M và
Ba(OH)2 0,1M vào dung dịch X, thu được kết tủa lớn nhất,
lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi
thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là
A. 37,860 gam
B. 41,940 gam
C. 48,152 gam
D. 53,124 gam
Mã đề 004 | 3

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT MÃ ĐỀ 004
Câu 1: Đáp án A
Tơ nhân tạo là sự kết hợp giữa các chất có trong thiên nhiên và qua quá trình chế tạo của con người.
- Đáp án B: Tơ tằm là tơ thiên nhiên
- Đáp án C: Vinilon là tơ tổng hợp
- Đáp án D: Tơ capron là tơ tổng hợp
Câu 2: Đáp án B
Các chất hoặc ion muốn tác dụng với CO32- phải có khả năng tạo muối kết tủa hoặc có tính axit mạnh.
Câu 3: Đáp án C
Nhiệt độ sôi của các chất hữu cơ có giá trị M tương đương giảm theo dãy: axit > ancol > anđehit > este.
Câu 4: Đáp án A
Câu 5: Đáp án C
- CrO, Fe2O3 là oxit bazơ, CrO3 là oxit axit, Al2O3 là oxit lưỡng tính.
Câu 6: Đáp án A
Câu 7: Đáp án D
Câu 8: Đáp án A
Câu 9: Đáp án C
X là hidrocacbon ko no mạch nhánh: C=C(CH3)-C-C-C và 2 đp anken vị trí; C-C(CH3)-C≡C; ankadien có 2
đp vị trí; anken-in có 1 chất C=C(CH3) C≡C
Câu 10: Đáp án C
Câu 11: Đáp án B
Câu 12: Đáp án C

Câu 13: Đáp án B
Số liên kết
Câu 14: Đáp án B
Nhôm có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm diện.
Câu 15: Đáp án D
- Phenol, anilin tác dụng nước Br2 tạo kết tủa trắng, stiren có liên kết đôi C = C nên có phản ứng cộng Br2.
- Đáp án A sai vì toluen chỉ tác dụng với brom nguyên chất, có xúc tác.
- Đáp án B sai vì benzen không làm mất màu dung dịch brom.
- Đáp án C sai vì toluen không làm mất màu dung dịch brom.
Câu 16: Đáp án D
Phần lớn kẽm được dùng cho ứng dụng bảo vệ bề mặt các vật làm bằng sắt thép, chống ăn mòn
Câu 17: Đáp án A
Thủy phân (xt H+, to) saccarozơ cho glucozơ và fructozơ, mantozơ chỉ cho glucozơ.
Câu 18: Đáp án A
4Fe2+ + O2 + 6H2O → 4Fe(OH)3
Câu 19: Đáp án B
Cu chỉ tác dụng với dung dịch axit (H+) khi có mặt không khí
Câu 20: Đáp án C
(C6H10O5)n  nC6H12O2  2nC2H5OH
162
92
1
m
 V=
. =504,8 lít

Cu + ½ O2 + H2SO4  CuSO4 + H2O

Mã đề 004 | 4

Câu 21: Đáp án D
Điện phân với điện cực anot (Cu) tan, nồng độ của Cu2+ trong dung dịch không thay đổi
Câu 22: Đáp án C
FeCl3 + H2S → FeCl2 + S + 2HCl CuCl2 + H2S → CuS + 2HCl
Các phản ứng còn lại:
2Fe3O4 + 10H2SO4(đặc nóng) → 3Fe2(SO4)3 + SO2 + 10H2O Fe3O4 + H2SO4 → FeSO4 +
Fe2(SO4)3 + H2O
Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O CuS + 8HNO3 → CuSO4 + 8NO2 + 4H2O.
Câu 23; Đáp án D
- Đáp án A: Mg không phản ứng
- Đáp án B: MgO không phản ứng
- Đáp án C: NaOH không phản ứng
Câu 24: Đáp án D
Ta có: v =
5,0.10-5
Câu 25: Đáp án B
Có: nhh = nNaOH→ cả hai chất cùng phản ứng với NaOH. Hai chất là HCOOCH3 và CH3COOH
Gọi CH3COONa có tổng khối lượng là: m = mHCOONa + mCH COONa = 0,15.(68+82) = 22,5
nHCOOCH = nCH COOH = x mol → 2.60x = 18 → x = 0,15 → Chắt rắn thu được là HCOONa và
Câu 26: Đáp án D
- Khí HCl tan nhiều trong nước nên không thể thu bằng cách dời nước.
Các khí O2 và N2 đều rất ít tan trong nước nên có thể thu bằng cách dời nước
Câu 27: Đáp án A
Khối lượng chất rắn giảm chính là khối lượng oxi phản ứng:
RCH2OH + CuO  RCHO + H2O + Cu
0,02
0,02
0,02
 MRCHO= 58 : CH3CH2CHO  mC3H7OH= 0,02.60= 1,2
Câu 28: Đáp án D.
m Al3  m Mg 2  18n NH 4   62n NO3  54,9

 n NH 4   0, 05 mol
 BT e  BTDT

  n NO3  n NH 4   (8n NH 4   10n N 2 )
+Ta có: 

n HNO3  12n N 2  10n NH 4   0,86 mol

Câu 29: Đáp án C
- Cả 4 trường hợp thu được Cu đơn chất là (2), (3), (4), (5). Các phản ứng xảy ra:


(1) 2Na + CuSO4 + 2H2O  Cu(OH)2 + Na2SO4 + H2
dpdd

(2) 2CuSO4 + 2H2O  2Cu + 2H2SO4 + O2

to


(3) H2 + CuO  Cu + H2O

to



(4) 2Al + 3CuO  Al2O3 + 3Cu
(5) Fe + CuCl2  FeCl2 + Cu
Câu 30: Đáp án A
Câu 31: Đáp án C
Câu 32: Đáp án D
- Dùng quì tím ẩm : + Đỏ : axit axetic
+ Xanh : etylamin
+ Tím : Alanin , anilin
- Dùng dung dịch Brom với nhóm (Alanin và Anilin).
+ Kết tủa trắng : anilin
+ không hiện tượng : alanin.
Câu 33: Đáp án A
nHCl = nKOH + 2.nlys + nGly = 0,6 mol
BTKL: mMuối = 7,3 + 15 + 0,3.56 + 0,6.36,5 – 0,3.18 = 55,6 gam
Câu 34: Đáp án D
(1) Sai, chỉ 2 chất tan trong nước là glucozơ và saccarozơ.
(2) Sai, chỉ có glucozơ tham gia phản ứng tráng bạc
(3) Sai, saccarôzơ được cấu tạo từ α – glucôzơ và β – fructôzơ
Mã đề 004 | 5

nguon tai.lieu . vn