Xem mẫu

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ KHẢO SÁT KIẾN THỨC THPT NĂM HỌC 2017 - 2018
MÔN: HÓA HỌC – LỚP 12
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề

(Đề thi có 04 trang)

MÃ ĐỀ 223

Câu 1: Trong số các polime: xenlulozơ, poli(vinyl clorua), amilopectin. Chất có mạch polime phân nhánh là
A. amilopectin.
B. poli(vinyl clorua).
C. xenlulozơ.
D. xenlulozơ và amilopectin.
Câu 2: Cho 6,00 gam hợp kim của bạc vào dung dịch HNO3 loãng (dư), đun nóng đến phản ứng hoàn toàn,
thu được dung dịch có 4,25 gam AgNO3. Thành phần phần trăm khối lượng của bạc trong mẫu hợp kim là
A. 55,00%.
B. 30,50%.
C. 69,50%.
D. 45,00%.
Câu 3: Este đa chức tạo bởi axit axetic và glixerol có công thức cấu tạo là
A. (CH3COO)3C3H5.
B. (C3H5COO)3C3H5.
C. C3H5OOCCH3.
D. (CH3COO)2C2H4.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. SiO2 tác dụng được với dung dịch HF.
B. Đám cháy magie có thể được dập tắt bằng cát khô.
C. Dung dịch HCl dư hòa tan được canxi cacbonat.
D. Kim cương được dùng để chế tạo mũi khoan.
Câu 5: Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?
A. Al(OH)3.
B. Na2CO3.
C. H3PO4.
D. H2O.
Câu 6: Urê được sản xuất từ
A. khí cacbonic và amoni hiđroxit.
B. khí cacbon monooxit và amoniac.
C. axit cacbonic và amoni hiđroxit.
D. khí amoniac và khí cacbonic.
Câu 7: Chất nào sau đây là đồng phân của glucozơ?
A. Fructozơ.
B. Saccarozơ.
C. Triolein.
D. Tinh bột.
Câu 8: Xà phòng hóa hoàn toàn một trieste X bằng dung dịch NaOH, thu được 9,2 gam glixerol và 83,4
gam muối của một axit béo no Y. Chất Y là
A. axit stearic.
B. axit oleic.
C. axit axetic.
D. axit panmitic.
Câu 9: Từ ba α-amino axit glyxin, alanin, valin, có thể tạo ra mấy tripeptit mạch hở trong phân tử có đủ ba
gốc α-amino axit trên?
A. 9.
B. 3.
C. 12.
D. 6.
Câu 10: Dung dịch chất nào sau đây làm đổi màu quỳ tím thành màu xanh?
A. Alanin.
B. Glyxin.
C. Anilin.
D. Etylamin.
Câu 11: Chất nào sau đây có phản ứng tráng bạc?
A. C6H5OH (phenol).
B. HCHO.
C. CH3OH.
D. CH3COOH.
Câu 12: Trùng hợp metyl metacrylat với hiệu suất 80% để điều chế 125 gam poli(metyl metacrylat). Khối
lượng metyl metacrylat cần dùng là
A. 80,00 gam.
B. 100,00 gam.
C. 156,25 gam.
D. 125,00 gam.
Câu 13: Khí thải nào sau đây là nguyên nhân chính gây “hiệu ứng nhà kính”?
A. NO2.
B. CO2.
C. SO2.
D. CO.
Câu 14: Các ion nào sau đây không thể cùng tồn tại trong một dung dịch?
A. K+, PO 3 .
4

B. Na+, SO 2  .
4

C. Al3+, CO32-.

D. Cu2+, Cl– .

Câu 15: Chất nào sau đây phân tử chứa đồng thời nhóm - COOH và nhóm - NH2?
A. Axit glutamic.
B. Phenol.
C. Axit axetic.
D. Anilin.
Trang 1/4 - Mã đề thi 223

Câu 16: Axetilen có công thức phân tử là
A. C2H4.
B. C2H2.
C. C6H6.
D. CH4.
Câu 17: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Saccarozơ có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
B. Xenlulozơ tan tốt trong nước và etanol.
C. Thủy phân hoàn toàn tinh bột trong dung dịch H2SO4 đun nóng, tạo ra fructozơ.
D. Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ (xúc tác Ni, đun nóng) tạo ra sobitol.
Câu 18: Phản ứng giữa dung dịch NaOH và dung dịch HCl có phương trình ion thu gọn là
A. H+ + NaOH  Na+ + H2O.

B. HCl + NaOH  Na+ + Cl- + H2O.
`

C. H + OH  H2O.
D. HCl + OH  Cl- + H2O.
Câu 19: Phản ứng este hóa giữa ancol etylic với axit axetic tạo thành
A. metyl axetat.
B. axetyl etylat.
C. etyl axetat.
D. metan axetat.
Câu 20: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch NH4NO3 đun nóng thấy có khí mùi khai.
B. Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch H3PO4 thấy có kết tủa màu vàng.
C. Cho Cu vào dung dịch chứa hỗn hợp HCl và NaNO3 có khí bay lên.
D. Cho dung dịch CaCl2 vào dung dịch Na2HPO4 thấy có kết tủa trắng.
Câu 21: Hòa tan hết 34,24 gam hỗn hợp X gồm FeCO3, Fe3O4 và Fe(NO3)2 trong dung dịch chứa NaNO3 và
NaHSO4, kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z gồm CO2 và NO (tỉ lệ mol tương ứng
1 : 3). Dung dịch Y hòa tan tối đa 10,92 gam bột Fe, thấy thoát ra 672 ml khí NO (ở đktc). Biết NO là sản
phẩm khử duy nhất của N+5 trong các quá trình. Thành phần phần trăm về khối lượng của Fe3O4 trong hỗn
hợp X là
A. 27,10%.
B. 40,65%.
C. 33,88%.
D. 54,21%.
+

-

-

`

`

trïng hîp
 HCl, xt
Câu 22: Cho sơ đồ sau: X  Y  Z  PVC. Chất không thỏa mãn X trong sơ đồ trên là




A. etilen.
B. canxi cacbua.
C. bạc axetilua.
D. metan.
Câu 23: Hòa tan hoàn toàn 19,2 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 trong 400 ml dung dịch HNO3
3,0M (dư), đun nóng, thu được dung dịch Y và V lít khí NO (là sản phẩm khử duy nhất). Cho 350 ml dung
dịch NaOH 2,0M vào dung dịch Y, thu được 21,4 gam kết tủa và dung dịch Z. Giá trị của V là
A. 4,48.
B. 2,24.
C. 5,60.
D. 3,36.
Câu 24: Trong ancol X, oxi chiếm 26,667% về khối lượng. Đun nóng X với H2SO4 đặc, ở 1700C, thu được
anken Y. Phân tử khối của Y là
A. 56u.
B. 28u.
C. 70u.
D. 42u.
Câu 25: Cho kim loại M vào dung dịch HNO3 loãng dư, thu được dung dịch X có khối lượng tăng 9,02 gam
so với dung dịch ban đầu và 0,025 mol khí N2. Cô cạn dung dịch X, thu được 65,54 gam muối khan. Kim
loại M là
A. Ca.
B. Mg.
C. Al.
D. Zn.
Câu 26: Hỗn hợp E chứa ba peptit mạch hở được tạo bởi glyxin, alanin và valin, trong đó có hai peptit có
cùng số nguyên tử cacbon; tổng số nguyên tử oxi của ba peptit là 10. Thủy phân hoàn toàn 23,06 gam E với
400 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, lấy phần rắn đem đốt cháy cần dùng 0,87 mol
O2, thu được Na2CO3 và 1,50 mol hỗn hợp T gồm CO2, H2O và N2. Thành phần phần trăm về khối lượng
của peptit có khối lượng phân tử nhỏ nhất trong hỗn hợp E là
A. 65,05%.
B. 57,24%.
C. 45,79%.
D. 56,98%.
Câu 27: Cho 0,15 mol axit glutamic vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho 400 ml
dung dịch NaOH 2M vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y. Cô
cạn dung dịch Y, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 28,650.
B. 55,125.
C. 34,650.
D. 49,125.
Trang 2/4 - Mã đề thi 223

Câu 28: Thêm từ từ 70 ml dung dịch H2SO4 1M vào 100 ml dung dịch Na2CO3 1M thu được dung dịch Y.
Cho Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y thì khối lượng kết tủa thu được là
A. 28,13 gam.
B. 16,31 gam.
C. 11,82 gam.
D. 22,22 gam.
Câu 29: Hiđrat hóa 5,2 gam axetilen với xúc tác HgSO4 trong môi trường axit, đun nóng. Cho toàn bộ các
chất hữu cơ sau phản ứng vào dung dịch AgNO3 dư trong NH3 đến phản ứng hoàn toàn, thu được 44,16 gam
kết tủa. Hiệu suất của phản ứng hiđrat hóa axetilen là
A. 80%.
B. 92%.
C. 70%.
D. 60%.
Câu 30: Hỗn hợp X gồm ba este đều đơn chức, trong đó có hai este hơn kém nhau một nguyên tử cacbon.
Đốt cháy hoàn toàn 12,32 gam hỗn hợp X cần dùng 0,50 mol O2, thu được CO2 và 7,20 gam H2O. Mặt khác
đun nóng 12,32 gam X với 240 ml dung dịch NaOH 1M (dùng dư), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được
một ancol Y duy nhất và 16,44 gam hỗn hợp rắn Z. Thành phần phần trăm khối lượng của muối có khối
lượng phân tử nhỏ nhất trong hỗn hợp rắn Z là
A. 61,6%.
B. 57,9%.
C. 66,2%.
D. 49,8%.
Câu 31: Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt phản ứng với các dung dịch sau: NaOH, NaHSO4, HCl,
KHCO3, K2CO3, H2SO4. Số trường hợp xảy ra phản ứng và số trường hợp có kết tủa là
A. 5 và 3.
B. 6 và 5.
C. 5 và 4.
D. 4 và 4.
Câu 32: Lấy m gam kali cho tác dụng với 500 ml dung dịch HNO3, thu được dung dịch M và thoát ra 0,336
lít hỗn hợp gồm 2 khí X và Y (ở đktc). Cho thêm dung dịch KOH dư vào dung dịch M thì thấy thoát ra
0,224 lít khí Y (ở đktc). Biết rằng quá trình khử HNO3 chỉ tạo một sản phẩm khử duy nhất. Giá trị của m là
A. 7,80.
B. 12,48.
C. 3,12.
D. 6,63.
Câu 33: Hợp chất X có %mC = 54,54%; %mH = 9,10%, còn lại là oxi. Tỉ khối hơi của X so với hiđro bằng
44. Tổng số nguyên tử cacbon và oxi có trong X là
A. 10.
B. 8.
C. 6.
D. 4.
Câu 34: Cho sơ đồ phản ứng:
 O2 ,xt
 NaOH
 NaOH
 NaOH
X  Y  Z  T  C2 H6 .




CaO,t 0

Biết công thức phân tử của X trong sơ đồ trên là C4H8O2. Công thức cấu tạo của X thỏa mãn sơ đồ trên là
A. HCOOCH2CH2CH3. B. C2H5COOCH(CH3)2. C. CH3CH2CH2COOH. D. CH3COOC2H5.
Câu 35: Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:
(1) Glucozơ và fructozơ không có phản ứng thủy phân.
(2) Thủy phân đến cùng xenlulozơ trong môi trường axit, thu được nhiều phân tử glucozơ.
(3) Đisaccarit có phản ứng thủy phân tạo ra hai monosaccarit.
(4) Cacbohiđrat là những hợp chất hữu cơ đa chức.
(5) Tinh bột do các mắt xích –C6H12O6– liên kết với nhau tạo nên.
Số phát biểu sai là
A. 1.
B. 3.
C. 4.
D. 2.
Câu 36: Hợp chất X có công thức phân tử là C10H8O4. Từ X thực hiện các phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol):
0

H2 O, t
(1): C10H8O4 + 2NaOH  X1 + X2;


(2): X1+ 2HCl  X3 + 2NaCl;
t

(3): nX3 + nX2  Poli(etylen – terephtalat) + 2nH2O.
0

Phát biểu nào sau đây sai?
A. Dung dịch X3 có thể làm quì tím chuyển màu hồng.
B. Nhiệt độ nóng chảy của X1 cao hơn X3.
Trang 3/4 - Mã đề thi 223

C. Dung dịch X2 hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch phức chất có màu xanh lam.
D. Số nguyên tử H trong phân tử X3 bằng 8.
Câu 37: Cho các phát biểu sau:
(1): Cho axit glutamic phản ứng với NaOH dư được bột ngọt (mì chính);
(2): Các amino axit đều là chất rắn ở nhiệt độ thường;
(3): Axit glutamic làm quỳ tím hóa đỏ;
(4): Lysin làm quỳ tím hóa xanh;
(5): Thủy phân không hoàn toàn tinh bột có thể thu được saccarozơ;
(6): Cho etylamin vào dung dịch phenylamoni clorua thấy tạo thành anilin.
Số phát biểu đúng là
A. 6.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 38: Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C2H9N3O6 có khả năng tác dụng với dung dịch HCl và
dung dịch NaOH. Cho 20,52 gam X tác dụng với dung dịch chứa 20,40 gam NaOH. Sau khi phản ứng xảy
ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được m gam chất rắn. Giá trị của m gần nhất với
A. 29.
B. 26.
C. 23.
D. 30.
Câu 39: Hòa tan m gam hỗn hợp kim loại gồm Fe và Cu (trong đó Fe chiếm 40% về khối lượng) bằng dung
dịch HNO3, được dung dịch X; 0,448 lít NO ở đktc (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và còn lại 0,65m gam
kim loại. Khối lượng muối trong dung dịch X là
A. 11,2 gam.
B. 8,4 gam.
C. 5,4 gam.
D. 10,8 gam.
Câu 40: Anken C4H8 có bao nhiêu đồng phân khi tác dụng với HCl chỉ cho một sản phẩm hữu cơ (dẫn xuất
halogen) duy nhất?
A. 3.
B. 1.
C. 2.
D. 4.
-----------------------------------------------

----------- HẾT ----------

Trang 4/4 - Mã đề thi 223

nguon tai.lieu . vn