Xem mẫu

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG LƯƠNG THỰC – THỰC PHẨM BμI tËp QU¶N TRÞ CHIÕN L−îc ph©n tÝch chiÕn l−îc kinh doanh cña c«ng ty Yamaha t¹i thÞ tr−êng ViÖt Nam GVHD: NguyÔn Vò Ph−¬ng Thóy Nhãm 3 1. Trần Phương Nhật 2. Lê Thị Thu Hà 3. Nguyễn Trần Hạnh Nhân 4. Trần Thị Thùy Dung 5. Phan Thị Ngọc Huyền Đà Nẵng, tháng 03/2012
  2. Nhãm 3 – Líp 10M1 Bμi tËp Qu¶n trÞ chiÕn l−îc I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA YAMAHA MOTOR VIỆT NAM: Yamaha là một công ty Nhật Bản kinh doanh nhiều lĩnh vực khác nhau từ những dụng cụ âm nhạc, động cơ, xe gắn máy cho đến những thiết bị điện. * Vài nét về công ty Yamaha Nhật Bản Yamaha ban đầu là một công ty chế tạo đàn Piano, Toyakusu Yamaha là người sáng lập vào năm 1890 tại thành phố Mahamatsu – Nhật Bản. Nhờ nắm được công nghệ chế tạo hợp kim nhẹ, bền trong các chi tiết của đàn piano nên từ sau thế chiến thứ hai, Yamaha bắt đầu ứng dụng thành công những kinh nghiệm đó vào sản xuất động cơ xe máy. Khởi nguồn từ câu nói của ông Genichi Kawakami (Chủ tịch đầu tiên của tập đoàn Yamaha motor) vào năm 1953: “Tôi muốn chúng ta thử chế tạo động cơ xe máy” mà Tập đoàn Yamaha motor ngày nay mới được ra đời. Toyakusu Yamaha Genichi Kawakami sinh năm 1912, là con trai của ông Kaichi Kawakami – chủ tịch công ty Nippon Gakki (Tập đoàn Yamaha Corporation ngày nay). Sau khi gia nhập Nippon Gakki vào năm 1937, ông nhanh chóng tiến bộ, đạt được vị trí giám đốc nhà máy Tenryu Factory của tập đoàn (chuyên sản xuất nhạc cụ) và trở thành chủ tịch tập đoàn (năm 1950) khi mới 38 tuổi. Vào năm 1953, Genichi bắt đầu nghiên cứu, tận dụng các động cơ cánh quạt máy báy được sử dụng từ thế chiến thứ II, ông khám phá và thử nghiệm sản xuất nhiều sản phẩm bao gồm máy khâu, phụ tùng ô tô, xe scooter và xe gắn máy. Chiếc xe gắn máy đầu tiên của Yamaha ra đời chưa đầy 10 tháng sau. Vào tháng 8/1954: sản phẩm đầu tiên chính thức ra đời, đó là chiếc xe gắn máy YA-1, được làm nguội 1 GVHD: NguyÔn Vò Ph−¬ng Thóy
  3. Nhãm 3 – Líp 10M1 Bμi tËp Qu¶n trÞ chiÕn l−îc bằng không khí, 2 thì, xylanh đơn 125cc. Chiếc xe chính là sự khởi nguồn cho quá trình sáng tạo và cống hiến không mệt mỏi của Yamaha motor. Với niềm tin vào con đường mới này, tháng 1/1955: Công ty YAMAHA MOTOR Co., Ltd được thành lập, tách khỏi Yamaha Corporation. Năm 1956, chiếc xe YC1, xylanh đơn 175cc, 2 thì được chế tạo. Năm 1957, chiếc xe YD1, 250cc, 2 thì được sản xuất. Trong những năm 60 của thế kỉ XX, Yamaha motor bắt đầu khuếch trương hoạt động của mình trên toàn cầu. Năm 1966, thành lập công ty liên doanh đầu tiên tại Thái Lan có tên là “Siam Yamaha Co., Ltd; Năm 1968, thành lập Yamaha Europe N.V tại Hà Lan, tiếp đó là Mexico, Brasil,… Trong những năm tiếp theo, Yamaha tiếp tục phát triển và mở rộng hoạt động của mình và vẫn luôn luôn phát triển cho tới ngày nay. Với sự đa dạng sản phẩm ngày càng tăng lên bao gồm: Xe gắn máy trượt tuyết, động cơ xe đua, máy phát điện, xe Scooter, thuyền cá nhân,… mang lại giá trị mới cho cuộc sống mọi người. Ngày nay, Yamaha đã có mặt tại hầu hết các nước trên thế giới trong đó nhiều nhất là tại các nước Châu Á, Châu Âu. Yamaha motor hiện đang là nhẩn xuất xe máy lớn thứ 2 trên thế giới. Yamaha motor hiện diện tại Việt Nam từ 1998 và luôn đi đầu trong việc nghiên cứu và tạo ra các mẫu xe có thiết kế thể thao, đẹp mắt, động cơ mạnh và ổn định. * Quá trình hình thành và phát triển của Yamaha motor Việt Nam - Công ty Yamaha motor Việt Nam được thành lập ngày 24/1/1998 Tên tiếng Anh: Yamaha Motor Vietnam Co., Ltd (YMVN) Giấy phép đầu tư số: 2029/GP Vốn pháp định: 37.000.000 USD Trong đó: + Công ty TNHH Yamaha Motor Nhật Bản: 46% + Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam và Nhà máy cơ khí Cờ đỏ: 30% + Công ty công nghiệp Hong Leong Malaysia: 24% - 2/10/1998: Khởi công xây dựng nhà máy đầu tiên. (Đến nay, diện tích nhà máy đã là 100.000 m2 với hơn 2000 cán bộ, công nhân) - 7/10/1999: Sản phẩm xe máy sirius đầu tiên xuất hiện - 3/1999: Nhà máy được hoàn thành đầu tiên - 9/1999: Ra mắt sản phẩm xe máy đầu tiên của Yamaha tại Việt Nam - 10/10/1999: Yamaha VN khai trương các đại lý chính thức - 3/12/1999: Chính thức khai trương và đi vào hoạt động nhà máy sản xuất xe Yamaha - 7/10/2000: Xe máy Sirius 2001 version ra đời - 4/2000: Yamaha bắt đầu các họa động xã hội, tài trợ, từ thiện bằng việc xây tặng 1 nhà trẻ cho xã Bình An – Sóc Sơn – Hà Nội - 2001: Tung ra thị trường Sirius R và Jupiter - 7/2001: Chính thức ra mắt Yamaha Town tại TP HCM - 2002: Ra đời Jupiter R và Nouvo - 10/2002: Nhà máy mở rộng quy mô sản xuất - 11/2002: Ra mắt các Nouvo shop 2 GVHD: NguyÔn Vò Ph−¬ng Thóy
  4. Nhãm 3 – Líp 10M1 Bμi tËp Qu¶n trÞ chiÕn l−îc - 2003: Ra đời các sản phẩm Sirius V, Jupiter V, Nouvo trắng, Nouvo RC, Mio - 28/3/2003: Khai trương của hàng DO6 (Trung tâm bảo trì và cung cấp phụ tùng) - 2004: Nouvo RC, Nouvo thế hệ mới, Mio Maximo xuất hiện - 1/2004: Khai trương Yamaha Town Hà Nội - 4/2004: Khai trương Yamaha Town Cần Thơ - 6/2004 và 8/2004: Khai trương trung tâm bảo hành YFS Hà Nội và YFS TP.HCM - 2005: Ra đời Mio Amore, Mio Classico, Jupiter V-limited, Mio ultimo, Sirius, Nouvo thế hệ mới. - 21/1/2005: Khởi công xây dựng nhà máy sản xuất pụ tùng tại Hà Nội - 3/2005 và 4/2005: Khai trương Yamaha Town Việt Trì, Biên Hòa, Vĩnh Phúc… - 16/5/2005: Khai trương kho phụ tùng đầu tiên tại TP.HCM - 2006: Ra đời Exciter, Jupiter MX, Nouvo Limited, Exciter Limited, … - 1/2006: Khai trương Yamaha Town và YFS TP.HCM - Tháng 3-8/2006: Khai trương các đại lý Yamaha Town tại Thái Nguyên, Lào Cai, Vinh, Quảng Ninh, Quảng Bình,… - 9/2006: Khai trương YFS Đà Nẵng - 10/2006: Khai trương nhà máy phụ tùng Tại Hà Nội - 2007: Cải tiến mẫu mã nhiều dòng xe - 6/2007: Khởi công nhà máy II Nội Bài – Hà Nội - Y AMAHA là m ộ t doanh nghi ệ p kinh doanh xe g ắ n máy hàng đ ầ u ở V i ệ t Nam. Y amaha h ướ ng đ ế n các th ị t r ườ ng có quy mô l ớ n nh ư ng không b ỏ q ua các th ị t r ườ ng quy mô nh ỏ . Hi ệ n nay, Yamaha Vi ệ t Nam đ ã m ở r ộ ng th ị t r ườ ng kh ắ p c ả n ướ c v ớ i quy mô đ ạ i lý, c ử a hàng r ộ ng kh ắ p và hi ệ n đ ạ i. - Bắt đầu chỉ với 33 cửa hàng từ năm 1999, trải qua 10 tăng trưởng không ngừng, hệ thống đại lý của Yamaha Motor Việt Nam đã đạt đến con số hơn 300 đại lý, cửa hàng. Hệ thống tiêu chuẩn cũng như hình ảnh của đại lý, cửa hàng, phòng trưng bầy cũng thay đổi theo từng năm. Nếu như trước kia chỉ là đại lý Yamaha 3S thông thường thì đến nay, hệ thống này bao gồm: Yamaha Town: Là hệ thống bao gồm: · Phòng trưng bầy xe máy, đồ chơi, phụ kiện, thời trang Yamaha · Chăm sóc khách hàng · Fans Club Hệ thống này có mặt ở hầu hết các tỉnh thành lớn trong toàn quốc. Yamaha Town cũng là nơi đòi hỏi cao nhất, hiện đại nhất và sang trọng nhất trong hệ thống cửa hàng, đại lý của Công ty Yamaha Motor Việt Nam. Đại lý Yamaha 3S (Sale - Service - Spare Parts) 3S bao gồm: S ale: Bán hàng S ervice: Dịch vụ bảo hành, bảo trì và dịch vụ sau bán hàng khác S pare Parts: Phụ tùng chính hiệu 3 GVHD: NguyÔn Vò Ph−¬ng Thóy
  5. Nhãm 3 – Líp 10M1 Bμi tËp Qu¶n trÞ chiÕn l−îc Hệ thống này chiếm đến hơn 90% tổng hệ thống cửa hàng, đại lý của Yamaha Việt Nam. Thông qua hệ thống hơn 270 đại lý Yamaha 3S, mọi nhu cầu, ý kiến của tất cả các khách hàng đã được Công ty Yamaha ghi nhận và không ngừng đổi mới, cải tiến sản phẩm nhằm mang lại sự hài lòng nhất cho khách hàng. Trung tâm Bảo hành và Dịch vụ YFS (Yamaha Factory Service) Cung cấp các dịch vụ bảo hành, sữa chữa, kiểm định sản phẩm. Tạo sự yên tâm nơi khách hàng Đại lý Yamaha 2S (Service - Spare Parts) Bao gồm hai hình thức: S ervice: Dịch vụ bảo hành, bảo trì và dịch vụ sau bán hàng khác S pare Parts: Phụ tùng chính hiệu Hệ thống này xuất hiện từ năm 2007 nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng khắp cả nước, đặc biệt là những khách hàng ở các vùng sâu, vùng xa mà Công ty Yamaha chưa có đại lý 3S. * Một số hình ảnh về quá trình hình thành và phát triển của Yamaha motor Việt Nam: 4 GVHD: NguyÔn Vò Ph−¬ng Thóy
  6. Nhãm 3 – Líp 10M1 Bμi tËp Qu¶n trÞ chiÕn l−îc II. TẦM NHÌN, SỨ MỆNH YAMAHA MOTOR VIỆT NAM * Tầm nhìn: Yamaha Motor Việt Nam (YMVN) sẽ bằng mọi nỗ lực để trở thành một thành viên tích cực của cộng đồng Việt Nam nhanh chóng góp phần vào sự nghiệp phát triển công nghiệp Việt nam trong lĩnh vực sản xuất xe gắn máy. Tất cả cố gắng, nỗ lực của Yamaha motor Việt Nam hướng đến một mong mỏi – đó là vì một hình ảnh thương hiệu Yamaha cho người Việt Nam, thương hiệu của chất lượng, ấn tượng và sáng tạo không ngừng. Lời thề trịnh trọng : YAMAHA sẽ cung cấp tới tay khách hàng những sản phẩm có chấtlượng tốt nhất, thỏa mãn nhu cầu vô biên của khách hàng với sự cố gắng nỗ lực hết mình Để cụ thể hóa tầm nhìn, Yamaha motor Việt Nam đưa ra mô hình quản trị chiến lược tổng quát: 5 GVHD: NguyÔn Vò Ph−¬ng Thóy
  7. Nhãm 3 – Líp 10M1 Bμi tËp Qu¶n trÞ chiÕn l−îc Tầm nhìn của Yamaha motor Việt Nam hướng đến các yếu tố cơ bản: + Các mục tiêu dài hạn: Cải tiến chất lượng, mẫu mã sản phẩm. Phổ biến sản phẩm một cách rộng rãi. Nâng cao thị phần. + Sự thỏa mãn của khách hàng: Khách hàng hài lòng với sản phẩm, dịch vụ mang thương hiệu Yamaha motor Việt Nam. + Hiệu quả, năng suất của nhân viên + Bi ệ n pháp c ầ n đ ầ u t ư d ài h ạ n vào nhà x ưở ng, máy móc thi ế t b ị , R&D, con người và các quá trình. Mục đích: + Tăng cường vị thế cạnh tranh của công ty + Thúc đẩy khả năng sinh lợi dài hạn + Cực đại hóa thu nhập cho những người đang giữ cổ phiếu của công ty * Sứ mệnh Mong muốn đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng với chất lượng sản phẩm và dịch vụ sau bán hàng. Nhờ đó tạo nên “Kando” nghĩa là rung động trái tim khách hàng. * Phương châm Phương châm của Yamaha Motor Việt Nam dựa trên cơ sở “hướng vào thị trường và hướng vào khách hàng”. Phương châm này bắt nguồn từ chính các ý kiến phản hồi của khách hàng và sẽ chuyển tải tới các Đại lý và các bên có liên quan của Yamaha Motor Việt Nam. 6 GVHD: NguyÔn Vò Ph−¬ng Thóy
  8. Nhãm 3 – Líp 10M1 Bμi tËp Qu¶n trÞ chiÕn l−îc Với phương châm này, Yamaha Motor Việt Nam sẽ thỏa mãn bội phần sự mong đợi của khách hàng về cả chất lượng và các dịch vụ hậu mãi. * Mục tiêu “Chia sẻ cộng đồng, hướng tới những giá trị nhân văn của ngày mai” Xe máy là phương tiện đi lại quan trọng và chủ yếu tại Việt Nam. Hiện nay, nhu cầu về xe máy ở Việt Nam rất lớn, thị trường xe máy Việt Nam được đánh giá là rất tiềm năng. Yamaha đã nhìn ra thị trường “màu mỡ’ này và khi chính thức bước chân vào thị trường Việt Nam hơn 14 năm trước đây .Công ty liên tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của thị trường mà xe máy là phương tiện chiếm gần 90% tại các thành phố lớn . Kể từ khi có mặt tại Việt Nam, Yamaha Việt Nam luôn phấn đấu vì sự phồn vinh của đất nước. Đồng thời luôn nỗ lực áp dụng các công nghệ và trang thiết bị tiên tiến hiện đại trong sản xuất, phát triển mạng lưới các nhà cung cấp phụ tùng trong nước nhằm nâng cao tỷ lệ nội địa hoá, tiến hành chuyển giao công nghệ … Với những nỗ lực vượt bậc, Yamaha VN luôn là doanh nghiệp đi hàng đầu trong ngành công nghiệp chế tạo xe máy về doanh thu trong nước. Và với chất lượng Yamaha toàn cầu, tính an toàn cao, đặc biệt thích hợp với các điều kiện giao thông ở Việt Nam cùng với các dịch vụ sau bán hàng chu đáo, các sản phẩm của Yamaha Việt Nam đã chiếm trọn cảm tình của khách hàng Việt Nam. Bài làm của chúng tôi sẽ đi phân tích những tác động của môi trường kinh doanh đối với công ty YAMAHA MOTOR VIỆT NAM. III. TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ VĨ MÔ 1. Môi trường kinh tế Việt Nam là nước đang phát triển, thu nhập của người dân hiện nay là do các ngu ồ n: ti ề n l ươ ng, thu nh ậ p ngoài l ươ ng, thu nh ậ p t ừ l ãi su ấ t ti ề n g ử i. Thu nh ậ p c ủ a ng ườ i dân t ă ng nhanh trong nh ữ ng n ă m g ầ n đ ây đ i ề u này ( n ă m 2010 thu nhập bình quân đầu người trên … trong khi đó năm 2007 là835USD) làm thay đ ổ i c ơ c ấ u chi tiêu cho các s ả n ph ẩ m. S ự p hát tri ể n đ a dạng các thành phần kinh tế tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ của hàng sảnxu ấ t và hàng tiêu dùng. Đ ó c ũ ng là đ i ề u ki ệ n thu ậ n l ợ i đ ể h ãng xe Yamaha phát triển sản xuất và kinh doanh xe máy. Thu nhập của người dân cao hơn, nhu cầu đời sống cũng được cải thiện giúp người dân bắt đầu hướng đến những nhu cầu với cấp bậc cao hơn. Đây là điều kiện không thể tốt hơn để Yamaha motor Việt Nam triển khai nhiều sản phẩm, dịch vụ mọt cách đa dạng, phong phú, phù hợp nhiều giai tầng xã hội. 2. Môi trường chính trị - pháp luật Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất xe máy trong nước phát triển như: giảm 50% thuế VAT đối với xe máy, xe môtô 2 bánh và 3 bánh có dung tích xi-lanh trên 125cc cùng với 4 nhóm hàng hóa khác sẽ đồng loạt được giảm 50% thuế VAT đến hết năm 2009 theo chương trình kích cầu tiêu dùng mới của Chính phủ. Chính phủ có chiếnlược phát triển công nghiệp xe máy đến năm 2015 sản xuất đáp ứng 95% nhu cầu xe máy trong nước; trên 95% linh kiện, phụ tùng; kim ngạch xuất khẩu xe máy, linh kiện, phụ tùng đạt khoảng 500 triệu USD; nâng cao năng lực các Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển để tự thiết kế được các loại xethông dụng và một số loại xe cao cấp. Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp được Quốc hội thông qua vào tháng 11 năm 2005 và đã có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2006. Một số mục tiêu quan trọng nhất của hai đạo luật kinh doanh này là mở rộng quyền tự do kinh doanh, thu hút đầutư tư nhân, tăng cường cơ chế hậu kiểm và tạo một sân chơi bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế.- Hội nhập sâu vào WTO 2007: Cải cách 7 GVHD: NguyÔn Vò Ph−¬ng Thóy
  9. Nhãm 3 – Líp 10M1 Bμi tËp Qu¶n trÞ chiÕn l−îc mạnh mẽ chính sách thuế. a. Có tới 812 dòng thuế (trong biểu thuế nhập khẩu) được cắt giảm từ ngày11/1/2007, với mức cắt giảm bình quân 44%, so với trước về phí, lệ phí hải quan đã được Bộ Tài chính sửa đổi căn bản (bãi bỏ nhiều loại phí; tính lại mức phí phù hợp với quy định của của WTO), giảm bớt nhiều thủ tục, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp,giảm chi phí... Thuế nội Hướng dẫn thi hành chi tiết Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN), áp dụng cho năm tính thuế 2007 trở đi. Theo các chuyên gia, những thay đổi này nhằm tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp, khuyến khích đầu tư, đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, hấp dẫn, tương thích và đồng bộ với những cam kết gia nhập WTO b. Việc bãi bỏ ưu đãi thuế nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa hóa đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh xe máy nhưng đây là yêu cầu khách quan của hội nhập và phát triển thị trường. Tuy nhiên, để hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước phát triển và cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI trong ngành xe máy, Nhà nước có thể sử dụng các chính sách và giải pháp tài chính đối với ngành côngnghiệp trọng điểm và ngành công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường để hỗ trợ cho doanh nghiệp, cụ thể là: + Sử dụng chính sách ưu đãi thuế cho các ngành công nghiệp ưu tiên như cơ khí, điện,điện tử để hỗ trợ cho phát triển các ngành công nghiệp phù trợ, từ đó sẽ gián tiếp hỗtrợ được các doanh nghiệp kinh doanh xe máy do họ mua được các linh kiện giá thấp. + Hoàn thuế thu nhập doanh nghiệp nếu lợi nhuận được để lại đầu tư cho phát triểncông nghệ và đầu tư phát triển kinh doanh xe máy. + Cho phép các dự án phát triển sản xuất và xuất khẩu xe máy, sản xuất các linh kiện thuộc ngành công nghiệp phụ trợ được vay vốn tín dụng ưu đãi của ngân hàng phá ttriển Việt Nam. + Hỗ trợ các doanh nghiệp vay vốn trên thị trường chứng khoán như giảm bớt các điềukiện bắt buộc phải thực hiện để phát hành cổ phiếu ra công chúng và hỗ trợ các doanhnghiệp đăng ký niêm yết cổ phiếu. + Hoàn thiện chính sách ưu đãi thuế đối với đầu tư đổi mới công nghệ theo hướnghoàn thiện quy định về tiêu chuẩn công nghệ hiện đại cần ưu tiên phát triển, ưu đãi thuế thu nhập cho doanh nghiệp áp dụng công nghệ cao và công nghệ thân thiện vớimôi trường. + Tăng cường tài trợ cho các hoạt động khoa học công nghệ để nghiên cứu phát triểncông nghệ sản xuất xe máy, nhất là các loại xe máy sử dụng nhiên liệu sinh học thông qua quỹ phát triển khoa học và từ ngân sách của Nhà nước. + Hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất xe máy trong công tác nghiên cứu thiết kế kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu sản phẩm theo Chương trình hỗ trợ phát triển tàisản trí tuệ của doanh nghiệp, hỗ trợ xúc tiến thương mại và phát triển thị trường xuấtkhẩu. → Đây là các biện pháp hỗ trợ phù hợp với các nguyên tắc hỗ trợ của WTO, nhưng phảiđảm bảo các hỗ trợ này là hỗ trợ chung và có thời hạn. c. Bên cạnh việc bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện tốt hệ thống quản lýchất lượng theo tiêu chuẩn ISO-9000/2001 cần sớm nghiên cứu ban hành các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật cho tất cả những phụ tùng và linh kiện quan trọng của xe máy. Chỉ cho phép những loại phụ tùng và linh kiện đáp ứng được các yêu cầu quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật mới được phép nhập khẩu và lưu thông trên thị trường. d. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên thị trường ngành hàng xe máy. Tổ chức lại hệ thống quản lý thị trường theo hướng thống nhất chức năng thanh tra sở hữu công nghiệp, kiểm tra chất lượng hàng hóa với lực lượng quản lý thị trường của Bộ Công thương. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra và kiểm soát quá trình định giá và giá bán lẻ mặt hàng xe máy ở các doanh nghiệp và hệ thống cửa hàng kinhdoanh xe máy.(Trên thực tế, thuế nhập khẩu xe máy và linh kiện lắp ráp đã giảm nhiều nhưng giá bán xe máy của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn không giảm). 8 GVHD: NguyÔn Vò Ph−¬ng Thóy
  10. Nhãm 3 – Líp 10M1 Bμi tËp Qu¶n trÞ chiÕn l−îc Với tình hình chính trị như vậy Yamaha motor Việt Nam phải đối mặt với rất nhiều đối thủ cạnh tranh : cạnh tranh với những nhà sản xuất xe máy trong nước, cạnh tranh với những xe được nhập khẩu từ nước ngoài. Vì thế, Yamaha motor Việt Nam phải ngày một nâng cao chất lượng sản phẩm , cải tiến về kiểu dáng sản phẩm .Đồng thời , giá phải phù hợp với thu nhập với người dân Việt Nam. 3. Công nghệ Công nghệ Là nhân tố mà bất kì doanh nghiệp kinh doanh cũng không thể bỏ qua đặc biệt là hiện nay khi mà : khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển nhanh chóng.Việc phát minh ra các thiết bị, máy móc hiện đại để đáp ứng nhu cầu con người ngày càng xuất hiện nhiều hơn.Việc nhận biết, áp dụng các thành tựu đó vào sản xuất , quản lý bán hàng giúp các doanhnghiệp tạo lợi thế riêng cho mình. Ngày nay, sự phát triển của khoa học công nghệ là một trong những yếu tốtạo nên sức mạnh cạnh tranh của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có bí quyết công nghệ máy móc thiết bị hiện đại được áp dụng trong sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có thể tạo ra các sản phẩm khác biệt và nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường. Nhận thức được tầm quan trọng của khoa học công nghệ,công ty Yamaha việtnam không ngừng nghiên cứu và cập nhật cũng như áp dụng các công nghệ kỹ thuật tiên tiến,hiện đại nhất để áp dụng vào sản xuất các sản phẩm của mình. + Yamaha áp dụng công nghệ tự động hóa vào quá trình sản xuất, giúp nhà máy tăng năng suất chất lượng sản phẩm giảm thiểu những sai sót trong quá trình sản suất lắp ráp sản phẩm. Những công nghệ tiên tiến nhất được Yamaha Việt Nam tích cực áp dụng vào dự án này với quyết tâm hạn chế đến mức tối đa chất thải ra môi trường đồng thời đảm bảo sự tiết kiệm trong việc tái chế chất thải. Chế tạo các sản phẩm thân thiện với môi trường. 4. Môi trường văn hóa xã hội Giá cả ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu, tới sự lựa chọn hàng hoá và dịch vụ, giá định hướng nhu cầu cho người tiêu dùng. Xu hướng của người tiêu dùng là tiết kiệm, lựa chọn hàng giá thấp không chỉ là lựa chọn của người tiêu dùng Việt Nam, kể cả người tiêu dùng nhiều nước trên thế giới trong bốicảnh kinh tế suy thoái hiện nay. Ở cùng một sản phẩm có cùng chức năng và công dụng, mức chất lượng gần như như nhau với mỗi mức giá khác nhau của từng doanh nghiệp kinh doanh sẽ có được sự ưa thích của khách hàng là khác nhau tuỳ thuộc vào khả năng tiếp thị và chiêu khách của công ty kinh doanh. Công ty Yamaha đã có mặt tại thị trường Việt Nam từ rất lâu. Đây là một công ty rất có uy tín trên thị trường Việt Nam với mặt hàng là xe máy. Do đất nước vẫn trong giai đoạn phát triển nên mặt hàng chủ lực của công ty Yamaha trên thị trường Việt Nam vẫn là mặt hàng xe máy. Tại Việt Nam, xe máy không chỉ là phương tiện đi lại mà nhiều khi nó còn là công cụ kiếm sống của không ít người dân. Số lượng người sử dụng xe máy cũng vô cùng lớn và mục đích sử dụng cũng vô cùng phong phú. Nắm bắt được điều này công ty Yamaha đã đưa ra rất nhiều kiểu dáng, mẫu mã cho khách hàng lựa chọn, tương ứng với những mức giá khác nhau, phù hợp với nhiều tầng lớp người dân. Từ khi có mặt tại Việt Nam, Yamaha đã giới thiệu rất nhiều mẫu mã xe máy mới, cải tiến các mẫu xe cũ và luôn là đi đầu trong doanh số tiêu thụ về mặt hàng này tại thị trường Việt Nam. Thành công của Yamaha trong việc chiếm lĩnh thị trường không chỉ dựa trên mẫu mã và chất lượng sản phẩm của họ mà một phần quan trọng không kém, đó là kỹ thuật định giá của công ty Honda. Các sản phẩm của Honda luôn được định giá nhằm phù hợp với tối đa khách hàng của họ từ những sản phẩm bình dân đáp ứng nhu cầu đi lại thiết yếu đến những sản phẩm cao cấp có giá rất cao nhằmthoả mãn nhu cầu sử dụng, thể hiện đẳng cấp của người sử dụng. Ở các quốc gia ở Châu Á, Việt Nam là một trong những quốc gia có số lượng lưu thông bằng phương tiện xe máy đông nhất. Đó cũng là nét văn hóa độc đáo tồn tại lâu dài ở Việt Nam. 5. Môi trường dân cư 9 GVHD: NguyÔn Vò Ph−¬ng Thóy
  11. Nhãm 3 – Líp 10M1 Bμi tËp Qu¶n trÞ chiÕn l−îc Môi trường dân cư là một yếu tố rất được các nhà làm marketing quan tâm bởi vì thị trường là do con người hợp lại mà thành. Yamaha Việt Nam dựa trên các đặc điểm phân bố dân cư và thu nhập để phân phối các sản phẩm của mình sao cho phù hợp. + Đối với các sản phẩm xe máy bình dân công ty thường phân phối tại các khu vực nông thôn, miền núi vì ở đó người dân có nhu cầu cao về dòng sản phẩm này,nó phù hợp với túi tiền của họ. Còn ở các khu vực thành thị công ty thường phân phối các sản phẩm xe tay ga, xe số đắt tiền.vì người dân ở khu vực thành thị có thu nhập cao cho lên họ cũng có nhu cầu cao về các sản phẩm này của Yamaha. Môi trường dân cư ở Việt Nam nói chung là 1 nước đông dân và là 1 nước đang phát triển vì vậy nhu cầu chủ yếu của người dân là các sản phẩm xe máy. Vì vậy Yamaha Việt Nam chủ yếu tập trung sản xuất các sản phẩm xe máyđể phù hợp với thị trường việt nam. Việt Nam đang là một quốc gia có người trong đọ tuổi lao động dồi dào, lực lượng này là nhóm khách hàng chủ yếu cũng như đầy tiềm năng cho công ty. 6. Môi trường tự nhiên Ngày nay môi trương tự nhiên đang là yếu tố quan tâm hàng đầu của các quốc gia nhăm bảo vệ và giữ gìn môi trường, tránh tình trạng ô nhiễm gây tổn hại đến sức khỏe con người. Vì vậy Yamaha Việt Nam đã đưa ra các cam kết bảo vệ môi trường cũng như các cam kết về lượng khí thải cho phép ra môi trường. Vị trí địa lý, đặc điểm địa hình của các vùng miền ở Việt Nam có sự khác biệt và rất đa dạng, điều này ảnh hưởng đến nhu cầu, đòi hỏi của khách hàng là rất khác nhau và đa dạng. Nắm được thị hiếu trên, Yamaha Việt Nam luôn nghiên cứu và sáng chế, cải tạo nhiều dòng xe một cách phù hợp để đáp ứng một cách toàn vẹn cho khách hàng. IV. TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG VI MÔ Chúng tôi sẽ đi phân tích theo mô hình Năm lực lượng cạnh tranh của M.Poster. 1. Nguy cơ từ đối thủ cạnh tranh tiềm tàng Bất kì Doanh nghiệp nào cũng đều có những đối thủ cạnh tranh. Với Yamaha motor Việt Nam – Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xe gắn máy, đối thủ của họ ngoài những doanh nghiệp trong ngành còn là những nguy cơ từ những đối thủ tiềm tàng. + Nền kinh tế đang ngà càng được cải thiện và phát triển, đời sống của người dân đang ngày một nâng cao nên nhu cầu của họ cũng đang dần cao lên. Từ phương tiện xe máy thông thường, nhiều người dân đã bắt đầu có nhu cầu về những phương tiện tiên tiến hoặc sang trọng hơn như ô tô riêng, hoặc có những người cảm thấy tiện lợi hơn khi sử dụng xe khách, xe bus… + Một số ví dụ về đối thủ được coi là tiềm tàng của Yamaha VN như Toyota, Daewoo, Hyundai,… + Một số đối thủ đang cố gắng thâm nhập vào thị trường Việt Nam ở lĩnh vực xe máy nhiều hơn như Longxing, Daehan,… → Tuy nhiên những đối thủ này ở thời điểm hiện tại vẫn chỉ được xem ở dạng tiềm tàng vì họ khó có thể vượt mặt Yamaha về nhiều điểm. Bên cạnh đó, có thể nói Yamaha Việt Nam đang nhận được sự tin tưởng của nhiều người tiêu dùng, sự ưa thích của khách hàng đến từ mẫu mã, chủng loại, dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo, hiện đại và phong cách của Yamaha Việt Nam. Quy mô sản xuất, quy mo thị trường của xe máy Yamaha tại Việt Nam cũng phát triển mạnh qua từng năm. + Bắt đầu chỉ với 33 cửa hàng từ năm 1999, trải qua 10 tăng trưởng không ngừng, hệ thống đại lý của Yamaha Motor Việt Nam đã đạt đến con số hơn 300 đại lý, cửa hàng. Hệ thống tiêu chuẩn cũng như hình ảnh của đại lý, cửa hàng, phòng trưng bày cũng thay đổi theo từng năm. 2. Đe dọa từ các đối thủ cạnh tranh hiện có trong ngành Ngành xe máy ở Việt Nam là một trong những ngành phát triển mạnh nhất bởi nhu cầu và sức mua của người tiêu dùng rất cao. Có rất nhiều hãng xe máy đã du nhập và phát triển ở Việt Nam 10 GVHD: NguyÔn Vò Ph−¬ng Thóy
  12. Nhãm 3 – Líp 10M1 Bμi tËp Qu¶n trÞ chiÕn l−îc như Honda, SYM, Daehan, Lifan,… đó cũng được xem là những đối thủ cạnh tranh hiện có trong ngành của Yamaha. Yamaha là 1 doanh nghiệp mạnh, tại thị trường Việt Nam hiện nay dường như chỉ có Honda là đối thủ ngang tầm cạnh tranh với họ. Bên cạnh đó SYM cũng đang là đối thủ lớn mạnh rất nhanh. + Honda thâm nhập thị trường xe máy ở Việt Nam sớm nhất và cũng để lại những ấn tượng rất sâu sắc trong tâm trí người tiêu dùng Việt Nam. Thương hiệu Honda đã và đang rất đực tín nhiệm trên thị trường, Việc đến sớm đã tạo điều kiện cực kì tốt để Honda phát triển nhanh về quy mô và chất lượng. Đây được xem là đối thủ nặng kí nhất trong ngành sản xuất xe máy với bất kì doanh nghiệp nào trong đó có Yamaha Việt Nam. + Những hãng xe máy quan tâm đến giá rẻ đang mong muốn chiếm được nhiều thị phần cũng đang là đối thủ của Yamaha Việt Nam. Lí do họ đưa ra mức giá rẻ là bởi sự chênh lệch về công nghệ, thiết kế của các hãng này với Yamaha là quá xa, họ cần kích thích khách hàng bằng giá cả để mong muốn khách hàng lựa chọn tuy nhiên đời sống đã khác, mọi người đã bắt đầu quan tâm hơn đến chất lượng nhất chứ không phải là giá cả. 3. Đe dọa từ các sản phẩm thay thế Những sản phẩm được xem là sản phẩm thay thế cho xe máy là các phương tiện giao thông khác như ô tô cá nhân, xe đạp, Taxi, xe bus,… Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay, với thu nhập của người dân, xe máy vẫn là phương tiện phù hợp nhất. Chính vì thế các sản phẩm thay thế không là mối đe dọa quá lớn đối với các doanh nghiệp xe máy ở Việt Nam. Nhưng không vì thế mà Yamaha Việt Nam tỏ ra chủ quan, Yamaha luôn chú trọng phục vụ lợi ích khách hàng một cách tốt nhất để khách hàng tin tưởng lựa chọn sản phẩm của công ty như mở các đại lý, cửa hàng, trung tâm bảo dưỡng khắp các vùng miền trong cả nước; quan tâm bồi dưỡng đội ngũ công nhân viên; Quảng bá thương hiệu phổ biến, tổ chức nhiều chương trình xã hội nhằm PR cho thương hiệu. 4. Năng lực thương lượng của nhà cung cấp và khách hàng Đối với sản phẩm là xe máy, người tiêu dùng luôn cân nhắc kĩ lưỡng trước khi lựa chọn nên mua sản phẩm nào. Tùy theo từng nhóm khách hàng khác nhau mà Yamaha có những năng lực thương lượng cao hay thấp. Ở Việt Nam, xe máy rất phổ biến và đa dang, phong phú về mẫu mã, chủng loại. Giá cả cũng có những cấp bậc khác nhau. Người tiêu dùng quan tâm giá cả hàng dầu hay người tiêu dùng ít quan tâm về giá đều có nhiều sự lựa chọn. Hiểu được điều đó, để công ty luôn bán được hàng đồng thời khách hàng luôn hài lòng về sự lựa chọn của họ sau khi thương lượng. Yamaha Việt Nam nỗ lực đa dạng hóa sản phẩm, bao vây thị trường. Cùng với đó là các chương trình hậu mãi đã và đang thu hút khách hàng; giúp họ an tâm khi mua sản phẩm và thấy giá trị sản phẩm luôn cao hơn những gì hiện hữu. 5. Các hoạt động chủ yếu 11 GVHD: NguyÔn Vò Ph−¬ng Thóy
nguon tai.lieu . vn