Xem mẫu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH KHOA LỊCH SỬ BÀI TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI:NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HÓA CỦA AI CẬP CỔ ĐẠI KIM TỰ THÁP KÊOP. GVHD:Ts.Trịnh Tiến Thuận Lớp:Sử-GDQP Tên:Hoàng Thị Hiền MSSV:K36610016 TPHCM,ngày 22-6-2011.
  2. MỤC LỤC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH........................................................... 1 KHOA LỊCH SỬ .................................................................................................................. 1 BÀI TIỂU LUẬN ................................................................................................................ 1 ĐỀ TÀI:NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HÓA CỦA AI CẬP CỔ ĐẠI .............................. 1 KIM TỰ THÁP KÊOP. ...................................................................................................... 1 GVHD:Ts.Trịnh Tiến Thuận ............................................................................................. 1 TPHCM,ngày 22-6-2011. MỤC LỤC ................................................................................ 1 MỤC LỤC ........................................................................................................................... 2 I.Nguồn sử liệu và quá trình phát triển của nghành Ai Cập học. .................................... 3 II.VÀI NÉT VỀ AI CẬP CỔ ĐẠI ...................................................................................... 4 III.NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU CỦA AI CẬP CỔ ĐẠI. ....................................... 5 Về thể loại,rất đa dạng và phong phú như:văn học truyền miện,thơ ca,văn viết,... ................ 6 IV. KIM TỰ THÁP KÊ-ÔP................................................................................................ 9 TÀI LIÊU THAM KHẢO ....................................................................................................10 MỘT VÀI HÌNH ẢNH VỀ KIM TỰ THÁP .......................................................................11
  3. I.Nguồn sử liệu và quá trình phát triển của nghành Ai Cập học. Ai Cập là quê hương của một trong những nền văn minh xuất hiện sớm nhất lịch sử xã hội loài người.Vì thế Ai Cập ngày nay vẫn còn bảo tồn nhiều di tích của nền văn minh vật chất rực rỡ đó.Qua các cuộc khai quật đã cung cấp nhiều tài liệu có giá trị đối với việc tìm hiểu đời sống xã hội ,kinh tế ,văn hóa..và tình hình chính trị của Ai Cập cổ đại.Ở vùng Amarana tìm thấy những khu mộ táng với những đền đài,cung điện tráng lệ ,những dinh thự,vườn cây,đường phố,công viên…đặc biệt là các xác ướp.Ở vùng Me6dinet-Abu tìm thấy dấu tích khu đền thờ và cung điện của Ramet III .Ở vùng Geluana phát hiện hơn 700 mộ tang thời cổ vương quốc. Một nguồn tài liệu khá quan trọng và rất phong phú đó là văn tự cổ Ai Cập.Họ đã biết viết chữ trên đá,gỗ,da,vải,thông dụng nhất là giấy papyrut.Nhiều tờ giấy dán lại với nhau thành một cuốn sách,có cuốn dài tới 40m.Ngoài ra các tài liệu còn được ghi trên đá,những bức tượng ở các đền thờ và nhà mồ,trên các pho tượng và bia kỷ niệm. Cùng với những tài liệu phát hiện được ở lòng đất còn có các di tích vật chat khác nằm rải rác ở khắp mọi miền đất nước giúp giải quyết hang loạt vấn đề lịch sử văn hóa.Đó là các kim tự tháp ,lá những đền thờ,cung điện,lăng tẩm,là những tượng đá hay bức chạm nổi trên tường…giúp hiện lên một quá khứ rực rỡ . Đã có rất nhiều nhà sử học trên thế giới nghiên cứu về Ai Cập trong đó phải kể tới Hêrodot cùng nhiều tác giả khác như Điodo(TK I TCN),Xtrabon(TK I-I TCN)…và nhiểu tác giả khác.Người Ai Cập cũng có những tác phẩm viết về đất nước mình như Manneton(TK IV-III TCN). Nhờ việc tìm ra chìa khóa của chữ tượng hình là cơ sở của việc mở ra một nghành khoa học mới đó là nghành Ai cập học .Từ giữa thế kỷ 19 các nhà khảo cổ đã tiến hành nghiên cứu các kim tự tháp thuộc các vương triều V-VI ở Xaccara,các hầm mộ và các xác ướp cỉa thời tân vương quốc.Nhờ những nguồn sử liệu đã được tích lũy từ cuối thế kỷ 19 bắt đầu những công trình nghiên cứu vế lịch sử,văn hóa,…Một trong những công trình đầu tiên là cuốn chuyên khảo “Lịch sử cổ đại các dân tộc phương đông”,cuốn “Lịch sử phương đông cổ đại”…một loạt công trình về chế độ sở hữu ruộng đất và các hình thức kinh tế đền miếu thời cổ vương quốc…
  4. II.VÀI NÉT VỀ AI CẬP CỔ ĐẠI 1.Điều kiên tự nhiên và dân cư Ai Cập nằm ở Đông Bắc Châu Phi là một thung lũng hẹp và dài nằm trên lưu vực song Nin.Bi bao bọc bơi những dãy đá tẳng đứng bởi Hổng Hải ở phía đông và sa mạc Libi khô khan ,đông bắc có môt vùng đát hẹp –đất Xinai-nối liền Ai Cập với Tây Á .Cũng từ đây,quân đội nước ngoài và những đoàn lạc đà của các thương nhân chở hang hóa đã đến Ai Cập. Cũng giống như các nền văn minh phương đông khác,Ai Cập gắn liền với song Nin.nó không chỉ tạo nên một vùng đất màu mỡ,là đường giao thông huyêt mạch của đất nước .Sông Nin không chỉ ảnh hưởng đến quá trình phát triển lịch sử mà còn ảnh hưởng đến đời sống chính trị,xã hội , và cư dân cũ nước này. 2.Các thời kỳ lịch sử của Ai Cập Thời kỳ Tảo Kỳ Vương Quốc(3200-3000 TCN) Thời kỳ Cổ Vương Quốc(3000-2200 TCN) Thời kỳ Trung Kỳ Vương Quốc(2200-1570 TCN) Thời kỳ Tân Vương Quốc(1570-1100 TCN)
  5. III.NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU CỦA AI CẬP CỔ ĐẠI. Ai Cập được xem là cái nôi của nền văn minh nhân loại .Là một trong những nền văn minh cổ nhất và phát triển rực rỡ nhất trên thế giới .Dụa trên cơ sở của việc phát hiện đồng và nền nông nghiệp lúa nước ,họ đã từng bước sang tạo ra nền văn minh tinh hoa vô cùng rực rỡ,trong đó phải kể đến là chữ viết ,văn học, kiến trúc và khoa học tự nhiên. 1.Chữ viết Văn tự cổ của người Ai Cập được hình thành từ những hình vẽ và các kiểu hoa văn có từ thời nguyên thủy.Về hình dạng,ban đầu rất giống với hình các sự vật muốn mô tả,vì thế dược gọi là chữ tượng hình.Chữ được khắc trên đá được xếp theo trình tự nhất định . Vd:muốn nói đến mặt trời ,họ vẽ một vòng tròn nhỏ ở giửa thêm một dấu chấm Để chỉ những khái niệm phức tạp họ dùng phương pháp tượng trưng . Vd:muốn chỉ sự khát nước,họ vẽ ba làn sóng và thêm một con trâu. Trong quá trình sư dụng để viết cho nhanh họ đã cải biến chữ theo hướng đơn giản hóa,loại chữ đó gọi là chữ thảo.Từ những ký hiệu tượng hình biểu đạt một từ,một khái niệm,dần dần được biểu hiện bằng âm tiết.Do có chữ tượng hình họ có thể ghi chép các tài liệu kinh tế,văn hóa…
  6. 2.Văn học Các tác phẩm van học được bắt nguồn từ các tác phẩm dân gian,phát triển từ rất sớm ngay từ thời Cổ Vương Quốc.Đến thời Trung Vương Quốc thì phát triển ngày càng mạnh mẽ thời kỳ này dược gọi là thời kỳ “Hoàng Kim” của văn học Ai Cập. Văn học Ai Cập khá phong phú gồm tục ngữ ,thơ ca,các tuyện mang tính giáo lý…các tác phẩm tiêu biêu như :Truyện hai an hem, Nói thật và nói láo… Về thể loại,rất đa dạng và phong phú như:văn học truyền miện,thơ ca,văn viết,...  Văn học truyền miệng như tục ngữ,thơ ca…phát triển rộng rãi và phổ biến .Các tác phẩm như:người thất vọng với linh hồn của mỉnh,,thuyền gặp nạn,…  Văn học viết là những lời khuyên răn và lời tuyên đoán để đề ra một thứ giáo lý hoàn chỉnh của giai cấp thống trị,điên hình nhất là “Lời tuyên đoán của Nophecty”…  Thơ ca:các tác phẩm của các thi sỹ cing đình ,ca tụng công đức của các Pharaong…
  7. 3.Tôn giáo Người Ai Cập cổ giữ nhiều tín ngưỡng tôn giáo nguyên thủy ,trong đó việc sung bái tự nhiên chiếm vị trí quan trọng .Đối với họ mọi chim muông , cầm thú được coi là thần;hạc thần ,rắn thần,..mọi hiện tượng tự nhiên đều được thần thánh hóa.họ còn thơ nhiều thứ khác :các thần tự nhiên,thần động vật,linh hồn người chết,…họ còn thờ các vật từ giã thú ,gia súc ,chó sói,cá xấu,…đặc biệt là bò mộng Apix. =>do thờ nhiều thứ được thần thánh hóa như vậy nên họ rất quý gia súc,các con vật cũng được ướp xác như người.Ngoài các con vật có thật họ còn thờ các con vật tưởng tưởng như phượng hoàng,nhân sư… Người Ai Cập cũng tin vào lin hồn bất tử .Theo họ, trong mỗi người đều có linh hồn “Ka” đi theo thân thể người như hình với bóng khi người chết thì “Ka” ra khỏi xác và khi nào xác bị hủy thì “Ka” sẽ quay về lúc đó người chết sẽ sống lại .Do đó người Ai Cập mới có tục ướp xác. 4. Khoa học tự nhiên  Thiên văn
  8. Từ rất sớm với những dụng cụ thô sơ như sợi dây dọi,mảnh ván có khe hở…họ đã vẽ được cung 12 hoàng đạo vẽ dược chòm sao bắc cực, biết được 5 ngôi sao là kim,mộc ,thủy,hỏa,thổ… Trong số đó thành tựu quan trọng nhất là việc phát minh ra lịch.Họ nhận thấy buổi sang sớm khi sao lang bắt đầu mọc cũng là lúc nước song nin lên ,khoảng cách 2 lần mọc là 365 ngày.Một năm chia làm 3 mùa ,mỗi mùa 4 tháng.Lịch của họ là lịch âm,được chia làm 12 tháng.Họ đã biết làm đồng hồ bằng ánh sáng mặt trời,1 ngày chia làm 24 giờ. =>như vậy lịch của người Ai Cập là lịch phát minh từ rất sớm ,tương đối chính xác và thuận tiện.  Toán học. Do yêu cầu phải đo đạc lại ruộng đất bị song nin làm ngập và tính toán vật liệu trong các công trình xây dựng ,từ sớm họ đã biết về toán học. Họ đã sáng tạo ra hệ đếm thập nhị phân.biết làm phép toán cộng trừ,còn nhân chia thì thực hiện phép cộng trừ nhiều lần.Họ còn biết tính diện tích hình tam giác,hình tròn, biết số pi bằng 3,16…  Y học. Biết được nguyên nhân của bệnh tật là do sự rối loạn của mạch máu,biết được vai trò của tim,nhận biết được sự liên quan của mạch máu và tim….
  9. 5.Nghệ thuật Nghệ thuật kiến trúc đã đạt đến trình độ cao .Các công trình kiến trúc tiêu biểu như cung điện ,đền miếu ,đặc biệt là kim tự tháp. Kim tự tháp là những ngôi mộ của các vua Ai Cập thuộc vương triều 3 và 4 thời cổ vương quốc được xây dựng ở vùng Cairo hiện nay. Kim tự tháp bắt đầu xây vào thời Giede,vương triều đầu tiên của vương triều 3 thời kỳ Cổ vương quốc.Kim tự tháp là một ngôi tháp có bậc cao 60m,hình chữ nhật dài 120m,rộng 106m.Xung quanh có đền thờ và mộ.Toàn bộ khu lăng mộ được bao bọc 1 vòng tường bằng đá vôi.Thời kỳ được xây dựng nhiều nhất là vương triều 4,vua đầu tiên là Xnephu.Các vua kế tiếp như Keop,Kephen,…trong số đó có kim tự tháp Keop là tiêu biểu nhất. IV. KIM TỰ THÁP KÊ-ÔP. Được xay dựng theo hình chóp ,đáy là hình vuông mỗi cạnh 230m,4 mặt là những hình vuông mỗi cạnh 230m,4 mặt nghoảnh về 4 hướng đông-tây-nam-bắc.Toàn bộ được xây bằng những tảng đá mài nhẵn ,mỗi tảng nặng 2,5 tấn,tảng nặng nhất là 30 tấn.Dùng 2300000 tảng đá để xây dựng với khối lượng là 2408000m3.Phương pháp xây là ghép các tảng đá với nhau,không dùng vữa nhưng vẫn ăn khít với nhau. Ở mặt phía bắc cách mặt đất hơn 13m có một cánh cửa thông với hầm mộ của kim tự th áp.gồm có 2 hầ m mộ:1 hầm mộ nằm sâu 30m dưới lòng đất và 1 hầm ở giữa kim tự tháp. Qúa trình xây dựng. Kêôp đã huy động toàn bộ lực lượng trong nứơc để làm vệc, đựơc tổ chức một đội gồm 10000 người cứ 3 tháng thì thay phiên nhau một lần .Kim tự tháp được xây dựng ở hữu ngạn sông nin,vì vậy họ phải dùng thuyền chở đá từ hữu ngạn về tả nạn,từ bến đá họ phải xây dựng một con đường bằng những tảng đá nhẵn,dài 900m,rộng 18m.Vói việc xây dựng con đường để chở đá họ đã mất tới 10 năm.Việc xây dựng lên ến 20 năm, không kể thời gian làm đường và xây dựng khu lăng mộ. HỆ QUẢ:Để lại cho văn minh nhân loại những công trình kiến trúc vô giá tuy nhiie6n nó cũng d94 lấy đi nhiều sinh mạng của nhiều người dân Ai Cập…
  10. TÀI LIÊU THAM KHẢO  LỊCH SỬ THẾ GIỚI CỔ ĐẠI(VŨ DƯƠNG NINH-CHỦ BIÊN)  LỊCH SỪ VĂN MINH THẾ GIỚI(LƯƠNG NINH-CHỦ BIÊN)
  11. MỘT VÀI HÌNH ẢNH VỀ KIM TỰ THÁP
nguon tai.lieu . vn