Xem mẫu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Đề tài nghiên cứa khoa học: THỰC TRẠNG BẢO VỆ RỪNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
  2. Mục lục PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................ 3 1.Lý do chọn chuyên đề. ............................................................................ 3 Mục đích nghiên cứu. ................................................................................ 5 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU. ........................................................ 6 CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN .................................... 6 1.1. Vai trò của rừng .................................................................................. 6 1.1.1. Vai trò phát triển kinh tế - xã hội: ............................................... 6 1.1.2. Vai trò phòng hộ và bảo vệ môi trường sống: .............................. 7 1.2. Quan điểm và mục tiêu bảo vệ rừng ................................................ 8 1.2.1. Quan điểm. ................................................................................... 8 1.2.2. Mục tiêu ....................................................................................... 9 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG BẢO VỆ RỪNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY............................................................................................................. 10 2.1. Diện tích rừng và đất rừng hiện nay.............................................. 10 2.2. Tình hình cháy rừng và chặt phá rừng hiện nay ................................ 11 2.3. Diện tích rừng bị chặt phá trái phép tăng báo động........................... 16 2.4. Tình hình bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay. .................................... 17 2.4.1. Bộ máy bảo vệ rừng của Việt Nam ............................................ 17 2.4.2. Bảo vệ rừng và thừa hành pháp luật 2009 .................................. 17 2.4.3. Tình hình ngăn chặn nạn phá rừng hiện nay. ............................. 21 2.4.4. Xóa 30% tụ điểm phá rừng, khai thác lâm sản trái phép ............ 23 CHƯƠNG III: NGUYÊN NHÂN VÀ BẢO VỆ RỪNG HIỆN NAY ......... 24 3.1. Nguyên nhân dẫn đến diện tích rừng bị suy giảm. ............................ 24 3.2. Biện pháp bảo vệ rừng. ..................................................................... 26 3.2.1. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức về quản lý bảo vệ rừng. ......................................................................................... 26 3.2.2. Quy hoạch, xác định lâm phận các loại rừng ổn định. ............... 27 3.2.3. Hoàn thiện thể chế, chính sách và pháp luật. ............................. 27 3.2.4. Nâng cao trách nhiệm của chủ rừng, chính quyền các cấp và sự tham gia của các ngành, các tổ chức xã hội vào bảo vệ rừng. .............. 29 3.2.5. Củng cố tổ chức, nâng cao năng lực của lực lượng kiểm lâm. ... 31 3.2.6. Hỗ trợ nâng cao đời sống người dân. ......................................... 32 3.2.7. Xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư trang thiết bị bảo vệ rừng. ........ 33 3.2.8. Ứng dụng khoa học công nghệ. .................................................. 33 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 35 KẾT LUẬN ................................................................................................. 35 KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 37
  3. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Lý do chọn chuyên đề. Vốn được mệnh danh là "lá phổi " của trái đất, rừng có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái và sự đa dạng sinh học trên hành tinh chúng ta. Bởi vậy, bảo vệ rừng và nguồn tài nguyên rừng luôn trở thành một nội dung, một yêu cầu không thể trì hoãn đối với tất cả các quốc gia trên thế giới trong cuộc chiến đầy gian khó hiện nay nhằm bảo vệ môi trường sống đang bị huỷ hoại ở mức báo động mà nguyên nhân chủ yếu là do chính hoạt động của con người gây ra. Trên phạm vi toàn thế giới, chỉ tính riêng trong vòng 4 thập niên trở lại đây, 50% diện tích rừng đã bị biến mất do nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo tính toán của các chuyên gia của Tổ chức nông - lương thế giới (FAO) thì hàng năm có tới 11,5 triệu hecta rừng bị chặt phá và bị hoả hoạn thiêu trụi trên toàn cầu, trong khi diện tích rừng trồng mới chỉ vỏn vẹn 1,5 triệu hecta. Rừng nguyên sinh bị tàn phá, đất đai bị xói mòn dẫn tới tình trạng sa mạc hoá ngày càng gia tăng. Nhiều loài động - thực vật, lâm sản quý bị biến mất trong danh mục các loài quý hiếm, số còn lại đang phải đối mặt với nguy cơ dần dần bị tuyệt chủng. Nghiêm trọng hơn, diện tích rừng thu hẹp trên quy mô lớn đã làm tổn thương "lá phổi" của tự nhiên, khiến bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng, mất cân bằng, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người và đời sống động, thực vật.v.v... Là một quốc gia đất hẹp người đông, Việt Nam hiện nay có chỉ tiêu rừng vào loại thấp, chỉ đạt mức bình quân khoảng 0,14 ha rừng, trong khi mức bình quân của thế giới là 0,97 ha/ người. Các số liệu thống kê cho thấy, đến năm 2000 nước ta có khoảng gần 11 triệu hecta rừng, trong đó rừng tự nhiên chiếm khoảng 9,4 triệu hecta và khoảng 1,6 triệu hecta rừng trồng; độ che
  4. phủ của rừng chỉ đạt 33% so với 45% của thời kì giữa những năm 40 của thế kỉ XX. Tuy nhiên, nhờ có những nỗ lực trong việc thực hiện các chủ trương chính sách của Nhà nước về bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, "phủ xanh đất trống đồi núi trọc" nên nhiều năm gần đây diện tích rừng ở nước ta đã tăng 1,6 triệu hecta so với năm 1995, trong đó rừng tự nhiên tăng 1,2 triệu hecta, rừng trồng tăng 0,4 triệu hecta. Công tác quản lí, quy hoạch tài nguyên rừng cũng có những chuyển động tích cực. Trên phạm vi cả nước đã và đang hình thành các vùng trồng rừng tập trung nhằm cung cấp nguyên liệu cho sản xuất. Chẳng hạn, vùng Đông bắc và Trung du Bắc bộ đã trồng 300 nghìn hecta rừng nguyên liệu công nghiệp, Bắc Trung bộ có 70 nghìn hecta rừng thông. Ngoài ra, hơn 6 triệu hecta rừng phòng hộ và 2 triệu hecta rừng đặc dụng được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm bảo vệ môi trường, bảo vệ tính đa dạng sinh học; có tới 15 vườn quốc gia và hơn 50 khu bảo tồn thiên nhiên được xây dựng, quy hoạch và quản lí... Trong 10 năm qua, hàng năm giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt xấp xỉ 6 nghìn tỷ đồng, chiếm 5-7% giá trị sản lượng nông, lâm thuỷ sản. Mặc dù có những kết quả tích cực trong quy hoạch, sản xuất cũng như trong bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng, song nhìn chung chất lượng rừng ở nước ta hiện nay vẫn còn rất thấp, rừng nước ta đã ít mà trong đó có tới hơn 6 triệu hecta rừng nghèo kiệt, năng suất rừng trồng còn thấp. Đặc biệt, nguồn tài nguyên rừng nước ta vẫn tiếp tục đứng trước những nguy cơ nghiêm trọng như bị huỷ hoại, suy thoái, giảm sút và mất dần tính đa dạng sinh học của rừng đã thực sự là những lời cảnh báo nghiêm khắc đối với chúng ta trong "sứ mệnh" bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng nói riêng và bảo vệ môi trường sống- chiếc nôi dung dưỡng sự sống của con người - nói chung. Vì vậy chúng tôi chọn chuyên đề “ Bảo vệ rừng” để nghiên cứu.
  5. Mục đích nghiên cứu. Tình hình bảo vệ rừng việt Nam. Đưa ra một số giải pháp bảo vệ rừng. Bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn bảo vệ rừng.
  6. PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU. CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 1.1. Vai trò của rừng 1.1.1. Vai trò phát triển kinh tế - xã hội: Trong các sản phẩm do tài nguyên rừng mang lại phải kể đến gỗ. Sản phẩm gỗ cung cấp cho nghành công nghiệp, nông nghiệp, công nghiệp xây dựng cơ bản, giao thông vận tải và trong mỗi gia đình. Ngày nay, hầu như không có một nghành nào không dùng tới gỗ, vì nó là nguyên liệu phổ biến, dễ gia công, chế biến và nhiều tính năng ưu việt khác nên được nhiều người sử dụng. Trong quá trình phát triển của xã hội, dưới tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ, người ta đã sản xuất ra nhiều sản phẩm thay thế gỗ. Tuy nhiên, nhu cầu về gỗ và các sản phẩm về gỗ không ngừng tăng lên cả về số lượng lẫn chất lượng. Ngoài sản phẩm gỗ, rừng còn cung cấp các sản phẩm ngoài gỗ như: tre, nứa, song mây, các loại đặc sản rừng, động vật, thực vật rừng có giá trị cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Các động vật từ rừng là các sản phẩm quý hiếm và có giá trị kinh tế cao. Đối với thực vật rừng, có rất nhiều loại được dùng làm thực phẩm như nấm, mộc nhĩ, măng, các loại rau rừng… Rừng còn là nguồn cung cấp các dược liệu quý hiếm phục vụ cho nhu cầu chữa bệnh và nâng cao sức khỏe cho con người. Mặt khác, rừng còn cung cấp gỗ và các đặc sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu cho nên đã tạo ra nguồn thu nhập về tài chính cho ngân sách Trung ương và địa phương, góp phần vào quá trình tích lũy cho nền kinh tế quốc dân. Rừng cũng là nguồn thu nhập chính của cư dân sống gần
  7. rừng. Lâm nghiệp thực hiện chính sách giao đất, giao rừng đến hộ gia đình và cộng đồng địa phương, đã thu hút cư dân địa phương tham gia vào các hoạt động trồng, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ rừng, khai thác và chế biến lâm sản, góp phần vào việc tạo công ăn việc làm cho người lao động, giải quyết một vấn đề bức xúc hiện nay vùng trung du và miền núi. 1.1.2. Vai trò phòng hộ và bảo vệ môi trường sống:  Về tác dụng phòng hộ: Rừng có khả năng cải tạo khí hậu, ngăn cản gió nóng, gió lạnh, hạn chế tác hại của gió bão, bảo vệ mùa màng nông ngiệp và nâng cao năng suất hoa màu. Trên những vùng đất bị úng nước, chua phèn, rừng tràm có tác dụng cải tạo đất từ hoang hóa thành vùng sản xuất thuận lợi. Ở những vùng núi cao, rừng có tác dụng phòng hộ đầu nguồn, nuôi dưỡng nguồi nước, điều tiết nước và cung cấp nước cho các dòng sông, chống lại mọi sự biến động nguy hại khác cho dòng chảy như làm giảm các chất lắng đọng trong các dòng sông, góp phần ngăn chặn hiện tượng bồi đắp của các hồ chứa nước, các hệ thống tưới tiêu của sông, các công trình thủy điện. Ở những vùng ven biển, rừng cây ngập mặn không chỉ chống gió bão mà còn ngăn chặn sự di động của các cồn cát phủ ven biển, cố định phù sa tạo điều kiện cho đất bồi tụ, chắn sóng và bảo vệ đê ven biển. Đặc biệt, rừng chống cát bay ở vùng ven biển Miền Trung đã ngăn cản cát vùi lấp xóm làng, nhà cửa, đường xá… và biến vùng đất cát trắng thành vùng đất canh tác... Chính vì tác dụng phòng hộ nói trên, người ta đã ví “rừng là người vệ sĩ của nhà nông”.  Về tác dụng cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường sống: Khoa học ngày nay đã đủ dẫn liệu chứng minh rằng rừng là lớp thảm thực vật có tác dụng lớn nhất trong việc chống ô nhiễm môi trường. Rừng là “lá phổi xanh” của trái đất thải ra 02 và hấp thụ C02 của khí quyển trong quá
  8. trình đồng hóa của cây xanh đối với môi trường. Rừng tạo ra sự trong sạch bầu khí quyển, giữ cân bằng lượng 02 và C02 trong khí quyển, duy trì sự sống trên hành tinh của chúng ta. Rừng là tấm màn xanh coi giữ và làm sạch các nguồn nước, tục ngữ Ấn Độ có câu “rừng là nguồn nước, nước là sự sống”. Vì vậy, số phận của rừng là số phận của hành tinh chúng ta “nếu rừng nhiệt đới không còn sẽ có khoảng 1 tỷ người không có nguồn sống”. Theo tính toán khoa học, mỗi quốc gia cần có ít nhất 1/3 diện tích rừng che phủ phải phân bố đều trên diện tích cả nước và phân bố trọng điểm là vùng đầu nguồn. Xã hội càng phát triển, vai trò của rừng càng trở nên cực kỳ quan trọng. Hiệu quả cân bằng sinh thái của rừng không chỉ tính bằng những giá trị kinh tế thông thường. Có thể nói chắc chắn thảm thực bì rừng không còn thì sự sống trên hành tinh chúng ta cũng sẽ bị mất theo. Ngoài hai tác dụng cung cấp và tác dụng phòng hộ, duy trì cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường sống, rừng còn có tác dụng quốc phòng, hình ảnh rừng là căn cứ địa cách mạng “rừng che bộ đội rừng vây quân thù” rất gần gũi với truyền thống lịch sử chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. Rừng còn có giá trị xã hội, cảnh quan du lịch, làm tăng vẻ đẹp cho non sông đất nước. Rừng là nơi tham quan, du lịch, nghỉ mát, rừng và cảnh quan rừng có thể làm tăng sức khỏe cho con người, làm mạnh thêm quan niệm về đạo đức… 1.2. Quan điểm và mục tiêu bảo vệ rừng 1.2.1. Quan điểm. - Bảo vệ rừng là trách nhiệm của toàn dân, các cấp, các ngành, trong đó kiểm lâm là lực lượng nòng cốt. - Bảo vệ chặt chẽ đối với rừng tự nhiên, đặc biệt là rừng đặc dụng và rừng phòng hộ, mở rộng quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh và nâng cao
  9. trách nhiệm tự bảo vệ đối với rừng sản xuất của chủ rừng. Các chủ rừng có diện tích rừng lớn phải có lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách. - Bảo vệ rừng gắn với phát triển, sử dụng rừng bền vững, duy trì diện tích lâm phần rừng ổn định, chú trọng bảo vệ rừng tận gốc và kiểm soát lâm sản tại nơi chế biến, tiêu thụ, hạn chế kiểm soát trong lưu thông. 1.2.2. Mục tiêu a) Mục tiêu tổng quát: - Nâng cao năng lực quản lý bảo vệ rừng, bảo vệ ổn định lâm phận các loại rừng; phát huy vai trò, lợi thế của từng loại rừng, trên cơ sở bảo tồn, sử dụng, cung cấp các dịch vụ và phát triển rừng bền vững, góp phần phát triển kinh tế và xã hội, duy trì các giá trị đa dạng sinh học của rừng, góp phần tích cực bảo vệ môi trường và thích ứng, giảm thiểu biến đổi khí hậu. b) Mục tiêu cụ thể: - 8,5 triệu hécta rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn được bảo vệ nghiêm ngặt, từng bước chấm dứt tình trạng khai thác trái phép, cháy rừng đối với hai loại rừng này. - Giảm căn bản tình trạng vi phạm các quy định của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng phá rừng trái phép và thiệt hại do cháy rừng gây ra; bảo đảm kinh doanh bền vững đối với rừng sản xuất. - Xóa bỏ căn bản các tụ điểm khai thác, kinh doanh buôn bán lâm sản trái phép; chấm dứt tình trạng chống người thi hành công vụ. - Tăng độ che phủ của rừng lên 43% vào năm 2010, cải thiện chất lượng rừng đáp ứng yêu cầu về phòng hộ, bảo tồn đa dạng sinh học.
  10. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG BẢO VỆ RỪNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1. Diện tích rừng và đất rừng hiện nay. Tính đến 2008, tổng diện tích tự nhiên các đơn vị được giao theo quyết định và quy hoạch cho các dự án trồng rừng là: 176.117 ha, bao gồm Đất rừng sản xuất; 129.948ha - Rừng tự nhiên: 30.786 ha - Rừng trồng: 42.643 ha - Đất trống: 56.519 ha Đất rừng phòng hộ: 30.861 ha - Rừng tự nhiên: 13.573 ha - Rừng trồng: 7.123 ha - Đất trống: 10.165 ha. Đất rừng đặc dụng: 631.8 ha. Đất khác: 14.677 ha. Đất dự kiến trả về địa phương: 35.853 ha Về cơ bản công tác rò soát đất đai của tổng công ty lam nghiệp việt Nam đã thực hiện song, các đơn vị trực thuộc đang thực hiện quy hoạch sử dụng đất đai và đang khẩn trương hoàn thành thủ tục với các ban ngành của tunhr để được thuê đất, cấp giấy chứng nhận để sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Các số liệu thống kê cho thấy, đến năm 2000 nước ta có khoảng gần 11 triệu hecta rừng, trong đó rừng tự nhiên chiếm khoảng 9,4 triệu hecta và khoảng 1,6 triệu hecta rừng trồng; độ che phủ của rừng chỉ đạt 33% so với 45% của thời kì giữa những năm 40 của thế kỉ XX Trên phạm vi toàn thế giới, chỉ tính riêng trong vòng 4 thập niên trở lại đây, 50% diện tích rừng đã bị biến mất do nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo tính toán của các chuyên gia của Tổ chức nông - lương thế giới (FAO)
  11. thì hàng năm có tới 11,5 triệu hecta rừng bị chặt phá và bị hoả hoạn thiêu trụi trên toàn cầu, trong khi diện tích rừng trồng mới chỉ vỏn vẹn 1,5 triệu hecta. Rừng nguyên sinh bị tàn phá, đất đai bị xói mòn dẫn tới tình trạng sa mạc hoá ngày càng gia tăng. Nhiều loài động - thực vật, lâm sản quý bị biến mất trong danh mục các loài quý hiếm, số còn lại đang phải đối mặt với nguy cơ dần dần bị tuyệt chủng. Nghiêm trọng hơn, diện tích rừng thu hẹp trên quy mô lớn đã làm tổn thương "lá phổi" của tự nhiên, khiến bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng, mất cân bằng, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người và đời sống động, thực vật.v.v... 2.2. Tình hình cháy rừng và chặt phá rừng hiện nay Từ đầu năm đến nay, số vụ cháy rừng tăng đột biến. Cả năm 2009 cháy gần 1.500 ha rừng thì chỉ trong hơn 2 tháng đầu năm 2010 cháy rừng đã gây thiệt hại vượt qua con số này. Thống kê từ hệ thống ảnh vệ tinh địa tĩnh của Cục Kiểm lâm, tổng số điểm cháy trong tháng 1/2010 là 961 điểm; tháng 2/2010 là 2.760 điểm. Khi xảy cháy ở rừng Hoàng Liên, lúc đầu tôi cũng nhận được số liệu báo cáo của tỉnh Lào Cai là diện tích thiệt hại lên đến 1.700, rồi sau đó thống kê lại con số là 1000 ha. Qua quan sát tính toán nhanh thông qua ảnh vệ tinh, thì con số thiệt hại của rừng Hoàng Liên là hơn 700 ha. Đến ngày 8/3/2010 toàn bộ các điểm cháy tại rừng Tà Xùa cũng đã được dập tắt, thiệt hại do cháy rừng Tà Xùa là hơn 60 ha. Theo số liệu thống kê, cảnh báo tình hình tàn phá rừng U Minh, đây là khu rừng thuộc vào rừng bảo vệ Quốc gia, nhưng chúng ta thấy được hậu quả khôn lường của những vụ tàn phá rừng trước đây và gần đây nhất là thảm họa cháy rừng U Minh (3/2002), đã khiến cho gần 8 nghìn hecta rừng U
  12. Minh Thượng và U Minh Hạ bỗng chốc trở thành đống tro tàn, đã thực sự là những lời cảnh báo nghiêm khắc đối với chúng ta trong "sứ mệnh" bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng nói riêng và bảo vệ môi trường sống- chiếc nôi dung dưỡng sự sống của con người - nói chung. Cũng cần nhấn mạnh rằng, những cánh rừng tràm bạt ngàn đầy tính huyền thoại của U Minh xưa không chỉ bị huỷ hoại, bị biến mất do hoả hoạn mà còn do hậu quả tai hại của nạn chặt phá rừng bừa bãi để trồng rẫy, trồng lúa, nuôi tôm và nạn lâm tặc hoành hành. Tuy chưa có số liệu thống kê cụ thể, nhưng theo nhiều ý kiến thì những thiệt hại của sự tàn phá rừng từ những lí do nêu trên có lẽ cũng không thua kém là bao so với những thảm hoạ cháy rừng. Tổng diện tích rừng U Minh ( gồm U Minh Thượng và U Minh Hạ) sau thảm họa cháy vừa qua chỉ còn lại khoảng 60 nghìn hecta - một con số nhỏ nhoi so với diện tích hơn 200 nghìn hecta vốn có của nó 50 năm trước. Thực tiễn ở U Minh cho thấy, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng cần phải được tiếp cận và tiến hành gắn liền với các biện pháp quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội để "người dân có thể dựa được vào rừng để sống, nhưng cũng có biện pháp bảo vệ và phát triển rừng có hiệu quả nhất" như tinh thần ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ thời gian gần đây.
  13. (Hình ảnh cháy rừng U Minh) Số liệu cháy rừng năm 2008 Từ ngày 01 tháng 01 năm 2008 đến hết ngày 31 tháng Đơn Phòng cháy rừng Cháy rừng Học tập Máy Đường Chòi Tổ đội Ban Số vụ Diện tích Rừng Rừng Vị móc băng canh trồng móc CĐ TN 1. An Giang 62 49 19 47 27 2 87.00 87 2. Bình Định 2 31 470 120 4 68.02 68 3. Bình Dương 2 41 5 4 4 1 0.50 0 4. Bắc Giang 8 27 350 3 352 105 15 16.63 16 5. Bắc Kạn 1350 130 1 4.00 4 6. Bạc Liêu 3 2 3 2 7. Bắc Ninh 23 28 2 1.70 1 8. Bình Phước 56 6 11.20 4.30 6 9. Bà Rịa V.Tàu 41 2917 17 291 48 1 6.00 6 10. Bình Thuận 50 44 2 262 78 11.Bến Tre 12. Cao Bằng 2084 206 11 34.98 18.30 16
  14. 13. Cà Mau 1 5 576 123 16 11 2 2.65 2 14. Điện Biên 11 9 1179 115 15. Đắc Lắc 120 140 2 21.06 21 16. Đồng Nai 6 118 4,568.0 62 170 62 17. Đắc Nông 25 260 5 134 63 18. Đồng Tháp 15 59 570 29 50 14 9 179.78 179 19. Gia Lai 392 22 417 176 3 62.90 62 20. Hậu Giang 1 2 119 14 51 14 21. Hoà Bình 1 26 1337 223 22. TP HCM 39 54 66 11 19 23. Hải Dương 15 85 3 20 33 1 0.18 0 24. Hà Giang 14 9 48 516 207 2 16.63 8.00 8 25. Hà Nam 42 10 12 26. Hà Nội 4 37 12 27. Hải Phòng 13 31 4 4.67 4 28. Hà Tây 6 36 55 18 79 57 29. Hà Tĩnh 25 137 22 135 14 17 109.60 109 30. Hưng Yên 31. Kiên Giang 9 32. Khánh Hoà 2 110 173 3 375 114 2.51 2 33. Kon Tum 109 1271 99 704 95 4 28.31 5.41 22 34. Long An 50 1998.1 44 117 62 2 27.50 27 35. Lào Cai 24 284 186 9 1978 171 5 2.63 1.50 1 36. Lai Châu 33 26 843 101 5 34.67 0.27 34 37. Lâm Đồng 4 174 20 239 130 2 1.00 0.70 0 38. Lạng Sơn 15 37 208.70 208 39. Nghệ An 13 256 84 3159 313 11 9.70 9 40. Ninh Bình 8 50 41. Nam Định 42. Ninh Thuận 10 28 193 35 18 23.05 21.25 1 43. Phú Thọ 10 76 3 800 188 3
  15. 44. Phú Yên 5 1 130 38 4 147.10 147 45. Quảng Bình 17 481 65 7 13.00 13 46. Quảng Nam 3 31 1 651 162 47. Quảng Ngãi 1 14 4 704 76 5 15.70 15 48. Quảng Ninh 5 841 25 654 155 29 96.12 96 49. Quảng Trị 312 62 13 152.30 152 50. Sơn La 1 2.00 2 51. Sóc Trăng 21 20 1 52. Thanh Hoá 375 19 60 27 1457 230 3 13.56 13 53. Thái Nguyên 12 1 1106 119 8 11.85 11 54. Tây Ninh 9 90 9 26 24 7 15.15 1.50 13 55. TP Đà Nẵng 7 25 3 30 16 56. T Quang 1658 166 11 32.21 32 57. T.T Huế 61 355 72 552 147 13 55.54 55 58. Trà Vinh 59. VQG B.Mã 14 60 4 9 1 60. VQG Ba Vì 47 35 9 1 61. VQG CP 17 7 7 3 20 62. VQG C.Tiên 13 10 6 8 1 63. Vĩnh Phúc 1 10 3 106 28 3 2.80 2 64. VQG T.Đảo 133 56 13 133 26 1 0.14 0.14 65. VQG Yodon 32 93 6 9 66. Yên Bái 2 89 1 733 189 7 26.70 26 Tổng cộng 505 1580 16259.13 926 26357 4802 282 1549.74 61.37 1488.3 792 4,746.72 Cùng kỳ năm trước So sánh 36% 33% (Nguồn từ cục thống kê)
  16. 2.3. Diện tích rừng bị chặt phá trái phép tăng báo động. Diện tích rừng bị chặt phá và cháy tăng gấp 2,6 lần cùng kỳ năm trước. Tổng cục thống kê cho thấy trong hai tháng đầu năm 2010 diện tích rừng bị cháy và phá lên tới1.210,8 ha, gấp 2,6 lần so với cung kỳ năm trước. Trong đó diện tích rừng bị cháy 1029,4 ha, gấp 2,7 lần, diện tích rừng bị chặt phá 181,4 ha giảm 42 %. Những tỉnh có diện tích rừng bị chặt phá nhiều nhất gồm Bình Phước 671ha (tăng gấp 7 lần so với cùng kỳ năm ngoái), Kon Tum 54ha (tăng 7 lần), Ninh Thuận 35ha (tăng 4 lần), Gia Lai 84ha (tăng gấp 3,5 lần), Lâm Đồng 170ha (tăng 3 lần)... (160ha rừng phòng hộ khu vực hồ Núi Cốc (Thái Nguyên) nay đã bị đốn trụi). Theo Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm Lê Văn Thăng, một số vụ phá rừng trọng điểm còn đe dọa nghiêm trọng đến cảnh quan và việc bảo vệ, phòng chống thiên tai của rừng, điển hình như vụ chặt trắng 160ha rừng phòng hộ khu vực Hồ Núi Cốc (Thái Nguyên); vụ phá 386ha rừng phòng hộ ven biển,
  17. diễn ra từ năm 2001, để nuôi trồng thủy sản tại Tràng Cát (Hải An, Hải Phòng), trong khi đây là khu vực rừng do Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trồng bằng nguồn tài trợ của Nhật Bản. Và mới đây nhất là tình trạng phá rừng, bao chiếm đất để trồng cây công nghiệp rồi sang nhượng trái phép ở Đắk Nông, Bình Phước, Bình Thuận... Cục Kiểm lâm nhận định, mặc dù tổng số vụ vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý, bảo vệ rừng có giảm so với trước (khoảng 34%), song, mức độ vi phạm lớn hơn và diễn biến phức tạp. Các hành vi chặt phá rừng trái phép gia tăng đáng kể, có những vụ huy động tới 200-300 người có tổ chức dùng gậy, đá chống đối và hành hung các lực lượng kiểm lâm, làm nhiều người bị thương. Đặc biệt, tại các vùng trọng điểm ở Tây Nguyên và Nam Trung Bộ chưa triển khai các biện pháp giải quyết có hiệu quả 2.4. Tình hình bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay. 2.4.1. Bộ máy bảo vệ rừng của Việt Nam Theo số liệu thống kê đến đầu năm 2010, tổ chức kiểm lâm gồm Cục Kiểm lâm, 3 cơ quan kiểm lâm vùng, 63 chi cục kiểm lâm; 30 vườn quốc gia, 424 hạt kiểm lâm, 15 hạt phúc kiểm lâm sản, 77 đội kiểm lâm cơ động, 109 hạt kiểm lâm rừng đặc dụng, phòng hộ. Cả nước có 10.655 cán bộ kiểm lâm (9.499 biên chế, 1.156 lao động hợp đồng); 130 cán bộ trình độ trên đại học, 4.157 cán bộ trình độ đại học, 4.811 cán bộ trung cấp, 1.557 cán bộ sơ cấp. Cả nước đã phân công 4.484 cán bộ kiểm lâm phụ trách địa bàn xã. 2.4.2. Bảo vệ rừng và thừa hành pháp luật 2009 Năm 2009, cả nước đã phát hiện 40.929 vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng. Xử lý 34.370 vụ, 34.046 vụ xử phạt hành chính, 324 vụ xử lý hình sự với 210 bị can; số vụ đưa ra xét xử thấp 47 vụ với 52 bị cáo. Tang vật, phương tiện tịch thu gồm có gỗ tròn 25.598,9m3 (gỗ quý hiếm
  18. 1.779,5m3); gỗ xẻ 26.316,9m3 (gỗ quý hiếm 3.998,1m3); động vật hoang dã 12.930 cá thể (có 723 cá thể quý, hiếm) khối lượng gần 38 tấn; xe ô tô, máy kéo 300 chiếc; xe trâu bò kéo 165 chiếc; xe máy 2.026 chiếc; ghe, tầu, thuyền 56 chiếc; phương tiện khác 20.063 cái. Tổng số tiền thu được trên 213,110 tỷ đồng - tăng 3% so với năm 2008 (tiền phạt 62,502 tỷ; bán tang vật tịch thu 149,353 tỷ; truy thu thuế 0,159 tỷ; thu khác 1,094 tỷ đồng). Nộp ngân sách trên 186,428 tỷ đồng. Năm 2009, Kiểm lâm Việt Nam có nhiều biến động. Tháng 10, Chính phủ kiện toàn cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thành lập Tổng cục Lâm nghiệp trên cơ sở sắp xếp lại các cơ quan quản lý lâm nghiệp. Cục Kiểm lâm sẽ có sự thay đổi về cơ cấu tổ chức. Số lượng đầu mối và cán bộ công chức của Cục Kiểm lâm giảm. Các tỉnh Thái Bình, Tiền Giang, Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ thành lập Chi cục Kiểm lâm. Như vậy, tới thời điểm năm 2010, tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong cả nước đều có tổ chức kiểm lâm. Năm 2009, lực lượng kiểm lâm được nhà nước quan tâm cho hưởng chế độ thâm niên. Chế độ này đã giúp hỗ trợ tích cực cho đời sống của cán bộ, công chức kiểm lâm cả nước, giúp họ yên tâm thực hiện công việc được giao. Chính phủ cũng đã thống nhất với đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tăng thêm biên chế cho lực lượng kiểm lâm và một số đề nghị chính đáng khác. Năm qua, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, sự phối hợp tích cực của các đơn vị liên quan, cùng với cố gắng nỗ lực của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức kiểm lâm, lực lượng kiểm lâm đã đạt những thắng lợi cơ bản và được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên năm 2009, tình hình thời tiết có nhiều diễn biến phức tạp, đầu năm khô hạn, cuối năm mưa bão dồn dập ảnh hưởng bất lợi tới tài nguyên và công tác bảo
  19. vệ rừng, nhất là các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên. Giá một số loại lâm sản tăng cao, nhất là các loại gỗ quý hiếm. Đây là nguyên nhân làm cho tình hình phá rừng ở một số địa phương, nhất là rừng giáp ranh các tỉnh còn xảy ra, có lúc, có nơi khá nghiêm trọng. Tình hình chống người thi hành công vụ diễn ra ngày càng gay gắt, gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến kỷ cương pháp luật, tạo bức xúc trong xã hội. Năm 2009, cả nước xảy ra 45 vụ chống người thi hành công vụ gây hậu quả nghiêm trọng, tăng 9 vụ so với cùng kỳ năm 2008, làm chết 3 người bị thương 23 người. Xuất hiện nhiều vụ chống đối côn đồ có tổ chức (tổ chức canh gác, đặt bẫy chông, huy động nhiều người) đập phá phương tiện, đâm xe vào lực lượng kiểm tra, đe dọa xâm hại tính mạng, sức khỏe, tài sản của người thi hành công vụ và thân nhân. Tình trạng này tập trung ở các địa phương như Lâm Đồng, Đăk Nông, Bình Định, Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, Bình Phước, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Phú Yên, Kon Tum, Đăk Lăk, Vườn quốc gia Cúc Phương, Yok Don, Cát Tiên. Để bảo vệ rừng, ngay từ đầu năm 2009, kiểm lâm cả nước đã tổ chức ra quân thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Nhiều cán bộ công chức kiểm lâm bám rừng, bám dân, bám chính quyền địa phương để bảo vệ rừng. Các địa phương đã đấu tranh kiên quyết với tình hình phá rừng, chống người thi hành công vụ, công tác quản lý động vật hoang dã. Đôn đốc và hướng dẫn các địa phương thực hiện tốt công tác phòng cháy chữa cháy rừng, ứng trực và thực hiện tốt việc chữa cháy rừng. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã kiểm tra công tác chống chặt phá rừng, mua bán, sang nhượng đất lâm nghiệp trái phép tại huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng. Kiểm tra tình hình gỗ củi trôi dạt do cơn bão số 9 gây ra tại Quảng Nam, Kon Tum và Quảng Bình. Chỉ đạo các tỉnh Miền Trung, Tây Nguyên khắc phục sau bão lũ, hướng dẫn, đôn đốc tình hình tiêu thụ gỗ, tình hình chặt phá rừng sau bão.
  20. Tích cực quản lý, sử dụng vũ khí vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ trong toàn lực lượng kiểm lâm. Phối hợp với cơ quan Hải quan rà soát thủ tục hành chính trong xuất khẩu sản phẩm gỗ nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu loại mặt hàng này. Năm 2009, tình hình vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng diễn biến hết sức phức tạp, đặc biệt tình trạng chống người thi hành công vụ còn diễn ra phổ biến ở những địa phương có nhiều rừng, gây bức xúc trong xã hội. Tại một số địa phương đã xảy ra xung đột, tranh chấp đất đai giữa người dân địa phương với các chủ rừng và chủ dự án được phép chuyển mục đích sử dụng rừng hoặc cải tạo rừng, làm phức tạp tình hình an toàn xã hội. Khu vực xảy ra phá rừng trái pháp luật tập trung tại diện tích sau rà soát quy hoạch 3 loại rừng được chuyển từ loại rừng phòng hộ sang rừng sản xuất, đặc biệt là diện tích thuộc các dự án cải tạo rừng và chuyển giao từ các lâm trường quốc doanh cho địa phương quản lý. Hành vi khai thác, vận chuyển, chế biến gỗ, lâm sản trái pháp luật diễn ra ở hầu khắp các địa phương còn nhiều rừng tự nhiên, nhất là khu vực thuận lợi về giao thông đường bộ, đường sông, địa bàn có nhiều cơ sở chế biến gỗ quy mô nhỏ ở trong rừng và gần rừng. Đáng chú ý nổi lên trong khai thác, vận chuyển, chế biến gỗ trái pháp luật hiện nay là chuỗi hành vi vi phạm từ khai thác, vận chuyển đến chế biến thường được các “đầu nậu” tổ chức chặt chẽ theo “đường dây”; thuê người khai thác, vận chuyển gỗ và ít khi trực tiếp thực hiện. Công tác quản lí, quy hoạch tài nguyên rừng cũng có những chuyển động tích cực. Trên phạm vi cả nước đã và đang hình thành các vùng trồng rừng tập trung nhằm cung cấp nguyên liệu cho sản xuất. Chẳng hạn, vùng Đông bắc và Trung du Bắc bộ đã trồng 300 nghìn hecta rừng nguyên liệu công nghiệp, Bắc Trung bộ có 70 nghìn hecta rừng thông. Ngoài ra, hơn 6 triệu hecta rừng phòng hộ và 2 triệu hecta rừng đặc dụng được quy hoạch, đầu tư
nguon tai.lieu . vn