Xem mẫu

  1. SKKN: Một số phương pháp dạy phân môn chính tả lớp 3 ĐỀ TÀI Một số phương pháp dạy phân môn Chính tả ở lớp 3 .......................................................................................................................... 1 Trương Thị Cẩm Bình Trường TH Minh Hòa – DT – BD
  2. SKKN: Một số phương pháp dạy phân môn chính tả lớp 3 MỤC LỤC STT NỘI DUNG TRANG I: Thực trạng 1 1 II: G iải pháp và khắc phục 2 2 III: Bài học kinh nghiệm 7 3 V I: Kết luận 8 4 Phần nhận xét đánh giá của hội đồng khoa học cấp 10 5 Trường Phần nhận xét đánh giá của hội đồng khoa học Phòng 11 6 GD & ĐT Huyện Dầu Tiếng. Phần nhận xét đánh giá của hội đồng khoa học Sở 12 7 GD & ĐT Tỉnh Bình Dương. p 2 Trương Thị Cẩm Bình Trường TH Minh Hòa – DT – BD
  3. SKKN: Một số phương pháp dạy phân môn chính tả lớp 3 I- Thực trạng. Thông qua việc rèn luyện thực hành để học sinh hình thành dần kỹ năng, kỹ xảo và thói quen viết đúng Chính tả. Tuy nhiên, yêu cầu cần thiết và tính chất quan trọng của việc viết đúng Chính tả như thế, nhưng thực tế của việc dạy và học Chính tả ở trong trường Tiểu học hiện nay vẫn còn tồn tại một số lỗi nhất định. Những tồn tại phổ biến hiện nay thường biểu hiện qua mấy điểm sau: 1- V ề giáo viên. Nhìn chung, giáo viên chưa có nhận thức đúng đắn về vị trí nhiệm vụ của môn Chính tả trong trường Tiểu học. Thường ít quan tâm đến việc viết đúng Chính tả của học sinh, chưa xác định được yêu cầu, kiến thức cần đạt được về Chính tả ở khối lớp mình phụ trách. Từ những quan niệm, nhận thức lệch lạc đó nên trong giảng dạy phân môn Chính tả, giáo viên ít dành thời gian và ít nghiên cứu để dạy tốt môn Chính tả: Cụ thể như không chú ý đ ể thống kê những lỗi phổ biến ở lớp mình phụ trách, của địa phương học sinh đang sinh sống, chưa vận dụng sáng tạo những từ, những bài d ạy ngoài sách học sinh, để bài dạy thêm phong phú đa dạng. Tần số Chính tả xuất hiện nhiều và phù hợp với tình hình mắc lỗi Chính tả của học sinh lớp m ình phụ trách và địa phương học sinh đang sinh sống. Về nói, hầu hết các giáo viên chỉ p hát âm đúng trong giờ dạy tập đọc và lúc đọc Chính tả. Như vậy nghĩa là ở các môn học khác giáo viên luôn luôn phát âm theo kiểu bình thường của người địa phương. Ta vẫn biết rằng việc phát âm không đúng chuẩn, không phải lúc nào cũng ảnh hưởng đến Chính tả. Ví dụ: Phát âm là “ Mái cài” mà thực chất là “Máy cày” mới đúng. Chính v ì vậy, nếu ta không hiểu nghĩa của từ thì khó mà viết đúng Chính tả được. Về viết, biểu hiện chủ yếu trong việc chấm sửa bài của giáo viên không mấy cẩn thận, không quan tâm đến lỗi Chính tả cho học sinh ở các môn khác. 2- V ề học sinh. 3 Trương Thị Cẩm Bình Trường TH Minh Hòa – DT – BD
  4. SKKN: Một số phương pháp dạy phân môn chính tả lớp 3 Các em chỉ chú ý viết đúng Chính tả trong giờ học Chính tả chủ yếu là nghe giáo viên phát âm, chức không cần nghe hiểu nghĩa từ để viết đúng Chính tả. Chính vì thế, ở các môn học khác kể cả môn tập làm văn, học sinh viết sai Chính tả rất nhiều. Do đó b ài tập làm văn các em viết có ý nhưng lại sai quá nhiều lỗi Chính tả, nên mất hết ý nghĩa của bài văn và mất hay. Lỗi này do giáo viên không quan tâm sửa lỗi và nhắc nhở thường xuyên việc hiểu nghĩa từ để viết đúng Chính tả trong các môn học khác. Cho nên hiện nay học sinh chưa có được ý thức và thói quen viết đúng Chính tả trong mọi môn học. Vì thế, chúng ta cũng không lạ gì khi một học sinh điểm cao trong giờ Chính tả nhưng lại sai rất nhiều lỗi Chính tả trong môn học khác. II- Giải pháp khắc phục. Người giáo viên dạy trên lớp phải bổ sung, điều chỉnh mục đích yêu cầu môn Chính tả sao cho phù hợp với thực tế lớp mình đang phụ trách và nên nhắc nhở phân tích các từ nghữ mà học sinh thường viết sai và thường gặp trong các môn học khác để học sinh hiểu nghĩa và luôn viết đúng Chính tả. Trong môn Toán có bài tập hỏi một bàn tay có 5 ngón, hai bàn tay có bao nhiêu ngón? Học sinh không chú ý viết chữ tay ra chữ “tai” thì giáo viên phải nhắc ngay và phân tích rằng: Bàn tay, cánh tay luôn viết “y” (dài) nói chung cái tay để cầm nắm ... là luôn viết “y” với đúng, còn cái tai để nghe, nói chung chữ tai có nghĩa là lỗ tai, và có nghĩa không tốt là viết chữ tai “i” (ngắn) mới đúng như: tai hại, tai nạn, tai ương... có nhắc nhở và giải thích như thế khi gặp học sinh viết sai Chính tả ở bất cứ môn nào thì học sinh mới có đ ược thói quen viết đúng Chính tả. Nếu giáo viên chỉ chú ý sửa lỗi Chính tả cho học sinh khi viết Chính tả hay làm bài tập làm văn thôi thì học sinh khó có thói quen viết đúng Chính tả. Ở phần lên lớp, trường hợp hướng dẫn học sinh viết đúng tiếng, chữ khó, giáo viên cần chú ý đến nghĩa của từ và có sự so sánh phân tích kỹ để học sinh 4 Trương Thị Cẩm Bình Trường TH Minh Hòa – DT – BD
  5. SKKN: Một số phương pháp dạy phân môn chính tả lớp 3 hiểu được nghĩa của từ đã học thì học sinh mới viết đúng chữ, từ ấy ở mọi lúc, mọi nơi. Ví dụ: Trong bài viết Chính tả có từ “chiều dài” thì giáo viên phải phân tích cho học sinh hiểu nghĩa chữ dài có nghĩa là dài - ngắn là luôn viết “i” (ngắn), có như vậy khi học sinh gặp chữ dài có nghĩa là dài - ngắn như cái thước kẻ dài 2 5cm thì học sinh biết ngay là phải viết chữ dài “i” (ngắn) mới đúng. - Bằng phương pháp hướng dẫn viết chữ, từ khó vừa nên, học sinh sẽ có ý thức là luôn phải hiểu nghĩa từ để viết đúng Chính tả ở bất cứ mọi lúc, mọi nơi. Việc chấm bài cho học sinh sau khi viết Chính tả, thông thường giáo viên thu tất cả vở học sinh để tự mình chấm như vậy giáo viên đã bỏ qua bước cho học sinh tự sửa lỗi trên vở của mình hoặc của bạn. Bằng cách này giáo viên chỉ có một điểm lợi là giảm bớt thời gian trên tiết dạy. Nhưng mặt khác là học sinh sẽ không tự phát hiện ra những lỗi viết sai dưới sự hướng dẫn sửa chữa của giáo viên. Việc tự mình sửa chữa những lỗi Chính tả m ình ho ặc bạn đã viết sai sẽ giúp học sinh khắc sâu và nhớ lâu hơn những lỗi Chính tả mà mình đã mắc phải. Phần hướng dẫn học sinh luyện tập các bài tập trong sách học sinh. Thông thường, các bài Chính tả giáo viên ở bậc Tiểu học thường sử dụng chủ yếu hình thức luyện tập ở bảng lớp kết hợp với bảng con. Ví dụ: Đối với loại bài tập điền từ vào chỗ trống, giáo viên thường tiến hành như sau: - Giáo viên chép đề bài lên b ảng lớp. - Hướng dẫn cho học sinh những yêu cầu của bài tập. - Cho học sinh điều vào bảng con, trong lúc đó một học sinh lên b ảng điền từ. - Xong giáo viên nhận xét sửa chữa và chuyển sang từ khác, bài khác, cứ lần lượt như thế cho đến hết bài tập. - Sau cùng giáo viên nêu thêm yêu cầu cho học sinh về nhà mở sách giáo khoa làm các bài tập đ ã hướng dẫn vào vở. Với cách làm luyện tập này, bộc lộ những hạn chế sau: 5 Trương Thị Cẩm Bình Trường TH Minh Hòa – DT – BD
  6. SKKN: Một số phương pháp dạy phân môn chính tả lớp 3 Do bám sát yêu cầu, nội dung bài dạy và nội dung luyện tập trong sách học sinh. Nên trong phần luyện tập có những bài không phù hợp với học sinh trong lớp. - Số lượng bài tập trong sách học sinh còn ít (thông thường ở lớp 3 bài Chính tả chỉ có 1 đến 2 bài tập) có những bài tập yêu cầu còn quá thấp, chưa kích thích được sự suy nghĩ của học sinh. Chưa có bài tập nâng cao dành cho học sinh khá giỏi. Hình thức luyện tập bảng lớp, bảng con thường xuyên không gây được hứng thú cho học sinh và không lưu giữ được lâu bền. Việc cho học sinh về nhà xem sách giáo khoa làm lại bài tập để giải trong lớp có những bài có điểm không hợp lý. Ví dụ: Trong bài Chính tả nghe đọc “Đà Lạt” (trang 101- sách giáo khoa - Tiếng Việt lớp 3 - tập 1), phần luyện tập, bài tập “a” yêu cầu viết lại cho đúng từ chỉ tên địa danh. N hưng trong đề bài tập trong sách giáo khoa đ ã in đúng hoàn toàn, học sinh chỉ cần chép lại thì đâu còn yêu cầu luyện tập nữa. Xuất phát từ tình hình thực tế, học sinh khu vực phía nam thường viết sai phụ âm cuối i/ y hơn là viết sai phụ âm đầu l/ n nên tôi soạn lại bài Chính tả so sánh phân biệt phụ âm cuối i/ y để thay cho bài Chính tả so sánh phân biệt phụ âm đầu l/ n cho học sinh lớp tôi đang dạy. Đó là bài chọn ngoài. Bài “Mùa trồng đậu”. “Vào khoảng cuối đông là mùa trồng đậu. Trên các thửa ruộng hai chiếc máy cày đang cày xới đất. Sáng sớm, bà con hăng hái ra đồng trồng đậu. Mọi ngời đều lắng tai nghe bác tổ trưởng nói để khỏi làm sai. Bác dạy phải bỏ hạt đều tay, không nên bỏ hạt dày quá sẽ làm đậu ít trái”. Với mục đích là học sinh hiểu được nghĩa của từ để viết đúng Chính tả. Vì đây là bài Chính tả có nội dung mà học sinh lớp tôi phụ trách thường hay viết sai phụ âm cuối i/ y. Ở đ ây, tôi chỉ minh hoạ lại những phần có liên quan đến việc đổi mới phương pháp dạy Chính tả theo nguyên tắc có ý thức là học sinh hiểu nghĩa từ để viết đúng Chính tả. Còn các phần giống như cách dạy Chính tả từ trước đến nay tôi không nêu lại. 6 Trương Thị Cẩm Bình Trường TH Minh Hòa – DT – BD
  7. SKKN: Một số phương pháp dạy phân môn chính tả lớp 3 2- Bài soạn: Phân biệt i/ y (theo nguyên tắc có ý thức). 2.1. Yêu cầu: Viết đúng các chữ có âm cuối “i” hay “y”. - Hiểu nghĩa các từ, chữ có âm cuối “i” hoặc “y” để viết đúng Chính tả. 2.2. Hoạt động dạy học: Lên lớp. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 2.2.1. Giới thiệu bài: Hôm nay cô sẽ dạy cho các em 1 bài Chính tả - H S chú ý lắng nghe. so sánh, phân biệt phụ âm cuối. Bài viết: “ Mùa trồng đậu”. Bài này các em chú ý các từ, chữ có âm cuối i hay y để hiểu nghĩa từ và viết đúng. 2.2.2. Giảng bài:- G V đọc mẫu b ài - V ài em đọc - lớp đọc thầm. viết. - G V giải nghĩa các từ khó có âm - Tìm chữ có âm cuối là i/ y. cuối i/ y. Trong câu 2 của bài có 1 từ viết i - H S chú ý lắng nghe. ( ngắn ) 2 từ viết y ( dài ). - Từ “ hai” có nghĩa là một, hai, ba... Câu 3: hăng hái - hái khác háy còn từ “ hay” có nghĩa là hay dở hoặc hay là thì viết y... Câu 4: lắng tai - tai khác tay. - Cho học sinh viết bảng con. - Cho học sinh tìm thêm từ có “i” và Làm sai - sai khác say. “y” ngoài bài viết. Câu 5: bác dạy - dạy khác dại - Các từ viết “i”: thứ hai, lỗ tai, tai nạn. Dày quá - dày khác dài. - Các từ viết “y”: Hát hay, cánh tay, d ang tay. 2.2.3. Viết bài: GV nhắc nhở cách - Học sinh chú ý lắng nghe. 7 Trương Thị Cẩm Bình Trường TH Minh Hòa – DT – BD
  8. SKKN: Một số phương pháp dạy phân môn chính tả lớp 3 cầm bút, để vở và tư thế ngồi viết - Chuẩn bị để viết b ài. cho học sinh viết bài. GV đọc cho - H S chú ý nghe GV đọc và viết bài học sinh viết. Nhấn giọng ở các vào vở. chữ có âm “i” hay “y” để học sinh - Chú ý lắng nghe để hiểu nghĩa các viết đúng. từ có âm cuối “i” hay “y” để viết đúng Chính tả. - GV đọc lại bài viết. - H S soát lại bài và sửa chữa lỗi. 2 .2.4. Thu bài chấm: Tổng số bài 31 em. Số em không mắc lỗi: 1 em Số em mắc 1 lỗi: 2 em Số em mắc 2 lỗi: 8 em Số em mắc 3 lỗi: 7em Số em mắc 4 lỗi: 6 em Số em mắc 5 lỗi: 5 em Số em mắc trên 5 lỗi: 2 em Củng cố: Hỏi tên bài Chính tả đã học. D ặn d ò: Về nhà xem lại bài, viết lại các chữ sai ra vở luyện viết, mỗi chữ 1 dòng. Và chuẩn bị bài sau để giờ Chính tả tới viết đạt kết quả cao hơn. 2 .2.5. Tự đánh giá nhận xét tiết dạy. * Những điều làm được. - Có sự chuẩn bị kỹ, có đầu tư cho tiết dạy. - Thực hiện đúng các bước lên lớp. - Phân phối thời gian tương đối hợp lý. - Xoáy được trọng tâm b ài. - Học sinh hiểu được bài, viết đúng các từ có âm cuối là i và y. 8 Trương Thị Cẩm Bình Trường TH Minh Hòa – DT – BD
  9. SKKN: Một số phương pháp dạy phân môn chính tả lớp 3 - K hông khí lớp học vui vẻ, thoải mái và nghiêm túc nên phát huy được tính tích cực xây dựng bài của học sinh. - Lớp học sinh động, học sinh thích hợp theo phương pháp hiểu nghĩa từ để viết đúng Chính tả. - Bài dễ hiểu do nội dung và các từ trong bài đều rất gần gũi với học sinh nên các em d ễ nhớ nghĩa của từ. - K ết quả vượt trội so với các tiết Chính tả trước. * Những điều tồn tại cần khắc phục. - Sự đầu tư và chuẩn bị cho tiết dạy chưa kết hợp. - Tài liệu nghiên cứu còn hạn chế. - Thời gian đầu tư cho tiết dạy còn hạn chế. * Trong bài có nhiều từ khó nên còn nhiều em mắc lối ngoài dự kiến của giáo viên như các em sai các chữ: đều, khoảng, trồng, sáng, sớm. III. Bài học kinh nghiệm:  V iệc phát hiện lỗi chính tả, thống kê, tìm nguyên nhân mắc lỗi, từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục là rất cần thiết không thể thiếu trong quá trình dạy học Tiếng Việt. Nhưng không phải chỉ đưa ra các biện pháp khắc phục là có thể thực hiện một cách có hiệu quả. Sửa chữa, khắc phục lỗi chính tả là cả một quá trình lâu dài, đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, bền bỉ, không được nôn nóng. Bởi vì có những học sinh tiến bộ ngay trong vài tuần nhưng cũng có những học sinh sự tiến bộ diễn ra rất chậm, không phải vài tuần, có khi vài tháng, thậm chí cả một học kỳ. Nếu giáo viên không biết hướng dẫn, chờ đợi thì kết quả sẽ không cao.  Để việc dạy học chính tả đạt hiệu quả ngay từ khi các em mới bắt đầu “làm quen” với Tiếng Việt giáo viên cần hướng dẫn các em thật tỉ mỉ về các quy tắc chính tả, quy tắc kết hợp từ, quy tắc ghi âm chữ quốc ngữ… tránh trường hợp học sinh vì thiếu hiểu biết dẫn đến sai sót. 9 Trương Thị Cẩm Bình Trường TH Minh Hòa – DT – BD
  10. SKKN: Một số phương pháp dạy phân môn chính tả lớp 3  Để dạy tốt người giáo viên cần phải không ngừng học hỏi, tự tìm hiểu, nghiên cứu để nâng cao trình độ, tay nghề, có kiến thức cơ b ản về ngữ âm học, từ vựng học, ngữ nghĩa học… có liên quan đến chính tả.  Nắm vững phương pháp đặc trưng của phân môn chính tả. Kết hợp linh hoạt các phương pháp giảng dạy sao cho sát hợp với đối tượng học sinh của lớp mình.  Phải dùng nhiều hình thức rèn luyện, khen thưởng và đ ộng viên học sinh kịp thời. Hạn chế không nên trách phạt, chê các em trước lớp làm cho các em có mặc cảm và bạn bè có ấn tượng không tốt về các em. Bên cạnh đ ó giáo viên phải khích lệ, động viên học sinh phải kiên trì, chăm chỉ rèn luyện mới đạt được kết quả tốt.  Giáo viên phải điều tra cơ bản để nắm được những lỗi chính tả mà học sinh lớp mình viết sai để từ đó có cơ sở giúp học sinh viết đúng chính tả. Thường xuyên chấm, chữa bài chỉ ra tất cả lỗi chính tả để kịp thời sửa chữa, uốn nắn.  Giữa giáo viên, học sinh và phụ huynh phải có sự phối hợp hài hòa tạo điều kiện nhắc nhở, đôn đốc các em rèn thêm ở nhà. Chăm chỉ luyện tập sẽ giúp các em đ ạt được kết quả cao. Trên đây là một số kinh nghiệm dạy học chính tả tôi đã vận dụng trong quá trình giảng dạy b ước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực giúp học sinh viết đúng chính tả góp phần giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. IV - kết luận. V ới học hỏi của đồng nghiệp và cố gắng của bản thân, tôi đã tìm ra được phương pháp mới để dạy Chính tả cho học sinh ở bậc Tiểu học, mà cụ thể là ở lớp 3 tôi đang dạy. Tôi nhận thấy với cách dạy này học sinh thích học Chính tả và sẽ đạt kết quả cao trong giờ học. Tuy có tìm ra phương pháp mới, nhưng chắc chắn rằng vẫn còn nhiều chỗ thiếu sót và vụng về. Kính mong các cấp trên và các đồng nghiệp tận tình sửa chữa để giúp tôi dạy tốt môn Chính tả hơn. 10 Trương Thị Cẩm Bình Trường TH Minh Hòa – DT – BD
  11. SKKN: Một số phương pháp dạy phân môn chính tả lớp 3 Minh Hòa, ngày 31 tháng 01 năm 2012 Người viết Trương Thị Cẩm Bình 11 Trương Thị Cẩm Bình Trường TH Minh Hòa – DT – BD
  12. SKKN: Một số phương pháp dạy phân môn chính tả lớp 3 PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG TIỂU HỌC MINH HÒA .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... 12 Trương Thị Cẩm Bình Trường TH Minh Hòa – DT – BD
  13. SKKN: Một số phương pháp dạy phân môn chính tả lớp 3 PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO HUYỆN DẦU TIẾNG .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... 13 Trương Thị Cẩm Bình Trường TH Minh Hòa – DT – BD
  14. SKKN: Một số phương pháp dạy phân môn chính tả lớp 3 PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TỈNH B ÌNH DƯƠNG .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... 14 Trương Thị Cẩm Bình Trường TH Minh Hòa – DT – BD
  15. SKKN: Một số phương pháp dạy phân môn chính tả lớp 3 MỤC LỤC STT NỘI DUNG TRANG I: Thực trạng 1 1 II: G iải pháp và khắc phục 2 2 III: Bài học kinh nghiệm 7 3 V I: Kết luận 8 4 Phần nhận xét đánh giá của hội đồng khoa học cấp 10 5 Trường Phần nhận xét đánh giá của hội đồng khoa học Phòng 11 6 GD & ĐT Huyện Dầu Tiếng. Phần nhận xét đánh giá của hội đồng khoa học Sở 12 7 GD & ĐT Tỉnh Bình Dương. 15 Trương Thị Cẩm Bình Trường TH Minh Hòa – DT – BD
nguon tai.lieu . vn