Xem mẫu

Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh Trường Đại học Sài Gòn Khoa Luât BÀI THUYẾT TRÌNH Môn: LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH Đề tài : trả lời 120 câu hỏi và giải quyết 10 bài tập tình huống. GVHD: Ts: Hồ Xuân Thắng TP.HỒ CHÍ MINH – 2011 Trình bày: Phạm Khánh Hòa chuyên nghành luật kinh doanh MỤC LỤC A/ LỜI NÓI ĐẦU 1. lý do chọn đề tài. 2. phạm vi nghiên cứu 3. đối tượng nghiên cứu 4. ý nghĩa của đề tài B/ NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI. 1/ trả lời 120 câu hỏi 2/ giải quyết 9 bài tập tình huống. A/ LỜI NÓI ĐẦU. 1. lý do chon đề tài Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng mỗi con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt Gia đình đình được tạo nên từ nhiều yếu tố khác nhau. Đó có thể là quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, tuy nhiên quan hệ hôn nhân vẫn là nhân tố chủ yếu nhất tạo nên gia đình. Như đã trình bày ở trên thì gia đình có vai trò rất quan trọng mà hôn nhân lại là nhân tố chủ yếu hình thành gia đình, do vậy hôn nhân càng có vai trò quan trọng hơn nữa. tuy nhiên hiện nay do ảnh hưởng của lối sống phương tây mà một bộ phận giới trẻ có lối sống vội, sống thử trước hôn nhân hoặc một bộ phận vẫn còn mang nặng tư tưởng trọng nam khinh nữ nên khi vợ chồng lấy nhau về thì chồng luôn bắt vợ làm theo ý mình. Đặt biệt nghiêm trọng hơn nữa đó là ở một số vùng vẫn còn tình trạng “ cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”… do những nguyên nhân trên mà khi vợ chồng cưới nhau về chung sống với nhau một thời gian thì cảm thấy không hiểu nhau, không chia sẻ được với nhau và dắt nhau ra tòa ly hôn. Theo như các phương tiện thông tin đại chúng thì số vụ án dân sự liên quan đến vấn đề ly hôn ngày càng tăng. Như chúng ta đã biết việc ly hôn để lại nhiều hậu quả đáng lo ngại, đó là tình trạng con không có bố, thiếu sự chăm sóc của mẹ. thiếu sự yêu thương giúp đỡ của gia đình… chính điều này cũng là nguyên nhân dẫn đến việc trẻ bị trầm cảm, tự kỷ, dễ phạm pháp… Gia đình là tế bào của xã hội là cái nôi nuôi dưỡng mỗi con người. nhưng nếu như gia đình không tốt liệu có thể nuôi dưỡng được nên con người tốt được không? Con người không tốt,gia đình không tốt thì xã hội sẽ như thế nào? Có lẽ ai cũng có được câu trả lời rằng xã hộ đó sẽ chậm phát triển. trong khi đó, số vụ ly hôn ngày càng tăng thì xã hội Việt Nam có thể sẽ nằm trong trạng thái chậm phát triển. Nhằm làm giảm thiểu số vụ án liên quan đến ly hôn cũng như hậu quả tiêu cực mà nó để lại nhóm 3 quyết định chọn đề tài nghiên cứu này. 2/ phạm vi nghiên cứu Do thời gian không cho phép nên nhóm 2 chỉ nghiên cứu trong phạm vi luật hôn nhângia đình ở Việt Nam. 2. Đối tượng nghiên cứu. -kết hôn -Quan hệ giữa vợ và chồng -Quan hệ giữa cha mẹ và con- - Quan hệ giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa anh chị em và giữa các thành viên trong gia đình. -Cấp dưỡng. -Xác định cha, mẹ, con. - Con nuôi. - Giám hộ giữa các thành viên trong gia đình. -Ly hôn. 4/ ý nghĩa của đề tài. -Trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về hôn nhân và gia đình. - Hạn chế tình trạng ly hôn B/ NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI. 1. trả lời 120 câu hỏi. Câu 1: Hôn nhân là gì? - Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn ( Khoản 6, Điều 8 – Luật Hôn nhân và Gia đình 2000). - Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng được xác lập kể từ thời điểm kết hôn cho đến trước khi hôn nhân chấm dứt. Hôn nhân cũng được xác lập khi nam nữ chung sống với nhau và được pháp luật thừa nhận. Kết hôn là sự kiện làm phát sinh quan hệ hôn nhân. Khi một bên vợ, chồng chết hoặc vợ chồng ly hôn làm chấm dứt quan hệ vợ chồng. - Hôn nhân là sự liên kết giữa vợ và chồng trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, tuân theo các quy định của pháp luật Hôn nhân và gia đình, nhằm xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững. - Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, tính từ ngày đăng ký kết hôn cho đến trước ngày chấm dứt hôn nhân. Câu 2: Gia đình là gì? Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền lợi giữa họ với nhau theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. ( Khoản 10, Điều 8 – Luật Hôn nhân và Gia đình 2000). Câu 3: Các chức năng cơ bản của gia đình? Gia đình có 3 chức năng: - Chức năng duy trì nồi giống: Đây là chức năng quan trọng nhất của gia đình. Thông qua sự kiện sinh đẻ, gia đình tạo ra con người, duy trì phát triển nồi giống, xã hội. Xã hội loài người tồn tại hay diệt vong phụ thuộc vào việc gia đình thực hiện chức năng này. Việc sinh đẻ là quy luật sinh tồn của tự nhiên, vừa là quy luật xã hội. Việc thực hiện chức năng này của gia đình phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội của từng quốc gia. - Chức năng giáo dục: Đây là chức năng quan trọng của gia đình. Gia đình là trường học đầu tiên của mỗi con người. Gia đình có trách nhiệm dạy dỗ cho trẻ chưa thành niên những giá trị đạo đức chuẩn mực để trở thành con người hiểu biết, đồng thời cung cấp những kiến thức về khoa học, kỹ thuật cũng như các kỹ năng sống để trẻ trở thành người có ích cho xã hội. - Chức năng kinh tế: Là chức năng quan trọng của gia đình.Đây là chức năng giúp gia đình tồn tại, phát triển và thực hiện tốt chức năng duy trì nồi giống và chức năng giáo dục. Câu 4: Các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình? – Luật Hôn nhân và Gia đình 2000, các nguyên tắc cơ bản cũa chế độ hôn nhân và gia đình gồm: 1. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. 2. Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, các tôn giáo, giữa những người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. 3. Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. ... - --nqh--
nguon tai.lieu . vn