Xem mẫu

Phân tích môi trường ngành 1. Vị thế cạnh tranh ­ Lợi thế cạnh tranh o Khả năng thu hút khách hàng Samsung đang hướng tới trở thành hãng công nghệ lớn nhất thế giới tính theo doanh thu (đi theo chiến lược quy mô và đã giành được 25% thị phần điện thoại thông minh toàn cầu) Đa dạng hoá sản phẩm, tạo ra các phiên bản khác nhau của các sản phẩm như Galaxy nhằm thoả mãn nhu cầu của các tầng lớp người tiêu dùng khác nhau bên cạnh việc kiểm soát các hoạt động sản xuất o Khả năng đáp ứng trước các áp lực cạnh tranh Tận dụng khả năng mạnh về chip, memory (tham gia trong quá trình gia công các sản phẩm của Apple) giúp khả năng sản xuất sản phẩm được nhanh chóng, không bị tắt nghẽn khi nhu cầu khách hàng tăng đột biến Samsung tiếp tục đặt mục tiêu củng cố vị trí nhà sản xuất smartphone số một thế giới, trong khi hãng này dự đoán Apple sẽ không duy trì được "cảm hứng sáng tạo" trong năm sau, và sẽ tụt lại phía sau cuộc đua đường trường này o Khả năng tăng cường vị thế cạnh tranh Samsung tăng cường vị thế cạnh tranh thông qua một số sản phẩm độc đáo như Galaxy S, Galaxy Note, Galaxy Tab cạnh tranh trực tiếp với phân khúc khách hàng của Apple và đã đạt được một số thành công nhất định (thông qua kết quả 21% thị phần điện thoại thông minh toàn cầu năm 2014) Tận dụng nguồn cung các thiết bị của đối thủ Apple có thể bị gián đoạn khi ngừng dịch vụ gia công chip của Samsung trong các sản phẩm của Apple để bứt phá, tăng cường quảng bá sản phẩm. Tăng cường công nghệ thông qua việc mua lại các bằng sáng chế như công nghệ cảm ứng Digital Waveguide Touch (DWT) (đang đấu giá với các đối thủ khác, bao gồm cả Apple). 2.Vị thế nhà cung cấp Đặc điểm nhà cung cấp: Các nhà cung cấp là nền tảng của bất cứ ngành công nghiệp nào, họ cung cấp nguyên vật liệu, thành phần lao động và vật tư khác. Vì vậy, điều quan trọng là một doanh nghiệp cần có một mối quan hệ tốt đẹp với các nhà cung cấp của họ để đảm bảo rằng daonh nghiệp của mình có thể hoạt động trơn tru và hiệu quả trong sự gắn kết với các nhà cung cấp. Sức mạnh của nhà cung cấp khác nhau tùy thuộc vào các yếu tố nhất định, ví dụ như nếu sản phẩm được tiêu chuẩn hóa thì sức mạnh của nhà cung cấp sẽ yếu, một ví dụ về điều này trong ngành công nghiệp điện tử đó là các nhà sản xuất độc lập. Có rất nhiều để lựa chọn và đa dạng sản phẩm có mối quan hệ tương đối thấp do đó các nhà cung cấp là thứ yếu tại thị trường này. Các nhà cung cấp mạnh mẽ hơn khi họ cung cấp một sản phẩm chuyên biệt hơn. Samsung đã có một thành phần công nghệ tiên tiến với bằng sáng chế hiện tại, do đó, trong trường hợp này, nhà cung cấp có nhiều quyền lực hơn trong mối quan hệ Vị thế: Lợi nhuận khổng lồ đến từ mảng martphone của Samsung phần lớn dựa trên dòng sản phẩm chạy hệ điều hành Android. Samsung có thể tự cung cấp các linh kiện smartphone nhưng sử dụng HDH Android của google Phụ thuộc vào google (khi ra bản cập nhật mới cho HDH )=> chậm quá trình nâng cấp => làm yếu các nỗ lực của Samsung trong việc tạo khác biệt cho sản phẩm của hãng, sự khác biệt đơn giản chỉ còn nằm ở hình dáng và các đặc điểm phần cứng Đọc thêm:(Bằng chứng là đến nay có rất nhiều thiết bị Android đang chạy, phiên bản Android ra năm 2012, 2013. Nó sẽ làm yếu các nỗ lực của Samsung trong việc tạo khác biệt cho sản phẩm của hãng, sự khác biệt đơn giản chỉ còn nằm ở hình dáng và các đặc điểm phần cứng. Có lẽ chính vì thế mà nhiều người đang nói rằng các mẫu máy Android của Samsung thường na ná nhau. Google có nói rằng: Google sẽ tự mình làm smartphone mà không cần nhờ ai) Nguy cơ google có thể trở thành đối thủ trực tiếp của Samsung 3. Vị thế khách hàng Đặc điểm khách hàng: Khi vật chất tiếp tục tăng trưởng người tiêu dùng tiếp tục nâng cao mức sống của họ. Việt Nam cuối cùng cũng đạt đến giai đoạn thương hiệu quảng cáo kinh điển, được biết đến như “Thương hiệu là Tính cách”. Giai đoạn xây dựng thương hiệu này được chia thành giai đoạn cạnh tranh gay gắt, phân khúc tâm lý và quảng cáo lối sống tâm lý. Điều này đang tạo ra một sự chuyển hướng đáng lưu ý từ những ý tưởng và giá trị khiêm tốn, hướng về cộng đồng sang sự công nhận cá nhân hơn mang tính gia đình và những người ngang hàng. Không chỉ là những nhãn hiệu quốc tế đã ăn sâu vào tâm trí người tiêu dùng, mà có cả những nhãn hiệu Việt Nam. Việt Nam một trong những quốc gia có thị trường điện thoại di động phát triển nhanh nhất trên thế giới (hầu như ai cũng dùng điện thoại) và mở ra những cơ hội mới cho các chuyên viên marketing với các chiến dịch gửi thư trực tiếp và các cơ hội tài trợ. Người sử dụng điện thoại di động cũng đang mong muốn về máy điện thoại nhiều hơn so với trước đây. Dù chỉ là nhắn tin đơn giản, chụp ảnh với điện thoại hoặc lướt web, nhu cầu đối với những thiết kế sáng tạo và đa chức năng sẽ tiếp tục chi phối thị trường năng động này. Điều đó cho thấy khách hàng đến với những thiết bị số, thiết bị công nghệ thường thuộc đủ mọi tầng lớp với những mục đích rất khác nhau. Có người chọn mua một sản phẩm nói chung và di động nói riêng chỉ vì những mục đích thiết thực nhất là phục vụ cho nhu cầu công việc, có người lại muốn sở hữu 1 thiết bị công nghệ đắt tiền cốt chỉ để khẳng định đẳng cấp và sở thích đặc biệt của mình. Không còn thái độ dễ dãi, hời hợt và mù thông tin như trong thời gian đầu sản phẩm công nghệ mới xuất hiện nữa. Khách hàng ngày nay khi đối diện với việc mua một sản phẩm công nghệ họ thường suy nghĩ rất kĩ lưỡng và cân nhắc nhiều thứ. Những nguồn thông tin đa dạng, những nhận xét đánh giá về sản phẩm hay những đoạn video trải nghiệm thực tế của thiết bị là những thứ mà họ có thể dễ dàng tham khảo trên các trang mạng hay trên các diễn đàn. Mặt khác, cấu hình phần cứng cũng được họ nắm rõ kỹ càng và dễ dàng xem xét để phù hợp với nhu cầu sử dụng. Điều băn khoăn với họ chỉ là việc nên chọn mua thiết bị ở cửa hàng nào uy tín có mức giá hợp lý nhất, thậm chí cả các sản phẩm xách tay hay đã qua sử dụng cũng không phải là vấn đề quá lớn. Chình vì vậy đối với những người đam mê công nghệ, việc tìm hiểu và mua 1 thiết bị mới sẽ không gặp quá nhiều khó khăn. Đối diện với một sản phẩm công nghệ, khách hàng ngày nay có quá nhiều sự lựa chọn dẫn đến tâm lý đắn đo, cân nhắc nhưng nhìn chung họ bị chi phối rất mạnh bởi những tiêu chí sau: Thiết kế Thương hiệu Dễ sử dụng Hợp đồng với nhà mạng lớn Thái độ ân cần của người bán hàng Giá cả Dịch vụ hậu mãi Vị thế Khách hàng lẻ: (Người tiêu dùng ) Đây là đối tượng khách hàng quan trọng nhất của Samsung. Vị thế quan trọng của họ thể hiện ở sự đông đảo và lượng tiêu thụ sản phẩm không lồ. Vì vậy người tiêu dùng luôn đòi hỏi cao ở sản phẩm. Họ luôn mong muốn sản phẩm của mình phải có chất lượng tốt nhất, cấu hình mạnh mẽ nhất, kiểu dáng đẹp và đẳng cấp nhất do đó để giữ vững thị phần của mình Samsung phải liên tục nghiên cứu, đổi mới công nghệ cũng như thiết kế. Ngòai ra giá cả và chính sách bảo hành cũng như các dịch vụ hậu mãi là yếu tố rất quan trọng quyết định việc khách hàng gắn bó hay chuyển sang sử dụng thương hiệu khác điều này khiến cho Samsung phải tính tóan sao cho chi phí sản xuất thấp nhất, chính sách bảo hành tốt nhất và các chương trình khuyến mãi thu hút được nhiều người tiêu dùng nhất nhưng không được ảnh hưởng đến chất lượng cũng như lợi nhuận của công ty. Vị thế Nhà phân phối: Đây là đối tượng đưa sản phẩm của Samsung đến người tiêu dùng. Có thể là nhà mạng hoặc các siêu thị, cửa hàng điện thọai. Với các nhà mạng ,vị thế của họ là có lượng khách hàng sử dụng khổng lồ và chịu chi.Muốn tiếp cận các đối tượng này nhất là ở các thị trường mà hầu hết khách hàng sở hữu điện thọai thông qua thuê bao hợp đồng với nhà mạng như Mỹ, Canada thì nhà sản xuất luôn phải đáp ứng được các yêu cầu gắt gao của nhà mạng đưa ra. Các nhà mạng luôn gây ra áp lượng yêu cầu các nhà sản xuất điện thọai như Samsung đưa ra giá bán thấp nhất và muốn sản phẩm tương tích tốt nhất đối với mạng mình cũng như có kiểu dáng , cấu hình tốt hơn nhà mạng đối thủ. Với các cửa hàng, siêu thị điện thọai với vị thế là có mạng lưới rộng khắp tiếp cập được nhiều lọai đối tượng người tiêu dùng thì luôn muốn được hưởng chiết khấu tốt nhất. Điều này dẫn tới Samsung ngoài việc giảm chi phí sản xuất để có thể cung cấp cho các nhàphân phối giá tốt nhất còn phải tăng cường việc nghiên cứu tính tương thích với nhà mạng và đa dạng hóa kiểu dáng sản phẩm để phù hợp với yêu cầu của các nhà mạng. 4. Khả năng thay thế ­ Sự phát triển về công nghệ: Công nghệ ngày càng phát triển => Sản phẩm đc sản xuất ra với chất lượng ngày càng cao, trọng lượng nhẹ và nhỏ gọn hơn,thời lượng pin dài hơn, linh hoạt hơn, các dòng điện thoại thông minh hiện nay dù không hoàn toàn thay thế được PC, nhưng có thể là sự lựa chọn tối ưu trong các chuyến đi xa thay cho máy tính xách tay. ­ Mối quan hệ giá cả ­ giá trị Khi những sản phẩm có cùng tính năng nhưng có sự khác biệt nhau về giá cũng rất dễ dẫn đến sự tìm đến những sản phẩm thay thế của người dung VD: Các dòng điện thoại Iphone sẽ mang lại cho người dùng sự tự tin về 1 đẳng cấp mới của mình thì giờ đây đó không phải là lựa chọn duy nhất cho một chiếc smartphone cao cấp trên thị trường người tiêu dụng có thể quan tâm đến những dòng sản phẩm khác có chức năng không thua kém nhưng giá cả lại mềm hơn nhiều. 5.Nguồn nhân lực ­ Nguồn nhân lực sẵn có Cuối năm 2014, Samsung Electronics có khoảng 319,208 nhân viên làm việc tại 213 công ty con trên toàn thế giới. Trước số lượng nhân viên to lớn đó Samsung đã thành lập riêng một trung tâm phát triển nguồn nhân lực với tầm nhìn và sứ mạng: ­ Trở thành trung tâm phát triền nguồn nhân lực tốt nhất thế giới và phát triển con người với tính sáng tạo, tận tâm và hợp tác những người sẽ làm nên công ty Samsung hàng đầu thế giới trong thế kỷ 21. ­ ­ Triết lý của trung tâm này là “A Company is its people” ­ Các yếu tố tác động đến lao động: ­ Thiết lập văn hóa làm việc khuyến khích học hỏi và phát triển Samsung Electronics đã thành lập hệ thống học viện nghiên cứu phát triển sáng tạo nhằm cung cấp cho các nhân viên cơ hội để đeo đuổi những ý tưởng sáng tạo mới. Khi được cấp nhận, nhân viên được cho phép thực thi tối đa trong 1 năm Trong suốt khoảng thời gian này, họ không bị ràng buộc bởi những trách nhiệm hàng ngày. Kết quả đầu tiên là “eyeCan” được công bố vào tháng 2, năm 2012. “eyeCan” là một con chuột đặc biệt cho những người tàn tật sử dụng máy vi tính thông qua sự dịch chuyển của con mắt. ­ Chương trình tuyển dụng dựa trên tài năng Samsung Electronics đã tổ chức chương trình tuyển dụng dựa trên tài năng đầu tiên là “Thách thức nhà sáng tạo tương lai”. Không giống như những quy trình tuyển dụng thông thường, những người dự thi không phải trải qua kỳ sáh hạch. Thay vào đó, họ gởi những ứng dụng được xem như là minh chứng cho tài năng của học như danh sách những giải thưởng, chứng chỉ chuyên môn, một tiểu luận và danh mục đầu tư của họ. Những người được lựa chọn, trải qua hai cuộc phỏng vấn. Mục tiêu của cuộc phỏng vấn đầu tiên xác định khả năng kỹ thuật, và cuộc phỏng vấn thứ 2, người xin việc phải trình bày những ý tưởng chi tiết và giải pháp cho vấn đề họ đã đưa ra. ­ Hình thức quản lý đa dạng: Samsung Electronics đã phát triển nhiều hoạt động đa dạng để tạo môi trường cho nhân viên có thể phát triển. Mọi nhân viên, không phân biệt giới tính, trình độ, xuất sứ đều có tiếng nói như nhau. Số lượng nhân viên nữ đã gia tăng gấp 20 lần ngay cả khi cơ cấu nhận sự được toàn cầu hóa khi mở rộng kinh doanh ra nước ngoài. ­ Lao động nữ: Samsung đưa ra rất nhiều chương trình cho lao động nữ để đảm bảo việc chăm sóc con cái không bị gián đoạn. Ngoài việc xây dựng môi trường mà tất cả nhân viên hoàn thành được cả công việc và việc nhà, cha mẹ còn có thể xin nghỉ linh hoạt để hổ trượ những nhân viên có con nhỏ dưới 12 tuổi ở Hàn Quốc. Samsung còn phát triên các cơ sở chăm sóc trẻ em. Ngoài ra, Samsung còn tăng cường mạng lưới và chương trình giáo dục nhằm mục tiêu tăng tỉ lệ nữ nhân viên thêm 10% trong vòng 10 năm tới. ­ Lao động tàn tật: Samsung có 1100 nhân viên tàn tật tại trụ sở chính và đang tiếp tục thuê những người tàn tật để cung cấp cho họ cơ hội việc làm và giúp họ xây dựng nghề nghiệp. Trong năm 2011, Samsung thực hiện 1 chương trình tuyển dụng riêng biệt cho những người tàn tật đã tốt nghiệp. ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn