Xem mẫu

  1. KỸ NĂNG THU THẬP, XỬ LÝ THÔNG TIN VÀ TRÍCH DẪN TÀI LIỆU THAM KHẢO TRONG QUÁ TRÌNHTHỰC HIỆN NIÊN LUẬN ThS. Võ Thị Mỹ Hương Văn phòng thực hành pháp luật
  2. Cổ nhân có câu “biết địch biết ta trăm trận trăm thắng” muốn cho thế hệ sau biết rằng, để tiến hành bất kỳ công việc gì, việc tìm hiểu kỹ lưỡng công việc đó phải được tiến hành thường xuyên, ngay từ khi hình thành ý tưởng. Do vậy, thông tin có vai trò vô cùng quan trọng đối với bất kỳ hoạt động nào của con người. Tuy nhiên, chúng ta tìm kiếm tài liệu ở đâu, bằng cách nào luôn là vấn đề khó khăn nhất đối với sinh viên. Chuyên đề này tập trung giới thiệu cho sinh viên một số kỹ năng trong việc thu thập, tìm kiếm, xử lý thông tin phục vụ cho việc thực hiện niên luận. 1. VAI TRÒ CỦA TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Nghiên cứu khoa học thực chất là quá trình thu thập và xử lý thông tin thông qua đó, người nghiên cứu tìm kiếm luận cứ để chứng minh cho vấn đề khoa học mà mình đặt ra khi nghiên cứu. Để bảo đảm thành công trong nghiên cứu khoa học, tài liệu tham khảo có ý nghĩa quyết định đến kết quả thực hiện đề tài nghiên cứu. Niên luận của sinh viên năm thứ ba cũng là một dạng nghiên cứu khoa học, vì nó phải được thực hiện và đáp ứng yêu cầu của cơ sở đào tạo. Để viết được niên luận có chất lượng, hạn chế tình trạng “sao chép” tràn lan, không thể hiện được ý kiến, quan điểm của người viết, sinh viên cần phải dựa vào nguồn tài liệu có độ tin cậy cao nhằm làm rõ những luận điểm khoa học đã được nêu trong niên luận. Một cách khái quát có thể hiểu, tài liệu là “văn bản giúp cho việc tìm hiểu một vấn đề gì”[1], ngoài nghĩa trên, tài liệu còn được hiểu tương đương với thuật ngữ tư liệu, đó là “những thứ vật chất con người sử dụng trong một lĩnh
  3. vực hoạt động nhất định nào đó, là tài liệu sử dụng cho việc nghiên cứu”[2]. Tài liệu chứa đựng nguồn thông tin phục vụ cho việc triển khai niên luận, là cơ sở cho những lập luận, minh chứng khoa học. Có thể khái quát vai trò của tài liệu tham khảo đối với hoạt động nghiên cứu khoa học như sau: Thứ nhất, tài liệu tham khảo sẽ giúp cho người viết có được cái nhìn tổng quan về tình hình nghiên cứu, những kết quả nghiên cứu đã đạt được, những “khoảng trống”, những vấn đề pháp lý chưa được làm rõ hoặc đã lạc hậu cần tiếp tục nghiên cứu, làm rõ cho phù hợp với tình hình mới. Do vậy, để tránh trùng lặp trong nghiên cứu, người viết cần tiến hành thu thập tài liệu phục vụ cho đề tài/nội dung nghiên cứu làm cơ sở cho việc “đặt vấn đề khoa học” trong đề tại nghiên cứu. Thứ hai, tài liệu tham khảo là cơ sở cho việc minh chứng luận điểm, quan điểm khoa học của người viết. Nghiên cứu khoa học luôn có tính kế thừa và phát triển. Một luận đề/luận điểm khoa học có thể được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau, và ở những góc nhìn khác nhau đó, chúng ta cần có cái nhìn phù hợp với ngành hoặc lĩnh vực nghiên cứu. Chẳng hạn, khái niệm tội phạm trong ngôn ngữ học và luật luật học có sự khác nhau rất lớn. Theo Từ điển Tiếng Việt, tội phạm được hiểu là “vụ phạm pháp coi là một tội; kẻ phạm tội, tội nhân”[3], còn dưới góc độ luật học, khái niệm tội phạm được quy định tại Điều 8 BLHS 1999. Thậm chí, cùng là khái niệm tội phạm nhưng khoa học Luật hình sự, tội phạm học, khoa học điều tra hình sự có sự nhìn nhận khác nhau… Vấn đề đặt ra đối với người làm công tác nghiên cứu, những khái niệm, phạm trù, quan điểm cần được nhìn nhận phù hợp với đề tài, lĩnh vực đang nghiên cứu. Như vậy, thông qua nguồn tài liệu tham khảo,
  4. người viết sẽ nhìn nhận vấn đề nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau, trên cơ sở đó sẽ có những so sánh, đối chiếu nhằm làm rõ được những quan điểm khoa học của mình đã nêu trong đề tài, lĩnh vực nghiên cứu. Thứ ba, tài liệu tham khảo góp phần quan trọng vào việc ngăn chặn tình trạng “đạo văn” – vấn nạn đang diễn ra phổ biến ở nước ta hiện nay. Tài liệu tham khảo là hệ thống những cứ liệu đã được các nhà nghiên cứu đi trước đề cập. Do vậy, khi tập hợp các tài liệu nghiên cứu, người viết sẽ biết được trong nội dung nghiên cứu của mình những vấn đề gì đã được đề cập, vấn đề gì chưa được đề cập và khi trích dẫn nguồn tài liệu tham khảo sẽ giúp cho người đọc thấy được đâu là nội dung của tác giả nghiên cứu, đâu là nội dung “kế thừa” từ những nghiên cứu khác. Thứ tư, tài liệu tham khảo giúp cho người làm công tác nghiên cứu có được cái nhìn toàn diện về vấn đề nghiên cứu. Nghiên cứu khoa học luôn phản ánh quan điểm chủ quan của người nghiên cứu thông qua hệ thống các quan điểm, các lập luận về nội dung nghiên cứu, do đó, để tránh những sai lầm/thất bại trong nghiên cứu, người làm công tác nghiên cứu cần phải tra cứu, tìm hiểu kỹ lưỡng những vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu. Thứ năm, tài liệu tham khảo là nguồn để kiểm chứng các trích dẫn khoa học. Khi tìm hiểu các nghiên cứu khoa học, người đọc cần phải kiểm tra, đối chiếu các trích dẫn nhằm bảo đảm việc chính dẫn chính xác, khách qua và hợp pháp, bởi lẽ, một trích dẫn không chính xác sẽ làm sai lệch nội dung trích dẫn, không đúng hoặc phản ánh không hết ý tưởng của nguồn tài liệu trích
  5. dẫn. Do vậy, việc xác định nguồn tài liệu tham khảo sẽ giúp cho người làm công tác nghiên cứu tránh được tình trạng đạo văn hiện nay. 2. YÊU CẦU ĐỐI VỚI TÀI LIỆU THAM KHẢO Ở mức độ khái quát, có thể nêu ra một số yêu cầu đối với tài liệu tham khảo như sau: 2.1. Bảo đảm tính chính xác và có độ tin cậy cao Thông tin khoa học chính xác luôn là yêu cầu đầu tiên và quan trọng nhất, bởi lẽ, nếu như chúng ta trích dẫn vào nguồn tài liệu tham khảo không chính xác sẽ dẫn đến những quan điểm nhận thức sai lầm. Chẳng hạn, hiện nay, trên mạng internet có rất nhiều blog cá nhân, trong đó, có nhiều blog cá nhân có những bài viết thể hiện quan điểm, cách nhìn nhận cá nhân đôi khi thiển cận và không khách quan, vậy chúng ta có nên trích dẫn những quan điểm này hay không? Vấn đề tiếp theo, trên mạng internet hiện nay có nhiều trang thông tin điện tử có tính chất “phản động”, có nhiều bài viết đi ngược lại chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đôi khi những bài viết đó rất được người làm công tác nghiên cứu “tâm đắc” và họ định trích dẫn, vậy khi trích dẫn những nguồn tài liệu tham khảo này, người trích dẫn có gặp rắc rối nào không?... Để bảo đảm tính chính xác của tài liệu tham khảo, chúng tôi cho rằng, khi thu thập người viết có thể căn cứ vào những điều kiện sau: - Ấn phẩm đó được Nhà nước thừa nhận, cho phép hoạt động.
  6. - Nội dung các quan điểm chứa đựng trong tài liệu tham khảo phải phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước. 2.2. Bảo đảm tính khách quan Tính khách quan của tài liệu tham khảo được thể hiện ở việc khi sử dụng nguồn tài liệu tham khảo, người viết tuyệt đối không được bóp méo, xuyên tạc nội dung của tài liệu nghiên cứu mà phải tôn trọng tính chính xác của tài liệu nghiên cứu. 2.3. Bảo đảm tính pháp lý Tính pháp lý của tài liệu tham khảo được thể hiện ở chỗ, người sử dụng tài liệu tham khảo phải tuân thủ các quy định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, nghĩa là chỉ được sử dụng nguồn tài liệu tham khảo đó khi được phép của tác giả hoặc cơ quan quản lý. 3. CÁC DẠNG TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤC VỤ CHO VIỆC VIẾT NIÊN LUẬN Thứ nhất, tài liệu tham khảo liên quan đến cơ sở lý thuyết/cơ sở lý luận liên quan đến nội dung và đối tượng nghiên cứu được đề cập đến trong niên luận. Đây là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến mục tiêu, phương hướng tính khả thi của niên luận. Do vậy, khi thu thập nguồn tài liệu liên quan đến cơ sở lý luận về đề tài nghiên cứu cần quan tâm đến những nguồn tài liệu sau đây:
  7. - Quan điểm của Chủ nghĩa Mác Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh liên quan đến đề tài niên luận. - Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam được thể hiện quan các văn kiện đảng và các Hội nghị trung ương liên quan đến đề tài nghiên cứu. - Quan điểm của các nhà khoa học pháp lý/chuyên gia pháp lý liên quan đến đề tài niên luận, chẳng hạn, khoa luật Luật Hình sự Việt Nam hiện nay, các nhà khoa học sau được coi là chuyên gia đầu ngành: GS.TSKH Lê Văn Cảm (Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội), GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa (Đại học Luật Hà Nội), GS.TSKH Đào Trí Úc (thành viên Hội đồng Lý luận trung ương). - Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài, lĩnh vực nghiên cứu được đề cập trong các sách chuyên khảo, Giáo trình, luận án tiến sĩ, luận văn cao học, đề tài nghiên cứu khoa học các cấp trong hệ thống thư viện các trường Đại học, thư viện quốc gia. - Các bài báo khoa học đăng tải trên Tạp chí chuyên ngành Luật như Tạp chí Nhà nước và Pháp luật (Viện Nhà nước và Pháp luật, Viện Khoa học xã hội Việt Nam), Nghiên cứu lập pháp (Văn phòng Quốc hội), Tạp chí Dân chủ và Pháp luật (Bộ Tư pháp), Tạp chí Tòa án nhân dân (Tòa án nhân dân tối cao), Tạp chí Kiểm sát (Viện kiểm sát nhân dân tối cao), Luật học (Khoa Luật Đại học quốc gia Hà nội), Luật học (Đại học Luật Hà Nội), Khoa học pháp lý (Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh), Thông tin pháp lý (Khoa Luật Đại học Huế).
  8. Thứ hai, tài liệu tham khảo liên quan đến thực trạng vấn đề nghiên cứu. Đây là nguồn tài liệu phong phú và đa dạng với độ tin cậy khác nhau. Nguồn thông tin này có thể thu thập từ các nguồn sau đây: - Bài viết trên các trang thông tin điện tử, lưu ý đến nguồn trích dẫn, thời gian trích dẫn để tránh trích dẫn, sử dụng thông tin quá cũ. - Báo cáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến nội dung nghiên cứu. Nguồn thông tin này khá hiếm và phải có “quan hệ” mới có thể tìm kiếm được nguồn thông tin này, tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng, độ tin cậy của nguồn tài liệu tham khảo này không cao. - Trong các bài báo khoa học được đăng tải trên các tạp chí có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu. Chẳng hạn, khi nghiên cứu lĩnh vực tài chính ngân hàng không thể bỏ qua các tạp chí: Ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), Tài chính (Bộ Tài chính), Chứng khoán (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước), Kinh tế (Viện Kinh tế Việt Nam), Thị trường tiền tệ (Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam), Khoa học và Đào tạo Ngân hàng (Học viện Ngân hàng), Công nghệ ngân hàng (Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh). Lưu ý, khi sử dụng các bài viết trong những lĩnh vực không phải khoa học pháp lý phải bảo đảm tính pháp lý trong các nghiên cứu. Thứ ba, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam và các nước. Hệ thống quy phạm pháp luật này có thể là văn bản đang có hiệu lực thi hành, có thể là văn bản hết hiệu lực thi hành nhằm mục đích so sánh, đối chiếu nhằm làm rõ mức độ phù hợp của quy định hiện tại hoặc lý giải vì sao có sự sửa đổi, bổ sung, thay thế.
  9. Thứ tư, nguồn tài liệu tham khảo thu được từ điều tra thực tiễn của tác giả nghiên cứu. Nguồn tài liệu này có ý nghĩa quan trọng trong việc thống kê, đề xuất quan điểm của tác giả nghiên cứu. 4. KỸ NĂNG THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN NIÊN LUẬN 4.1. Kỹ năng thu thập thông tin Thu thập thông tin là quá trình tập hợp tài liệu của người viết theo những tiêu chí cụ thể nhằm làm rõ những vấn đề/nội dung liên quan đến lĩnh vực/đề tài nghiên cứu. Về cơ bản có một số phương pháp thu thập tài liệu sau đây: - Nguồn tài liệu từ các bài viết nghiên cứu được thể hiện qua những trích dẫn hoặc danh mục tài liệu tham khảo ở cuối mỗi bài viết. - Tìm thông tin từ tác giả, thường là các chuyên gia tương ứng với đề tài/lĩnh vực đang nghiên cứu. - Nguồn tài liệu từ các báo cáo chuyên đề, tài liệu hội thảo khoa học… - Thu thập thông tin từ internet. Đây nguồn thông tin rất phong phú. Để tìm kiếm thông tin trên internet, chúng tôi giới thiệu công cụ tìm kiếm google. Có thể tìm kiếm thông tin qua những câu lệnh sau đây: Dạng 1. Đánh nguyên văn từ khóa để trong ngoặc kép và tìm kiếm. Dạng tìm kiếm này đã được giới hạn nên có thể tìm ngay được thông tin cần thiết. Dạng 2. Tìm thông tin gắn với tác giả cụ thể mà mình biết. Ví dụ:
  10. 1. TS. Phạm Thị Giang Thu”“Luật tài chính hoặc Luật Ngân hàng hoặc Luật Chứng khoán” sẽ có được thư mục danh mục bài viết nghiên cứu hoăc sách chuyên khảo của tác giả này được đăng tải trên các Tạp chí. 2. TS. Đoàn Đức Lương” “Luật Dân sự” 3. GS.TSKH Đào Trí Úc” “Luật Hình sự” 4. PGS.TS. Phạm Hữu Nghị” “Luật Đất đai hoặc Luật Môi trường” Lưu ý: Khi trích dẫn tài liệu trên mạng internet cần lưu lại địa chỉ dẫn đến bài viết đó để người đọc kiểm chứng nguồn thông tin. 4.2. Phương pháp xử lý thông tin Bước 1. Xây dựng các chủ đề cần thiết cho đề tài/lĩnh vực nghiên cứu. Bước 2. Tập hợp tài liệu nghiên cứu từ các nguồn nêu trên Bước 3. Sắp xếp tài liệu theo những chủ đề đã được xác định ở Bước 1 Bước 4. Xác định thông tin cần thiết, thông tin tham khảo, thông tin có thể sử dụng trong nội dung nghiên cứu Bước 5. Lưu giữ tài liệu tham khảo đã thu thập được: - Đối với văn bản điện tử cần đặt tên tệp dễ nhớ và nêu ở thư mục lớn. - Đối với bản in, phô tô cần tập hợp chúng theo thư mục để thuận tiện cho việc lưu giữ.
  11. - Mỗi sinh viên nên lập một thư điện tử riêng (mail) để lưu giữ tài liệu, nội dung bài viết để tránh tài liệu bị nhiễm vi – rút từ mạng internet. 5. TRÍCH DẪN TÀI LIỆU THAM KHẢO Trích dẫn tài liệu tham khảo là việc ghi nhận những quan điểm, quan niệm, ý tưởng của người khác được tác giả sử dụng trong nội dung nghiên cứu của mình nhằm làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu qua đó giúp cho người đọc thấy được độ chính xác, tính rõ ràng, độ tin cậy cũng như quan điểm của tác giả về nội dung nghiên cứu. Về cơ bản có hai dạng trích dẫn là trích dẫn nguyên văn và trích dẫn ý tưởng. Việc trích dẫn nguyên văn cần được để trong ngoặc kép và yêu cầu phải viết chính xác từng từ, ngữ. Việc trích dẫn diễn giải cần xác định đó là ý tưởng của ai, của các giả nào. Về chỉ dẫn nguồn trích dẫn hiện tại theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về cách trình bày tài liệu tham khảo được đánh theo số thứ tự và sắp xếp theo vần A,B,C, theo quy định: - Nếu là tác giả Việt Nam cần ghi Họ và tên, tên sắp xếp theo vần A,B,C. Ví dụ: Nguyễn Văn An, Hoàng Văn Bách… - Nếu là tác giả nước ngoài trình bày: ví dụ: Wendy Morrish Việc trình bày tài liệu tham khảo tại đề tài, luận án, luận văn, niên luận có thể thực hiện theo hai cách:
  12. - Cách 1. [1, tr.34], cách trích dẫn này cho chúng ta biết, trích dẫn này ở tài liệu tham khảo số 1, trang 34. - Cách 2. Nguyễn Văn An (2006, tr.30), cách trích dẫn này cho chúng ta thấy nguồn trích dẫn của tác giả Nguyễn Văn An năm 2006, trang 30. Về trình bày tài liệu tham khảo cần chú ý tới loại tài liệu được sử dụng để trích dẫn. Cụ thể: - Đối với tài liệu tham khảo là sách cần ghi rõ tên tác giả, đồng tác giả chủ biên (nếu có); năm xuất bản; tên sách; số lần xuất bản (nếu có); nhà xuất bản; nơi xuất bản. Tên sách viết in nghiêng. Ví dụ 1: Nguyễn Hữu Huyên (2004), Luật cạnh tranh của Pháp và Liên minh Châu Âu, Nxb Tư pháp, Hà Nội. Ví dụ 2. Đặng Vũ Huân (2004), Pháp luật về kiểm soát độc quyền và cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Ví dụ 3. Tăng Văn Nghĩa (2009), Giáo trình luật cạnh tranh, Nxb Giáo dục, Hà Nội. - Đối với bài viết trên tạp chí chuyên ngành: tác giả bài viết, năm xuất bản, tên bài viết để trong ngoặc đơn, số tạp chí, trang . Tên tạp chí in nghiêng. Ví dụ 1. Phạm Duy Nghĩa (2003), “Đi tìm triết lý của Luật phá sản”, Nghiên cứu Lập pháp số 11 (34), tháng 11 năm 2003, tr. 35 – 46
  13. Ví dụ 2. Viên Thế Giang (2011), “Một số ý kiến về cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng ở Việt Nam”, Ngân hàng số 15 tháng 8 năm 2011, tr. 20 – 26. - Đối với bài viết trên báo hàng ngày/hàng tuần: tên tác giả, ngày tháng năm phát hành, tên bài viết, tên báo, trang của bài viết. Ví dụ. H.Vũ, Những chiêu lừa bán nhà đất dự án: tham rẻ, nhiều người mắc bẫy, An ninh thế giới số 1.072 Thứ Tư ngày 29 tháng 06 năm 2011, tr. 2 – 3. - Đối với Báo cáo chuyên đề: Tên cơ quan/người thực hiện Báo cáo, tên báo cáo, ngày tháng phát hành báo cáo. Tên Báo cáo in nghiêng. Ví dụ. Banking With The Poor Network, The SEEP Network, Citi Foundation, Báo cáo đánh giá về Ngành tài chính vi mô Việt Nam, tháng 7 năm 2008 - Đối với công trình khoa học, luận văn, luận án: Tên tác giả, năm, tên công trình, luận văn luận án, cơ sở đào tạo, số trang. Ví dụ 1. Võ Thị Mỹ Hương (2010), Pháp luật về quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Ví dụ 2. Viên Thế Giang (Chủ nhiệm, 2010), Hoàn thiện pháp luật cạnh tranh ngân hàng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Học viện năm học 2009 – 2010, Học viện Ngân hàng. - Đối với tài liệu internet, tên tác giả, tên bài viết, địa chỉ và ngày tháng truy cập.
  14. Ví dụ 1. Thảo Dân, Nhà ở xã hội chưa đủ sức hấp dẫn doanh nghiệp, http://cafeland.vn/phan-tich/2-9704-nha-o-xa-hoi-chua-du-suc-hap-dan- doanh-nghiep.html (Thứ bảy, 14/05/2011, 12:08 UTC +7) Ví dụ 2. Đặng Hùng Võ, Nhà ở thu nhập thấp: Xóa bỏ quy trình "Xin - Cho", http://tuantin.vn/bat-dong-san/chinh-sach/nha-o-thu-nhap-thap-xoa-bo-quy- trinh-xin-cho/Page-8.html (13/06/2011 08:59:32) VỀ KẾT CẤU CỦA NIÊN LUẬN ( thông qua một số ví dụ cụ thể) ThS. Trần Việt Dũng – ThS. Nguyễn Thị Hà. Phần mở đầu 1.Tính cấp thiết của đề tài ( lý do chọn đề tài nghiên cứu) - Cấp thiết về lý luận - Cấp thiết về thực tiễn - Lịch sử vấn đề nghiên cứu ( tình hình nghiên cứu của đề tài) - Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài
  15. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài - Mục đích - Nhiệm vụ ( Thường hay nhầm lẫn giữa mục đích và nhiệm vụ) 3. Đối tương, phạm vi nghiên cứu 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Bố cục của đè tài nghiên cứu Ví dụ: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương Chương 1: Khái niệm và quá trình phát triển của luật quốc tế về đánh cá trên biển Chương 2: Những vấn đề pháp lý cơ bản của luật quốc tế về đánh cá trên biển Chương 3: Thực thi các quy định trong luật quốc tế về đánh cá trên biển của Việt Nam PHẦN NỘI DUNG
  16. ( MỘT SỐ DẠNG KẾT CẤU NỘI DUNG CỦA TỪNG LOẠI ĐỀ TÀI CỤ THỂ) Thứ nhất: Những đề tài nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn Ví dụ đề tài: PHÁP LUẬT VỀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN THỦY SẢN VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ MỤC LỤC CHƯƠNG 1: CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN THỦY SẢN VIỆT NAM...........Error! Bookmark not defined. 1.1. Khái quát về tiềm năng biển đối với hoạt động khai thác thủy sản Việt Nam. Error! Bookmark not defined. 1.2. Chính sách pháp luật Việt Nam về khai thác thủy sản. Error! Bookmark not defined. 1.2.1. Trước năm 194..........................Error! Bookmark not defined. 1.2.2. Giai đoạn từ 1945 – 197............Error! Bookmark not defined.
  17. 1.2.3. Giai đoạn từ 1975 đến na...........Error! Bookmark not defined. 1.3. Các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về khai thác thủy sản trên biển. Error! Bookmark not defined. 1.3.1. Các quy định về khai thác tài nguyên thủy sản.. Error! Bookmark not defined. 1.3.2. Các quy định về bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên thủy sản. Error! Bookmark not defined. 1.3.3. Các quy định về quản lý hoạt động khai thác thủy sản. Error! Bookmark not defined. 1.3.4. Thanh tra, xử lý hành vi vi phạm về khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Error! Bookmark not defined. 1.3.5. Hợp tác quốc tế trong bảo tồn và quản lý nguồn tài nguyên thủy sản. Error! Bookmark not defined. 1.4. Nhận xét chung. Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT KHAI THÁC TÀI NGUYÊN THỦY SẢN TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ.. Error! Bookmark not defined. 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế. Error! Bookmark not defined.
  18. 2.2. Thực trạng áp dụng các quy định pháp luật về khai thác tài nguyên thủy sản trên biển tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Error! Bookmark not defined. 2.2.1. Hệ thống văn bản của địa phương chưa đủ mạnh điều chỉnh hoạt hoạt động khai thác thủy sản trên biển. Error! Bookmark not defined. 2.2.2. Sản lượng khai thác thủy sản trên biển chưa tương xứng với tiềm năng. Error! Bookmark not defined. 2.2.3. Công tác về bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản trên biển chỉ nặng tính thông tin truyền thông, hướng dẫn các văn bản TW. Error! Bookmark not defined. 2.2.4. Quản lý hoạt động khai thác thủy sản trên biển chưa được quan tâm đúng mức. Error! Bookmark not defined. 2.2.5. Thanh tra, xử lý vi phạm về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên biển còn nhiều bất cập. Error! Bookmark not defined. 2.2.6. Một số nguyên nhân trong quá trình áp dụng các quy định khai thác thủy sản trên biển tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Error! Bookmark not defined. 2.3. Nhận xét chung. Error! Bookmark not defined. 2.4. Một số giải pháp . Error! Bookmark not defined. 2.4.1. Về hoàn thiện hệ thống khung pháp lý. Error! Bookmark not defined.
  19. 2.4.2.Về quản lý nhà nước. Error! Bookmark not defined. 2.4.3.Về các chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Error! Bookmark not defined. C. KẾT LUẬN.. Error! Bookmark not defined. D. TÀI LIỆU THAM KHẢO.. Error! Bookmark not defined. Ví dụ 2 CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ THEO QUY ĐỊNH CỦA WTO VÀ THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM Chương 1. QUY ĐỊNH CỦA WTO VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ........................... 5 1.1. Khái quát chung về chống bán phá giá ................................................................. 5 1.1.1. Lịch sử hình thành và một số khái niệm liên quan đến CBPG............................... 6 1.1.2. Nguyên nhân và tác động của việc chống bán phá giá......................................... 10
  20. 1.1.3. Hoạt động chống bán phá giá của một số nước trên thế giới .............................. 15 1.2. Quy định của WTO về chống bán phá giá...............................................................20 1.2.1. Các điều kiện xác định việc bán phá giá............................................................. 20 1.2.1.1. Nguyên tắc xác định việc bán phá giá ..............................................................20 1.2.1.2. Tính biên độ phá giá .......................................................................................20 1.2.1.3. Xác định thiệt hại do bán phá giá .....................................................................22 1.2.2. Những biện pháp chống bán phá giá ..................................................................23 1.2.2.1. Tiêu chí áp dụng các biện pháp chống BPG ..................................................... 23 1.2.2.2. Những biện pháp CBPG theo quy định của WTO............................................ ...24 1.2.3. Trình tự, thủ tục CBPG theo quy định của WTO................................................. ...26
nguon tai.lieu . vn