Xem mẫu

1. Lí do chọn đề tài. Ở Việt Nam, ASXH là một trong những trụ cột cơ bản trong hệ thống các chính sách xã hội được Đảng và Nhà nước quan tâm xây dựng. ASXH là nhân tố đảm bảo công bằng xã hội. Thực tiễn phát triển đã cho thấy ASXH có vai trò rất lớn trong việc khắc phục những hệ lụy của phân hóa xã hội, tăng cường gắn kết xã hội, sự đồng thuận và đảm bảo ổn định chính trị. Như chúng ta đều biết, đất nước ta đang trên con đường hội nhập và phát triển, chúng ta hướng mục tiêu trở thành nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa để có thể sánh vai với các nước phát triển trên thế giới. Bên cạnh những thành tựu về kinh tế ­ xã hội thì chúng ta đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nảy sinh từ mặt trái của quá trình phát triển kinh tế ­ xã hội như phân tầng xã hội, quá trình đô thị hóa không đồng bộ, môi trường bị xuống cấp, thất nghiệp, tệ nạn ma túy,người già neo đơn... Dân số nước ta ngày càng già đi, quá trình già hóa dân số diễn ra nhanh chóng kéo theo đó là số lượng người cao tuổi ngày càng tăng lên gây sực ép đối với nền kinh tê ­ xã hội. Xuất phát từ thực tiễn đó, chúng em đã chọn đề tài: "Vai trò của ASXH đối với người cao tuổi " để làm đề tài nghiên cứu, từ đó đưa ra thực trạng, nguyên nhân của công tác ASXH đối với người cao tuổi và từ đó đưa ra giải pháp phù hợp nhằm tạo điều kiện cho người cao tuổi có cuộc sống ổn định và tốt đẹp hơn. 2. Mục tiêu nghiên cứu . Nghiên cứu vai trò của ASXH đối với người cao tuổi để hiểu biết, xem xét,đánh giá, nhận xét, qua đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác ASXH đối với cộng đồng nói chung và người cao tuổi nói riêng. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu. ­ Phân tích cơ sở lí luận thực tiễn về ASXH và vai trò của ASXH đối với người cao tuổi. ­ Nêu và phân tích thực trạng ASXH đối với người cao tuổi. ­ Đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác ASXH đối với người lao động. 4. Phạm vi nghiên cứu. Do thời gian có hạn nên nhóm tập trung vào nghiên cứu vai trò của ASXH đối với người cao tuổi ở Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu. ­ Phương pháp thu thập thông tin. ­ Phương pháp nghiên cứu tài liệu. ­ Phương pháp thống kê. ­ Phương pháp so sánh phân tích. 6. Ý nghĩa, đóng góp của đề tài. ­ Về lí luận: Vấn đề nghiên cứu giúp chúng ta hiểu biết về ASXH nói chung và tầm quan trọng của ASXH đối với các đối tượng trong xã hội và người cao tuổi nói riêng. ­ Về thực tiễn: Vấn đề giúp chúng ta nhận thấy rõ thực trạng về công tác ASXH đói với người cao tuổi hiện nay, nguyên nhân do đâu để từ đó đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện hơn về công tác ASXH đối với người cao tuổi, đảm bảo cuộc sống cho người cao tuổi. 7. Kết cấu của đề tài. Chương 1: Tổng quan về vai trò của an sinh xã hội đối với người cao tuổi Chương 2: Thực trạng vai trò an sinh xã hội đối với người cao tuổi Chương 3: Giải pháp nâng cao vai trò của asxh đối với người cao tuổi Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VAI TRÒ CỦA AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI 1.1. Một số khái niệm có liên quan 1.1.1.Khái niệm An sinh xã hội Theo tổ chức LĐQT (ILO) : ASXH là sự bảo vệ mà xã hội cung cấp cho các thành viên của mình thông qua một loạt các biện pháp công cộng để chống lại tình cảnh khốn khổ về kinh tế và xã hội gây ra bởi tình trạng bị ngưng hoặc giảm sút đáng kể về thu nhập do ốm đau, thai sản, thương tật trong lao động, thất nghiệp, tàn tật, tuổi già và tử vong ; sự cung cấp về chăm sóc y tế và các khoản tiền trợ cấp giúp cho các gia đình đông con. Hiện nay ASXH được hiểu là sự bảo vệ mà xã hội cung cấp cho các thành viên của mình không may lâm vào hoàn cảnh yếu thế trong xã hội thông qua biện pháp cân đối lại tiền bạc và của cải xã hội. Bản chất của ASXH là tạo ra mạng lưới an toàn gồm nhiều tầng, nhiều lớp cho tất cả các thành viên trong trường hợp bị giảm, bị mất thu nhập hay khi gặp những rủi ro xã hội khác. Chính sách ASXH là một chính sách xã hội cơ bản của Nhà nước nhằm thực hiện chức năng phòng ngừa, hạn chế và khắc phục rủi ro, bảo đảm an toàn thu nhập và cuộc sống cho các thành viên trong xã hội do đó vừa có tính kinh tế, vừa có tính xã hội và nhân đạo sâu sắc. 1.1.2. Khái niệm về người cao tuổi Có rất nhiều khái niệm khác nhau về người cao tuổi. Theo quan điểm y học: Người cao tuổi là người ở giai đoạn già hóa gắn liền với việc suy giảm các chức năng của cơ thể Theo WHO: Người cao tuổi phải từ 70 tuổi trở lên. Một số nước phát triển như Đức, Hoa Kỳ… lại quy định người cao tuổi là những người từ 65 tuổi trở lên. Quy định ở mỗi nước có sự khác biệt là do sự khác nhau về lứa tuổi có các biểu hiện về già của người dân ở các nước đó khác nhau. Những nước có hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe tốt thì tuổi thọ và sức khỏe của người dân cũng được nâng cao. Do đó, các biểu hiện của tuổi già thường đến muộn hơn. Vì vậy, quy định về tuổi của các nước đó cũng khác nhau. Về mặt pháp luật: Luật Người cao tuổi Việt Nam năm 2010 quy định: Người cao tuổi là “Tất cả các công dân Việt Nam từ 60 tuổi trở lên”. Theo luật lao động: Người cao tuổi là những người từ 60 tuổi trở lên (với nam), từ 55 tuổi trở lên (với nữ) Tuy nhiên quan niệm này có thể thay đổi theo thời gian khi điều kiện về kinh tế và tuổi thọ trung bình thay đổi. 1.1.1 Một số khái niệm có liên quan. ­ Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. ­ Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiềm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe không vì lợi ích lợi nhuận do nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng đóng góp theo quy định của bảo hiểm y tế. - Trợ cấp xã hội là sự giúp đỡ thêm của nhà nước dành cho các nhóm đối tượng có hoàn cảnh khó khăn nhằm hướng tới bảo đảm các nhu cầu tối thiểu giúp họ phát huy được khả năng tự lo liệu cho cuộc sống của bản thân và gia đình họ 1.4 Sự cần thiết của An sinh xã hội đối với người cao tuổi Thứ nhất, Tỷ lệ người cao tuổi ngày càng gia tăng tạo nên gánh nặng cho quỹ hưu trí. Khi dân số cao tuổi chiếm tỷ lệ cao trong tổng dân số cũng đồng nghĩa với tỷ lệ tham gia lực lượng lao động có xu hướng giảm đi và số người sau 60 tuổi sẽ tăng lên và sống lâu hơn. Như vậy, số người làm ra của cải vật chất cho xã hội sẽ có xu hướng giảm đi và số người thụ hưởng sẽ có xu hướng gia tăng. Điều này ở một khía cạnh nào cũng sẽ tạo ra “gánh nặng” cho quỹ hưu trí quốc gia khi phải chi trả lương hưu nhiều hơn và dài thời gian hơn, trong khi đó số người đóng góp có xu hướng giảm đi tương đối so với số người thụ hưởng (do hệ quả của mức sinh thấp. Thứ hai, Chi phí y tế dành cho người cao tuổi cao Theo quy luật chung, tuổi càng cao, sức khỏe càng giảm. Dù muốn hay không, con người vẫn đối mặt với tình trạng bệnh tật, sức khỏe của mình khi tuổi ngày càng cao trong vòng đời Sinh­ Lão­ Bệnh­ Tử. Khi đã ngoài 60 tuổi, quá trình đồng hóa giảm đi, quá trình dị hóa tăng lên, quá trình lão hóa diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh, đồng thời phát sinh những loại bệnh tật đặc trưng của tuổi già. Mặc dù, nhờ những thành tựu trong phát triển kinh tế cũng như trong tiến bộ của y học, nhưng cơ cấu bệnh tật của dân số nước ta nói chung và của người cao tuổi nói riêng đang chuyển dần từ mô hình bệnh tật của những nước đang phát triển sang của nước phát triển. Cơ cấu bệnh tật hiện nay của nước ta chuyển từ không nhiễm trùng, không lây nhiễm sang các bệnh chủ yếu như cao huyết áp, đột quỵ, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa… (Giang Thanh Long, 2011). Như vậy, cùng với tuổi tác, cơ cấu chi tiêu của người cao tuổi đã thay đổi nhiều, chi phí cho khám, chữa bệnh có xu hướng ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn