Xem mẫu

  1. Chuyên đề thưc tập Kinh tế đầu tư K47 Đề tài : Quản lý các dự án ODA nhằm xúc tiến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư 1 Mạc Đình Công
  2. Chuyên đề thưc tập Kinh tế đầu tư K47 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: TèNH HèNH QUẢN Lí CÁC DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN ODA CỦA BAN QUẢN Lí CÁC DỰ ÁN NễNG NGHIỆP BỘ NN & PTNT. 4 I. TỔNG QUAN VỀ BAN QUẢN Lí CÁC DỰ ÁN NễNG NGHIỆP - BỘ NN & PTNT. 4 1. Giới thiệu chung về Ban quản lý 4 1.1. Sự hỡnh thành và phỏt triển của Ban quản lý cỏc dự ỏn Nụng nghiệp: 4 1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Ban quản lý cỏc dự ỏn nụng nghiệp 6 1.2.1. Chức năng 6 1.2.2. Nhiệm vụ 6 1.3. Cơ cấu tổ chức nhõn sự và chức năng nhiệm vụ của từng phũng trong Ban 8 1.3.1. Cơ cấu tổ chức 8 1.3.2. Cơ cấu nhõn sự 8 1.3.3. Chức năng nhiệm vụ của từng phũng trong Ban: 8 II. TèNH HèNH QUẢN Lí CÁC DỰ ÁN SỬ DỤNG ODA TẠI BAN QUẢN Lí CÁC DỰ ÁN NễNG NGHIỆP_ BỘ NN & PTNT 12 1. Giới thiệu chung về cỏc dự ỏn sử dụng vốn ODA tại Ban quản lý cỏc dự ỏn Nụng nghiệp - Bộ NN&PTNT thời gian qua 12 1.1. Dự ỏn chố quả 14 1.1.1 Mục tiờu của dự ỏn : 14 1.1.2. Phạm vi dự ỏn : 14 1.1.3. Quy mụ dự ỏn: 14 1.1.4. Tổng vốn dự ỏn : 15 1.2 Dự ỏn ngành cơ sở hạ tầng nụng thụn. 15 1.2.1. Mục tiờu dự ỏn: 15 1.2.2. Phạm vi dự ỏn: 16 1.2.3. Tổng vốn dự ỏn 16 1.3. Dự ỏn Đa dạng hoỏ nụng nghiệp 16 1.3.1. Mục tiờu dự ỏn : 16 1.3.2. Phạm vi dự ỏn: 16 1.3.3.Quy mụ thực hiện: 17 1.3.4. Tổng vốn dự ỏn: 17 2. Đặc điểm và yờu cầu của cỏc DA sử dụng vốn ODA. 20 2.1. Đặc điểm chung của cỏc dự ỏn sử dụng vốn vayviện trợ nước ngoài 20 2.2. Yờu cầu của cỏc ngõn hàng viện trợ vốn khụng hoàn lại FAO, JSDP. 20 2.3. Yờu cầu của cỏc ngõn hàng cho vay vốn ADB, IDA, AHIF với quỏ trỡnh quản lý dự ỏn của Ban quản lý cỏc dự ỏn Nụng nghiệp. 21 3. Thực trạng cụng tỏc quản lý cỏc dự ỏn sử dụng vốn ODA tại Ban Quản lý cỏc Dự ỏn Nụng nghiệp 23 3.1. Quản lý về tiến độ thực hiện cỏc dự ỏn 25 2 Mạc Đình Công
  3. Chuyên đề thưc tập Kinh tế đầu tư K47 3.1.1. Lập kế hoạch quản lý tiến độ 26 3.1.2. Giỏm sỏt tiến độ thực hiện dự ỏn 31 3.2. Thực trạng cụng tỏc quản lý chất lượng dự ỏn 40 3.2.1. Lập kế hoạch chất lượng 41 3.2.2. Giỏm sỏt chất lượng dự ỏn 41 3.3. Thực trạng cụng tỏc quản lý chi phớ dự ỏn 48 3.3.1.Quy định chung về quản lý chi phớ của BQL. 48 3.3.2. Quản lý lập kế hoạch đầu tư cho cỏc dự ỏn 49 3.3.3. Quản lý chi phớ trong thi cụng thực hiện cỏc cụng trỡnh hạng mục 51 3.3.4. Quản lý cụng tỏc tạm ứng, giải ngõn và thanh quyết toỏn hạng mục, cụng trỡnh của cỏc dự ỏn 55 III. ĐÁNH GIÁ TèNH HèNH QUẢN Lí CÁC DỰ ÁN SỬ DỤNG ODA CỦA BAN QUẢN Lí CÁC DỰ ÁN NễNG NGHIỆP 57 1. Những thuận lợi và khú khăn 57 1.1. Thuận lợi 57 1.2. Khú khăn 58 2. Kết quả đạt được và những mặt cũn tồn tại 58 2.1. Kết quả 58 2.1.1. Dự ỏn phỏt triển chố và cõy ăn quả 59 2.1.2.Dự ỏn Khắc phục khẩn cấp dịch cỳm gia cầm 59 2.1.3.Chương trỡnh Phỏt triển ngành nụng nghiệp (ASDP) do ADB tài trợ 60 2.1.4.Dự ỏn Hỗ trợ Chương trỡnh ngành nụng nghiệp (ASPS) 61 2.1.5.Dự ỏn Khắc phục khẩn cấp hậu quả thiờn tai năm 2005 61 2.1.6.Dự ỏn Khoa học Cụng nghệ Nụng nghiệp 61 2.1.7.Dự ỏn Tăng cường năng lực Khoa học nụng nghiệp (TA 4619-VIE) 61 2.2. Những mặt cũn tồn tại: 62 CHƯƠNGII: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CễNG TÁC QUẢN Lí CÁC DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN ODA. 64 I. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA BAN QUẢN Lí TRONG THỜI GIAN TỚI 64 1.Phương hướng chung: 64 1.1. Dự ỏn Phỏt triển Chố và Cõy ăn quả 64 1.2. Dự ỏn Khắc phục khẩn cấp hậu quả thiờn tai năm 2005 64 1.3. Dự ỏn Phỏt triển nụng thụn tổng hợp cỏc tỉnh miền Trung 65 1.4. Cụng tỏc chuẩn bị dự ỏn mới 65 II. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CễNG TÁC QUẢN Lí TẠI BAN . 66 1. Giải phỏp về cụng nghệ 66 2. Giải phỏp về phỏt triển nguồn nhõn lực 66 3. Giải phỏp cho quản lý tiến độ 68 4. Giải phỏp cho quản lý chi phớ. 70 5. Giải phỏp cho quản lý chất lượng dự ỏn 71 III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN Cể LIấN QUAN. 72 Kết luận 73 3 Mạc Đình Công
  4. Chuyên đề thưc tập Kinh tế đầu tư K47 LỜI MỞ ĐẦU Thực tiễn cho thấy, tất cả các công ty siêu lớn,các tập đoàn kinh tế đều do các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển thành. Doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp vai trò quan trọng đối với nền kinh tế và xã hội như huy động vốn, tạo việc làm,tăng thu nhập quốc dân…vì vậy việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa là việc rất cần thiết. Ở Việt Nam mặc dù thành phần kinh tế nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế . Song Đảng và nhà nước ta đã nhận thức và coi chủ trương phát triển kinh tế tư nhân là một nhiệm vụ quan trọng,có ý nghĩa quyết định trong phát triển kinh tế. Việc tăng c ường hoạt động xúc tiến nhằm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa có tính chiến lược lâu dài đối với công cuộc phát triển kinh tế. Ủng hộ quan điểm của Việt Nam, nhiều nước và tổ chức đã hỗ trợ hoạt động xúc tiến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua các dự án ODA. Cục Phát triển doanh nghiệp – Bộ Kế hoạch và Đầu tư ra đời năm 2002 với nhiệm vụ lớn là xúc tiến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chính vì vậy, hầu hết các dự án nhằm xúc tiến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa đều do Cục quản lý. Nhiều dự án xúc tiến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa đã được phê duyệt và thực hiện và thực hiện chủ yếu là bằng nguồn vốn ODA. Đây là công tác mới nên các cán bộ dự án còn gặp nhiều khó khăn bỡ ngỡ. Với điều kiện còn nhiều khó khăn, khả năng cạnh tranh còn kém việc hội nhập kinh tế quốc tế đã đặt ra thách thức lớn đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trước mắt do thiếu nguồn lực cho hoạt động này, cần thiết phải tăng cương công tác quản lý các dự án ODA nhằm xúc tiến phát triển phát triển 4 Mạc Đình Công
  5. Chuyên đề thưc tập Kinh tế đầu tư K47 doanh nghiệp nhỏ và vừa mà đặc biệt là các dự án tại Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Trong quá trình thực tập tại Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư em đã chọn đề tài “Quản lý các dự án ODA nhằm xúc tiến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư” để nghiên cứu. Mục đích đề tài là đề xuất các giải pháp về quản lý dự án ODA để có thể xúc tiến phát triển DNNVV ở nước ta tốt hơn. Kết cấu của đề tài gồm 3 phần: -Chương 1: Lý luận chung về quản lý dự án ODA và vai trò của nó đối với xúc tiến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa -Chương 2: Thực trạng quản lý dự án ODA nhằm xúc tiến phát triển DNNVV ở Bộ Kế hoạch và Đầu tư -Chương 3: Định hướng và giải pháp tăng cường quản lý dự án ODA nhằm xúc tiến phát triển DNNVV ở Bộ Kế hoạch và Đầu tư Do đây là một đề tài khó, một vấn đề mới mà thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài không tránh khỏi các thiếu xót. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Từ Quang Phương đã hướng dẫn em rất tận tình trong quá trình thực tập và làm chuyên đề thực tập. Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Cục Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, các cán bộ phòng Đăng ký kinh doanh đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập vừa qua. Sinh viên thực hiện MẠC ĐÌNH CÔNG 5 Mạc Đình Công
  6. Chuyên đề thưc tập Kinh tế đầu tư K47 Chương 1 Lý luận chung về quản lý dự án ODA và vai trò của nó đối với xúc tiến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.1. Lý luận chung về quản lý dự án ODA 1.1.1. Dự án ODA ODA là cách viết tắt của cụm từ tiếng Anh- Official Development Assistance- nghĩa là hỗ trợ phát triển chính thức. ODA cung cấp các nguồn lực để giúp các quốc gia được tài trợ phát triển kinh tế - xã hội. Đây là một hình thức đầu tư gián tiếp nhằm giúp các nước chạm phát triển và đang phát triển đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và phúc lợi xã hội. Nhà tài trợ ODA thường là các nước phát triển , các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức quốc tế. Dự án ODA có 5 đặc điểm sau đây: - Nguồn vốn : Toàn bộ hoặc một phần vốn thực hiện dự án là do các tổ chức , chính phủ nước ngoài, các tổ chức song phương tài trợ. Đa số các dự án ODA thường có vốn đối ứng. Đây là phần đóng góp của chính phủ nước tiếp nhận, là một điều kiện của nhà tài trợ nhằm đảm bảo việc sủ dụng vốn có hiệu quả hơn. Nguồn vốn là đặc điểm khác nhau lớn nhất giữa dự án ODA với các dự án khác, kèm theo nó là các yêu cầu, qui định, cơ sở pháp lí về quản lý nhà nước và thực hiện của nhà đầu tư và nhà tài trợ. - Tính tạm thời: Các dự án ODA có thời gian thực hiện xác định, giống như các dự án khác dự án ODA không phải là công việc hàng ngày lặp đi lặp lại theo qui trình có sẵn. Dự án ODA có thể thực hiện trong thời gian ngắn hoặc trong nhiều năm. 6 Mạc Đình Công
  7. Chuyên đề thưc tập Kinh tế đầu tư K47 - Duy nhất: Mỗi dự án ODA có những đặc trưng riêng của nó. Mỗi dự án sẽ mang lại các kết quả không giống nhau với bất kì dự án nào khác. - Phát triển và chi tiết hóa liên tục: Đặc tính này tức là đòi hỏi trong suốt quá trình thực hiện dự án ,mỗi bước thực hiện cần có sự phát triển liên tục và được cụ thể hóa với mức độn cao hơn kỹ lướng và công phu hơn. - Giới hạn : Mỗi dự án ODA được thực hiện trong một khoảng thời gian, nguồn lực và kinh phí nhất định 1.2. Tổng quan về doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) 1.2.1. Khái niệm về DNNVV DNNVV là các cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập có qui mô nhỏ trong nền kinh tế. DNNVV là một lực lượng đông đảo trong nền kinh tế, nó vừa có tính linh hoạt cao dễ thích nghi với môi trường biến động. Các chỉ tiêu thường được sử dụng để định nghĩa DNNVV là vốn đăng ký, tài sản cố định , doanh thu, số lao động sử dụng bình quan năm. Tùy thuộc vào quan điểm và điều kiện thống kê mà các quốc gia sử dụng một hoặc kết hợp nhiều chỉ tiêu để định nghĩa DNNVV. Nhiều quốc gia đ ưa ra định nghĩa cụ thể hơn theo ngành, tức là đối với mỗi ngành đưa ra một chỉ tiêu riêng. DNNVV chiếm khoảng 90 đến 95% số lượng doanh nghiệp của một quốc gia. 1.2.2. Vai trò của DNNVV với nền kinh tế của các quốc gia đang phát triển. Ở các nước đang phát triển chưa trải qua giai đoạn tích tụ tư bản, các doanh nghiệp lớn hầu hết là doanh nghiệp nhà nước, thường có hiệu quả sản suất không cao. Vì vậy, vai trò của lực lượng DNNVV có phần nổi bật hơn. DNNVV với lợi thế năng động, linh hoạt, nhạy bén , dễ thích ứng với các 7 Mạc Đình Công
  8. Chuyên đề thưc tập Kinh tế đầu tư K47 thay đổi của thị trường nên có mặt ở hầu hết các lĩnh vực trong nền kinh tế,có vai trò quan trọng trong nền kinh tế : - Huy động vốn đầu tư: Ở các nước đang phát triển DNNVV đóng góp một phần đáng kể vào nguồn vốn đầu tư của nền kinh tế (ở VN là khoảng 30%). Qua đó các DNNVV góp phần đáng kể vào việc khắc phục thiếu vốn đầu tư tại các quốc gia đang phát triển. Hơn nữa, các nước đang phát triển vốn bị phân tán ứ đọng trong dân. Với qui mô nhỏ các DNNVV dế huy động các nguồn vốn này vào sản xuất kinh doanh. - Đóng góp đáng kể vào tổng sản lượng kinh tế quốc dân, nguồn thu ngân sách nhà nước: ở các nước phát triển với qui mô khổng lồ của các doanh nghiệp lớn đóng góp của các DNNVV chiếm tỷ lệ thấp. Nhưng ở các nước đang phát triển đóng góp của các DNNVV là đáng kể(VN là 40% GDP). Sự hoạt động của các DNNVV tạo nên môi trường kinh doanh sôi đọng hơn. DNNVV là động lực thúc đẩy tăng trưởn kinh tế. - Tạo việc làm,tăng thu nhập cho người lao động góp phần xa đói giảm nghèo và đào tạo nguồn nhân lực: Các nước đang phát triển có nền kinh tế lạc hậu ,trình độ lao động không cao. Với việc đòi hỏi không cao về trình độ người lao động của các DNNVV nên các DNNVV góp phần đáng kể trong việc tạo việc làm và thu nhập cho một tỷ lệ lớn dân c ư góp phần xóa đói giảm nghèo ổn định xã hội. - Là nền tảng cho các doanh nghiệp lớn trong tương lai: trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là yếu tố tất nhiên, qua cạnh tranh các DNNVV sẽ trưởng thành hơn phát triển thành các doanh nghiệp lớn hơn. 1.3. Các nội dung chủ yếu của hoạt động xúc tiến phát triển DNNVV 8 Mạc Đình Công
  9. Chuyên đề thưc tập Kinh tế đầu tư K47 Hoạt động xúc tiến phát triển DNNVV thường tập trung vào các nội dung chủ yếu sau: - Xây dựng và tăng cường năng lực cho hệ thống trợ giúp DNNVV: muốn phát triển được DNNVV cần phải có một hệ thống trợ giúp vững mạnh từ trung ương đến địa phương. Các DNNVV nhận được sự hỗ trợ thông qua hoạt động của các tổ chức thuộc hệ thống này. Đây là một hình thức xúc tiến gián tiếp. - Trợ giúp kỹ thuật: Trình độ kỹ thuật của các DNNVV, mặt bằng chung là thấp, chất lượng không cao, làm giảm tính cạnh tranh của các DNNVV. Mặt khác, muốn trở thành đối tác của các doanh nghiệp lớn tham gia vào thị trường thì các DNNVV cũng cần nâng cao trình độ kỹ thuật cảu mình để đáp ứng yêu cầu. Ở các nước phát triển, hỗ trợ kỹ thuật rất được coi trọng. Các nước này thường xây dụng các trung tâm hỗ trợ kỹ thuật, vườn ươm, cụm công nghiệp… nhằm giúp DNNVV tiếp cận, sử dụng, thử nghiệm kỹ thuật mới. Đây là hoạt động hỗ trợ trực tiếp. - Phát triển nguồn nhân lực: ở các nước đang phát triển chất lượng nguồn nhân lực là một trong những điểm yếu. Do khả năng tài chính có hạn, các DNNVV không đủ sức hút với nguồn nhân lực có trình độ cao. Lao động ở DNNVV thường không được đào tạo bài bản. Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực là một nội dung quan trọng không thể thiếu trong xúc tiến phát triển DNNVV. Đây là hoạt động xúc tiến trực tiếp. - Hỗ trợ thông tin: Do thiếu nhận thức về tầm quan trọng của thông tin, thiếu trang thiết bị thông tin, khả năng tiếp cận thông tin của DNNVV thường kém. Để phát triển trong sản xuất kinh doanh, DNNVV cần đ ược cung cấp thông tin về thị trường, thông tin về đối tác, các chính sách của chính phủ, các quy định pháp luật liên quan… Hầu hết các nước thực hiện 9 Mạc Đình Công
  10. Chuyên đề thưc tập Kinh tế đầu tư K47 hỗ trợ thông tin miễn phí cho DNNVV thông qua các trang web điện tử, các trung tâm tư vấn và thông tin. Đây là hoạt động xúc tiến trực tiếp. - Hỗ trợ về tài chính: Thiếu vốn đầu từ là vấn đề nan giải của hầu hết các DNNVV. Khả năng tiếp cận các nguồn vốn bên ngoài của DNNVV cũng hạn chế. Ở các nước đang phát triển, hỗ trợ tài chính gặp nhiều khó khăn do tiềm lực có hạn,khả năng huy động còn hạn chế. - Xúc tiến thương mại : Xúc tiến thương mại nhằm tăng khả năng tham gia thị trường của DNNVV. Các hình thức xúc tiến thương mại gồm tổ chức hội chợ, triển lãm,quảng bá thương hiệu, tìm hiểu thị trường nước ngoài…. Do đó, xúc tiến thương mại cần được coi trọng. Đây là hoạt động xúc tiến trực tiếp. 1.4. Quản lý các dự án ODA nhằm xúc tiến phát triển DNNVV 1.4.1. Khái niệm Quản lý dự án ODA nhằm xúc tiến phát triển DNNVV là quá trình sử dụng các chức năng quản lý nhằm thực hiện tốt nhất có thể mục tiêu xúc tiến phát triển DNNVV trong một khoảng thời gian nhất định và trong phạm vi nguồn lực đã được các bên tài trợ và tiếp nhận ODA ký kết thỏa thuận. Quản lý dự án ODA nhằm xúc tiến phát triển DNNVV chia thành hai loại : trực tiếp và gián tiếp theo hoạt động xúc tiến mà nó thực hiện. 1.4.2. Yêu cầu đối với quản lý dự án ODA nhằm xúc tiến phát triển DNNVV - Sử dụng chức năng kiểm tra giám sát : Xúc tiến phát triển DNNVV bao gồm cả những hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp. Hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp thường nảy sinh sự xin-cho, làm gia tăng nạn tham nhũng ở nước tiếp nhận. Đây là bài toán khó đối với quản lý dự án ODA nhằm xúc tiến phát 10 Mạc Đình Công
  11. Chuyên đề thưc tập Kinh tế đầu tư K47 triển DNNVV. Vì vậy quản lý các dự án ODA nhằm xúc tiến phát triển DNNVV trực tiếp cần chú ý tới công tác kiểm tra, giám sát. - Chú trọng chức năng tổ chức :đối với các dự án ODA xây dựng và tăng cường nhân lực hệ thống trợ giúp DNNVV (xúc tiến gián tiếp), cần chú trọng tới chức năng hoạch định trong công tác quản lý dự án. Các tổ chức trong hệ thống cần hoạt động phối hợp, bổ xung cho nhau, tránh chồng chéo. Mặt khác, mỗi tổ chức trong hệ thống đếu có những hoạt động độc lập. V ì vậy, trong công tác quản lý các dự án ODA cần chú trọng tới chức năng tổ chức. - Hỗ trợ sẽ đem lại lợi thế cho các doanh nghiệp được hỗ trợ và bất lợi cho các doanh nghiệp không được hỗ trợ. Ở khía cạnh nào đó, hỗ trợ đem lại sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp. V ì vậy, một trong các yêu cầu của quản lý dự án ODA nhằm xúc tiến phát triển DNNVV là tính công bằng tương đối giữa các doanh nghiệp. - Xúc tiến phát triển DNNVV là một lĩnh vực mới mẻ ở các nước đang phát triển (nước tiếp nhận). Trong khi đó, các nước phát triển (bên tài trợ) đã thực hiện chính sách phát triển DNNVV từ lâu. V ì vậy có những mâu thuẫn về quan điểm chính sách giữa các bên là khác lớn. Quản lý dự án ODA nhằm xúc tiến phát triển DNNVV cần chú ý giải quyết các sung đột này. 1.4.3. Nội dung của quản lý dự án ODA nhằm xúc tiến phát triển DNNVV Nội dung của quản lý dự án ODA nhằm xúc tiến phát triển DNNVV thực chất là việc thực hiện các chức năng quản lý một cách phù hợp theo từng loại hoạt động xúc tiến phát triển DNNVV. Nguồn lực dành cho quản lý (thời gian lao động quản lý và chi phái cho hoạt động quản lý) là có hạn. 11 Mạc Đình Công
  12. Chuyên đề thưc tập Kinh tế đầu tư K47 Chính vì vậy, cần phải phân phối nguồn lực cho việc thực hiện các chức năng cho quản lý một cách hợp lý. Các dự án ODA nhằm xúc tiến phát triển DNNVV trực tiếp, gián tiếp luôn đòi hỏi việc thực hiện các chức năng tổ chức, kiểm tra,phối hợp cần được chú trọng hơn nhằm tránh các tiêu cực có thể nảy sinh. Việc chú trọng thực hiện các chức năng quản lý trong các dự án ODA nhằm xúc tiến phát triển DNNVV cũng khác nhau đối với các cấp quản lý khác nhau. Cấp quản lý cao chú trọng vao công tác lập kế hoạch, chỉ đạo và kiểm tra trong khi cấp thấp hơn tập trung vào công tác giám sát,tổ chức và điều phối. 12 Mạc Đình Công
  13. Chuyên đề thưc tập Kinh tế đầu tư K47 Chương 2 Thực trạng quản lý dự án ODA nhằm xúc tiến phát triển DNNVV ở Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2.1. Cục Phát triển doanh nghiệp- đơn vị thực hiện các dự án ODA nhằm xúc tiến phát triển DNNVV tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2.1.1. Giới thiệu về Cục Phát triển doanh nghiệp 2.1.1.1 Lịch sử hình thành phát triển Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 c ủa Chính phủ về trợ giúp phát triển DNNVV nêu rõ “Phát triển DNNVV là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Nhằm khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các DNNVV, chính phủ đã ra quyết định thành lập Cục Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa được nêu trong Điều 12 Nghị định số 90/2001/NĐ-CP :’’Thành lập Cục Phát triển DNNVV trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, để giúp Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện chức năng quản lý nhà nước về xúc tiến phát triển DNNVV”. Căn cứ vào Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ký quyết định số 562/QĐ-BKH thành lập Cục Phát triển DNNVV. Sau đó, ngày 29/7/2003, ông ký Quyết định số 504/QĐ-BKH quy định chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Cục Phát triển DNNVV. Quyết định này đòng thời qui định Vụ Doanh nghiệp sát nhập vào Cục Phát triển DNNVV. Nay Cục đã đổi tên thành Cục Phát triển Doanh nghiệp. 13 Mạc Đình Công
  14. Chuyên đề thưc tập Kinh tế đầu tư K47 Trụ sở chính của Cục hiện nay đặt ở số 2 Hoàng Văn Thụ. Ngoài ra cục còn có 3 Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật DNNVV ở 3 thành phố lớn Hà Nội, Đà Nẵng và Hồ Chí Minh. 2.1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ * Chức năng Căn cứ quyết định số 504/QĐ-BKH ngày 29/7/2003 c ủa bộ trưởng bộ kế hoạch và đầu tư về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy của cục phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, theo điều 1 của quyết định này thì chức năng của cục phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm: Cục Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về xúc tiến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; đăng ký kinh doanh; khuyến khích đầu t ư trong nước và sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước. * Nhiệm vụ - Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế quản lý và chính sách hỗ trợ đối với sắp xếp doanh nghiệp nhà nước và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, đăng ký kinh doanh, ưu đãi đầu tư để Bộ trưởng trình Thủ tướng Chính phủ hoặc ban hành theo thẩm quyền. - Về xúc tiến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV): + Xây dựng định hướng, kế hoạch xúc tiến phát triển DNNVV; hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch và giải pháp trợ giúp phát triển DNNVV trên địa bàn; 14 Mạc Đình Công
  15. Chuyên đề thưc tập Kinh tế đầu tư K47 + Xây dựng và tổng hợp các chương trình trợ giúp của Nhà nước; điều phối, hướng dẫn, theo dõi việc triển khai thực hiện các chương trình trợ giúp sau khi được duyệt; + Theo dõi tình hình thực hiện chính sách trợ giúp DNNVV ở các bộ, ngành và địa phương. Định kỳ sáu tháng, tổng hợp báo cáo về tình hình phát triển DNNVV và đề xuất các giải pháp cần thiết để Bộ trưởng trình Thủ tướng Chính phủ; + Phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan để cung cấp các thông tin cần thiết và xúc tiến trợ giúp DNNVV trong việc tư vấn kỹ thuật và tiếp cận công nghệ, trang thiết bị mới, hướng dẫn, đào tạo vận hành, quản lý kỹ thuật và quản lý doanh nghiệp thông qua các Trung tâm Hỗ trợ kỹ thuật DNNVV; + Làm nhiệm vụ thư ký thường trực của Hội đồng Khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. - Về đăng ký kinh doanh: + Hướng dẫn nghiệp vụ và thủ tục về đăng ký kinh doanh; trình Bộ trưởng ban hành theo thẩm quyền những văn bản về chuyên môn, nghiệp vụ, biểu mẫu phục vụ công tác đăng ký kinh doanh; + Quy định chế độ báo cáo và kiểm tra, theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện đăng ký kinh doanh và sau đăng ký kinh doanh c ủa các doanh nghiệp tại các địa phương trong phạm vi cả nước; phối hợp xử lý các vi phạm, vướng mắc trong việc thực hiện đăng ký kinh doanh thuộc thẩm quyền của Bộ; + Xây dựng, quản lý hệ thống thông tin về doanh nghiệp trong phạm v i cả nước; cung cấp thông tin về doanh nghiệp cho các cơ quan có liên quan 15 Mạc Đình Công
  16. Chuyên đề thưc tập Kinh tế đầu tư K47 của Nhà nước theo định kỳ, cung cấp thông tin cần thiết cho các doanh nghiệp; + Phát hành bản tin công bố các thông tin về doanh nghiệp: doanh nghiệp thành lập, giải thể, phá sản, những nội dung thay đổi trong đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Về khuyến khích đầu tư trong nước: + Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ và ưu đãi đầu tư; + Quy định trình tự, thủ tục đăng ký ưu đãi đầu tư và cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật; + Trình Bộ trưởng quyết định cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư cho doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ. - Về sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước: + Làm đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng chiến lược, chương trình, kế hoạch sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước để Bộ trưởng trình Thủ tướng Chính phủ; + Làm đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan thẩm định đề án thành lập, sắp xếp, tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư được Chính phủ phân công để Bộ trưởng trình Thủ tướng Chính phủ. Tổng hợp tình hình sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước. - Thực hiện hợp tác quốc tế về các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của Cục. 16 Mạc Đình Công
  17. Chuyên đề thưc tập Kinh tế đầu tư K47 - Hướng dẫn, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ thuộc lĩnh vực phụ trách của Cục. - Quản lý tổ chức, biên chế, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao. 2.1.2. Vai trò của Cục Phát triển doanh nghiệp đối với phát triển DNNVV Phát triển doanh nói chung và phát triển DNNVV nói riêng là một nhiệm vụ rất quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Doanh nghiệp được ví như tế bào của nền kinh tế. muốn cơ thể khỏe mạnh và phát triển thì các tế bào phải được chăm sóc, tạo điều kiện phát triển. Trong đó Cục phát triển Doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội. Vai trò đó thể hiện ở các mặt sau: - Cục là đầu mối cho các hoạt động trợ giúp DNNVV. Hoạt động trợ giúp DNNVV là rất quan trọng vì hầu hết các doanh nghiệp này năng lực còn hạn chế. Thông qua các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục triển khai các chương trình , dự án hỗ trợ cho DNNVV ở nhiề lĩnh vực như : Đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ thông tin về thị trường,về cơ chế chính sách… - Cục đóng vai trò là đầu mối cung cấp các thông tin quan trọng và chính xác để Quốc hội, Chính phủ dựa vào đó xây dựng pháp luật,chủ trương và các chính sách, kế hoạch phát triển DNNVV. Cục còn là đầu mối đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện khung pháp lý, cải thiện môi trường kinh doanh để Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Chính Phủ thông qua, cải thiện môi trường 17 Mạc Đình Công
  18. Chuyên đề thưc tập Kinh tế đầu tư K47 kinh doanh cho các DNNVV. D ựa vào đó, nền kinh tế mới tăng trưởng một cách bền vững. - Ngoài ra Cục còn trực tiếp cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho DNNVV thông qua 3 trung tâm hỗ trợ kỹ thuật tại 3 thành phố lớn. Thông qua các trung tâm này Cục cung cấp các thông tin về kỹ thuật, công nghệ; tư vấn trong cải tiến trang thiết bị, đổi mới công nghệ, mua sắm thiết bị công nghệ; đào tạo cán bộ cho các DNNVV. 2.2. Thực trạng quản lí dự án ODA nhằm xúc tiến phát triển DNNVV tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2.2.1. Các dự án ODA nhằm xúc tiến phát triển DNNVV tại Bộ Kế Hoạch và Đầu tư 2.2.1.1. Giới thiệu chung về các dự án ODA nhằm xúc tiến phát triển DNNVV tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trước khi ban hành Nghị định 90/2001/NĐ-CP và thành lập ASMED, có một vài dự án ODA được MPI triển khai nhằm phát triển DNNVV Việt Nam. Song do nguồn vốn tài trợ quá ít, lại được thực hiện đơn lẻ, không có sự gắn kết nên các dự án này hầu như không phát huy tác dụng. Hơn nữa, thái độ và trình độ của các cán bộ quản lý nhà nước trong lĩnh vực phát triển DNNVV rất yếu kém. Nguồn vốn đối ứng mà Chính phủ Việt Nam cam kết không được giải ngân theo kế hoạch nên các nhà tài trợ đã ngừng cung cấp vốn. Nhưng nguyên nhân sâu xa hơn cả là phát triển DNNVV là một lĩnh vực quá mới mẻ ở Việt Nam nên chưa được quan tâm chỉ đạo. Kể từ năm 2001, chính sách phát triển DNNVV đ ược Chính phủ khẳng định. Các nhà tài trợ đã nối lại hoạt động. Sau hàng năm trời đàm phán, nhiều hiệp ước cam kết tài trợ đã được kí kết là cơ sở ra đời các dự án ODA 18 Mạc Đình Công
  19. Chuyên đề thưc tập Kinh tế đầu tư K47 nhằm xúc tiến phát triển DNNVV hiện tại. Hiện nay, Cục Phát triển Doanh nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã và đang triển khai các dự án sau: 1. Hỗ trợ thành lập cơ cấu cấp quốc gia và cấp tỉnh (gọi tắt là dự án UNIDO) 2. Hỗ trợ khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam, gồm 2 tiểu dự án: Tiểu dự án 1: Đơn giản hóa và cải thiện môi trường kinh doanh cấp tỉnh (gọi tắt là dự án EU); và tiểu dự án 2: Thành lập các doanh nghiệp mới thông qua các vườn ươm công nghệ kinh doanh thí điểm (gọi tắt là dự án Vườn ươm). 3. Thành lập trung tâm Doanh nhân Việt Nam- Ấn Độ (gọi tắt là dự án Ấn Độ). 4. Trợ giúp kĩ thuật cho DNNVV các tỉnh miền Bắc ( gọi tắt là dự án JICA). 5. Xúc tiến môi trường kinh doanh cấp tỉnh (gọi tắt là dự án DANIDA). Tổng nguồn vốn của các dự án gồm: 12.345.000 Euro, 6.031.000 USD, 44.700.000 Kuron Đan Mạch và 100 tỷ đồng. ODA viện trợ không hoàn lại: 10.250.000 Euro, 6.031.000 USD và tổng nguồn vốn các dự án gồm: Vốn đối ứng : 2.095.000 Euro và 100 tỉ đồng. Không có dự án nào sử dụng ODA vốn vay. Hiện nay, nhiều tổ c hức quốc tế và chính phủ tài trợ cũng đang trong quá trình đàm phán tài trợ cho các dự án xúc tiến phát triển DNNVV. 2.2.1.2. Đặc điểm của các dự án ODA nhằm xúc tiến phát triển DNNVV tại bộ Kế hoạch và Đầu tư 19 Mạc Đình Công
  20. Chuyên đề thưc tập Kinh tế đầu tư K47 - Quy mô dự án không quá lớn, dự án Hỗ trợ DNNVV khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam với tổng số vốn đầu tư là 11.145.000 Euro là dự án có qui mô vốn lớn nhất , nhỏ nhất là dự án Thành lập Trung tâm Doanh nhân Việt Nam- Ấn Độ với tổng số vốn đầu tư là 350.000 USD. - Tất cả các dự án được thực hiện bằng vốn viện trợ không hoàn lại và đa số các dự án không đòi hỏi vốn đối ứng. Có 2 trên tổng số 6 dự án đòi hỏi vốn đối ứng với tổng số là 2.095.000 Euro và 100 tỉ đồng, chủ yếu bằng đất để xây dựng cơ sở vật chất. - Các dự án ODA tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ tập trung vào các nội dung: nâng cao năng lực cho hệ thống trợ giúp DNNVV, trợ giúp kĩ thuật, hỗ trợ thông tin và phát triển nguồn nhân lực cho DNNVV. - Một dự án có thể thực hiện nhiều nội dung xúc tiến phát triển DNNVV, cũng có thể thực hiện các hoạt động xúc tiến trực tiếp và gián tiếp. - Các cấp quản lý dự án, thường có 2 cấp là : + Cấp cao: Giám đốc dự án (là Lãnh đạo Cục) và Cố vấn trưởng( do bên tài trợ đề cử). +Cấp thấp: Các điều phối viên (thường là các lãnh đạo các phòng chức năng của Cục và lãnh đạo các Sở Kế hoạch và Đầu tư, nơi triển khai dự án), các chuyên gia ngắn hạn nước ngoài. 2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý dự án ODA nhằm xúc tiến phát triển DNNVV tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2.2.2.1. Các yếu tố bên ngoài dự án. Các yếu tố bên ngoài dự án có ảnh hưởng tới quản lý dự án ODA như: - Luật doanh nghiệp 2005 20 Mạc Đình Công
nguon tai.lieu . vn