Xem mẫu

LỜI MỞ ĐẦU Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, công nghiệp hóa hiện đại hóa ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong đời sống xã hội. Tự động hóa cao song song với việc sử dụng một cách triệt để nguồn năng lượng, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện môi trường làm việc, cải thiện nhu cầu sống của con người. Là một sinh viên nghành điện ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường mỗi sinh viên chúng ta đã được các thầy cô trang bị cho những tư duy, kiến thức cơ bản về tự động hóa điện và truyền động điện tự động. Trong thời gian học tập vừa qua em đã có dịp tiếp xúc và tìm hiểu một số thiết bị hiện đại đang được ứng dụng trong môn tự động hóa. Do đó trong giai đoạn làm đồ án , được sự đồng ý và giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn. Em đã chọn đề tài: Ứng dụng của PLC S7­200 và điều khiển thang máy 10 tầng. Sau gần 3 tháng liên tục được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo hướng dẫn, và các thầy trong bộ môn, và cùng với sự giúp đỡ của các bạn trong lớp, đến nay bản thiết kế của em đã hoàn thành. Qua đây em muốn gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong bộ môn đã tận tình giúp đỡ em để hoàn thành bản thiết kế này. Đồng thời em muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo Th.S Nguyễn Hữu Hải người đã hướng dẫn tận tình em trong suốt thời gian qua. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Thiết kế Nguyễn ThếDũng MỤC LỤC CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ THANG MÁY CHƯƠNG II : THIẾT KẾ SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ CHƯƠNG III: CHƯƠNG IV: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PLC ỨNG DỤNG PLC CHO HỆ THỐNG KHỐNG CHẾ ĐIỀU KHIỂN THANG MÁY CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ THANG MÁY 1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THANG MÁY. 1.1.1. Khái niệm chung về Thang Máy. Thang máy là một thiết bị chuyên dùng để vận chuyển người, hàng hoá, vật liệu. v.v. theo phương thẳng đứng hoặc nghiêng một góc nhỏ hơn 150 so với phương thẳng đứng theo một tuyến đã định sẵn. Nhiều quốc gia trên thế giới đã quy định, đối với các nhà cao 6 tầng trở lên đều phải được trang bị thang máy để đảm bảo cho người đi lại thuận tiện, tiết kiệm thời gian và tăng năng suất lao động. Giá thành của thang máy trang bị cho công trình so với tổng giá thành của công trình chiếm khoảng 6% đến 7% là hợp lý. Đối với những công trình đặc biệt như bệnh viện, nhà máy, khách sạn v.v. Tuy nhiên số tầng nhỏ hơn 6 nhưng do yêu cầu phục vụ vẫn phải được trang bị thang máy. Với các nhà nhiều tầng có chiều cao lớn thì việc trang bị thang máy là bắt buộc để phục vụ việc đi lại trong nhà. Nếu vấn đề vận chuyển người trong những toà nhà này không được giải quyết thì các dự án xây dựng các toà nhà cao tầng không thành hiện thực. Thang máy là một thiết bị vận chuyển đòi hỏi tính an toàn nghiêm ngặt, nó liên quan trực tiếp đến tài sản và tính mạng con người. Vì vậy, yêu cầu chung đối với thang máy khi thiết kế, chế tạo, lắp đặt, vận hành, sử dụng và sửa chữa là phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt các yêu cầu về kỹ thuật an toàn được quy định trong các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm.. 1.1.2 Phân loại Thang Máy. Thang máy hiện nay đã được thiết kế và chế tạo rất đa dạng, với nhiều kiểu, loại khác nhau để phù hợp với mục đích của từng công trình. Có thể phân loại thang máy theo các nguyên tắc và các đặc điểm sau: 1.1.2.1. Theo công dụng (TCVN 5744­1993) thang máy được phân thành 5 loại. a) Thang máy chuyên chở người. Loại này chuyên vận chuyển hành khách trong các khách sạn, công sở, nhà nghỉ, các khu chung cư, trường học, tháp truyền hình v.v... b) Thang máy chuyên chở người có tính đến hàng đi kèm. Loại này thường dùng cho các siêu thị, khu triển lãm v.v... c) Loại máy chuyên chở bệnh nhân. Loại này chuyên dùng cho các bệnh viện, các khu điều dưỡng,...Đặc điểm của nó là kích thước thông thuỷ cabin phải đủ lớn để chứa băng ca (cáng) hoặc giường của bệnh nhân, cùng với các bác sĩ, nhân viên và các dụng cụ cấp cứu đi kèm. Hiện nay trên thế giới đã sản xuất theo cùng tiêu chuẩn kích thước và tải trọng cho loại thang máy này. d) Thang máy chuyên chở hàng có người đi kèm. Loại thường dùng cho các nhà máy, công xưởng, kho, thang máy dùng cho nhân viên khách sạn v.v... chủ yếu để chở hàng nhưng có người đi kèm để phục vụ. e) Thang máy chuyên chở hàng không có người đi kèm. Loại chuyên dùng để chở vật liệu, thức ăn trong các khách sạn, nhà ăn tập thể v.v... Đặc điểm của loại này chỉ có điều khiển ngoài cabin (trước các cửa tầng). Còn các loại thang máy khác nêu ở trên vừa điều khiển trong cabin vừa điều khiển ngoài cabin. Ngoài ra còn có các loại thang máy chuyên dùng khác như: thang máy cứu hoả, chở ôtô v.v... 1.1.2.2. Theo hệ thống dẫn động cabin. a) Thang máy dẫn động điện. Loại này dẫn động cabin lên xuống nhờ động cơ điện truyền qua hộp giảm tốc tới puly ma sát hoặc tang cuốn cáp. Chính nhờ cabin được treo bằng cáp mà hành trình lên xuống của nó không bị hạn chế. Ngoài ra còn có loại thang máy dẫn động cabin lên xuống nhờ bánh răng thanh răng (Chuyên dùng để chở người phục vụ xây dựng các công trình cao tầng). b) Thang máy thuỷ lực (bằng xylanh ­ pittông). Đặc điểm của loại này là cabin được đẩy từ dưới lên nhờ xylanh ­ pittông thuỷ lực nên hành trình bị hạn chế. Hiện nay thang máy thuỷ lực với hành trình tối đa khoảng 18m, vì vậy không thể trang bị cho các công trình cao tầng, mặc dù kết cấu đơn giản, tiết diện giếng thang máy nhỏ hơn khi có cùng tải trọng so với dẫn động cáp, chuyển động êm, an toàn, giảm được chiều cao tổng thể của công trình khi có cùng số tầng phục vụ, vì buồng máy đặt ở tầng trệt. c) Thang máy nén khí. 1.1.2.3. Theo vị trí đặt bộ tời kéo. Đối với thang máy điện + Thang máy có bộ tời kéo đặt phía trên giếng thang. + Thang máy có bộ tời kéo đặt phía dưới giếng thang. + Đối với thang máy dẫn động cabin lên xuống bằng bánh răng thanh răng thì hệ tời dẫn động đặt ngay trên nóc. Đối với thang máy thuỷ lực: buồng máy đặt tại tầng trệt. 1.1.2.4. Theo hệ thống vận hành. ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn