Xem mẫu

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong nội dung triển khai chương trình phổ thông mới (bao gồm THCS và THPT) theo chiến lược đổi mới căn bản và toàn diện của Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định, chương trình phổ thông mới phải đáp ứng đồng bộ bốn khâu cơ bản là “đổi mới nội dung, chương trình, sách giáo khoa; đổi mới phương pháp giảng dạy gắn liền với đổi mới và xây dựng đội ngũ giáo viên; tăng cường xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị giảng dạy; đổi mới công tác quản lý giáo dục”. Theo đó, chương trình, sách giáo khoa được coi là khâu đột phá, tạo tiền đề cho việc đổi mới các vấn đề cơ bản của đổi mới giáo dục phổ thông. Cho nên, việc nghiên cứu chương trình, nội dung phổ thông mà giai đoạn đầu là bậc THCS nhằm phục vụ chiến lược đổi mới giáo dục phổ thông có ý nghĩa quan trọng, then chốt trong giai đoạn hiện nay. Bộ môn Lịch sử ở trường THCS trong những năm gần đây đã nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Kể từ khi chương trình mới được đưa vào dạy học đã nhận được phản hồi về sự tích cực, tiến bộ so với các chương trình trước đây và được xã hội thừa nhận. Thế nhưng, cũng trong quá trình thực hiện, chương trình Lịch sử THCS đã bộ lộ nhiều hạn chế. Học sinh ngay từ những lớp học đầu tiên của bậc học THCS đã có “hội chứng” chán, thậm chí sợ học môn Lịch sử. Điều này một phần xuất phát từ đặc thù bộ môn, nhưng phần khác do sự khô khan, thiếu hấp dẫn của chương trình và nội dung Lịch sử THCS. Vì thế, giáo viên khó khăn trong việc truyền đạt, học sinh không hứng thú với việc tiếp nhận, làm cho môn Lịch sử trở thành một “vấn đề” đối với dạy học ở trường phổ thông. Do đó, nghiên cứu về chương trình, nội dung sách giáo khoa Lịch sử THCS hiện hành để từ đó đề xuất giải pháp xây dựng chương trình sách giáo khoa Lịch sử THCS mới sau năm 2015 theo quan điểm của chiến lược đổi mới căn bản toàn diện giáo dục của Bộ Giáo dục và đổi mới bộ môn Lịch sử thực sự quan trọng và cần thiết. Từ ý nghĩa khoa học và thực tiễn nêu trên, chúng tôi chọn vấn đề: Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa Lịch sử bậc Trung học cơ sở (THCS) phục vụ chiến lược đổi mới căn bản toàn diện giáo dục hiện nay làm đề tài nghiên cứu. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nghiên cứu về chương trình, sách giáo khoa Lịch sử ở bậc THCS, các nhà giáo dục, nhà sư phạm tiếp cận ở dưới 3 góc độ cơ bản là nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa (nguyên tắc, nội dung, phương pháp, ưu điểm và nhược điểm); hướng dẫn và biện pháp sử dụng chương trình, sách giáo khoa; góp ý và điều chỉnh chương trình, sách giáo khoa cho phù hợp với thực tiễn. 1. Ngay khi chương trình sách giáo khoa Lịch sử THCS mới được đưa vào sử dụng đã nhận được sự quan tâm nghiên cứu, góp ý từ nhiều nhà nghiên cứu, nhà sư phạm trong đó đáng chú ý là bài viết Vài góp ý về sách giáo khoa môn Lịch sử của tác giả Lê Minh Quốc đăng trên tạp chí Xưa và Nay, Số 39 B năm 2009. Với công trình này tác giả đã trình bày về cấu trúc, nội dung cũng như những vấn đề còn tồn tại, bất cập trong chương trình sách giáo khoa Lịch sử THCS và một số ý kiến đề xuất điều chỉnh những bất cập, hạn chế cho phù hợp. Tác giả đã chỉ ra được những nguyên tắc cơ bản, nội dung, điểm tích cực cũng như những bất cập, hạn chế của chương trình, sách giáo khoa Lịch sử THCS. Từ những nghiên cứu ưu điểm và nhược điểm nêu trên, tác giả đã mạnh dạn đề xuất những giải pháp cụ thể để xây dựng và hoàn chỉnh chương trình, sách giáo khoa Lịch sử bậc THCS. Tuy nhiên, ở mức độ 1 bài báo khoa học nên việc phân tích, trình bày chưa đảm bảo hệ thống và phản ánh hết nguyên tắc, phương pháp, nội dung trình bày sách giáo khoa, chương trình và những vấn đề còn tồn tại, bất cập và giải pháp khắc phục chương trình, sách giáo khoa Lịch sử THCS hiện hành. 2. Sau một thời gian đưa chương trình, sách giáo khoa Lịch sử mới vào dạy học ở bậc THCS, cơ quan pháp lý chịu trách nhiệm lớn nhất về chương trình, sách giáo khoa Lịch sử là Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nhận thấy bên cạnh những mặt tích cực, ưu việt thì còn tồn tại 1 những bất cập, hạn chế của chương trình Lịch sử bậc THCS nên đã có sự điều chỉnh. Sự điều chỉnh đó được thực hiện trong quyết định ban hành về Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học môn Lịch sử, cấp THCS của Bộ Giáo dục và Đào tạo tháng 8 năm 2011; Đề tài cấp Nhà nước trọng điểm về Đánh giá quy trình, tính khoa học, tính sư phạm của chương trình, sách giáo khoa mới môn Lịch sử cấp THCS do Đinh Xuân Lâm chủ biên. Trong công văn hướng dẫn này và trong công trình này, Bộ Giáo dục và Đào tạo, tập thể các tác giả tham gia đề tài đã chỉ ra được những nội dung cần điều chỉnh, bổ sung, bỏ bớt một số nội dung của sách giáo khoa cho phù hợp. Hai công trình này được coi là những công trình đầu tiên của cơ quan chủ quản, những chuyên gia hàng đầu về biên soạn chương trình, sách giáo trong nghiên cứu lại chương trình sách giáo khoa Lịch sử THCS hiện hành để từ đó có sự điều chỉnh trong một chương trình sách giáo khoa Lịch sử bậc THCS cho phù hợp hơn. 3. Ở một hướng tiếp khác, để khắc phục những khó khăn, bất cập cũng như phát huy ưu điểm của sách giáo khoa, chương trình Lịch sử mới, một số công trình với mục tiêu này cũng ra đời, tiêu biểu là cuốn Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử THCS (phần Lịch sử Việt Nam) do tác giả Nguyễn Thị Côi chủ biên. Công trình là sự hướng dẫn hệ thống các kênh hình theo hướng khai thác nhằm hướng đến phát huy tính tích cực của học sinh, đem lại sự hứng thú cho người học, hạn chế những khó khăn, hạn chế của sách giáo khoa, chương trình. Đó cũng được coi là một yếu tố trong cải cách, đổi mới chương trình sách sách giáo khoa Lịch sử bậc THCS, là chiều hướng để nhóm nghiên cứu căn cứ đề xuất giải pháp kiến nghị trong cải cách, đổi mới chương trình. Dù được tiếp cận chương trình sách giáo khoa Lịch sử THCS dưới nhiều phương diện, nhưng có thể nhận thấy rằng thực sự chưa có 1 công trình nghiên cứu chuyên sâu nghiên cứu về chương trình sách giáo khoa Lịch sử bậc THCS. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu được công bố trong các công trình nêu trên là cơ sở để nhóm nghiên cứu tiếp tục phát triển trong đề tài. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu - Nghiên cứu được nguyên tắc, phương pháp, cấu tạo của chương trình Lịch sử THCS hiện hành; những ưu điểm cơ bản về phương pháp, nguyên tắc, nội dung, cách thức xây dựng của chương trình Lịch sử bậc THCS đối với việc dạy học Lịch sử hiện nay. - Đánh giá và chỉ ra được những bất cập, hạn chế cơ bản về chương trình, nội dung sách giáo khoa Lịch sử bậc THCS đối với việc dạy học Lịch sử hiện nay. - Xây dựng các phương án cụ thể về chương trình sách giáo khoa mới sau năm 2015 theo quan điểm của chiến lược đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được các mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài hướng vào việc thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau: - Thứ nhất, nghiên cứu lý luận về xây dựng chương trình, cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng chương trình sách giáo khoa Lịch sử để trên cơ sở đó chỉ ra được cấu tạo, phương pháp, nguyên tắc tổ chức chương trình sách giáo khoa Lịch sử. - Thứ hai, nghiên cứu nội dung chương trình sách giáo khoa, đối sánh với mục tiêu của chương trình, thực tiễn của nhà trường THCS để từ đó chỉ ra được ưu điểm, hạn chế của chương trình này. - Thứ ba, nghiên cứu chiến lược đổi mới căn bản toàn diện của Bộ Giáo dục và Đào tạo, yêu cầu đổi mới chương trình sách giáo khoa Lịch sử THCS, thực tiễn giáo dục lịch sử ở bậc THCS để đề ra hệ thống các giải pháp, kiến nghị. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu 2 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chương trình sách giáo khoa Lịch sử bậc THCS phục vụ chiến lược đổi mới căn bản toàn diện giáo dục. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về phạm vi không gian nghiên cứu: Nghiên cứu chương trình sách giáo Khoa bộ môn Lịch sử ở bậc THCS bao gồm lớp 6, 7, 8, 9. - Về phạm vi nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu đề tài nói trên, nhóm đề tài tập trung nghiên cứu về cấu tạo, nguyên tắc xây dựng, nội dung và ưu điểm cơ bản của chương trình, sách giáo khoa Lịch sử bậc THCS hiện hành; nghiên cứu những hạn chế về cấu tạo, nội dung, phương pháp, tổ chức thực hiện của chương trình sách giáo khoa Lịch sử bậc THCS; nghiên cứu xây dựng khung chương trình sách giáo khoa Lịch sử bậc THCS mới. 5. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu cơ sở lý luận, các nguyên tắc, phương pháp để xây dựng chương trình sách giáo khoa, chương trình sách giáo khoa Lịch sử; cơ sở lý luận để xây dựng hệ thống các giải pháp khắc phục hạn chế, bất cập của chương trình sách giáo khoa Lịch sử bậc THCS hiện hành, chiến lược đổi mới căn bản toàn diện của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Nghiên cứu lý thuyết kết hợp với nghiên cứu thực tiễn: Trên nên tảng lý thuyết về chương trình, sách giáo khoa, nhóm nghiên cứu tiếp cận các chương trình sách giáo khoa Lịch sử các lớp cụ thể ở bậc THCS, từ đó đánh giá với yêu cầu về mặt lý thuyết của một chương trình sách giáo khoa. Đó là điều kiện để nhóm nghiên cứu chỉ ra được những ưu điểm, hạn chế, bất cập của chương trình sách giáo khoa Lịch sử bậc THCS hiện hành so với yêu cầu cần đạt được. - Nghiên cứu dự báo: Từ những nghiên cứu thực tiễn và lý thuyết trên, nhóm nghiên cứu coi đó là cơ sở, kết hợp với những ưu điểm của chương trình sách giáo khoa Lịch sử bậc THCS hiện hành, chiến lược đổi mới căn bản toàn diện của Bộ Giáo dục và Đào tạo để đề xuất chương trình sách giáo khoa Lịch sử bậc THCS mới. 6. Đóng góp của đề tài - Đánh giá được những ưu điểm, bất cập, hạn chế cơ bản của chương trình sách giáo khoa Lịch sử bậc THCS hiện hành nhằm phục vụ hiệu quả cho công tác dạy học và chiến lược đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Kết quả nghiên cứu được khai thác, xây dựng thành hệ thống các giải pháp, đề xuất, kiến nghị gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhằm phục vụ cải cách, xây dựng chương trình sách giáo khoa Lịch sử bậc THCS. - Đề xuất hệ thống các phương án về chương trình sách giáo khoa Lịch sử THCS mới sau năm 2015 theo quan điểm đổi mới căn bản toàn diện của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 7. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài được trình bày gồm có ba chương: - Chương 1: Tổng quan về chương trình sách giáo khoa Lịch sử bậc THCS. - Chương 2: Hạn chế, bất cập của chương trình sách giáo khoa Lịch sử ở bậc THCS trong dạy học hiện nay. - Chương 3: Giải pháp xây dựng chương trình sách giáo khoa Lịch sử bậc THCS phục vụ chiến lược đổi mới căn bản toàn diện giáo dục. 3 NỘI DUNG Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CHƯƠNG TRÌNH SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1. Mục tiêu 1.1.1. Về kiến thức Đối với bậc THCS, mục tiêu chung của bộ môn Lịch sử được xác định là: “Giúp học sinh có được những kiến thức cơ bản, cần thiết về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới, làm cơ sở bước đầu cho việc hình thành thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, truyền thống dân tộc, tạo cho học sinh các năng lực tư duy, hành động, có thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội” [1, tr.113]. Trên cơ sở mục tiêu chung, về mặt kiến thức mục tiêu đầu tiên và được xem là quan trọng là giúp học sinh nhận biết được về tiến trình cơ bản của lịch sử dân tộc. Đây được coi là mục tiêu kiến thức xuyên suốt trong tổ chức xây dựng và thực hiện chương trình: “Đối với học sinh THCS, mục tiêu của môn học này là làm cho học sinh nhận biết được lịch sử dân tộc thông qua sự kiện lịch sử và nhân vật tiêu biểu, có chọn lọc”[12, tr.3]. Sở dĩ, mục tiêu hình thành được ở người học kiến thức nền tảng được coi là chủ yếu vì đó là kiến thức tối thiểu mà một công dân cần tích lũy được sau khi tốt nghiệp THCS, bởi nếu vì nếu không có điều kiện tiếp tục học ở bậc THPT, người học cũng có thể có được sự hiểu biết cơ bản về tiến trình lịch sử dân tộc. Ngay cả những nội dung về kiến thức lịch sử thế giới được trình bày trong chương trình cũng không nằm ngoài mục tiêu là phục vụ trực tiếp cho việc hình thành kiến thức lịch sử dân tộc ở người học. Bởi đơn giản rằng, thông qua việc học lịch sử thế giới trong chương trình, người học sẽ có cái nhìn chung, có mối liên hệ đối với lịch sử nước nhà. Điều này chỉ có ở bậc THCS, khi đến bậc THPT, khi học sinh đã có kiến thức về lịch sử Việt Nam, khối lượng kiến thức lịch sử thế giới vì thế cũng được tăng lên tương ứng không còn hỗ trợ chủ yếu cho mục tiêu phát triển kiến thức lịch sử nước nhà như bậc THCS mà người học sẽ hình thành kiến thức sâu rộng hơn về lịch sử thế giới. Khi thực hiện mục tiêu hình thành kiến thức cơ bản về lịch sử dân tộc cho học sinh, việc dạy học chương trình sách giáo khoa Lịch sử bậc THCS phải đảm bảo được rằng những kiến thức đó phải là những kiến thức tiêu biểu nhất, khái quát được sự phát triển của lịch sử dân tộc: “Học sinh cần phải có kiến thức cơ bản và hệ thống về lịch sử nhưng không phải là học lịch sử các triều đại mà chỉ học những điều tiêu biểu nhất của từng thời kỳ lịch sử” [12, tr.4]. Dù vậy, việc thực hiện, xây dựng và mục tiêu kiến thức của chương trình ngoài đảm bảo bảo tính thống nhất, liên tục còn phải đảm bảo tính đa dạng, phong phú trong cái thống nhất đó nhưng không được làm đảo lộn, gây lộn xộn trong mục tiêu của người học như thế mới đảm bảo việc hình thành được kiến thức cơ bản của học sinh trong tiến trình phong phú, đa dạng của lịch sử dân tộc. Ngoài ra, trong mục tiêu kiến thức mà chương trình sách giáo khoa Lịch sử bậc THCS đạt được cũng cần đảm bảo rằng những kiến thức được xây dựng và đưa vào dạy học phải phù hợp và mang tính vừa sức đối với học sinh THCS. Đồng thời, những tri thức vừa sức đó phái được xây dựng và hình thành trên một nền tảng đúc rút từ những sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử cụ thể chứ không phải là trên một nền tảng lý luận xa vời đối với học sinh: “Phù hợp với nhận thức lứa tuổi tuổi 14 – 16, lịch sử nên được nhận biết qua các sự kiện cụ thể chứ không phải thông qua những bài khô khan, chứa đựng nhiều lý luận, nhưng trang sử “vô nhân xưng” như đã có người phê phán”[12, tr.4]. Làm được điều này là không phải là dễ, nó đòi hỏi khi xây dựng chương trình ngoài việc dựa trên nền tảng cơ sở lý luận vững chắc thì còn phải biết “ẩn” hệ thống các phương pháp luận ấy đằng sau để học sinh ở bậc này tiếp nhận lịch sử một cách dễ dàng, bởi vì đối với học sinh ở lứa tuổi việc đặt ra mục tiêu hình thành phương pháp luận nhận thức xã hội là quá sức, không phù hợp với thực tiễn. Trên cơ sở mục tiêu chung đó mỗi lớp học, 4 mỗi bậc học, mục tiêu về mặt kiến thức cũng có sự khác biệt, nhằm đảm bảo mục tiêu chung của bộ môn Lịch sử ở bậc THCS. 1.1.2. Về tư tưởng, tình cảm, thái độ Theo mục tiêu chung của bậc THCS, Bộ Giáo dục và Đào tạo khi biên soạn chương trình sách giáo khoa bậc THCS đã xác định, mục tiêu về tư tưởng, tình cảm, thái độ mà sau khi hoàn thành bậc THCS học sinh đạt được thông qua bộ môn Lịch sử là “làm cơ sở bước đầu cho việc hình thành thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, truyền thống dân tộc, tạo cho học sinh các năng lực tư duy, hành động, có thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội” [1, tr.113]. Với mục tiêu chung đó, mỗi đơn vị kiến thức, mỗi bài, chương và mỗi khối lớp trong nội dung xây dựng sách giáo khoa đều thể hiện những tư tưởng, tình cảm, thái độ mà học sinh cần được hình thành. Trên cơ sở đó, chúng tôi thông kê các mục tiêu cơ bản của lớp 6, 7, 8, 9 mà học sinh cần đạt được sau khi học xong môn Lịch sử, làm tiền đề cho việc hình thành mục tiêu chung mà môn Lịch sử cần hình thành về tư tưởng, thái độ, tình cảm đối với học sinh. Ở mỗi khối lớp, mục tiêu về tư tưởng, tình cảm, thái độ được hình thành ở mức độ cao hơn. Các mục tiêu này được xây dựng trên nền tảng mục tiêu kiến thức cung cấp cho học sinh. Do đó, ở mỗi lớp, mỗi chương, mỗi bài và đơn vị kiến thức mục tiêu về tư tưởng, thái độ, tình cảm cũng có sự khác biệt, nhưng cũng hướng đến mục tiêu chung cơ bản của lớp, của bậc THCS. Nhìn chung, mục tiêu về tư tưởng tình cảm, thái độ là một trong những mục tiêu cơ bản mà chương trình sách giáo khoa Lịch sử bậc THCS khi xây dựng hướng đến. Mục tiêu này có mối quan hệ chặt chẽ với mục tiêu về mặt kiến thức, phản ánh mục tiêu kiến thức. Do đó, việc xây dựng mục tiêu kiến thức đảm bảo yêu cầu mục tiêu bậc THCS là cơ sở để đạt được mục tiêu về tư tưởng, tình cảm thái độ mà sách giáo khoa Lịch sử bậc THCS đặt ra. 1.1.3. Về kỹ năng Xét về tổng thể, thông qua trình bày các nội dung kiến thức, chương trình sách giáo khoa Lịch sử với quá trình dạy học sẽ góp phần thực hiện mục tiêu “hình thành năng lực phát hiện, đề xuất và giải quyết vấn đề trong dạy học Lịch sử” [12, tr.4]. Từ mục tiêu chung đó, thông qua chương trình sách giáo khoa Lịch sử sẽ hình thành các kỹ năng tương ứng dưới đây. Bảng 1.1.3: Mục tiêu về kỹ năng cơ bản của chương trình sách giáo khoa Lịch sử bậc THCS TT 1 2 3 Tên kỹ năng Tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử Kỹ năng thực hành bộ môn Lịch sử Kỹ năng xác định mối liên hệ và vận dụng mối liên hệ Mô tả các kỹ năng - Hình thành, tái hiện các sự kiện, hiện tượng, các nhân vật lịch sử có ảnh hưởng, tác động to lớn đến tiến trình lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới, lịch sử địa phương - Kỹ năng sử dụng bản đồ, lược đồ, sơ đồ (quan sát, đọc, hiểu, trình bày) về các chiến dịch, trận đánh, các khu vực địa lý,…. - Kỹ năng xây dựng các niên biểu, đồ thị về các sự kiện, các chiến dịch, các cuộc chiến tranh, về các thành tựu kinh tế văn hóa xã hội - Kỹ năng khai thác, tái hiện kiến thức lịch sử thông qua các tư liệu, hiện vật lịch sử như tranh, ảnh, hiện vật khảo cổ, hiện vật bảo tàng, phim tư liệu,.. - Xác định được mối liên hệ giữa các sự kiện trong tiến trình lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới, lịch sử dân tộc với giữa các sự kiện, hiện lịch sử thế giới, lịch sử địa phương với lịch sử dân tộc để 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn