Xem mẫu

PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU Muốn có được một đất nước phát triển thì con người chính là một nhân tố hàng đầu, là một nguồn tài nguyên quý báu nhất để quyết định cho sự phát triển của đất nước. Nên con người phải khỏe mạnh mới có thể làm được điều này. Vì vậy, vấn đề về chăm sóc sức khỏe cho người là một trong những yếu tố được xã hội quan tâm hàng đầu trong thời đại ngày nay. Tuy nhiên hệ thống và dịch vụ y tế ở Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, tạo sự bất bình đẳng trong cung ứng dịch vụ, hàng hóa y tế. Mà nguyên nhân chính tạo ra sự bất bình đẳng này là do thông tin bất cân xứng và một số nguyên nhân khác Thực tế hiện nay trong lĩnh vực y tế đang rất thiếu nguồn vốn, Ngân sách Nhà nước mỗi năm đều có sự đầu tư cho lĩnh vực này nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của người dân và hầu hết các cơ sơ vật chất cũng đã cũ. Theo các chuyên gia kinh tế một phần cũng cần phát triển mạnh mẽ y tế tư nhân để đáp ứng hiệu quả hệ thống y tế Việt Nam và cũng giảm bớt một phần Ngân sách Nhà nước Trước những vấn đề trên nhóm em đã chọn “Thất bại thị trường Dịch vụ y tế” để làm bài thuyết trình của mình PHẦN 2 1. Khái niệm Thất bại thị trường và Những dạng thất bại thị trường 1.1 Khái niệm: Thất bại thị trường là những trường hợp mà thị trường cạnh tranh không thể sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ ở mức mà xã hội mong muốn. 1.2 Những dạng thất bại thị trường _ Độc quyền: Khi thị trường chỉ do một hay một số hãng thống trị thì nguy cơ tồn tại một thế lực độc quyền chi phối thị trường là rất lớn. Trong trường hợp đó, lượng hàng hóa sản xuất ra thường không đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Ví dụ: độc quyền điện,xăng dầu… _ Ngoại ứng: Là trường hợp xảy ra khi tác động của một giao dịch trên thị trường có ảnh hưởng đến một đối tượng thứ 3 ngoài người mua người bán nhưng tác động này lại không được tính đến trong giá của hàng hóa. Ví dụ:hai công ty nuôi ong và trồng cây ăn quả ở cạnh nhau.Những con ong hằng ngày thụ phấn giúp cho cây ăn quả nâng cao năng suất nhưng trên thị trường công ty trồng cây ăn quả bán sản phẩm lại không tính lợi ích do bên công ty nuôi ong tạo ra _ Hàng hóa công cộng: Đây là hàng hóa mà lợi ích tiêu dùng của nó chỉ có thể được thụ hưởng chung giữa tất cả mọi người. Những hàng hóa này có thể cho nhiều người được thụ hưởng những không làm giảm lợi ích của người khác và không dễ gì ngăn cản được những cá nhân không đóng góp tài chính tiêu dùng hàng hóa, các doanh nghiệp tư nhân sẽ không cung cấp hàng hóa công cộng mà chính phủ phải cung cấp. Ví dụ: trường học,bệnh viên,… _ Thông tin không đối xứng: Trên thị trường thường xuất hiện hiện tượng các bên tham gia có lượng thông tin khác nhau gọi là thông tin không đối xứng. Hiện tượng này sẽ tạo sự thiệt thòi cho bên không đầy đủ thông tin so với bên kia, buộc chính phủ phải can thiệp. Ví dụ: thị trường dược phẩm thường mua rất ít hoặc khó biết được thông tin đúng nếu không có cố vấn bác sĩ,dược sĩ hoặc các chuyên gia…. _ Bất ổn định kinh tế: Lạm phát và thất nghiệp là căn bệnh cố hữu của nền kinh tế, gây ra nhiều tổn thất cho xã hội, tạo nên sự bất ổn định kinh tế, buộc Chính phủ phải can thiệp. _ Mất công bằng xã hội: Sự không hoàn hảo của thị trường thường dẫn đến sự thiếu công bằng trong xã hội. Do đó chính phủ phải có trách nhiệm phân phối lại thu nhập, trợ giúp trợ cấp cho các đối tượng nghèo, tạo sự bình đẵng về cơ hội cho các cá nhân trong xã hội. _ Hàng hóa khuyến dụng và phi khuyến dụng: + hàng hóa khuyến dụng: là những hàng hóa hay dịch vụ mà việc tiêu dùng chúng có lợi cho cá nhân và xã hội những các cá nhân không tự nguyện tiêu dùng, buộc chính phủ phải bắt buộc họ sử dụng Ví dụ: bảo hiểm,… + hàng hóa phi khuyến dụng: là những hàng hóa và dịch vụ mà việc tiêu thụ chúng có hại cho cá nhân và xã hội những các cá nhân không tự nguyện từ bỏ, buộc chính phủ phải có biện pháp không khuyến khích hoặc ngăn cấm việc sử dụng. Ví dụ: thuốc lá,heroin,ma túy đá,… 2. Dịch vụ y tế 2.1 Thị trường dịch vụ y tế _ Dịch vụ chăm sóc sức khỏe là một ngành dịch vụ trong đó người cung ứng và người sử dụng quan hệ với nhau thông qua giá dịch vụ.Tuy nhiên, không giống các loại dịch vụ khác, dịch vụ chăm sóc sức khỏe có một số đặc điểm riêng, đó là mỗi người đều có nguy cơ mắc bệnh và nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ở các mức độ khác nhau. Dịch vụ y tế là loại hàng hoá mà người sử dụng (người bệnh) thường không tự mình lựa chọn được mà chủ yếu do bên cung ứng (bác sĩ) quyết định. Nói một cách khác, thông thường “Cầu quyết định cung” nhưng trong dịch vụ y tế “Cung quyết định cầu”.Cụ thể, người bệnh có nhu cầu khám chữa bệnh nhưng điều trị bằng phương pháp nào, thời gian bao lâu lại do bác sĩ quyết định. Như vậy, người bệnh, chỉ có thể lựa chọn nơi điều trị và bác sĩ điều trị chứ không được chủ động lựa chọn phương pháp điều trị. Dịch vụ y tế là loại hàng hoá gắn liền với sức khoẻ, tính mạng con người nên không giống các nhu cầu khác, khi bị ốm, mặc dù không có tiền nhưng người ta vẫn phải mua (khám chữa bệnh) đây là đặc điểm đặc biệt không giống các loại hàng hóa khác. _ Dịch vụ y tế ở đây cũng được phân làm 2 trường hợp: + Y tế là dịch vụ tư có tính loại trừ và tính cạnh tranh. Nó là hàng hóa tư vì vậy nó hoạt động theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, do sự thất bại của thị trường đối với dịch vụ chăm sóc sức khỏe này nên nhà nước cần phải can thiệp để giải quyết sự thất bại đó và mang lại sự công bằng, tạo điều kiện cho mọi người đều có thể được khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của mình. + Dịch vụ y tế là các dịch vụ có đặc điểm “hàng hóa công cộng ” vì nó mang tính không cạnh tranh, mọi người ai cũng có thể đến các cơ sở y tế để chữa bệnh không phân biệt bất kỳ ai. Nó cũng mang tính không loại trừ vì lợi ích không chỉ giới hạn ở những người trả tiền để hưởng dịch vụ mà kể cả những người không trả tiền (Ví dụ: các dịch vụ y tế dự phòng, giáo dục sức khỏe). Chính điều này không tạo ra được động cơ lợi nhuận cho nhà sản xuất, làm việc cung ứng các dịch vụ đó thấp. Do đó, để đảm bảo đủ cung đáp ứng cho cầu cần có sự can thiệp hỗ trợ của Nhà nước trong cung ứng các dịch vụ y tế mang tính công cộng. 2.2 Thất bại thị trường trong dịch vụ y tế _ Đây là một trong các trường hợp thị trường, trường hợp này thất bại thị trường là do thông tin không đối xứng. Xuất hiện thông tin bất cân xứng giữa bên cung cấp dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ. Bệnh nhân là người hiểu biết rất ít về bệnh tật và các chỉ định điều trị. Do vậy, hầu như người bệnh hoàn toàn phải dựa vào các quyết định của thấy thuốc trong việc lựa chọn các dịch vụ y tế. Chính vì điều này, một số bác sĩ thường lợi dụng sự hiểu biết thông tin không đầy đủ của bệnh nhân để mưu lợi cá nhân, nên người bệnh có thể dễ dàng bị bốc lột. Bác sĩ có thể kiếm lời bằng cách tạo ra nhu cầu giả cho các dịch vụ của chính mình. Đây chính là loại thất bại thị trường do thiếu thông tin, gây thiệt hại cho người tiêu dùng (bệnh nhân). 2.3 Nguyên nhân của thất bại thị trường dịch vụ y tế _ Trong thị trường tự do, giá của một mặt hàng được xác định dựa trên sự thỏa thuận tự nguyện giữa người mua và người bán. Trong thị trường dịch vụ y tế không có sự thỏa thuận này, giá dịch vụ luôn do người bán quyết định. ­ Dịch vụ y tế là một ngành dịch vụ có điều kiện, tức là có sự hạn chế nhất định đối với sự gia nhập thị trường của các nhà cung ứng dịch vụ y tế. Cụ thể, muốn cung ứng dịch vụ y tế cần được cấp giấy phép hành nghề và cần đảm bảo những điều kiện nhất định về cơ sở vật chất. Nói một cách khác, trong thị trường y tế không có sự cạnh tranh hoàn hảo. ­ Bất đối xứng thông tin giữa bên cung cấp dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ. Trên thực tế, bệnh nhân hiểu biết rất ít về bệnh tật và các chỉ định điều trị, do vậy hầu như người bệnh hoàn toàn phải dựa vào các quyết định của thầy thuốc trong việc lựa chọn các dịch vụ y tế (cầu do cung quyết định).Nếu vấn đề này không được kiểm soát tốt sẽ dẫn tới tình trạng lạm dụng dịch vụ từ phía cung ứng, chi phí y tế sẽ bị tăng cao. ­ Hàng hóa không đồng nhất: Bác sĩ không đồng nhất về chất lượng và do hạn chế trong quảng cáo nên người bệnh rất khó khăn trong việc so sánh giá và chất lượng. Điều này đã gây khó khăn và thiệt hại cho người bệnh rất nhiều. _ Các dịch vụ y tế có lợi cho người dân trong khi họ không phải trả tiền để mua các loại dịch vụ này. Vì vậy không tạo ra được động cơ lợi nhuận cho nhà sản xuất, không khuyến khích được việc đáp ứng cho việc cung cấp dịch vụ này. Để đảm bảo cung đáp ứng đủ cầu thì nhà nước cần can thiệp để đáp ứng dịch vụ y tế công cộng. ­ Bênh nhân có ít sự lựa chọn. Khi đi khám bệnh hoặc có vấn đề nghiêm trọng đến sức khỏe bệnh nhân phải đi bệnh viện nhưng bệnh viện ở trong vùng hay tại địa phương không đủ hoặc không có khả năng chữa bệnh thì bệnh nhân sẽ được giới thiệu lên tuyến trên hoặc bệnh viện khác. Như vậy, rõ ràng là bệnh nhân không có lựa chọn mà phải làm theo sự hướng dẫn của bác sĩ. ­ Sai sót trong chữa bệnh: Trong dịch vụ y tế có khả năng sai sót rất cao, chẳng hạn như chuẩn đoán bệnh sai, điều trị sai phương pháp, để quên thiết bị mổ ở trong cơ thể bệnh nhân...và điều này gây thiệt hại cho người bệnh, nhẹ thì điều trị lại gây tốn kém, nặng thì có thể gây nghiêm trọng đến tính mạng. Vì vậy, cần phải có hệ thống pháp luật trong lĩnh vựa này để bảo đàm an toàn và tránh gây tổ thất cho bệnh nhân. ­ Khả năng chi trả của người nghèo. Đây là khoản chi phí cao và thường không có kế hoạch trả trước cho nên nó gây nhiều khó khăn cho người nghèo vì thường người nghèo thường có thu nhập thấp, không có nguồn thu lớn và không có tích lũy. _ Thông tin không hoàn hảo: Mặc dù có nhiều cơ sở để đánh giá được khả năng của bác sĩ và chất lượng thuốc thông qua quảng cáo, kinh nghiệm hoặc giới thiệu từ người khác nhưng người bệnh cũng khó có thể đánh giá một cách chính xác bởi đây là một lĩnh vực rất khó mà không phải ai cũng có thể đánh giá được. Do đó, người bệnh đành “nhắm mắt xuôi tay” phó mạc cho bác sĩ. Người bệnh phải dựa vào bác sĩ để chọn phương pháp và toa thuốc nên người bệnh có thể bị “bốc lột” và bị nâng giá trong trường hợp này. _ Trong trường hợp dịch vụ bảo hiểm y tế. Những người mua bảo hiểm thường là những người có nguy cơ mắc bệnh cao nên công ty phải chi trả số tiền lớn cho chi trả bảo hiểm bằng cách tăng mức phí bảo hiểm, lúc đó thì người khỏe mạnh sẽ ít hoặc không mua bảo hiểm, chỉ còn những người có khả năng bệnh mới mua nên dẫn đến công ty bảo hiểm bị thua lỗ. Tóm lại, nếu người tiêu dùng không có thông tin chính xác về giá thị trường hoặc chất lượng sản phẩm thì hệ thống thị trường sẽ hoạt động không có hiệu quả. Việc thiếu thông tin có thể làm cho người sản xuất cung cấp quá nhiều một vài loại sản phẩm và quá ít sản phẩm khác. Hoặc cũng do thiếu thông tin, một số người tiêu dùng có thể không mua sản phẩm mặc dù họ sẽ được lợi nếu mua hàng hóa đó, khi đó một số người tiêu dùng khác lại mua sản phẩm khiên họ bị thiệt. ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn