Xem mẫu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VI MÔ Đ Ề TÀI: PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN VIỆT NAM HIỆN NAY Giáo viên giảng dạy: Lớp: Cao học KTNN-K16 HVTH: Nguyễn Hoàng Trung TS. Lê Khương Ninh MSHV: 130930 Cần Thơ, Năm 2009
  2. MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LÝ THUYẾT SẢN XUẤT...................... 1 1. Sản xuất là gì? ................................ .................................................................. 1 1.1 Yếu tố đầu vào (yếu tố sản xuất) và yếu tố đầu ra (sản phẩm) ......................... 1 1.2 Hàm sản xuất ................................ .................................................................. 1 2. Năng su ất biên và năng suất trung b ình ................................ ............................. 2 2.1 Năng suất biên (MP) ................................................................ ....................... 2 2.2 Quy luật năng suất biên giảm dần ................................ ................................... 3 2.3 Năng suất trung b ình (AP) .............................................................................. 3 2.4. Mối quan hệ giữa đ ường sản lượng, MP, AP .................................................. 4 2.5 Tác động của tiến bộ công nghệ đến sản lượng ............................................... 5 3. Đường đẳng lượng ................................ ............................................................ 5 3.1 Đường đẳng lượng .......................................................................................... 5 3.2 Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên (MRTS) ............................................................... 6 3.3 Mối quan hệ giữa tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên (MRTS) và năng suất biên (MP). 6 4. Một số hàm sản xuất thông dụng và đường đẳng lượng tương ứng.................... 7 4.1 Hàm sản xuất tuyến tính.................................................................................. 7 4.2 Hàm sản xuất với tỷ lệ kết hợp cố định ........................................................... 8 4.3 Hàm sản xuất COBB-DOUGLAS ................................ ................................... 8 5. Hiệu suất theo quy mô ................................ ................................ ...................... 9 6. Đường đẳng phí ................................................................................................ 10 7. Nguyên tắc tối đa hoá sản lượng hay tối thiểu hoá chi phí ................................. 11 7.1 Nguyên tắc tối đa hoá sản lượng ..................................................................... 11 7.2 Nguyên tắc tối thiểu hoá chi phí sản xuất ........................................................ 11
  3. CHƯƠNG 2: PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN VIỆT NAM H IỆN NAY ........................................................................ 12 1. Thực trạng nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn hiện nay ........................... 12 1.1. Thực trạng chung .......................................................................................... 12 1.2. Công tác dạy nghề.......................................................................................... 14 1.3. Thực trạng tuyển sinh ở bậc Đại học ngành nông nghiệp ............................... 15 1.4. Xu hướng rời bỏ ngành .................................................................................. 16 2. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn Việt nam hiện nay ................................................................ ................................ ................ 17 2.1. Công tác dạy nghề.......................................................................................... 17 2.2. Chính sách đào tạo ở các Trường Đại học ................................ ...................... 18 2.3. Y tế ................................................................ ................................ ................ 19 KẾT LUẬN ................................ ................................ ......................................... 20
  4. MỞ ĐẦU Ở Việt Nam, nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vai trò rất quan trọng trong suốt quá trình xây d ựng và phát triển đất n ước. Trong gần 30 năm qua, nông nghiệp, nông dân, nông thôn lại đi trước mở đường trong quá trình đổi mới, tạo điều kiện để đất nư ớc vươn lên. Những năm qua, ngành nông nghiệp nước ta đã có bước phát triển vượt bậc, giá trị và giá trị sản lượng nông nghiệp liên tục tăng, chủng loại cây trồng, vật nuôi đa dạng hơn, cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng gia tăng sản phẩm đã qua chế biến, giảm cung cấp sản phẩm thô, từ đó an ninh lương thực trong nước được đảm bảo, nhiều sản phẩm nông nghiệp trở thành những h àng hóa xu ất khẩu chủ đạo, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế như gạo, thủy hải sản, cà phê, cao su... Đời sống vật chất và tinh th ần của đại bộ phận nông dân được cải thiện, công bằng h ơn trong tiếp cận các cơ hội phát triển. Bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc theo hướng văn minh, hiện đại, hệ thống kết cấu hạ tầng cũng nh ư mạng lưới các tổ chức kinh tế hoạt động nông thôn ngày càng phát triển. Song, cũng nh ư các nước thực hiện quá trình công nghiệp hóa, ở nước ta, quá trình này thường đi kèm những thay đổi không nhỏ về các mặt kinh tế-xã hội; và nông nghiệp, nông dân, nông thôn thường bị thiệt thòi, chịu nhiều hy sinh. Nông nghiệp, nông dân, nông thôn vẫn là khu vực chậm phát triển nhất trong nền kinh tế. Sản xuất nông nghiệp vẫn mang nặng tính chất của nền sản xuất nhỏ, manh mún, sử dụng không hiệu quả dẫn đến gây lãng phí các nguồn lực quý giá cho phát triển nông nghiệp. Thu nhập của người nông dân tuy đã được cải thiện nh ưng vẫn còn khoảng cách khá xa so với khu vực th ành th ị, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Nhiều hộ gia đình ở n ông thôn tuy đ ã thoát khỏi diện nghèo đói, nhưng thực tế thu nhập chỉ cao hơn mức chuẩn nghèo đói không đáng kể. Người dân nông thôn không có nhiều cơ hội tiếp cận với các thành tựu của phát triển, các dịch vụ cơ bản như vệ sinh, môi trường, y tế, giáo dục... cũng chưa được cung cấp đầy đủ. Hệ thống hạ tầng nông thôn còn lạc hậu, chất lượng xuống cấp nghiêm trọng,... Xuất phát từ những thực tiễn đó m à tôi muốn đi sâu nghiên cứu một nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến những thực trạng trên, bên cạnh nhiều nhân tố tác động khác nhưng do sự hạn chế là ch ỉ ở quy mô của một tiểu luận n ên tôi chỉ nghiên cứu về “Phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn Việt nam hiện nay”.
  5. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LÝ THUYẾT SẢN XUẤT 1. Sản xuất là gì? Sản xuất là hoạt động tạo ra sản phẩm - dịch vụ của các doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Nói cách khác, sản xuất là quá trình chuyển hoá giữa các yếu tố đầu vào thành các yếu tố đầu ra (hay sản phẩm). Thực tế cho thấy rằng cách thức đối với các loại sản phẩm khác nhau là không giống nhau. Tuy nhiên, đối với các loại hàng hoá để sản xuất ra một sản lượng nhất định thì cần phải có một yếu tố ban đầu nào đó. 1.1 Yếu tố đầu vào (y ếu tố sản xuất) và yếu tố đầu ra (sản phẩm) Yếu tố đầu vào (hay còn gọi là yếu tố sản xuất) là các loại hàng hoá - d ịch vụ được dùng để sản xuất ra h àng hoá - dịch vụ khác. Yếu tố đầu vào bao gồm lao động, máy móc thiết bị, nhà xưởng, nguyên vật liệu, năng lượng....hàng hoá và dịch vụ là những yếu tố đầu ra (hay sản phẩm) của quá trình sản xuất. Yếu tố đầu ra được đo lường bởi sản lượng. Mỗi yếu tố sản xuất cụ thể sẽ cần những yếu tố đầu vào riêng. Vì vậy, đ ể nghiên cứu một quá trình sản xuất tổng quát, các nhà kinh tế chia các yếu tố đầu vào theo tiêu thức chung nhất của mọi quá trình sản xuất th ành lao động và vốn. 1.2 Hàm sản xuất Mối quan hệ giữa số lượng các yếu tố đầu vào và số lư ợng sản phẩm (sản lượng) của quá trình sản xuất được biểu diễn bằng hàm sản xuất. Hàm sản xuất của một loại sản phẩm nào đó cho biết sản lượng tối đa của sản phẩm đó (ký hiệu là q) có thể được sản xuất ra bằng cách sử dụng các phối hợp khác nhau giữa vốn (K) và lao động (L) ứng với một trình độ công nghệ nhất định trong một khoảng thời gian n ào đó. Hàm sản xuất thông th ường đư ợc viết như sau: q  f K , L  Trong đó: q là sản lượng tối đa có thể được sản xuất ra ở một trình độ công nghệ nhất định với số lượng lao động là L và số lượng vốn là K. Sản lượng q thay 1
  6. đổi tuỳ thuộc vào sự thay đổi của vốn và lao động. Hàm sản xuất chỉ có ý nghĩa đối với những giá trị không âm của K và L. Thông thường hàm sản xuất được giả định là q q hàm số đồng biến với vốn và lao động, nghĩa là  0 trong miền xác  0 và K L định của nó vì trong một chừng mực nhất định khi sử dụng nhiều yếu tố đầu vào hơn, nhà sản xuất sẽ sản xuất ra sản lượng cao h ơn. Hàm sản xuất áp dụng cho một trình độ công nghệ nhất định. Một hàm số f cụ thể có thể đặc trưng cho một trình độ công nghệ nhất định. Khi công nghệ được cải tiến thì hàm sản xuất sẽ thay đổi và sản lượng sẽ lớn hơn với cùng số lượng các yếu tố như trước hay thậm chí ít hơn. * Hàm sản xuất và vấn đề học thông qua trải nghiệm Hàm sản xuất chỉ ra mối liên hệ giữa số lượng yếu tố đầu vào và sản lượng. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng sản lượng không chỉ phụ thuộc vào yếu tố đầu vào mà còn phụ thuộc vào kiến thức và kinh nghiệm có được thông qua quá trình sản xuất. Kinh nghiệm thu thập được của một doanh nghiệp cũng là một yếu tố quyết định sản lượng cùng với số lượng các yếu tố đầu vào. Với quan điểm trên thì hàm sản xuất đ ược điều chỉnh để biểu thị ảnh hưởng của học thông qua thực h ành thành: q  f K , L,  q  , trong đó  q là sản lượng tích luỹ q trong suốt thời gian hoạt động của doanh nghiệp, với  0 . Đối với hàm sản   q  xuất n ày, lịch sử sản xuất của doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng. 2. Năng suất biên và năng suất trung bình 2.1 Năng suất biên (MP) Năng suất biên của một yếu tố sản xuất n ào đó (vốn hay lao động) là lượng sản phẩm tăng thêm được sản xuất ra do sử dụng thêm một đơn vị yếu tố sản xuất đó, nếu các yếu tố khác là không đổi. Như vậy, năng suất biên của vốn và lao động lần lượt là đ ạo hàm riêng của sản lượng (q) theo số lượng vốn (K) và số lượng lao động (L): q q q q  f K và MPL  MPK     fL K K L L 2
  7. Trong đó: MP K và MP L lần lượt là năng suất biên của vốn và lao động. Như vậy, năng suất biên của mộ t yếu tố sản xuất n ào đó chính là đ ạo hàm riêng của h àm số tổng sản lượng (hay hàm sản xuất) theo số lượng yếu tố sản xuất đó. Về mặt hình học, năng suất biên là độ dốc của đồ thị hàm sản xuất (hay đường tổng sản lượng) tại từng điểm của đồ thị. 2.2 Quy luật năng suất biên giảm dần Quy luật năng suất biên giảm dần: Nếu số lượng của một yếu tố sản xuất tăng dần trong khi số lượng các yếu tố sản xuất khác giữ nguyên thì sản lượng sẽ tăng nhanh dần (nghĩa là năng suất biên của yếu tố sản xuất đó ngày càng lớn). Tuy nhiên, vượt qua một mốc nào đó th ì sản lượng sẽ gia tăng chậm hơn (nghĩa là năng su ất biên của yếu tố sản xuất đó ngày càng nhỏ nhưng vẫn còn dương). Nếu tiếp tục gia tăng số lượng yếu tố sản xuất đó th ì tổng sản lư ợng đạt đến mức tối đa (năng suất biên bằng không) và sau đó sẽ sút giảm (năng suất biên ngày càng nhỏ và mang giá trị âm). Đứng trên phương diện toán học, quy luật năng suất biên giảm dần tương ứng với giả định là đ ạo hàm riêng bậc hai của h àm sản xuất là âm. MPL  2 q 2q MPK  f KK  0 và   2  f LL  0 K 2 K L L Trong phân tích sản xuất, ta giả định rằng chất lượng của từng đơn vị của một yếu tố sản xuất nào đó là như nhau. Năng suất biên giảm dần là kết quả của việc hạn ch ế sử dụng các đầu vào cố định khác. Quy luật năng suất biên giảm dần tác động đến hành vi và quyết định của doanh nghiệp trong việc lựa chọn các yếu tố sản xuất để tăng năng suất, giảm chi phí và tối đa hoá lợi nhuận. 2.3 Năng suất trung bình (AP) Năng suất trung bình của một yếu tố sản xuất nào đó được tính bằng cách lấy tổng sản lượng chia cho số lượng yếu tố sản xuất đó. q q Công thức tính năng suất trung bình: APL  , trong đó: APL và và APK  L K AP K lần lượt là năng suất trung b ình của lao động và của vốn. 3
  8. Năng suất trung bình của một yếu tố sản xuất giảm xuống khi năng suất biên thấp hơn năng su ất trung bình và ngược lại năng suất trung tăng lên khi năng su ất biên lớn h ơn năng suất trung bình. 2.4. Mối quan hệ giữa đường sản lượng, MP và AP - Ở những đ ơn vị lao động đầu tiên, tổng sản lượng tăng rất nhanh nên độ dốc của đ ường này tăng dần và như vậy đường năng suất biên dốc lên. Khi số lao động lớn hơn L1, tổng sản lượng tăng chậm dần, độ dốc của đường tổng sản lượng giảm nên năng suất biên giảm và đư ờng năng su ất biên dốc xuống. Sau đó đường tổng sản lượng đạt cực đại, điều này cũng có nghĩa là việc tăng thêm số lao động không làm tăng thêm sản lượng. Lúc n ày năng suất biên bằng không và đường năng suất biên cắt trục ho ành. Sau đó sản lư ợng giảm xuống, đường tổng sản lượng có độ dốc âm nên năng suất biên âm.(Như đồ thị trên). 4
  9. - Trên đường tổng sản lư ợng q, hãy ch ọn một điểm bất kỳ và kẻ một đường thẳng từ gốc tọa độ đến điểm này. Ta có thể dễ d àng th ấy năng suất lao động trung bình của số lao động ứng với điểm này chính là độ dốc của đ ường thẳng vừa kẻ. Độ dốc của đường thẳng này tăng dần khi số lao động tăng lên cho đ ến L2. Tại L2, đường thẳng kẻ từ gốc tọa độ sẽ tiếp xúc với đư ờng tổng sản lượng. Như vậy, tại L2 năng su ất lao động trung bình sẽ bằng với năng suất lao động biên. Với số lao động thấp hơn mức L2, độ dốc của đường thẳng kẻ từ gôc tọa độ sẽ nhỏ hơn độ dốc của đường tổng sản lượng q n ên AP < MP. Khi đó năng suất trung b ình tăng lên nếu gia tăng thêm số lượng lao động. Ở các điểm b ên phải L2 thì AP > MP. Do đó năng suất trung b ình giảm dần khi gia tăng thêm số lao động. Tại điểm MP cắt AP th ì AP là cực đại. Mối quan hệ giữa MP và AP có một ý nghĩa quan trọng trong quản lý kinh tế và quản trị doanh nghiệp. Nguyên lí này ngụ ý rằng doanh nghiệp, địa phương cũng như một quốc gia phải tuyển mộ thêm người trên nguyên tắc là ngư ời mới bao giờ cũng phải có năng lực cao hơn mức trung b ình của số người trước đây để làm tăng năng suất trung bình hay làm tăng ch ất lượng làm việc. 2.5. Tác động của tiến bộ công nghệ đến sản lượng Mối quan hệ giữa số lượng yếu tố đầu vào và sản lư ợng được quyết định bởi công ngh ệ sản xuất. Hay nói cách khác, công nghệ sản xuất là cách thức sản xuất ra hàng hoá - dịch vụ. Công nghệ được cải tiến khi có những phát minh khoa học mới được áp dụng vào sản xuất. Công nghệ tiến bộ sẽ giúp sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn. Điều này có ngh ĩa là công nghệ mới có thể giúp sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn với cùng số lượng các yếu tố đầu vào như trước hay thậm chí ít hơn. Với công nghệ mới, máy móc thiết bị có năng suất cao hơn và công nhân có thể đạt năng suất cao hơn. Những điều này làm tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế. Vì vậy, công nghệ sản xuất thường được xem như là một yếu tố phản ánh trình độ phát triển của nền kinh tế về phương diện sản xu ất. 3. Đường đẳng lượng 3.1 Đường đẳng lượng 5
  10. Các kết hợp của các yếu tố đầu vào tạo ra cùng một sản lượng sẽ được biểu diễn trên một đư ờng đẳng lượng. Đường đẳng lượng cho biết các kết hợp khác nhau về mặt số lượng của vốn (K) và lao động (L) để sản xuất ra một số lượng sản phẩm nhất định q0 n ào đó. Phương trình của đường đẳng lượng: f K , L   q 0 hay K  g q 0 , L  5 Các đặc điểm của đường đẳng lượng: - Tất cả những phối hợp khác nhau giữa vốn và lao động trên một đường đẳng lượng sẽ cho ra một mức sản lượng nh ư nhau. - Tất cả những phối hợp về mặt số lượng của vốn và lao động nằm trên đường đẳng lượng phía trên (phía dưới) mang lại mức sản lượng cao hơn (thấp hơn). Đường đẳng lượng dốc xuống về hướng bên phải và lồi về phía gốc toạ độ. - Nh ững đường đẳng lượng không bao giờ cắt nhau. - Trên một hệ trục ta có thể vẽ ra rất nhiều đường đẳng lượng tuỳ theo sản lượng. Các nhà sản xuất sẽ linh hoạt sử dụng những kết hợp đầu vào tạo ra cùng một sản lượng nhưng họ sẽ chọn tập hợp có chi phí thấp nhất khi xét đến yếu tố giá của các đầu vào. 3.2 Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên (MRTS) Khi di chuyển dọc trên một đường đẳng lượng, ta thấy có sự thay thế giữa các yếu tố sản xuất để tạo ra một sản lư ợng không đổi. Để đo lường mức độ thay thế giữa vốn và lao động, ta có khái niệm tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên (MRTS). Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên của lao động cho vốn là số đơn vị vốn phải bớt đi để tăng th êm một đơn vị lao động mà không làm thay đổi tổng sản lượng. Công thức tính tỷ lệ thay thế kỹ thu ật biên: K dK MRTS LchoK   L dL qq0 qq0 Trong đó: MRTSL cho K là t ỷ lệ thay thế kỹ thuật biên của lao động cho vốn. Ký hiệu q = q0 cho ta thấy là việc tính toán tỷ lệ thay thế biên được thực hiện trên đường 6
  11. đẳng lư ợng q0. Dấu (-) trong đẳng thức giữ cho tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên luôn có giá trị d ương. Vì vậy, tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên cho biết độ lớn của sự thay thế giữa vốn và lao động. Căn cứ vào công thức n ày ta có thể thấy nghịch dấu với độ dốc của đường đẳng lượng tại một điểm n ào đó chính là tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên của lao động cho vốn tại điểm đó. Đó là vì q0 = f(K, L) nên có th ể suy ra phương trình đường dK đẳng lượng là K = g(q0, L). Do đó: MRTS   h ay chính là ngh ịch dấu với độ dốc dL của đường đẳng lượng. 3.3 Mối quan hệ giữa tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên (MRTS) và năng suất biên (MP). Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên có quan h ệ chặt chẽ với năng suất biên của lao động và vốn. Khi giảm sử dụng yếu tố đầu vào K một số lượng dK, sản lượng giảm đi một lượng tương ứng là dK x MPK. Để cho sản lượng không đổi, lư ợng giảm sút này của sản lượng sẽ phải được bù đắp bằng cách sử dụng thêm yếu tố đầu vào L một lượng là dL thì sản lượng sẽ tăng thêm một lư ợng là dL x MPL. Do đó ta có: MPL dK -dK x MPK = dL x MP L =>   MRTS MPK dL Như vậy, tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên của lao động cho vốn bằng với tỷ số giữa năng su ất lao động biên (MPL) và năng suất vốn biên (MPK). Rõ ràng là MRTS tăng lên khi năng suất lao động biên tăng lên (do lượng lao động giảm đi) hay do năng suất biên của vốn giảm đi (do lượng vốn tăng lên) và ngược lại. 4. Một số hàm sản xuất thông dụng và đường đẳng lượng tương ứng 4.1 Hàm sản xuất tuyến tính q  aK  bL a, b  0 . Với hàm sản xuất này, khi vốn hay lao động tăng thêm một đơn vị thì sản lượng sẽ tăng thêm một lượng tương ứng là a hay b đơn vị. Do vậy, năng suất biên của vốn và lao động lần lượt là các hệ số a và b. Năng suất biên của vốn và lao động không thay đổi khi số vốn và lao động được sử dụng tăng thêm. Do đó, đường biểu diễn mối quan hệ giữa sản lư ợng và số lượng các đầu vào (vốn và lao động) là các đường thẳng dốc lên với độ dốc là a hay b. 7
  12. Do phương trình của đ ường đẳng lượng ứng với hàm sản xuất tuyến tính là: qb  L . Như vậy, đường đẳng lượng của hàm số này là q 0  aK  bL nên K  aa b những đường thẳng song song có độ dốc  . a Trong trường hợp hàm sản xuất n ày, vốn và lao động có thể hoàn toàn thay thế cho nhau. Nhà sản xuất có thể chỉ sử dụng vốn hay lao động cho sản xuất tuỳ thuộc vào giá của chúng. 4.2 Hàm sản xuất với tỷ lệ kết hợp cố định q  min aK , bL  ; a, b  0 . Phương trình hàm sản xuất n ày cho biết sản lượng bằng với giá trị nhỏ nhất của hai giá trị trong ngoặc. - Nếu aK < bL thì q = aK. Trong trường hợp này, vốn là yếu ràng buộc đối với sản lư ợng. Việc tăng thêm lao động không làm không làm gia tăng sản lượng nên MPL = 0. Vốn là yếu tố quyết định. - Nếu aK > bL thì q = aL. Trong trư ờng hợp này, lao động là yếu ràng buộc đối với sản lượng. Việc tăng thêm vốn không làm không làm gia tăng sản lượng nên MPK = 0. Lao động là yếu tố quyết định. - Khi aK = bL thì cả hai yếu tố K và L được sử dụng một cách hợp lý nhất vì Kb không có hiện tượng dư thừa vốn hay lao động. Khi đó  . Đẳng thức này xảy ra La tại các điểm ở góc của đường đẳng lượng. Với hàm sản xuất này, vốn và lao động phải đư ợc sử dụng với một tỷ lệ nhất định vì chúng không th ể thay thế cho nhau. Mỗi một mức sản lư ợng đòi hỏi một phương án kết hợp đặc biệt giữa vốn và lao động. Trong trường hợp này, ta không thể tạo thêm sản lư ợng nếu như không đưa thêm vào cả vốn và lao động theo một tỷ lệ cụ thể. 4.3 Hàm sản xuất COBB-DOUGLAS q  cK a Lb ; a,b,c >0. 8
  13. Đây là trường hợp trung gian giữa hai trường hợp trên và cũng là hàm sản xuất phổ biến nhất được sử dụng để nghiên cứu mối quan hệ giữa số lượng yếu tố đầu vào và sản lượng của một quá trình sản xuất. 5. Hiệu suất theo quy mô Các nhà kinh tế đo lường tác động của sự thay đổi của số lượng yếu tố đầu vào đến sản lượng thông qua khái niệm hiệu suất theo quy mô. Adam Smith lưu ý rằng khi số lượng các yếu tố đầu vào cùng tăng lên, thì sẽ xuất hiện việc phân công lao động và chuyên môn hoá. Điều này làm tăng tình hiệu quả của sản xuất. Kết quả sản lượng sẽ tăng nhiều h ơn gấp đôi. Tuy nhiên, tăng gấp đôi số lư ợng yếu tố đầu vào thì việc quản lý sẽ trở nên khó khăn hơn nên hiệu quả của sản xuất sẽ giảm đi. Sự thay đổi của sản lượng khi số lượng các yếu tố đầu vào đồng loạt tăng lên với cùng một tỷ lệ. Giả sử hàm sản xuất có dạng q = f(K,L) và số lượng hai yếu tố đầu vào được nhân với một số nguyên dương m>1. Khi đó, ta phân loại hiệu suất theo quy mô của h àm sản xuất n ày như sau: - Nếu sản lượng tăng nhiều h ơn m lần, ta nói sản xuất có hiệu suất theo quy mô tăng. - Nếu sản lượng tăng đúng bằng m lần, ta nói sản xuất có hiệu suất theo quy mô cố định. - Nếu sản lượng tăng nhỏ hơn m lần, ta gọi sản xuất có hiệu suất theo quy mô giảm. Trong số các loại hiệu suất theo quy mô thì hiệu suất quy mô cố định đóng vai trò quan trọng nhất trong các lý thuyết kinh tế. Đó không chỉ vì nó phân định ranh giới giữa hiệu suất quy mô tăng dần và hiệu suất quy mô giảm dần trên phương diện toán học mà còn có lý do đ ể tin rằng hàm sản xuất có hiệu suất quy mô cố định. * Mối quan hệ giữa hiệu suất quy mô và năng su ất trung bình: Xem xét sự thay đổi của năng suất lao động trung bình (APL) khi tăng số lượng các yếu tố đầu vào của các h àm sản xuất có hiệu suất theo quy mô khác nhau. 9
  14. q f K , L  Ta có công thức tính năng suất trung b ình: APL  . Khi tăng vốn và  L L lao động lên m lần, thì n ăng suất lao động trung b ình trở thành: q f mK , mL  APL/  . Khi đó ta có các trường hợp sau:  L mL - Nếu h àm sản xuất có hiệu suất theo quy mô tăng thì: f(mK, mL) > mf(K, L). Do đó AP/L > APL, ngh ĩa là khi tăng số lư ợng các yếu tố đầu vào lên thì năng su ất lao động trung bình cũng tăng lên, làm giảm chi phí để sản xuất ra một đvsp. - Nếu h àm sản xuất có hiệu suất theo quy mô cố định thì: f(mK, mL) = mf(K, L). Do đó AP/L = APL, nghĩa là khi tăng số lượng các yếu tố đầu vào lên thì năng su ất lao động trung bình không đổi và như vậy chi phí để sản xuất ra một đvsp sẽ không đổi. - Nếu hàm sản xuất có hiệu suất theo quy mô giảm thì: f(mK, mL) < mf(K, L). Do đó AP/L < APL, ngh ĩa là khi tăng số lư ợng các yếu tố đầu vào lên thì năng su ất lao động trung bình sẽ giảm xuống. Điều này có thể làm tăng chi phí để sản xuất ra một đvsp. 6. Đường đẳng phí Giả sử một doanh nghiệp dùng một số tiền n ào đó, được gọi là tổng chi phí và được ký hiệu là TC - để mua hay thu ê vốn và lao động cho sản xuất.Nếu đơn giá vốn là v và đơn giá của lao động là w thì doanh nghiệp sẽ sử dụng bao nhiêu vốn và lao động? Đường đẳng phí sẽ giúp trả lời câu hỏi này. Đường đẳng phí cho biết các kết hợp khác nhau của số lượng lao động (L) và vốn (K) có thể mua đ ược bằng một số tiền (tổng chi phí) nh ất định ứng với những mức giá nhất định. Phương trình đường đẳng phí có dạng: TC = vK + wL, trong đó TC là tổng chi phí, v là đơn giá vốn, w là đơn giá lao động, vK là chi phí cho vốn, wL là chi phí cho lao động. Phương trình này cho biết tổng chi phí cho vốn (vK) và cho lao động (wL) phải bằng với tổng chi phí (TC). Sự đánh đổi giữa vốn và lao động đ ược biểu diễn bằng độ dốc của đường đẳng phí. Nếu gọi S là độ dốc của đường đẳng phí, ta có thể viết: 10
  15. TC / v w S  TC / w v S b ằng với tỷ số giữa đ ơn giá của lao động và vốn và không phụ thuộc vào tổng chi phí. Do đó, khi giá của các yếu tố đầu vào thay đổi th ì độ dốc của đư ờng đẳng phí thay đ ổi. 7. Nguyên tắc tối đa hoá sản lượng hay tối thiểu hoá chi phí 7.1 Nguyên tắc tối đa hoá sản lượng Nếu người tiêu dùng muốn tối đa hoá hữu dụng trong điều kiện ràng buộc của thu nhập khả dụng th ì nhà sản xuất cũng muốn tối đa hoá sản lượng trong điều kiện ràng buộc của chi phí. Doanh nghiệp thường muốn đạt được sản lượng tối đa với chi phí nh ất định. Để tối đa hoá sản lượng doanh nghiệp sẽ lựa chọn tập hợp vốn và lao động mà tại đó sử dụng hết số tiền TC sẳn có và tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên bằng với tỷ giá của lao động và vốn. 7.2 Nguyên tắc tối thiểu hoá chi phí sản xuất Một cách khác để tối đa hoá lợi nhuận là tìm kiếm cách thức sản xuất ra một mức sản lượng nhất định với chi phí thấp nhất. Đó là vì giảm một đồng chi phí có nghĩa là tăng một đồng lợi nhuận, nếu doanh thu không đổi. Do đó, sản xuất với chi phí thấp sẽ mang lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp. Để tối thiểu hoá chi phí sản xuất để sản xuất ra một sản lượng nhất định n ào đó, nhà sản xuất sẽ chọn sản xuất tại điểm m à tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên (giữa lao động và vốn) bằng với tỷ lệ đ ơn giá lao động và đơn giá vốn. Công thức thể hiện nguyên tắc tối thiểu hoá chi phí: MPL MPK  w v 11
  16. CHƯƠNG 2: PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NÔ NG NGHIỆP, NÔNG THÔN VIỆT NAM HIỆN NAY 1. THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN 1.1. Thực trạng chung Nội tại vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn ở nước ta vẫn còn ch ứa đựng nhiều mảng yếu. Trong quá trình tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, những mảng yếu đó càng bộc lộ rõ hơn. Một trong những mảng yếu đó là chất lượn g nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Những cơ hội đem lại cho người lao động trong lộ trình th ực hiện các cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) là việc làm tăng do sự xuất hiện nhiều nghề mới ở các lĩnh vực mới, khu vực mới; th ị trường lao động phát triển, sự di chuyển lao động giữa các vùng và lãnh thổ, giữa các doanh nghiệp... tăng cao. Người lao động Việt Nam vừa có thể tham gia sâu vào quá trình phân công lao động quốc tế vừa có cơ hội để tiếp nhận khoa học và công nghệ tiên tiến. Chúng ta đang có một lực lượng lao động xã hội rất lớn. Nguồn lao động của Việt Nam hằng năm được bổ sung nhiều nhưng cơ hội để họ có được việc làm b ảo đảm thu nhập ổn định đời sống lại không dễ d àng. Số lao động đã được đào tạo không chỉ chiếm tỷ lệ thấp m à còn bất cập do chất lượng đào tạo kém; cơ cấu đào tạo bất hợp lý, mất cân đối giữa đào tạo nghề và đào tạo ở cấp bậc đại học, cao đẳng. Thêm nữa, số đã qua đ ào tạo đối với thanh niên ở khu vực nông thôn lại chiếm tỷ lệ rất thấp so với khu vực đô th ị. Quá trình đô thị hóa nông thôn đ ã làm gia tăng áp lực về thiếu việc làm cho khu vực này thêm trầm trọng; đồng nghĩa với việc gia tăng tỷ lệ chất lượng nguồn nhân lực thấp. Mâu thuẫn nội tại chất lượng nguồn nhân lực nông thôn nước ta càng phát sinh thêm do chúng ta chưa tìm ra được lối thoát về đào tạo để nâng cao chất lượng nhân lực cho khu vực n ày. Hiện nay, h ơn 78% lao động ở nước ta chưa qua đào tạo, trong số đó 63% là lao động ở địa bàn nông nghiệp, nông thôn. Đây thực sự là một số liệu đáng đ ể chúng ta phải suy nghĩ và trăn trở. Đặc điểm dễ nhận thấy ở người lao động của một nền sản xuất nông nghiệp có trình độ thấp ở Việt Nam như hiện nay là vẫn mang nặng tính chất của ngư ời sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, năng lực ứng dụng khoa học - công ngh ệ và các tiến bộ kỹ thu ật vào thực tiễn rất hạn chế, n ên đa số họ là những người thụ động, tư duy cạnh tranh kém, tính tự do và manh mún cao. Từ đó thu nhập của họ thấp, khả năng 12
  17. chuyển đổi nghề khi bị mất đất hoặc cơ hội tham gia vào môi trường lao động công nghiệp đòi hỏi các kỹ năng và tính kỷ luật lao động cao là không dễ dàng. Hiện nay nước ta có 10 triệu hộ nông dân với hơn 30 triệu lao động trong độ tuổi, nhưng m ới có 17% trong số đó được đào tạo chủ yếu thông qua các lớp tập huấn khuyến nông sơ sài. Trong số 16,5 triệu thanh niên nông thôn đang cần có việc làm ổn định thì ch ỉ có 12% tốt nghiệp phổ thông trung học; 3,11% có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ trung cấp trở lên (thấp hơn 4 lần so với thanh niên đô thị). Với trình độ như vậy họ khó có thể áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp có ứng dụng công nghệ cao, đủ sức cạnh tranh với sản phẩm hàng hóa nông sản trong khu vực và cũng khó có thể tìm được việc làm ở các doanh nghiệp đòi hỏi lao động phải qua đ ào tạo và đạt trình độ tay ngh ề cao. Do đó, nhiều nơi sau khi chuyển ruộng đất cho sản xuất công nghiệp, nếu doanh nghiệp có ưu tiên tuyển lao động trẻ cho các hộ mất đất thì họ cũng khó có thể đảm nhận công việc kỹ thuật để đạt đư ợc mức thu nhập cao, nên dù có những cơ hội chuyển đổi n ghề, người lao động nông thôn (bao gồm cả thanh niên đ ến tuổi lao động và người chủ gia đình bị mất đất) đều khó tiếp nhận những nghề mới. Tình trạng nguồn lao động trình độ thấp, chưa được đào tạo nghề (cả nghề nông và phi nông) cùng với sự thiếu kiến thức, tác phong sống và tính kỷ luật, kỹ năng lao động trong lao động công nghiệp kém n ên rất khó đáp ứng được yêu cầu ngày càng tăng cao trước tốc độ của công nghiệp hóa và hội nhập. Từ đó có thể thấy rằng, thu nhập của người lao động ở khu vực nông thôn thấp và ngày càng cách xa ở khu vực đô thị. Những điểm vừa nêu trên đây là một rào cản và thách thức lớn nhất trong giai đoạn hiện nay đối với người lao động khu vực nông thôn. Cũng cần phải nói đến một thực trạng có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng nguồn nhân lực nông thôn là đội ngũ cán bộ cơ sở. Theo số liệu điều tra thống kê năm 2006, cả n ước có 81.300 công chức xã. Về trình độ học vấn: có 0,1% chưa biết chữ; 2,4% có trình độ tiểu học; 21,5% trung học cơ sở và 75% trung học phổ thông. Về trình độ chuyên môn: 9% cao đẳng, đại học; 39,4% trung cấp; 9,8% sơ cấp; 48,7% chưa đào tạo. Về trình độ quản lý nhà nư ớc: có tới 55% chưa qua bất kỳ lớp học quản lý nhà nước nào; 85% không hiểu biết gì về vi tính. ở vùng nào cũng có cán bộ ch ưa qua đào tạo. Tại các tỉnh vùng núi Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ tỷ lệ còn cao hơn. Đó là lý do chủ yếu dẫn đến tình trạng trì trệ, yếu kém, thiếu khả năng vận động tổ chức, chỉ đạo quần chúng thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở địa phương, cơ sở. Tình trạng lúng túng trong giải quyết các công việc phát sinh từ thực tế, thậm chí còn làm sai lệch chính sách, pháp luật không phải là hiện tượng cá biệt. Lực lượng khoa học kỹ thuật nông nghiệp ở nông thôn hiện chỉ chiếm 0,5% - 0 ,6% lao động trực tiếp ở khu vực này... Bất cập nữa là về chính sách sử dụng và thu hút cán 13
  18. bộ, ngư ời lao động có trình độ cao cũng đang bộc lộ sự bảo thủ, lạc hậu, chậm đổi mới, không thỏa mãn được các yêu cầu cơ bản, tối thiểu hiện nay, ít nhất là về lợi ích, vì vậy không thu hút được lực lượng lao động có trình độ cao về làm việc ở địa phương, thậm chí còn khó ”giữ chân” được những cán bộ khoa học - kỹ thuật đang công tác tại các cơ sở ở nông thôn. Tình trạng này càng làm cho ch ất lư ợng nguồn nhân lực nông thôn trở n ên thấp kém hơn. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chất lượng nguồn nhân lực ở nông thôn thấp, ảnh hưởng lớn đến tiến trình phát triển chính là do môi trường kinh tế, văn hóa - xã hội nông thôn chưa thực sự thay đổi lớn theo hướng phát triển bền vững trên lộ trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Quá trình đô thị hóa nông thôn diễn ra với tốc độ cao nhưng mang n ặng tính tự phát n ên công nghiệp - d ịch vụ nông thôn khó phát triển; môi trường tự nhiên bị phá vỡ, sinh thái bị mất cân bằng; thu nhập của nông dân tuy được cải thiện nhưng còn thấp; sự chênh lệch giữa các vùng, giữa nông thôn và đô thị ngày càng cách xa. Tác động của quá trình mất đất và sự thiếu chuẩn bị việc chuyển đổi nghề cho nông dân đ ã thúc đẩy tình trạng di dân tự do tìm việc làm ở đô thị hoặc các khu công nghiệp các tỉnh phía Nam. Nhiều nơi, lực lượng lao động trên đồng ruộng đa số là phụ nữ, người già và trẻ em. Từ đó, dẫn đến tình trạng sản xuất nông nghiệp bấp bênh; thu nh ập từ lao động nông nghiệp không có lãi nên người lao động dễ d àng coi nh ẹ sản xuất trên đồng ruộng. Như vậy có thể thấy khá rõ các yếu tố: môi trường xã hội và tự nhiên nông thôn suy giảm; trình độ kiến thức, kỹ năng lao động của người lao động nông thôn thấp; lực hút cán bộ khoa học - kỹ thuật khu vực nông nghiệp mỏng manh và trình độ quản lý, tổ chức của đội ngũ cán bộ cơ sở (thôn, xã) yếu kém làm cho ch ất lượng nguồn nhân lực khu vực nông thôn - chìa khóa mở ra sự thành công của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gặp nhiều thách thức và trở ngại. 1.2. Công tác dạy nghề Những năm gần đây công tác dạy n ghề đã có nhiều tiến triển, nhiều lao động đã ý thức được việc học nghề và số người tham gia các khoá đào tạo tăng rõ rệt. Số lao động qua đ ào tạo ngày càng tăng đã góp ph ần giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động theo h ướng giảm lao động nông ngh iệp, tăng lao động ngành nghề phi nông nghiệp và đẩy mạnh hợp tác quốc tế về lao động. Quy mô đào tạo dạy nghề trong những năm qua tăng nhanh, chỉ tiêu đào tạo bình quân hàng năm tăng 20%. Quy mô tuyển sinh dạy nghề trong 3 năm - từ năm 2006 đến 2008 là 4,3 triệu người (năm 2008 là 1,54 triệu người), trong đó lao động nông thôn chiếm 52%. Tuy nhiên, các ngành nghề nông - lâm - ngư nghiệp chỉ chiếm 5% số học sinh. Số lao động nông thôn được học nghề ngắn hạn và sơ cấp nghề bằng chính sách hỗ trợ theo Quyết đ ịnh 14
  19. 81/2005/QĐ-TTg giai đoạn 2006-2008 là 990.000 người. Nhiều địa phương đã khuyến khích các th ành ph ần kinh tế, các tổ chức đoàn th ể dạy nghề cho lao động nông thôn, nhất là lứa tuổi thanh niên nhằm phát triển các nghề truyền thống. Bình quân hàng năm, các làng ngh ề đã đào tạo được thêm việc làm cho kho ảng 250.000 lao động. Riêng các cơ sở dạy nghề thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong 3 năm từ năm 2006-2008 đã tuyển sinh đư ợc 120.322 người, trong đó quy mô tuyển sinh năm 2008 là 48.000 học sinh, lao động nông thôn chiếm trên 85%. Không thể phủ nhận được những thành quả của công tác đ ào tạo nghề cho lao động nông thôn mang lại. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận một thực tế là thời gian qua, số lư ợng và ch ất lượng dạy nghề cho lao động nông thôn, đ ặc biệt là dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn vẫn chưa đáp ứng đ ược yêu cầu. Bên cạnh đó, năng lực hệ thống các trường đào tạo và d ạy nghề còn nhiều hạn chế. Mạng lưới cơ sở dạy nghề nói chung tuy đ ã phát triển nhưng lại tập trung chủ yếu ở vùng đô thị. Ở khu vực nông thôn và miền núi, vùng sâu vùng xa, số lượng cơ sở dạy nghề rất ít. Đến nay, cả nước còn 253 huyện ch ưa có trung tâm dạy nghề; 31% phòng học và 20,7% số nhà xưởng thực hành của các cơ sở dạy nghề là nhà cấp 4, nh à tạm, tập trung chủ yếu ở các cơ sở đ ào tạo do địa phương quản lý, các tỉnh khó khăn, huyện nghèo. Đội ngũ giáo viên dạy nghề cho lao động nông thôn còn thiếu về số lượng, cơ cấu ngành ngh ề đ ào tạo chưa phù h ợp, chất lượng còn hạn chế. Hiện nay, có 42 trung tâm dạy nghề không có giáo viên cơ h ữu; 39 trung tâm dạy nghề chỉ có 1 giáo viên cơ hữu; 100 trung tâm có từ 2-3 giáo viên cơ hữu. Ngo ài ra, các cán bộ quản lý dạy nghề ở một số cơ sở dạy nghề chưa đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, thiếu kinh nghiệm quản lý. 1.3. Thực trạng tuyển sinh ngành nông nghiệp Tuy thị trư ờng lao động đang “khát” nhân lực có đào tạo ở khối ngành nông - lâm - thủy sản, tỷ lệ lao động có việc làm trong lĩnh vực này lên đ ến 50 – 70%, nhưng dường như không nhiều sinh viên mặn mà với ngành học này. Mùa tuyển sinh ĐH, CĐ 2009, các trường có đào tạo ngành nông - lâm - thu ỷ sản lâm vào tình trạng “đói” sinh viên, nhiều ngành 2 - 3 năm liên tiếp không có người học và d ần “chết yểu” dù điểm trúng tuyển không cao, nhiều trường có điểm chuẩn bằng điểm sàn của Bộ. Trường “chờ” sinh viên Hai tuần đã trôi qua, trong khi các trường đ ã ổn định học tập, thì khoa Nông học (ĐH Nông lâm Huế) vẫn mỏi mòn ch ờ tân sinh viên nh ập học. Năm học mới 2009, khoa có 250 chỉ tiêu ở bốn ngành học, nhưng ch ỉ có 61 tân sinh 15
  20. viên làm hồ sơ nhập học. Ngành Bảo vệ thực vật, một ngành chủ đạo của nông nghiệp, nhưng hiện nay chỉ có kho ảng có 13 sinh viên nhập học, bằng 26% so với chỉ tiêu cần tuyển. Các ngành khác cũng rơi vào ảnh tương tự: ngành nông học có 4 SV (ch ỉ tiêu 50), khoa học cây trồng có 42 em (ch ỉ tiêu 100); thậm chí ngành khoa học nghề vuờn không có sinh viên nào nhập học. Một cán bộ phòng Đào tạo ĐH Đà Lạt cũng cho biết, so với mọi năm, năm nay các ngành Nông học, Công nghệ sau thu hoạch… khó tuyển h ơn nhiều (hiện ngành Nông học chỉ tuyển đ ược khoảng 50% chỉ tiêu đào tạo). Những ngành như Nông học vốn không được nhiều thí sinh quan tâm lâu nay, cộng với kết quả điểm thi khối B năm nay không cao n ên nguồn tuyển rất hạn hẹp. ĐH Tây Nguyên cũng phải xét tuyển khá nhiều chỉ tiêu NV3 đối với các ngành như Bảo quản và chế biến nông sản, Bảo vệ thực vật, Trồng trọt, Lâm sinh… Trường đang trông chờ vào NV3 và ch ỉ mong tuyển đủ 50% chỉ tiêu đào tạo. Đại học Nông Lâm TP HCM cũng “chật vật” tuyển sinh các ngành: Phát triển nông thôn và khuyến nông, Cơ khí nông lâm, Cơ khí chế biến bảo quản nông sản thực phẩm… vì đ ến nay mới tuyển được khoảng 50% chỉ tiêu. Tương tự, tại ĐH Đồng Tháp, hiện các ngành như Nuôi trồng thủy sản, Sư ph ạm Kỹ thuật nông nghiệp đang thiếu chỉ tiêu trầm trọng. Cụ thể, ngành nuôi trồng thủy sản phải xét tuyển NV3 nhưng hiện nay chỉ khoảng 30 sinh viên. Còn ngành Sư phạm kỹ thuật nông nghiệp hầu như không có nguồn tuyển, hiện mới có 25 sinh viên. Qua đó ta thấy trong tương lai lực lượng kỹ sư đ ể làm việc cho ngh ành nông nghiệp là rất thiếu, điều đó ảnh hư ởng rất lớn đến chất lượng, năng suất của ngành, theo lý thuyết sản xuất thì chỉ khi tuyển đư ợc người có MP > AP th ì hiệu quả mang lại mới cao, tuy nhiên với tình hình này lực lượng lao động có trình độ cao trong ngành sẽ ngày m ột thiếu nếu không có những giải pháp kịp thời và phù h ợp. 1.4. Xu hướng lao động rời bỏ ngành nông nghiệp, nông thôn Đa ph ần những nhân công trẻ có trình độ học vấn từ cấp ba trở lên, thậm chí mới chỉ hết cấp 2, cũng đều có xu hướng muốn làm việc ở thành thị hơn. Vài ba năm gần đây, Việt Nam chứng kiến sự phát triển rất nhanh trong sản xuất, xây dựng và dịch vụ việc làm tại th ành thị. Điều đó dẫn đến tỷ lệ đô thị hóa rất nhanh và không phải lúc nào cũng kiểm soát được. Lao động trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta đang giảm với tốc độ 800 nghìn - 1 triệu người/năm, và giảm tỷ lệ công việc trong ngành nông nghiệp (bao gồm cả đánh bắt và lâm nghiệp) từ 62% xuống còn 54% ch ỉ trong vòng 5 n ăm, đây là m ột sự thay đ ổi rất nhanh về cơ cấu nhưng là một thực tế có thể hiểu đ ược. 16
nguon tai.lieu . vn