Xem mẫu

MỤC LỤC
PHẦN A/ ĐÔI NÉT VỀ TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÒA THỌ. ........2
PHẦN B/ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH HÀNG HÓA CỦA
TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÒA THỌ. ..................................................2
1/ Mục đích của công tác kiểm soát nội bộ chu trình hàng hóa của công ty Hòa
Thọ. ..................................................................................................................................2
2/ Hệ thống kiểm soát . ...................................................................................................2
2.1/ Chủ thể, đối tượng kiểm soát. .............................................................................3
2.2/ Hình thức kiểm soát. ............................................................................................ 3
2.3/ Công cụ và kỹ thuật kiểm soát. ...........................................................................3
2.4/ Quy trình kiểm soát. ............................................................................................ 4

1

HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH HÀNG HÓA TẠI TỔNG CÔNG
TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÒA THỌ.
PHẦN A/ ĐÔI NÉT VỀ TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÒA THỌ.
Tổng Công Ty Cổ Phần Dệt May Hoà Thọ là một thành viên của Tập Đoàn Dệt
May Việt Nam có trụ sở chính đặt tại số 36 - Ông Ích Đường – Phường Hòa Thọ Đông Quận Cẩm Lệ - Thành Phố Đà Nẵng, cách sân bay quốc tế Đà Nẵng và Cảng Đà Nẵng
khoảng 15km.
Sản phẩm Dệt May Hoà Thọ đã có mặt ở hầu hết các thị trường trên thế giới như
Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Đông, Nam Mỹ,…thông qua các nhà nhập khẩu lớn tại
nhiều nước.
Với hơn 7.000 lao động là cán bộ quản lý, các nhà thiết kế, kỹ thuật và công nhân
may có tay nghề cao cùng với việc đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, đã sản xuất khoảng 10
triệu sản phẩm trên năm.
Dệt May Hoà Thọ đã thực sự trở thành một trong nhưng doanh nghiệp may lớn
nhất của ngành Dệt May Việt Nam. Năm 2007: Đầu tư mới hai Công ty: Công ty May
Hoà Thọ - Duy Xuyên, Công ty May Hoà Thọ - Đông Hà; Năm 2011: Thành lập Nhà
Máy May Veston Hòa Thọ.
PHẦN B/ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH HÀNG HÓA CỦA
TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÒA THỌ.
1/ Mục đích của công tác kiểm soát nội bộ chu trình hàng hóa của công ty Hòa Thọ.
Kiểm soát nội bộ chu trình hàng hàng hóa bao gồm các cơ chế nghiệp vụ; các
quy trình; các quy chế nghiệp vụ cộng với một cơ cấu tổ chức nhằm làm cho hoạt động
của doanh nghiệp được hiệu quả, quản lý hoàn hảo tài nguyên của công ty, chủ động
trong sản xuất, hạn chế các gian lận và sai sót trong quá trình nhập, xuất và quản lý tồn
kho.

2/ Hệ thống kiểm soát .

2

Mua hàng

Nhập hàng

Đơn
hàng…

Số lượng

Tồn kho ( thủ
kho)

Thẻ kho,
chứng từ

Kế toán

Xuất kho

Phiếu
yêu cầu

Bộ phận sản
xuất, thương mại
yêu cầu xuất

2.1/ Chủ thể, đối tượng kiểm soát.
Chủ thể kiểm soát trong hệ thống kiểm soát này là các bộ phận :
+ Bộ phận mua hàng.
+ Bộ phận nhập hàng.
+ Bộ phận quản lý kho.
+ Bộ phận xuất kho.
+ Bộ phận kế toán.
Đối tượng kiểm soát: hàng hóa ( bao gồm thành phẩm, bán thành phẩm, nguyên
vật liệu).
2.2/ Hình thức kiểm soát.
Xét theo cấp độ của hệ thống kiểm soát thì hệ thống kiểm soát được nghiên cứu ở
đây là kiểm soát tác nghiệp, tập trung vào đối tượng cụ thể là hàng hóa, quản lý hàng hóa.
2.3/ Công cụ và kỹ thuật kiểm soát.
Công tác kiểm soát sử dụng các công cụ sau:
+ Dữ liệu thống kê: thu thập số liệu về hàng hóa trong quá trình nhập, quản lý tồn kho,
xuất, so sánh số liệu.
3

+ Kế toán: nghiệp vụ cơ bản và quan trọng nhất, giúp theo dõi và kiểm soát các loại tài
sản này. Từ đó lập nên báo cáo tài chính.
+ Ngân quỹ.
+ Thẻ kho, mã vạch.
2.4/ Quy trình kiểm soát.
2.4.1/ Kiểm soát mua hàng, nhập kho.
Việc lập Đơn đặt hàng phải có căn cứ rõ ràng; người nhận hàng đếm, kiểm tra
hàng và đối chiếu với Đơn đặt hàng hoặc hợp đồng mua hàng và yêu cầu mua hàng đã
được phê chuẩn.
Kế toán kiểm tra, so sánh đối giữa các chứng từ với nhau, đảm bảo các thông tin
trùng khớp với nhau mới thực hiện việc ghi sổ; Những hóa đơn liên quan đến hàng đã
mua nhưng đang đi trên đường thì cần quản lý riêng.
Quy định thời hạn luân chuyển chứng từ mua hàng lên phòng kế toán để ghi sổ
kịp thời; Lập bản kê các chi phí được tính vào giá gốc cùa hàng mua; Đối chiếu số liệu
giữa hàng mua vào giữa thủ kho với kế toán chi tiết; Mở tài khoản chi tiết để theo dõi
nghiêp vụ mua hàng từ các bên liên quan.
2.4.2/ Kiểm soát quản lý tồn kho.
Định kỳ bộ phận độc lập kiểm kê đối chiếu số liệu với thẻ kho và sổ kế toán chi
tiết hàng tồn kho; Mọi vật tư, hành hóa nhập kho đều phải có đầy đủ chứng từ chứng
minh nguồn gốc.
Sử dụng tài khoản ngoại bản để theo dõi để theo dõi vật tư không thuộc quyền
kiểm soát của doanh nghiệp; Quản lý riêng biệt hàng tồn kho thuộc quyền kiểm soát và
không thuộc quyền kiểm soát của doanh nghiệp.
Vật tư hàng hóa trong kho được nhập theo thứ tự và xuất theo thứ tự nhập vào.
Đánh giá chất lượng hàng tồn kho qua kiểm kê; Xây dựng bộ mã hàng tồn kho;
theo dõi hàng gửi đi bán.
2.4.3/ Kiểm soát xuất kho.
4

Bộ phận có nhu cầu sử dụng vật tư phải lập phiếu phiếu yêu cầu sử dụng vật tư;
việc phê chuẩn xuất vật tư phải được lập dựa trên lệnh sản xuất hoặc đơn đặt hàng đã
được phê chuẩn; Phiếu xuất kho phải được lập dựa trên phiếu yêu cầu sử dụng vật tư đã
được phê chuẩn.
Các nghiệp vụ xuất kho thành phẩm, hàng hóa phải căn cứ vào hợp đồng bán
hàng hoặc đơn đặt hàng đã được duyệt.
Kế toán kiểm tra tính hợp pháp của các chứng từ đối chiếu các thông tin giữa các
chứng từ với nhau, đảm bảo các thông tin trùng khớp mới thực hiện việc ghi sổ; Sử dụng
phiếu xuất kho được đánh số trước và ghi sổ theo thứ tự đó.
Các điểm kiểm soát thiết yếu:
+ Trong kiểm soát mua, nhập hàng: Kế toán kiểm tra, so sánh đối giữa các chứng từ với
nhau, đảm bảo các thông tin trùng khớp với nhau mới thực hiện việc ghi sổ.
+ Trong kiểm soát tồn kho: Định kỳ bộ phận độc lập kiểm kê đối chiếu số liệu với thẻ
kho và sổ kế toán chi tiết hàng tồn kho.
+ Trong kiểm soát xuất kho: Kế toán kiểm tra tính hợp pháp của các chứng từ đối chiếu
các thông tin giữa các chứng từ với nhau, đảm bảo các thông tin trùng khớp mới thực
hiện việc ghi sổ.
Các yêu cầu của hệ thống:
+ Bộ phận kho phải độc lập với bộ phận mua hàng, bộ phận nhận hàng và kế toán.
+ Cách ly các chức năng lập, duyệt, thủ kho và kế toán.

HẾT

5

nguon tai.lieu . vn