Xem mẫu

  1. Đề tài: TÁC ĐỘNG CỦA NỢ XẤU NGÂN HÀNG TỚI THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN 2012 VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG GIẢI QUYẾT
  2. MỤC LỤC Mục lục..................................................................................................................2 I. Khái quát chung về nợ xấu ngân hàng...............................................................2 II. Thực trạng nợ xấu trong hệ thống ngân hàng và tình hình bất động sản 2012 .................................................................................................................................3 1. Thực trạng nợ xấu trong hệ thống ngân hàng............................................3 2. Thực trạng bất động sản...........................................................................10 III. Mối quan hệ giữa nợ xấu ngân hàng và bất động sản ................................15 III. Giải pháp........................................................................................................17
  3. I. Khái quát chung về nợ xấu - Hiểu một cách đơn giản, nợ xấu phát sinh khi người đi vay sử d ụng nguồn vốn không có hiệu quả dẫn đến việc khó có khả năng thanh toán khoản nợ cho ngân hàng. - Theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN Ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín d ụng trong ho ạt đ ộng ngân hàng của tổ chức tín dụng” quy định "Nợ xấu" (NPL) là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 Quy định này. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá ch ất lượng tín d ụng c ủa t ổ ch ức tín dụng. - Trong đó  Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: + Các khoản nợ quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày; + Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá h ạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu; + Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ kh ả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.  Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được tổ ch ức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.  Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ mất vốn) bao gồm: + Các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến dưới 180 ngày; + Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá h ạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu; + Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.  Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là khả năng tổn thất cao  Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: + Các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày trở lên; + Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá h ạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; + Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần th ứ hai quá hạn theo th ời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; + Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần th ứ ba trở lên, k ể c ả ch ưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.
  4.  Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn. Định nghĩa này được dựa theo tiêu chuẩn Kế toán Việt Nam (VAS) và đang được sử dụng để tính toán nợ xấu ngân hàng hiện nay. - Còn theo định nghĩa nợ xấu của Phòng Thống kê – Liên hợp quốc, “Về cơ bản một khoản nợ được coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày; hoặc các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nh ập gốc, tái c ấp vốn hoặc chậm trả theo thoả thuận; hoặc các khoản phải thanh toán đã quá h ạn dưới 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng kho ản vay s ẽ được thanh toán đầy đủ”. Như vậy, nợ xấu về cơ bản cũng được xác định dựa trên 2 y ếu t ố: (i) quá hạn trên 90 ngày và (ii) khả năng trả nợ nghi ngờ. Đây được coi là định nghĩa của IAS đang được áp dụng phổ biến hiện hành trên thế giới. Và khi khách hàng bị nợ xấu từ nhóm 3 trở lên sẽ rất khó được ngân hàng duyệt vay lại ít nh ất là 5 năm. - Trong thông tư này, NHNN cũng đưa ra tỉ lệ trích lập dự phòng cho các nhóm nợ xấu: Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ quy đ ịnh t ại Khoản 1 Điều này như sau:  Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): 25%;  Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ mất vốn): 50%;  Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): 100% - Trích lập dự phòng khoản tiền được trích lập để dự phòng cho nh ững tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và h ạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng. - Ảnh hưởng của nợ xấu đến hoạt động của ngân hàng: Ngân hàng có hai nghiệp vụ chính là Nhận gửi và Cho vay tạo thành một dòng lưu chuyển tiền tệ khép kín. Nợ xấu là cục máu đông c ủa n ền kinh t ế, ngăn cản dòng lưu thông tiền tệ. Ngân hàng phải lấy vốn để bù đ ắp các kho ản nợ khó đòi, đến một lúc nào đó sẽ không còn khả năng trả tiền cho người gửi tiền. Mặt khác, ngân hàng hoạt động trên niềm tin của khách hàng, với tâm lý đám đông hiện nay, chỉ một thông tin về khả năng thanh toán của ngân hàng có thể dẫn tới làn sóng đổ xo đi rút tiền của người dân, khiến ngân hàng có thể lâm
  5. vào tình trạng phá sản vì không kịp huy động lượng vốn lớn trong thời gian ngắn. II. Thực trạng nợ xấu trong hệ thống ngân hàng và tình hình bất động sản 2012 1. Nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Nợ xấu bắt ở Việt Nam bắt đầu được tích tụ từ năm 2008, khi kh ủng hoảng bắt đầu nhen nhóm, tình hình kinh tế xấu đi và có chiều hướng gia tăng trong những năm gần đây. Theo số liệu công bố của NHNN ngày 12/7/2012, n ợ xấu năm 2009 khoảng 45 nghìn tỷ đồng chiếm tỷ lệ 2,5% tổng dư nợ; năm 2010 khoảng 38 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 2,1%; năm 2011 khoảng 78 nghìn tỷ đồng, chiếm 3,2%. Trong khi đó, nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng tính đ ến th ời điểm cuối tháng 10/2012 chiếm vào khoảng 8,6%, dư nợ 202 nghìn t ỷ đồng. N ợ xấu có xu hướng gia tăng và trở thành điểm nhức nh ối của n ền kinh t ế Vi ệt Nam hiện nay. Nguồn: Báo cáo của Ngân hàng nhà nước Việt Nam Nhìn vào báo cáo tài chính của 9 ngân hàng đang niêm yết trên thị trường chứng khoán, tổng dư nợ của các tổ chức này cuối năm 2011 là 882 nghìn tỷ đồng, bằng 33,5% tổng dư nợ của toàn hệ thống. Tổng nợ xấu của 9 ngân hàng này là 12,1 nghìn tỷ đồng, tương đương tỷ lệ nợ xấu là 1,37% và chỉ bằng 12,4% tổng nợ xấu của toàn hệ thống. Trong đó, nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) là 5,44 nghìn tỷ đồng, chiếm 45% tổng nợ xấu. Như vậy, có thể thấy tỷ lệ nợ xấu của 9 ngân hàng niêm y ết th ấp h ơn t ỷ lệ chung mặc dù dư nợ cho vay của các các tổ chức này chiếm tới 1/3 tổng dư nợ. Song, đáng lưu ý là số nợ có khả năng mất vốn của các ngân hàng này lại
  6. cao hơn xu hướng trung bình của toàn ngành (theo báo cáo của Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước, tại 31/5/2012, tổng số nợ có khả năng m ất v ốn chi ếm 40% tổng nợ xấu). Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2011/GAFIN Nếu xét riêng từng ngân hàng, Vietcombank (VCB), VietinBank (CTG) và Eximbank (EIB) là những ngân hàng có nợ xấu tính theo số tuyệt đội cao nhất, điều này có thể hiểu là ngân hàng nào thường ngân hàng nào có dư n ợ càng l ớn thì kéo theo nợ xấu càng cao. Còn tính theo t ương đối, t ỷ l ệ n ợ x ấu c ủa Habubank (HBB), Navibank (NVB) và SHB là cao nhất. Tại thời điểm tháng 9 năm 2012, tỉ lệ nợ xấu các ngân hàng tăng đ ều qua các tháng, vượt xa con số thống kê năm 2011.
  7. Nguồn: Gafin Nợ xấu đặc biệt tăng mạnh tại các ngân hàng như Vietcombank từ 2% lên 3,21%; của ACB từ 0,9% lên 2,1%; của Sacombank từ 0,57% lên 1,4%; của BaoVietBank từ 4,56% lên 6,13%; của NaviBank từ 2,92% lên 3,97%. Một s ố ngân hàng tuy nhiên giữ được tốc độ nợ xấu tăng không quá mạnh, như ở Techcombank từ 2,82% lên 2,94%; của KienLongBank từ 2,77% lên 2,78%. Riêng ngân hàng PGBank giảm được nợ xấu từ 3,06% cuối năm ngoái xu ống còn 2,96%. Nguồn: Gafin Các khoản nợ nhóm 5 cũng tăng theo, không chỉ về số l ượng mà còn c ả t ỉ trọng. Hầu hết các ngân hàng có mức nợ nhóm 5 trên hoặc xấp xỉ 1% tổng dư
  8. nơ cho vay. Về con số cụ thể, ngân hàng BIDV có khoản nợ có khả năng mất vốn cao nhất, lên tới 3.984,4 tỷ đồng tại thời điểm cuối tháng 9; của Vietcombank cũng hơn 3.200 tỷ; của Vietinbank là 2.578 tỷ đồng. Ngân hàng ACB hiện có 829,1 tỷ đồng nợ có khả năng mất vốn; MB có 629,4 t ỷ; Techcombank là 610,8 tỷ… Một số ngân hàng có mức nợ nhóm 5 tăng r ất m ạnh so với năm 2011 như LienVietPostBank tăng đến 53 lần so với cu ối 2011 (t ừ 4,48 tỷ lên 243,8 tỷ); của BaoVietBank tăng hơn 6 lần từ 23,5 tỷ lên hơn 170 tỷ. Để quản lý rủi ro tín dụng (chủ yếu là rủi ro từ nợ xấu), các ngân hàng hiện sử dụng 2 công cụ chủ yếu là yêu cầu có tài s ản đảm b ảo m ới cho vay và thực hiện trích lập dự phòng rủi ro. Với nguồn xử lý là quỹ d ự phòng, đ ến cu ối năm 2011, tổng số dự phòng rủi ro của 9 ngân hàng này là 12,94 nghìn t ỷ đ ồng, gấp 1,07 lần nợ xấu và gấp 2,4 lần tổng số nợ có khả năng mất vốn. Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2011/GAFIN Trong nhóm 9 ngân hàng, VietinBank, Vietcombank, ACB, Eximbank, Sacombank (STB), MB đều có số dự phòng rủi ro lớn hơn tổng m ức n ợ x ấu, ngược lại với 3 ngân hàng như SHB, Habubank hay Navibank. Từ đây, có th ể thấy các ngân hàng quy mô lớn có mức dự phòng khá an toàn, trong khi các ngân hàng nhỏ thì lại tiềm ẩn rủi ro. Đến cuối tháng 5/2012, các tổ chức tín dụng trên toàn hệ thống mới trích lập dự phòng rủi ro được 67,3 nghìn t ỷ đồng, chi ếm 57% nợ xấu, thấp hơn tỷ lệ trích của các ngân hàng đã nêu. Liên quan đến các nguồn tài sản đảm bảo thế chấp, tổng giá trị tài sản đảm đảm bảo cho các khoản vay tại 9 ngân hàng tại ngày 31/12/2011 lên t ới
  9. 1.523,2 nghìn tỷ đồng, bằng 173% tổng dư nợ và gấp 125 lần tổng nợ xấu c ủa các tổ chức này. Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2011/GAFIN Tài sản đảm bảo của các ngân hàng chủ y ếu là các tài s ản tài chính, hàng hóa nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, bất động sản..., trong đó tài s ản đ ảm b ảo là bất động sản chiếm tới 62% (945,4 nghìn tỷ đồng). VietinBank, Vietcombank, ACB là những ngân hàng có tài sản thế chấp bằng bất động sản l ớn nh ất, trong đó tại ACB bất động sản chiếm tới 80% tổng tài sản đảm bảo. Ngoài ra, hiện nay giá trị tài sản đảm bảo của 9 tổ chức này chiếm t ới 173% t ổng d ư nợ, trong khi để đảm bảo an toàn, các tổ chức tín dụng th ường cho vay bằng 70 - 75% giá trị tài sản đảm bảo. Có thể thấy một lượng vốn lớn đang ứ đọng trong các tòa nhà, lô đ ất, các căn hộ chung cư. Lượng nợ xấu có xu hướng giảm dần là do các ngân hàng tăng cường trích lập dự phòng rủi ro, nhưng tận gốc của khoản nợ vẫn chưa được giải quyết, khi mà thị trường bất động sản đã đóng băng, giảm giá trong th ời gian dài, dù thỉnh thoảng có các dấu hiệu nhen nhóm nh ưng vẫn chưa thấy c ơ hội phục hồi. 2. Thực trạng bất động sản Số liệu từ NHNN đến 31/10/2012 cho thấy, tổng dư nợ bất động sản khoảng 207.595 tỷ đồng, tăng 3,6% so với thời điểm 31/12/2011. Trong đó, nợ xấu khoảng 13,5% tổng dư nợ bất động sản tương đương 28.000 tỷ đồng. Dư
  10. nợ tín dụng BĐS của TP Hồ Chí Minh cũng cao hơn Hà Nội, chiếm khoảng 47,8%, Hà Nội khoảng 23,7%. Theo số liệu từ NHNN chi nhánh Tp.HCM, 85.000 tỷ đồng là số dư nợ tín dụng bất động sản tại Tp.HCM , chiếm khoảng 10,6% trong tổng dư nợ trên địa bàn. Riêng cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản là 66.084 tỷ đồng, cho vay khác khoảng 18.916 tỉ đồng. Nhìn lại bức tranh bất động sản 2012, người ta ch ỉ th ấy toàn một màu xám xịt. Giá nhà giảm từ 15% đến 20%, từ các khu chung cư, biệt th ự cao cấp cho tới các dự án tầm trung, biệt thự liền kề giảm 30% so với năm 2011, căn h ộ giảm 15% so với năm 2011. Khởi đầu là việc giảm giá từ 30-50% của Hoàng Anh Gia Lai với các dự án ở Quận 7 (TPHCM), The Golden Dynasty (qu ận Bình Tân), dự án Ehome 3 Tây Sài Gòn, cao ốc Khang Gia (quận Gò V ấp), làn sóng giảm giá tiếp tục lan ra Hà Nội, vốn được đánh giá là th ị tr ường “b ảo th ủ”. Ngoài mức chiết khấu thông thường từ 5- 10% của các chủ dự án, người mua được nhận ưu đãi lớn như tặng sổ tiết kiệm, tặng xe, tặng quà… vô cùng hấp dẫn. Đáng kể nhất là “hiện tượng” Đại Thanh với mức giá chỉ 10 triệu đồng/m2 làm cho thị trường bất động sản sôi động hẳn lên, đáp ứng nguy ện vọng mua nhà của đại bộ phận người dân. Theo đà đó, một loạt dự án tiếp tục giảm giá. Mandarin Garden của tập đoàn Hòa Phát cũng được mở bán đợt mới với mức giá giảm khoảng 10 tri ệu đồng/m2, dự án Westa (Hà Đông), VP3 Linh Đàm… cũng được ch ủ đ ầu t ư công bố giảm từ 3 - 5 triệu đồng/m2. Các dự án khác vốn nổi tiếng về neo giá như chung cư Dương Nội, Golden Land, Golden Palace… cũng lần đầu tiên đ ược chủ đầu tư giảm giá bán trực tiếp hoặc gián tiếp cho khách hàng. Đối với các phân khúc khác như biệt thự, nhà liền kề hay đất nền t ại Hà N ội cũng không là ngoại lệ. Hiện giá bán đất nền tại dự án Kim Chung - Di Tr ạch (Hoài Đ ức) ch ỉ còn khoảng 30 triệu đồng/m2 thay vì hơn 40 triệu đồng/m2 h ồi cu ối năm ngoái, dự án Vân Canh, trước đây giá bán phổ biến ở mức 47-55 triệu đồng/m2, đã bao gồm xây thô, nhưng đến nay, biệt thự chỉ còn khoảng 30 triệu đồng/m2, trong khi liền kề chỉ còn khoảng 25-27 triệu đồng/m2.
  11. Nguồn: CafeF Tuy vậy, lượng hàng tồn kho vẫn rất lớn. Theo báo cáo từ Quỹ Dragon Capital thì con số hàng tồn kho căn hộ để bán lên đ ến 70.000 căn ở c ả Tp.HCM và HN, nếu trung bình khoảng 2 tỷ đồng mỗi căn thì số vốn đang ch ết đứng ở đây khoảng 140.000 tỉ. Đây mới chỉ dừng lại ở mảng căn hộ, còn bi ệt th ự, li ền kề chưa tính đến. Cũng nói đến con số về hàng tồn kho, CBRE Vi ệt Nam l ại đưa ra có phần khiêm tốn hơn. Theo đơn vị này, tính đ ến nay s ố căn h ộ còn t ồn tại HN khoảng 21.000 căn, và Tp.HCM khoảng 18.000 căn. Trung bình mỗi căn hộ có giá trị 2,2 tỷ đồng, như vậy, theo con số này thì số vốn “chôn” trong bất động sản ở mức khoảng 86.000 tỷ. Nguồn: CafeF Còn theo con số thống kê đến hết quý 2 năm 2012 t ừ 70 DN b ất đ ộng s ản đang niêm yết trên thị trường chứng khoán, giá trị hàng tồn kho lên đến 72.405 tỷ đồng tương đương khoảng 3,1 tỷ USD. Có 18/72 doanh nghiệp có giá trị hàng tồn kho trên 1.000 tỷ đồng các khu biệt thự, căn hộ li ền k ề v ẫn r ất v ắng khách đến mua và xem, dù các dự án được hoàn thành đã lâu, chỉ còn chờ đưa vào sử dụng.
  12. Nguồn: CafeF Cho đến hết năm 2012, về giá trị giao dịch tại Hà Nội, qua báo cáo c ủa 94 sàn, có 1.833 giao dịch thành công với tổng giá trị giao dịch là 6.198,1 tỷ đồng. Tại TP Hồ Chí Minh, qua báo cáo của 129 sàn, có 4.015 giao dịch thành công với tổng giá trị giao dịch là 11.049 tỷ đồng. Trên sàn thành ph ố H ồ Chí Minh, có 2.900 căn bán thành công trên thị trường sơ cấp, sàn Hà Nội có vẻ kh ả quan h ơn với 5000 căn bán thành công trên thị trường sơ cấp (Nguồn: CBRE). Nh ư vậy, lượng căn hộ bán thành công giảm rất nhiều khoảng 60-70% so với nh ững năm trước thường ở mức trên 12.000 căn ở Hà Nội. Hầu hết các DN bất động sản hiện nay đều bị thua lỗ, có nhi ều DN đ ứng trước nguy cơ phá sản vì nợ xấu tăng, nợ vay lớn, không th ể c ơ c ấu l ại n ợ đ ến hạn, hàng tồn kho lớn không bán được. Theo ông Phan Thành Mai, T ổng th ư ký Hiệp hội BĐS Việt Nam, thống kê về các DN niêm y ết cho th ấy, đ ến tháng 8/2012 trên HSX nhóm DN bất động sản đứng thứ 4 về sụt giảm đi ểm kho ảng -9,2% so với tháng 7 còn trên HNX thì đứng thứ 3 với mức giảm -13,1%. Xét trong nhóm 12 DN bất động sản niêm yết có kết quả kinh doanh tốt trong quý 4 năm 2011 thì đến quý 2 năm 2012 hệ số lợi nhuận trên vốn ch ủ sở hữu (ROE) của các đơn vị này sụt giảm từ 25,2% về còn 7,93%. Ở thời đi ểm hiện nay, nhiều DN cũng đã có báo cáo kết quả kinh doanh quý 3/2012. Một số
  13. DN lớn có kết quả không mấy khả quan, thua lỗ hoặc lãi rất thấp. Ch ẳng hạn như SJS quý tiếp tục lỗ do không có nguồn thu, đến h ết quý 2 đ ơn v ị này l ỗ lũy kế 179 tỉ. Hay như PVX lỗ lũy kế 9 tháng lên đến 546 tỉ đồng, NTL chỉ đạt 7,4 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế trong quý 3, SHN lỗ hơn 24 tỉ đồng trong quý 3 nâng tổng số lỗ lên 235 tỉ, MCG cả 9 tháng chỉ lãi 3,5 tỉ đồng… Năm 2012, tổng số các doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh BĐS dừng hoạt động hoặc giải thể là 2.637 doanh nghiệp, trong đó có 2.110 doanh nghi ệp xây dựng, 527 doanh nghiệp kinh doanh BĐS. So với năm 2011, tỷ lệ doanh nghiệp xây dựng dừng hoạt động, giải thể tăng 6,2%, doanh nghiệp kinh doanh BĐS giải thể tăng 24,1%. Số liệu sơ bộ tính đến 31/12/2012, tổng số doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh BĐS có lãi là 37.197 doanh nghi ệp (tăng h ơn 10% so với năm 2011 là 33.362 doanh nghiệp), số doanh nghi ệp kinh doanh thua lỗ là 17.000 doanh nghiệp (cũng tăng hơn 9% so với năm 2011 là 14.998 doanh nghiệp). Kinh tế suy thoái, l ạm phát tăng cao khiến cầu về hàng hóa d ịch vụ gi ảm mạnh. Trong khi các mặt hàng tiêu dùng còn đang khốn đốn thì việc người dân bỏ ra một khoản tiền lớn để mua nhà, đất là điều “không tưởng”. Nói như ông Nguyễn Thế Vinh, Chủ tịch HĐQT công ty Bất động sản Gia Vinh: “ Để người dân có thể mạnh tay chi tiền mua nhà trong thời gian tới, giá bán phải giảm thêm ít nhất là 20%”. Các dự án đã hoàn thành không thể bán, còn những dự án chưa được xây dựng thì không thể tiếp tục. Hình ảnh các khu đất bỏ hoang, cỏ dại m ọc đ ầy không còn xa lạ. Thành phố Hà Nội đã mạnh tay thu hồi tới 8,2 tri ệu m2 đ ất b ỏ hoang của hàng loạt doanh nghiệp. Nguyên nhân vì đâu, có lẽ chính là thiếu vốn. Nợ xấu kéo dài khiến các doanh nghiệp đều vào “danh sách đen” của ngân hàng. Để vay được khoản tiền mới tiếp tục kinh doanh, họ phải trả hết nợ cũ hoặc đưa thêm tài sản thế chấp. Nhưng nhà chưa được bán, chưa có lợi nhuận, bất động sản giảm mạnh khiến chẳng ngân hàng nào dám mạo hiểm đưa tiền cho một khoản vay có tính thanh khoản thấp như vậy. Một vòng luẩn quẩn kéo dài không biết bao giờ mới chấm dứt? III. Mối quan hệ giữa nợ xấu ngân hàng và bất động sản. Người ta ví mối quan hệ giữa Ngân hàng và bất động sản như là mối quan hệ giữa “Con gà và quả trứng”. Mối quan hệ này không chỉ là m ối quan h ệ m ột
  14. chiều mà tạo thành một vòng tuần hoàn không có điểm đầu, cũng không có điểm cuối. Trong mối quan hệ đó, Ngân hàng là nhân tố quan trọng đối với vi ệc “Phá băng” Bất động sản, còn Bất động sản là một đối tác khổng lồ của Ngân hàng. Có thể nói, việc Ngân hàng cứu thị trường Bất động sản đang đóng băng là việc Ngân hàng tự cứu mình.  Ngân hàng - vai trò “phá băng” cho BĐS Trong kinh doanh bất động sản, mối quan hệ chủ đầu tư - ngân hàng - người mua là mối quan hệ chặt chẽ không tách rời. Nguồn vốn lớn nhất cho thị trường bất động sản từ trước đến nay là từ huy động của người mua, nhưng hiện đang bị tắc nghẽn vì tâm lý chờ đợi giá bất động sản giảm thêm. Vì vậy, thị trường đang rất cần m ột “cú huých” t ừ chính sách và từ các tổ chức tín dụng để tạo đà khơi thông nguồn vốn. Tỷ l ệ nguồn vốn vay để đầu tư vào bất động sản từ hệ thống ngân hàng t ại khu v ực Hà Nội là 40%, còn huy động từ người mua chiếm tới 60%. Ngược lại, tại TP. HCM, tỷ lệ vay từ ngân hàng chiếm tới 80%, còn huy động t ừ ng ười mua ch ỉ chiếm 20%. Dù chiếm tỷ lệ nào đi nữa thì nguồn vốn huy động từ người mua cũng là rất lớn và đóng vai trò quyết định cho tính thanh khoản của thị trường. Thêm vào đó, từ trước đến nay, nguồn tín dụng từ ngân hàng th ương m ại chủ yếu là vốn ngắn hạn, nhưng lại cho vay đầu tư bất động sản là nhu c ầu trung và dài hạn, nên rất rủi ro. Chính vì vậy, khi thị trường bất động sản gặp khó, thì để tránh rủi ro, ngân hàng sẽ hạn chế vốn vào lĩnh v ực này cũng là đi ều dễ hiểu. Trong khi đó, người dân chưa có niềm tin vào sự phục hồi của thị trường bất động sản trong ngắn hạn, nên không tham gia đầu tư, khiến thị trường này càng kém thanh khoản. Hiện nay, động thái giảm lãi suất huy động tiền gửi vừa qua cũng nh ư cam kết của lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước về tiếp tục giảm lãi su ất huy động sẽ có tác động tích cực đến thanh khoản của thị trường bất động sản.Lãi suất cho vay đã giảm về còn khoảng 10-15%/năm, cộng với áp lực kiềm ch ế tăng trưởng tín dụng cho bất động sản giảm xuống, các ngân hàng th ương m ại cũng đang tái cơ cấu để giảm chi phí trung gian và tăng hiệu quả hoạt động, là nh ững tác nhân thuận lợi cho thanh khoản của thị trường bất động sản. Như vậy, bất kỳ động thái nào của hệ thống ngân hàng th ương mại cũng sẽ có tác động mạnh đến thị trường bất động sản dù trực tiếp hay gián tiếp.
  15.  Bất động sản - đối tác và con nợ lớn nhất của Ngân hàng Ngành Bất động sản liên quan tới rất nhiều ngành khác: xi măng, luy ện kim, vật liệu xây dựng, vật liệu hoàn thiện ..., đặc biệt, thời gian trước, là ngành có tỷ suất sinh lời cao do đi cùng với mức tăng khủng - gấp 2 - 3 l ần v ề giá nhà đất năm 2008. Vì vậy, là ngành được các Ngân hàng cho vay nhiều, mà cũng phải nói rằng, vốn để xây dựng, chẳng hạn: một chung cư là rất lớn, doanh nghiệp ở VN chưa đủ tầm, nên chỉ khoảng 10% - 30% là vốn tự có, 30 - 50% vay ngân hàng, còn lại là huy động từ người mua nhà. Mặt khác, trước thực tế lạm phát hiện nay, Ngân hàng nhà nước si ết ch ặt tín dụng phi sản xuất, tính đến tháng 9 năm 2012, tín d ụng “phi s ản xu ất” gi ảm 1,1%; chiếm tỷ trọng 14,21% trong tổng dư nợ, giảm 0,49% so với tỷ trọng 14,7% của cuối năm 2011 Tổng quan lại, Ngân hàng cho vay bất động sản rất nhiều, nhưng lại bị ép phải thu hẹp bất động sản, chẳng khác nào người vừa đi xe đạp vừa bóp phanh, rất có hại. Nếu ngành bất động sản chết thì ảnh hưởng tới đặc biệt là ngành Ngân hàng và các ngành phụ trợ . Đây sẽ là một sự đổ vỡ hệ thống. Ngoài ra, lãi suất từ đầu năm đến nay với các khoản vay cho b ất đ ộng sản, đặc biệt là đầu tư bất động sản, khá cao (không d ưới 17%/năm). Th ậm chí phần nhiều các công ty bất động sản vẫn chịu lãi suất trên 20%. Điều này cắt giảm lợi nhuận của công ty đáng kể, đặc biệt khi dự án đã xong mà công ty không thể bán nổi hàng và trả nợ vay thì mức độ chi phí tiền lãi tăng lên. Ta thấy một vòng luẩn quẩn: Ngân hàng khó thu hồi n ợ đúng h ạn, ép các công ty phải bán phá giá để thu hồi nợ, tạo ra áp lực xoáy tiêu cực giữa Ngân hàng - cty bất động sản - nhà đầu tư: Khó bán hàng - khó tr ả n ợ - bán giá th ấp - tạo mặt bằng định giá mới - ép bán hàng rẻ hoặc bỏ thêm tài s ản đ ảm b ảo - cạnh tranh tăng - tiếp tục hạ giá quan hệ giữa nợ xấu ngân hàng và bất đ ộng sản. IV. Giải pháp Không ít giải pháp “giải cứu” thị trường Bất động sản được đưa ra nhưng đến nay vẫn chỉ dừng lại ở sự hô hào hoặc mới chỉ là nh ững lời hứa. Có th ể thấy trong thời gian qua thị trường, Bất động ản đã đón nhận nhi ều tín hi ệu tích cực của các ngân hàng từ việc ưu tiên nguồn vốn nhất định dành cho khách hàng
  16. vay mua nhà tới việc tung ra các gói kích cầu bằng những chương trình ưu đãi lãi suất… Nhưng nếu chỉ dừng lại ở một vài đơn vị mà không có s ự th ẩm th ấu lan tỏa tạo ra hiệu ứng khuếch tán cho thị trường cũng chỉ như mu ối b ỏ b ể. Nhìn vào thị trường BĐS hiện nay vẫn ch ưa có dấu hi ệu ấm lên và ch ưa có điểm sáng nào trở thành “cứu cánh” thực sự vực dậy thị trường. Giải cứu th ị trường Bất động ản là rất cần thiết nhưng lời giải cứu thế nào vẫn còn là ẩn s ố. Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là việc giải quyết nợ xấu. Hiện tại ở Việt Nam, không chỉ các ngân hàng mà hàng ngàn doanh nghiệp cũng phải chịu đựng tình trạng nợ xấu. Không thể thu tiền về, không vay được t ừ ngân hàng vì lãi suất quá cao, thủ tục cầu kỳ, người dân thấy lạm phát cao, thu nh ập th ực t ế giảm nên cũng giảm tiêu dùng. Điều này dẫn đến toàn bộ nền kinh t ế “ôm nhau chết chìm”. Nỡ xấu khó giải quyết, trước hết là vì đâu? Trước hết là ch ưa có m ột con số cụ thể về nợ xấu. Nguồn tin chính thức nhất là số liệu do NHNN công bố dựa trên việc tổng hợp số liệu báo cáo của từng tổ chức tín dụng. Con số này vào ngày 7/7/2012 là 4,47%, tiếp theo là những con s ố cao h ơn cũng c ủa NHNN (8,6% từ Thanh tra NHNN và 10% từ Thống đốc NHNN trước Quốc h ội), và sau đó là 11,8% từ Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia. Ngoài ra, còn có s ố cao nh ất là hơn 13% do Fitch công bố, sử dụng số liệu tài chính của t ổ ch ức tín d ụng Việt Nam nhưng phân loại nợ theo chuẩn mực kế toán quốc tế thay vì chu ẩn mực kế toán Việt Nam. Sự không đồng nhất về số liệu được luận giải là do các tiêu chí phân lo ại nợ xấu khác nhau giữa NHNN (cơ quan giám sát nh ận báo cáo) và các ngân hàng thương mại (các cơ quan báo cáo). Các ngân hàng này cố ý khai giảm nợ xấu để tránh phải lập dự phòng rủi ro cao làm giảm số lợi nhuận báo cáo. Nguyên nhân căn bản nữa, là việc duy trì lãi suất huy động trần từ quá lâu. Các ngân hàng thương mại cho các con số báo cáo để tuân theo qui lu ật lãi su ất trần khác với các con số thực về nhiều mức lãi suất thỏa thuận cao hơn. Hơn nữa, các ngân hàng còn áp dụng hình thức cho vay ngầm để tránh giới hạn về tín dụng. Ngoài ra, đảo nợ khá thông dụng ở một số ngân hàng Vi ệt Nam. Khi ti ền lãi không trả được của một số khách hàng lớn được thay bằng một “dòng nợ mới” trong sổ sách của cả 2 bên. Đây là điều hết sức rủi ro khi khủng ho ảng ngân hàng bùng nổ vì các lợi nhuận “khủng” có được trên sổ sách ch ưa ch ắc đã là lợi nhuận thực. Do đó, nợ xấu cũng không báo cáo đúng vì ph ải báo cáo theo
  17. sổ sách đã công bố với NHNN. Và cũng vì thế, báo cáo về th ực trạng n ợ x ấu của ngành ngân hàng có nhiều con số như đã nói trên. Thêm vào đó, tình trạng tài chính không minh bạch còn dễ dẫn đến các rủi ro đạo đức của hệ thống ngân hàng hay hệ lụy vỡ nợ, m ất kh ả năng chi tr ả. Do vướng trần lãi suất của NHNN, buộc các ngân hàng ph ải lách bằng cách đ ưa ra 2 sổ sách. Có thể thấy, tìm kiếm giải pháp nhằm chặn đà tăng của nợ x ấu, gi ảm thiểu tác động bất lợi của nợ xấu đối với hệ thống ngân hàng và nền kinh t ế phải bắt đầu từ chính các ngân hàng, đồng thời không xem nh ẹ nguyên nhân t ừ chính sách điều hành chung. Trước hết, cần siết chặt các nguyên tắc quản trị rủi ro của hệ th ống ngân hàng, không kể đó là ngân hàng ở quy mô nào. Đây là nguyên nhân gốc và căn bản khiến cho tỷ lệ nợ xấu, nợ khó đòi tăng cao. Thực tế cho th ấy, các ngân hàng thương mại đã bước đầu tăng cường đầu tư cho công tác quản trị rủi ro, nhưng kết quả đạt được còn khiêm tốn. Thứ hai là, phải ngăn chặn từ gốc các nguyên nhân khiến cho các chuẩn mực quản trị rủi ro bị xem nhẹ hoặc cố tình bỏ qua. Những trường hợp ngân hàng phân phối lượng vốn lớn cho các doanh nghiệp được xem nh ư “sân sau” là một ví dụ. Rất khó để kiểm chứng mức độ tuân thủ các chuẩn m ực, nguyên t ắc về quản trị rủi ro khi ngân hàng và doanh nghiệp như “người một nhà”. Các “rủi ro đạo đức” khác trong hoạt động kinh doanh ngân hàng cũng được nh ắc t ới nhiều trong thời gian qua. Một trong những nguyên nhân khiến nợ xấu tăng cao là do các ngân hàng tăng trưởng quá nóng nhằm đảm bảo hiệu quả lợi nhuận trước áp lực tăng v ốn. Do đó, để đảm bảo an toàn hệ thống, một mặt Ngân hàng Nhà n ước c ần quy ết liệt khống chế mức tăng trưởng tín dụng ở mức 15% như Thủ tướng Chính phủ vừa chỉ đạo, đồng thời đẩy mạnh thanh kiểm tra nh ững tổ ch ức tín d ụng có mức tăng trưởng quá nóng, có dấu hiệu yếu thanh khoản, chạy đua lãi suất. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, việc rà soát, bóc tách các đối tượng khó khăn, có nhu cầu và năng lực sử dụng vốn th ực s ự đ ể các kho ản vay đến đúng đối tượng và đạt hiệu quả là rất cần thiết. Ngược lại, cần kịp th ời xử lý các dự án lớn nhưng triển khai kém hiệu quả, kéo dài, gây t ồn đ ọng v ốn, thậm chí lâm vào tình trạng không trả được nợ. Nhà nước đã khởi động quá trình mua lại nợ cho các công ty. Nhưng tiếc rằng số lượng nợ xấu quá lớn, không 1 công ty nào có th ể tho ải mái chi tr ả cho các khoản nợ này. Chính vì vậy, các công ty mua nợ luôn luôn tìm mọi cách ép
  18. giá khách hàng: Một là bán nợ xấu đi để thu về tiền mặt ngay lập t ức nh ưng ch ỉ bằng
  19. - Ngân hàng đi mua bảo hiểm cho khoản cho vay này. - Tiền lãi A trả định kỳ sẽ đc trích ra 1 phần để trả phí bảo hiểm - Nếu A không thể trả nợ, công ty bảo hiểm sẽ trả bồi thường cho Ngân hàng. Ngược lại, công ty bảo hiểm đc giữ lại toàn bộ phí ngân hàng đã n ộp làm doanh thu cho chính mình. 2. CDO's CDO là sản phẩm tái chứng khoán hóa các loại chứng khoán khác, là gi ấy nợ đảm bảo bằng tài sản có thể có nhiều loại, là sản phẩm chứng khoán hóa của việc đóng gói các loại tài sản có mức độ rủi ro khác nhau, và h ướng t ới các đối tượng nhà đầu tư khác nhau. Rủi ro được chia nhỏ ra nhiều mức độ khác nhau theo mức độ rủi ro tăng dần từ trên xuống dưới: Super senior, Senior, Mezzanime… Với mỗi một mức độ rủi ro khác nhau thì sẽ có 1 mức giá tương ứng với trái phiếu phái sinh từ rủi ro đó. Như vậy lúc này, t ập h ợp các nhà đ ầu tư đóng vai trò như 1 công ty mua nợ, nhưng họ cạnh tranh chính l ẫn nhau trong việc mua các trái phiếu phái sinh. Chính vì vậy ngân hàng s ẽ không lo b ị ép giá. Vì vậy, giải pháp được nhìn thấy rõ nhất là sớm vận hành quy trình “Ch ứng khoán hóa”. Đó là giải pháp lâu dài, không thể thực hiện trong 1 sớm 1 chi ều. Gi ải pháp tạm thời, tuy chỉ có những tác dụng tạm thời, nhưng nó cũng ph ần nào giúp cải thiện tình hình. Xử lý nợ xấu phải đi đôi với các biện pháp ngăn ngừa nợ xấu tiếp tục phát sinh. Nếu chỉ dừng lại ở việc xử lý nợ xấu mà không có gi ải pháp nâng cao chất lượng hoạt động, giảm thiểu rủi ro hoạt đ ộng c ủa các ngân hàng thì sau một thời gian, nợ xấu sẽ lại tích lũy và quy mô s ẽ ngày càng l ớn. Do đó, Nhà nước nên hỗ trợ xử lý nợ xấu thông qua cơ ch ế, chính sách nh ư tháo gỡ vướng mắc về pháp lý liên quan đến xử lý tài sản đảm bảo, mua bán nợ...; hạn chế tối đa sử dụng nguồn tài chính của Nhà nước để xử lý. Bên cạnh đó, để thị trường mua bán nợ hoạt động được, đòi h ỏi các công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (AMC) của các ngân hàng th ương m ại ph ải hoạt động tích cực hơn và tuân thủ theo nguyên tắc thị trường. Đ ồng th ời khuôn khổ pháp lý cần quy định rõ luật chơi cho những người tham gia, cách x ử lý tài sản đảm bảo và để thị trường vận hành, bản thân người mua và ng ười bán ph ải có cơ chế làm việc với nhau. Nhà nước cũng cần tăng cường năng lực cho Công ty Mua bán nợ Việt Nam (DATC) để tham gia tích cực vào quá trình xử lý nợ của các tổ chức tín dụng hiện nay. Nhìn vào thực tế, thị trường BĐS đang có những nút thắt cần được tháo gỡ. Hiện nay, cần giải quyết lượng hàng tồn kho khá l ớn mà trong đó v ẫn đang tồn tại nghịch lý, cung thì thừa quá nhiều nh ưng cầu thì v ẫn thi ếu. Có th ể th ấy số lượng căn hộ hạng sang, cao cấp chiếm phần lớn trong lượng hàng tồn kho của thị trường nhưng căn hộ trung bình, giá rẻ thì lại quá ít. Đây cũng đ ược coi
nguon tai.lieu . vn