Xem mẫu

PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ Tính cấp thiết của đề tài Cao su không chỉ là loài cây có giá trị kinh tế cao mà còn đưa lại lợi ích xã hội rất lớn. Những năm qua, ngành cao su đã mang lại cho Việt Nam hàng tỷ đô la Mỹ từ hoạt động xuất khẩu, giải quyết việc làm cho hàng trăm ngàn lao động, đóng góp vào Ngân sách nhà nước, cũng như có ý nghĩa lớn trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Ngoài ra cây cao su còn có tác dụng phủ xanh đất trống đồi trọc, cân bằng sinh thái, tạo cảnh quan môi trường. Với những lợi ích mà cây cao su mang lại, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định đây là loại cây chủ lực trong phát triển kinh tế xã hội bên cạnh một số loài cây công nghiệp khác như cà phê, tiêu, điều… Trong những năm qua, xuất khẩu cao su tự nhiên Việt Nam liên tục đạt được những kỷ lục mới về cả diện tích trồng, sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu, vượt cả mục tiêu của Chính phủ đến năm 2015. Cao su Việt Nam được xuất khẩu với các chủng loại khác nhau tới rất nhiều các thị trường như Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Đức, Hàn Quốc… Theo dự báo trong những năm tới, lượng cầu cao su vẫn tiếp tục tăng, đây là động lực để ngành cao su phấn đấu hơn nữa, giành thị phần trên thế giới. Mặc dù đã có nhiều thành công trong sản xuất và xuất khẩu nhưng ngành cao su của nước ta cũng không tránh khỏi những khó khăn, thách thức. Trong tình hình chung của cả nước, ngành cao su tỉnh Kon Tum cũng không tránh khỏi những khó khăn. Diện tích trồng cây cao su tăng nhanh, quy mô trồng của các hộ gia đình nhỏ, phân tán trong toàn tỉnh nên rất khó khăn trong việc kiểm soát dịch bệnh. Cùng với sự gia tăng về diện tích vườn cây, sản lượng cao su hàng năm cũng tăng lên đáng kể, nhưng năng lực thu mua của các công ty chế biến cao su ở trong tỉnh lại hạn chế nên hầu hết sản phẩm của nông dân đều phụ thuộc vào khả năng tiêu thụ của các nhà thu gom nhỏ ở địa phương nên hiện tượng ép giá, gian lận vẫn xảy ra; quan hệ giữa người nông dân với nhà thu gom và giữa nhà thu gom với công ty chế biến xuất khẩu vẫn còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết; hiện tượng tranh mua tranh bán, cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhà thu gom; việc tiếp cận thông tin thị trường của người nông dân vẫn còn nhiều hạn chế. Công ty TNHH Vạn Lợi trong những năm qua đã có những thành công nhất định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, đồng thời đóng góp nhiều lợi ích về mặt kinh tế ­ xã hội ­ môi trường, tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người dân địa phương... Tuy nhiên, công ty cần nhìn nhận, đánh giá, phân tích lại tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su nhằm thấy được những thuận lợi cũng như khó khăn, từ đó đưa ra những giải pháp kinh doanh thích hợp giúp công ty đạt hiệu quả cao hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Xuất phát từ thực tế đó, qua thời gian tìm hiểu hoạt động sản xuất tại công ty tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tình hình tiêu thụ cao su tại công ty trách nhiệm hữu hạn Vạn Lợi, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ­ Phân tích thực trạng tiêu thụ sản phẩm cao su của công ty TNHH cao su Vạn Lợi, Tp Kon Tum, Tỉnh Kon Tum. ­ Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm cao su của Công ty Kon Tum. ­ Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm cao su tại công ty TNHH cao su Vạn Lợi, Tp Kon Tum, Tỉnh Kon Tum. 1.3 Phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Phạm vi về không gian Đề tài được thực hiện trên địa bàn Công ty TNHH cao su Vạn Lợi, Tp Kon Tum, Tỉnh Kon Tum. 1.3.1 Phạm vi về thời gian Đề tài sử dụng số liệu của công ty năm 2010 – 2014 Thời gian thực hiện đề tài: Từ 16­03 đến 16­05/2015. 1.3.3 Phạm vi về nội dung nghiên cứu ­ Thực trạng hoạt động tiêu thụ. ­ Đánh giá chung. ­Mộtsốvấnđềrútratừ việcnghiêncứuhoạtđộng tiêuthụ ­ Ưuđiểm, hạn chế. ­ Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm. PHẦN THỨ HAI: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Khái niệm, chức năng và vai trò của hoạt động tiêu thụ sản phẩm 2.1.1.1 Khái niệm về hoạt động tiêu thụ sản phẩm Theo Tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9000:2000 thì “sản phẩm” là kết quả của một quá trình tập hợp các hoạt động có liên quan lẫn nhau hoặc tương tác (với nhau) để biến đổi đầu vào (input) thành đầu ra (output). Như vậy, các đầu vào của một quá trình thường là đầu ra của các quá trình khác. Tiêu thụ sản phẩm là hoạt động quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp, để quá trình sản xuất diễn ra một cách liên tục thì các doanh nghiệp phải tiêu thụ được sản phẩm của mình đã sản xuất ra. Tiêu thụ sản phẩm còn là một trong sáu chức năng cơ bản của doanh nghiệp: Tiêu thụ, hậu cần, kinh doanh, tài chính, kế toán, và quản trị doanh nghiệp. Vậy tiêu thụ là gì? Quản trị kinh doanh truyền thống quan niệm tiêu thụ là hoạt động đi sau sản xuất, chỉ được thực hiện khi đã sản xuất được sản phẩm. Theo quan điểm hiện đại thì tiêu thụ sản phẩm là một quá trình thực hiện tổng thể các hoạt động có mối quan hệ lôgíc và chặt chẽ bởi một tập hợp các cá nhân, doanh nghiệp phụ thuộc lẫn nhau nhằm thực hiện quá trình chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì quan niệm về tiêu thụ sản phẩm cũng có những thay đổi để phù hợp với các nhân tố mới xuất hiện. Trong cơ chế cũ thì các doanh nghiệp chỉ quan niệm rằng mình “bán những cái gì mà mình có” tức là hoạt động tiêu thụ chỉ được thực hiện sau khi đã sản xuất hoàn thành sản phẩm. Ngày nay với sự phát triển của kinh tế thị trường thì doanh nghiệp không thể bán được “cái mình có” mà nó phải bán ra những sản phẩm mà thị trường cần, điều này có nghĩa là hoạt động tiêu thụ không chỉ đơn thuần là hoạt động đi sau sản xuất nữa mà một số nội dung của tiêu thụ còn đi trước hoạt động sản xuất. Trước khi sản xuất mặt hàng nào đó thì doanh nghiệp phải tiến hành công tác điều tra, nghiên cứu khả năng tiêu thụ của thị trường với sản phẩm đó, đây là cơ sở để doanh nghiệp lập kế hoạch, chiến lược sản xuất kinh doanh. Kế hoạch, chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả, khả thi hay không đều phụ thuộc vào tính đúng đắn, chính xác của việc điều tra nghiên cứu thị trường. Đây là điều kiện quan trọng để doanh nghiêp có thể thực hiện quá trình sản xuất và tái sản xuất có hiệu quả. Như vậy hoạt động tiêu thụ sản phẩm có vai trò rất quan trọng và nó quyết định hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. 2.1.1.2 Vai trò của hoạt động tiêu thụ sản phẩm Tiêu thụ sản phẩm giữ một vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Đó là điều kiện tiền đề để cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả. Tiêu thụ sản phẩm là một trong sáu chức năng cơ bản của doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm bao gồm cả nội dung điều tra nghiên cứu thị trường, nó quyết định hoạt động sản xuất. Trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp phải giải quyết ba vấn đề cơ bản: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Và sản xuất như thế nào? Vì vậy để trả lời chính xác các câu hỏi này thì các doanh nghiệp phải tiến hành, thực hiện công tác điều tra nghiên cứu thị trường. Kết quả của việc điều tra nghiên cứu sẽ là cơ sở để doanh nghiệp xây dựng kế hoạch sản xuất. Nhịp độ của tiêu thụ sản phẩm sẽ quyết định nhịp độ sản xuất. ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn