Xem mẫu

  1. Tuần 18 Tiết 36 ĐỀ THI HỌC KỲ I Môn: TIN HỌC. Thời gian: 45’ (không kể thời gian phát đề). A_ Mục tiêu: Đánh giá kiến thức, kỹ năng của HS về: các khái niệm cơ bản về ngôn ngữ lập trình, cụ thể là ngôn ngữ lập trình Pascal. Viết được các câu lệnh đơn giản, viết và chạy một chương trình đơn giản. Thực hành thành thạo trên máy. B_ Yêu cầu của đề: * Kiến thức: - Biết các khái niệm cơ bản về ngôn ngữ lập trình, cụ thể là ngôn ngữ lập trình Pascal. - Hiểu các khái niệm về từ khóa và tên, cấu trúc của một chương trình. Cách sử dụng biến trong chương trình. - Biết được các khái niệm: phép toán, biểu thức số học, biểu thức quan hệ. - Hiểu được lệnh gán. Biết các câu lệnh vào / ra để nhập thông tin từ bàn phím hoặc đưa thông tin ra màn hình. * Kỹ năng: - Mô tả được thuật toán đơn giản bằng liệt kê các bước. - Viết được chương trình TP đơn giản, khai báo đúng biến, câu lệnh vào / ra để nhập thông tin từ bàn phím hoặc đưa thông tin ra màn hình. * Hình thức: Kiểm tra trên giấy (20’) + TH máy (25’) sau khi ôn tập HK I. C_ Ma trận đề: Ngôn ngữ Cấu trúc Dữ liệu Câu lệnh Thuật toán Bài Lập trình Chương trình Mức độ Biết I.1, I.2, I.4, I.6 Hiểu I.3 I.7, I.8 Vận dụng I.5 II.1, II.2 D_ Đề bài: I./ TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Khoanh tròn vào các chữ cái a, b, c, d trước đáp án đúng. Câu 1: Máy tính có thể hiểu trực tiếp ngôn ngữ nào trong các ngôn ngữ sau đây: a. Ngôn ngữ tự nhiên. b. Ngôn ngữ lập trình. c. Ngôn ngữ máy. d. Tất cả các ngôn ngữ nói trên. Câu 2: Các thành phần cơ bản của ngôn ngữ lập trình: a. Các từ khóa và tên. b. Bảng chữ cái, các từ khóa và tên. c. Bảng chữ cái và các quy tắc (bao gồm cả cách sử dụng các từ khóa, cách đặt tên) để viết các câu lệnh có ý nghĩa xác định, cách bố trí các câu lệnh, … sao cho có thể tạo thành một chương trình hoàn chỉnh và chạy được trên máy tính.
  2. d. Chỉ bảng chữ cái và các từ khóa. Câu 3: Phát biểu nào dưới đây là phát biểu sai? a. Một chương trình phải có đủ hai phần: phần khai báo và phần thân chương trình. b. Một chương trình có thể gồm hai phần: phần khai báo và phần thân chương trình trong đó thân chương trình là phần bắt buộc phải có. c. Nếu chương trình có phần khai báo, phần đó phải đứng trước phần thân chương trình. d. Có thể đặt phần khai báo tại bất kỳ vị trí nào trong chương trình. Câu 4: Trong các tên sau, tên nào hợp lệ trong ngôn ngữ Pascal? a. Bai toan. b. BT. c. Program. d. 7a. Câu 5: Bốn bạn A, B, C, D đưa ra kết quả của phép chia, phép chia lấy phần nguyên và lấy phần dư của hai số nguyên 14 và 5 như sau: a. 14/5 = 2; 14 div 5 = 2; 14 mod 5 = 4. b. 14/5 = 2.8; 14 div 5 = 2; 14 mod 5 = 4. c. 14/5 = 2.8; 14 div 5 = 4; 14 mod 5 = 2. d. 14/5 = 3; 14 div 5 = 2; 14 mod 5 = 4. Câu 6: Để chạy chương trình Turbo Pascal, ta bấm tổ hợp phím: a. Alt+F9 b. Ctrl+F9 c. Alt+X d. Ctrl+F10 Câu 7: Cách viết đúng về lệnh gán : a. := ; b. = ; c. := ; d. := ; Câu 8: Hãy chỉ ra cú pháp lệnh rẽ nhánh đúng : a. IF THEN ; b. IF THEN ; ELSE ; c. IF THEN ; d. IF ELSE ELSE ; II. TỰ LUẬN: ( 6 điểm) BÀI 1 (3 điểm) : Hãy viết chương trình nhập hai số nguyên từ bàn phím, in ra màn hình kết quả phép cộng hai số nguyên đó . BÀI 2: (3 điểm) Hãy viết chương trình so sánh hai số nguyên khác nhau được nhập vào từ bàn phím và xuất ra màn hình kết quả so sánh để quan sát. E- Hướng dẫn chấm I./ TRẮC NGHIỆM Mỗi câu đúng 0.5đ Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Đáp án c c d b b b a a
  3. II. TỰ LUẬN: Bài 1: (3 điểm) Program PHEP_CONG_HAI_SO_NGUYEN ; VAR Tong, a, b : Integer; Begin Write(‘ Nhap so nguyen thu nhat a= ‘);Readln(a); Write(‘ Nhap so nguyen thu hai b= ‘);Readln(b); Tong:= a + b; Writeln( a,’ + ‘, b, ’ =’ ,Tong); Readln; End. --------------------------------------o0o------------------------------------- Bài 2: (3 điểm) Program SO_SANH_HAI_SO_NGUYEN; Var a,b : Integer; Begin Writeln( ‘ Nhap so nguyen thu nhat : ‘,a);Readln(a); Writeln( ‘ Nhap so nguyen thu hai : ‘,b);Readln(b); If a>b then Writeln(‘ Ket qua: ’, a, ‘ > ‘ ,b) Else Writeln(‘ Ket qua: ’, a, ‘ < ’,b); Readln; End. --------------------------------------o0o-------------------------------------
nguon tai.lieu . vn