Xem mẫu

1

Môi trường bên ngoài: tập hợp các yếu tố bên ngoài và có liên quan tới các hoạt động
của tổ chức, bao gồm các hoạt động trực tiếp và gián tiếp. Môi trường này nằm ngoài tầm
kiểm soát của tổ chức. Vì vậy để tồn tại cần thích nghi và đáp ứng các đòi hỏi của nó.
Nội dung và phạm vi phân tích: phân tích môi trường vĩ mô và phân tích môi trường
vi mô (môi trường ngành)

I.

Phân tích môi trường vĩ mô
Mô hình PESTEL
Nội dung
- Chế độ chính trị

Chính trị
Pháp luật
(Political
Legal)

- Định hướng phát triển kinh tế xã
hội của Đảng cầm quyền.
- Xung đột, khuynh hướng chính trị
- Kế hoạch thực hiện các mục tiêu
và khả năng điều hành của chính
phủ.
- Hệ thống luật và các văn bản dưới luật,
- Mức độ ổn định chính trị – xã hội
các công cụ chính sách của nhà nước, tổ
- Quyết định về thuế, lệ phí và hệ
chức bộ máy điều hành của chính phủ và
thống luật. Sự thống nhất giữa các
các tổ chức chính trị xã hội.
văn bản pháp luật
-

Kĩ thuật
Công nghệ
(Technological)

Văn hóa
Xã hội
(Social)

Thực trạng nền kinh tế

-

Xu hướng trong tương lai

-

Sự thay đổi và đầu tư tiến bộ trong
công nghệ

-

Kinh tế
(Economic)

Dân số và cơ cấu dân số => Quy mô,
phân khúc thị trường
Phong tục truyền thống, quan niệm
thẩm mĩ, lối sống, tín ngưỡng =>
Thói quen tiêu dùng

-

Tài nguyên thiên nhiên
Tự nhiên
(Environmental)

Chỉ số

- Thiếu hụt nguyên liệu
- Chi phí năng lượng
- Ô nhiễm môi trường

- Tốc độ tăng trưởng
- Lãi suất
- Tỷ suất hối đoái
- Tỷ lệ lạm phát
- Trình độ trang thiết bị kỹ thuật,
công nghệ của ngành, của nền kinh
tế
- Khả năng nghiên cứu ứng dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nền
kinh tế
- Thái độ tiêu dùng
- Sự thay đổi của tháp tuổi
- Tỉ lệ kết hôn, sinh đẻ
- Trình độ dân trí
- Các hệ tư tưởng tôn giáo
Cơ sở hạ tầng
- Hệ thống giao thông, công trình
công cộng, phương tiện vận tải
- Mạng lưới thông tin
- Các dịch vụ công cộng

2

II.

Phân tích môi trường ngành
Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh Michael E.Porter

Cạnh tranh
tiềm tàng

Áp lực từ
nhà cung
ứng

Sức ép từ
người mua

Doanh
nghiệp và
các đối thủ
hiện tại

Sản phẩm
thay thế

1. Các lực lượng cạnh tranh
a. Đối thủ hiện tại
Cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành thường bao gồm các nội dung: cơ cấu cạnh
tranh, thực trạng cầu của ngành và rào cản rút lui
 Cơ cấu cạnh tranh phụ thuộc vào số liệu và khả năng phân phối của doanh
nghiệp. Cơ cấu cạnh tranh thay đổi từ ngành sản xuất phân tán tới ngành sản
xuất tập trung.
 Tình trạng cầu quyết định tính mãnh liệt của cạnh tranh. Cầu tăng => tạo cơ
hội mở rộng hoạt động, cầu giảm => cạnh tranh khốc liệt để giữ thị phần.
 Rào cản rút lui là mối đe dọa nghiêm trọng khi cầu giảm. Tuy nhiên việc rút
lui ra khỏi ngành có thể khiến cho công ty gặp phải những mất mát lớn, điều
đó gây cản trở việc rút lui ra khỏi ngành của doanh nghiệp
o Đầu tư nhà xưởng, thiết bị
o Chi phí cố định của việc rời bỏ ngành
o Quan hệ với các đơn vị chiến lược
o Giá trị của nhà lãnh đạo, quan hệ tình cảm, lịch sử,...
o Chi phí xã hội, sa thải nhân công, chi phí đào tạo lại
b. Đối thủ tiềm tàng
Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện tại chưa cạnh tranh trong
cùng một ngành nhưng tương lai có thể quyết định tham gia thị trường. Lực lượng cạnh
tranh tiềm ẩn này đem vào các năng lực sản xuất mới => Tạo sức ép nâng cao hiệu quả đối
với các doanh nghiệp hiện tại trong ngành.
Mức độ thuận lợi và khó khăn cho việc gia nhập ngành phụ thuộc vào rào cản gia
nhập một ngành. Bao gồm:

3

 Ưu thế về chi phí, công nghệ, nhân lực chuyên nghiệp, nguyên vật liệu,...
 Sự trung thành nhãn hiệu của khách hàng
 Tính kinh tế quy mô (Kinh tế bậc thang): Số lượng sản xuất càng tăng thì chi
phí cho một đơn vị sản phẩm càng giảm
 Kênh phân phối đã được thiết lập
 Phản ứng lại của các doanh nghiệp hiện tại
2. Sức ép từ nhà cung ứng
Nhà cung ứng có thể coi là là một áp lực đe dọa khi họ có thể tăng giá đầu vào hoặc
giảm chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà họ cung cấp. Điều này thể hiện trong một số tình
huống:
 Có số ít hoặc một doanh nghiệp cung ứng độc quyền
 Doanh nghiệp không phải khách hoàng quan trọng hoặc được ưu tiên
của nhà cung ứng
 Sản phẩm đầu vào từ nhà cung ứng có vai trò đặc biệt quan trọng
 Nhà cung ứng có chiến lược khép kín sản xuất
3. Áp lực từ khách hàng
Lực lượng này tạo ra khả năng mặc cả của người mua. Người mua bao gồm: người tiêu
dùng cuối cùng, nhà phân phối và các nhà mua công nghiệp.
Người mua có quyền lực nhất trong các trường hợp sau:






Ngành gồm nhiều công ty nhỏ và người mua là một số ít và lớn.
Người mua thực hiện mua sắm khối lượng lớn.
Ngành phụ thuộc vào khách hàng
Người mua có khả năng tự sản xuất
Người mua có đầy đủ thông tin về thị trường

4. Nguy cơ của sản phẩm thay thế
Sản phẩm thay thế là sản phẩm khác có thể thõa mãn cùng nhu cầu của người tiêu
dùng, nó thường có một số ưu thế hơn các sản phẩm bị thay thế.
Sự tồn tại của sản phẩm thay thế biểu hiện sự đe doạ cạnh tranh, tạo sức ép tới tiến bộ
công nghệ, đổi mới sản phẩm. Sản phẩm thay thế có ảnh hưởng đến doanh nghiệp trong
trường hợp giá rẻ hơn hoặc chất lượng cao hơn, thuận tiện hơn

4

Kết hợp các bộ phận của môi trường vĩ mô và vi mô, ta có sơ đồ:

Kinh tế

Người
tiêu
dùng

Văn hóa –
Xã hội

Chính trị Pháp luật
Nhà
cung
ứng

Tổ
chức

Đối thủ
cạnh
tranh

Sản
phẩm
thay thế

Tự nhiên
Công nghệ

Môi trường bên trong: là tập hợp các yếu tố bên trong tạo nên điều kiện hoạt động
của tổ chức. Nhà quản lí có thể chủ động tạo ra hoặc thay đổi theo hướng có lợi cho
việc thực hiện mục tiêu của tổ chức
Phân tích môi trường bên trong có thể tiến hành theo nhiều cách tiếp cận:
-

Phân tích theo các nguồn lực cơ bản
Phân tích theo chức năng quản trị (Lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra)
Phân tích theo các lĩnh vực quản trị (Sản xuất, nhân sự, tài chính, marketing,...)
Phân tích theo chuỗi giá trị (Hoạt động cơ bản và hoạt động hỗ trợ)

Phân tích theo lĩnh vực quản trị
Chức năng
Marketing

Tài chính – Kế toán

Nội dung
Phân tích khách hàng, hoạt động mua và
bán, kế hoạch về sản phẩm và dịch vụ, vấn
đề đặt giá, phân phối
Nguồn vốn doanh nghiệp, khả năng huy
động vốn
Các vấn đề liên quan đến thuế
Tính linh hoạt và hiệu quả của hệ thống kế
toán

5

Sản xuất và tác nghiệp

Quản lí nhân sự

Nghiên cứu, phát triển (R&D)

Quy mô và chiến lược sản xuất, sản lượng,
chất lượng sản phẩm; khả năng đáp ứng
nhu cầu thị trường
Phân tích tổng quát ở cả 3 cấp: quản lí cấp
cao, quản lí trung gian và nhân công. Bao
gồm thế mạnh và điểm yếu của họ về trình
độ, kinh nghiệm, phong cách làm việc và
sự đồng bộ, sự kết hợp trong công việc
Nghiên cứu, phát minh sản phẩm mới, cải
tiến công nghệ, nâng cao hiệu suất,...

Phân tích theo chuỗi giá trị

Hoạt
động
cơ bản

Hậu cần
nội bộ

Sản xuất

Hậu cần
bên ngoài

Marketing
bán hàng

Dịch vụ
hậu mãi

Cơ sở vật chất
Nguồn nhân lực
Nghiên cứu và phát triển
Hoạt động nhu cầu mua, bán

Hoạt
động
bổ trợ

Ví dụ: Phân tích môi trường kinh doanh của Starbucks Coffee khi thâm nhập thị trường
Việt Nam

TỔNG QUAN









Lĩnh vực hoạt động: Dịch vụ ăn uống
Sản phẩm: Cà phê và các loại đồ uống
Quy mô: Toàn cầu
Trụ sở: Seattle, Wasington, Hoa Kỳ
Chi nhánh: 20,366 trên 61 quốc gia (Tính đến 6/11/2012)
Nhân viên: 149,000 (2011)
Website: www.starbucks.com

nguon tai.lieu . vn