Xem mẫu

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1. Bộ luật tố tụng dân sự 2. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 3. Dân sự 4. Pháp luật BLTTDS CHXHCNVN DS PL 1 PHẦN MỞ ĐẦU Cùng với sự phát triển của xã hội và xu hướng hội nhập, toàn cầu hoá ngày một lớn mạnh giữa các quốc gia, đòi hỏi sự phát triển quan hệ hợp tác giữa các quốc gia trên mọi lĩnh vực và ở các cấp độ khác nhau. Sự hợp tác này làm phát sinh ngày một nhiều các vấn đề DS, hình sự, hành chính, thương mại, lao động, hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Sự hợp tác giữa các quốc gia trên thực tế có thể tiến hành theo nguyên tắc có đi có lại hoặc trên cơ sở điều ước quốc tế với mục đích chính là đảm bảo sự thừa nhận về quyền nhân thân và quyền tài sản của cá nhân và pháp nhân của quốc gia này trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia khác. Để tiến hành hoạt động này, các quốc gia thực hiện việc ký kết các điều ước quốc tế trong đó thừa nhận và điều chỉnh sự hợp tác giữa các cơ quan tư pháp của hai bên về các vấn đề: xác định thẩm quyền của các Toà án, áp dụng PL, đảm bảo các quyền tố tụng của cá nhân và pháp nhân nước ngoài, thực hiện các uỷ thác tư pháp, công nhận và thi hành các quyết định của Toà án hoặc Trọng tài nước ngoài về các vấn đề DS, chuyển giao tài liệu, dẫn độ tội phạm và các vấn đề khác thuộc lĩnh vực hình sự. Trong tất cả các vấn đề được nêu ở trên, hoạt động tương trợ tư pháp có vị trí vô cùng quan trọng trong việc thực hiện công nhận và thi hành các quyết định của Toà án hoặc Trọng tài nước ngoài về các vấn đề dân sự, chuyển giao tài liệu, dẫn độ tội phạm và các vấn đề khác thuộc lĩnh vực hình sự. Để các hoạt động tương trợ tư pháp đạt hiệu quả và giữ vững chủ quyền, an ninh quốc gia, hoạt động tương trợ tư pháp phải tuân theo những nguyên tắc nhất định. Hoạt 2 động này có ý nghĩa quan trọng về mặt pháp lý giữa các quốc gia, vì nếu không có sự trợ giúp này các cơ quan tư pháp của các quốc gia rất khó có thể thực hiện việc điều chỉnh cũng như thi hành PL đối với cá nhân và pháp nhân của quốc gia mình. Bảng: Thống kê của Bộ tư pháp trang thông tin tương trợ tư pháp về “Giới thiệu sơ lược kết quả tổng kết 6 năm thi hành luật Tương trợ tư pháp” ngày 31­ 3­2016 . Trích yếu Hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực DS giữa CHXHCHVN với Cộng hòa Cadắcxtan Ngày ­ Kí: 31­10­2011 ­ Hiệu lực: 28­6­2015 Hiệp định tương trợ tư pháp trong ­ Kí: 21­01­2013 lĩnh vực DS giữa CHXHCHVN với ­ Hiệu lực: 9­10­2014 Vương quốc Campuchia Hiệp định tương trợ tư pháp trong ­ Kí: 14­04­2012 lĩnh vực DS và thương mại giữa ­ Hiệu lực: 14­04­2012 CHXHCHVN với Cộng hòa Angieri dân chủ nhân dân Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp ­ Kí: 25­08­1998 lí về các vấn đề DS và hình sự giữa ­ Hiệu lực: 27­08­2012 CHXHCNVN với Liên bang Nga Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp ­ Kí: 4­5­2002 lí về các vấn đề DS giữa Việt Nam ­ Hiệu lực:24­2­2004 với Triều Tiên Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp ­ Kí: 6­4­2000 lí về các vấn đề DS giữa Việt Nam ­ Hiệu lực: 19­8­2002 với Ucraina Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lí ­ Kí: 17­04­2000 về các vấn đề DS giữa Việt Nam với ­ Hiệu lực:13­06­2002 Mông Cổ Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp ­ Kí :24­02­1999 lí về các vấn đề DS giữa Việt Nam ­ Hiệu lực: 5­1­2001 với Pháp 3 Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp ­ Kí: 6­7­1998 lí về các vấn đề DS giữa Việt Nam ­ Hiệu lực: 19­02­2000 với Lào Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp ­ Kí: 19­10­1998 lí về các vấn đề DS giữa Việt Nam ­ Hiệu lực:25­12­1999 với Trung Quốc Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lí ­ Kí: 12­10­1982 về các vấn đề DS giữa Việt Nam với ­ Hiệu lực:16­04­1994 CHXHCN Tiệp Khắc Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lí về các vấn đề DS, gia đình, lao động, hình sự giữa Việt Nam với Cộng hòa Cuba ­ Kí: 30­11­1984 ­ Hiệu lực: 19­09­1987 Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp ­ Kí: 3­10­1986 lí về các vấn đề DS , hình sự giữa ­ Hiệu lực: 5­7­1987 CHXHCNVN với CHND Bungari Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp ­ Kí: 8­1­1985 lí về các vấn đề DS giữa Việt Nam ­ Hiệu lực: 5­7­1987 với Hungari Theo thống kê trên của bộ tư pháp, có tới 15 hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam kí kết với các quốc gia khác nhau trên thế giới đang có hiệu lực. Trong đó gần nhất là kí với Cộng hòa Cadắcxtan, Campuchia, Cộng hòa Angieri dân chủ nhân dân. Sở dĩ số lượng các hiệp định tương trợ tư pháp tăng đáng kể trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay là bởi vì những năm gần đây Việt Nam đã có những chính sách thông thoáng về xuất, nhập khẩu và công tác quản lí người ngoại quốc. Điều này đã thu hút rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Đây là một tin đáng mừng cho nước ta. Tuy nhiên từ đây hệ thống tư pháp của nhà nước ta cũng thêm gánh nặng khi vừa phải đáp ứng các yêu cầu về công nhận, thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam vừa phải có giải pháp hoàn thiện qui định PL trong nước cho phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế. 4 PHẦN NỘI DUNG Chương 1. Những vấn đề lý luận chung về các quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn