Xem mẫu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT Khoa xã hội học và công tác xã hội BÀI TẬP NHÓM ĐỀ TÀI: TRẺ EM MỒ CÔI KHÔNG NƠI NƯƠNG TỰA, TRẺ EM BỊ BỎ RƠI Giáo viên hướng dẫn : Võ Thuấn Nhóm thực hiện : Nhóm 1 Lớp : CPK33 Đà Lạt - 1/2013 1 Nội dung : I. Định nghĩa và đặc điểm tâm lý của trẻ mồ côi, không nơi nương tựa. 1.Định nghĩa. - Trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa và bị bỏ rơi là những trường hợp trẻ không có được sự chăm sóc, giáo dục của gia đình và người giám hộ như: + Sau khi sinh con, cha mẹ bỏ con, không chăm sóc, nuôi dưỡng. + Cha mẹ, người giám hộ để trẻ em cho người khác nuôi, cắt đứt quan hệ, không thực hiện nghĩa vụ đóng góp nuôi dưỡng trẻ em mặc dù có khả năng thực hiện nghĩa vụ (trừ trường hợp cho trẻ em làm con nuôi). + Cha mẹ, người giám hộ bỏ mặc trẻ em tự sinh sống, không quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em, để trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt. (trang web của bộ lao động thương binh xã hội) - Trẻ em mồ côi là những trẻ mất cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mất mẹ hoặc cha, nhưng (cha/mẹ) mất tích, không đủ năng lực pháp lý để nuôi dưỡng (bị tâm thần, đang trong thời kỳ chấp hành án) theo quy định của pháp luật. Những trẻ em bị bỏ rơi từ khi mới sinh ra được coi là trẻ mồ côi ( Bài giảng tóm tắt công tác xã hội trẻ em_ Đặng Thị Thanh Thủy- 2011). - Theo nhóm định nghĩa: Trẻ em mồ côi là trẻ em dưới 16 tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc bị bỏ rơi, bị mất nguồn dinh dưỡng và không còn người thân thích ruột thịt (ông, bà nội ngoại, bố mẹ nuôi hợp pháp, anh chị) để nương tựa. 2. Đặc điểm tâm lý. a. Niềm tin bị hủy hoại: • Những niềm tin “phải và buộc phải”: Trẻ phải làm những điều mà người khác muốn trẻ phải làm chứ không phải để đạt các nhu cầu của bản thân. • Những niềm tin gây thảm họa: Không đưa đến một khả năng lựa chọn nào cho tương lai và không tránh khỏi khiến trẻ cảm thấy thất vọng chán nản ( Em không bao giờ học nữa). 2 • Những niềm tin “luôn luôn” và “không bao giờ”: Sự phóng đại sự thật và khiến trẻ cảm thấy khó chịu vì có những lúc có những điều tích cực xảy ra đều bị làm ngơ và phủ nhận ( Mọi người luôn chỉ trích em). • Những niềm tin không khoan dung người khác: Niềm tin cho rằng người khác vốn xấu xa hoặc ác ý, không làm điều đáng ra họ phải làm và không đạt tới sự kỳ vọng của trẻ đưa đến những cảm nghĩ tiêu cực và làm hỏng các mối quan hệ. • Những niềm tin đổ lỗi: Kiếm cớ khước từ nhu cầu tự sửa đổi và muốn ai khác phải thay đổi. • Những niềm tin nhận thức sai lệch về bản thân: “Em khó ưa, em là người xấu”, niềm tin bị hủy hoại. b. Sự ứng phó với trầm cảm: • Trầm cảm được biểu lộ bằng trạng thái suy kém rõ rang với sự mất quan tâm hoặc vui thú trong các hoạt động bình thường. • Sự trầm cảm cũng có thể là kết quả của những ý nghĩ tiêu cực, những ý nghĩ này có thể là bao gồm cái nhìn tiêu cực về bản thân, những diễn dịch tiêu cực về các kinh nghiệm riêng và những quan điểm tiêu cực về tương lai. • Trẻ em ứng phó trầm cảm bằng rất nhiều cách, một số trẻ em có thể trốn chạy khỏi gia đình. Một số, đặc biệt là em trai, biểu lộ cảm nghĩ bằng những hành vi hướng ngoại và có thể hành động quá khích. Các em gái thường biểu lộ tình cảm bằng những hành vi hướng nội, băn khoăn hoặc trở nên lo lắng. • Trẻ em trải qua rối loạn lo lắng, có thể cho thấy các triệu chứng lo lắng, bất an, phiền muộn, kém tập trung, đi tiểu thường, trạng thái kích động, trí tuệ yếu, choáng váng, căng thẳng cơ bắp hoặc dễ bị mệt. c. Mặc cảm có tội lỗi tự trách mình: - Trẻ cảm thấy xấu hổ những gì xảy ra đến cho mình , bị cưỡng dâm, bị làm nhục hoặc các em tự trách mình vì không tự bảo vệ được. d. Giận dữ và có ác cảm: 3 Một số trẻ em tức dẫn người lớn vì bị bạc đãi hoặc không được chăm sóc thích đáng hoặc do các em cứ đinh nhinh sẽ bị phê bình và trừng phạt. e. Hoài nghi, thiếu tin tưởng: Trẻ sống trong hoàn cảnh khó khăn thường có đủ lý do để ngờ vực. Những người lớn mà các em hay gặp thuờng có vẻ xa cách với trẻ và không hiểu được những khó khăn này. f. Khó diễn tả cảm xúc bằng lời: Có thể do bị choáng ngợp bởi chính tâm trạng của mình và muốn đè nén tâm trạng đó, hoặc trẻ chưa bao giờ được khuyến khích để tự nói về mình và không có đủ lời để diễn tả tâm trạng. g. Không nói thật: Vì trẻ ước ước mơ một hoàn cảnh khác, tránh né những đề tài đau thương, sợ bị hậu quả xấu, trẻ cố gắng lấy lòng người lớn ( cố gắng nói ra nhũng điều hay và những điều người lớn muốn nghe), cố ý nói dối để tránh câu chuyện, không muốn tiếp xúc với người khác hoặc để gây sự chú ý của người nghe. II. Tình huống. Nguyễn Văn A năm nay 9 tuổi, em hiện đang sống trong một căn nhà tồi tàn, dột nát ở xã P’róh – huyện Đơn Dương – tỉnh Lâm Đồng. Bà H nhận nuôi em từ lúc em mới sinh ra. Lúc em lớn lên thì được bà H kể lại rằng, em được bà nhặt về nuôi vào một hôm đi làm vườn về, bên cạnh một gốc cây đầu ngõ, lúc đó em mới được 2 tháng tuổi. Bà H không lấy chồng cũng không có họ hàng, là người từ nơi khác tới, thấy cảnh cô đơn một mình nên ẵm em về nuôi. Khi A lớn lên bà làm giấy khai sinh và cho em đi học. Ngoài một sào vườn trồng rau, bà H còn buôn bán nhỏ ngoài chợ để kiếm tiền nuôi em ăn học. 4 Địa phương nơi bà cư ngụ biết sự việc nên đã chấp nhận và cho bà nhận nuôi A. Do không xác định được bố mẹ của em. Từ lúc A học lên lớp 2 thì bà H bị bệnh phải thuốc thang thường xuyên, tuổi bà cũng đã cao. Cuộc sống của hai người trở nên khó khăn hơn, nguồn thu cũng giảm sút do bà không thể buôn bán thường xuyên được nữa. Sau một thời gian ốm đau, bà H qua đời. A sống bơ vơ một mình trong căn nhà đó đã được hai tháng. Tiền ma chay của bà H cũng nhờ vào hàng xóm và chính quyền địa phương hỗ trợ. Cuộc sống hàng ngày của em nhờ vào những gì bà H để lại và nhờ vào bà con xung quanh giúp đỡ. Em không còn nơi nào để nương tựa không biết nhờ vào ai, việc học phải bỏ dở giữa chừng. Một bé trai như em còn quá nhỏ để đi làm việc gì đó. A rơi vào tình cảnh mồ côi, sống rất khó khăn, nhất là khi bà H qua đời, em trở nên hụt hẫng, buồn bã và lo sợ khi phải sống một mình không có người thân bên cạnh. Hiện tại A đang cần sự trợ giúp xã hội để có một cuộc sống bình thường. III. Khung cơ sở pháp lý dành cho trẻ. 1. Pháp luật Việt Nam Cơ sở pháp lý: Trẻ em mồ côi không nơi nương tựa được quy định tại điều 51 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, điều 65 Hiến pháp 1992. Tại điều 51 Luật bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em nói về việc giáo dục, chăm sóc nhóm trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa với nội dung như sau: 1. Trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi được Uỷ ban nhân dân địa phương giúp đỡ để có gia đình thay thế hoặc tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng tại các cơ sở trợ giúp trẻ em công lập, ngoài công lập. 2. Nhà nước khuyến khích gia đình, cá nhân nhận nuôi con nuôi; cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận đỡ đầu, nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi. 3. Nhà nước có chính sách trợ giúp gia đình, cá nhân hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em ngoài công lập nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi. 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn