Xem mẫu

  1. ĐỀ TÀI ETF VÀ HÀNH TRÌNH TÁI CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Sinh viên: Ninh Thùy Dương NHA-K13 Nguyễn Thúy Ngọc NHA-K13 Chu Thị Thu Trang NHA-K13 Lớp : Ca 2 Thứ 3 (Nhóm 25) Giảng viên: Dương Ngân Hà
  2. ETF với hành trình tái cấu trúc thị trường chứng khoán Việt Nam Chương 1: Những vấn đề mang tính lý luận 1.1. Khái quát chung về quỹ ETF: 1.1.1. Khái niệm: Quỹ hoán đổi danh mục (Exchange Traded Fund được gọi tắt là quỹ ETF). Quỹ ETF - một dạng quỹ lưỡng tính vừa là quỹ đóng vừa là quỹ mở, được đầu tư theo chỉ số, vừa có những tính năng ưu việt nhằm bảo vệ nhà đầu tư của quỹ mở, nh ưng v ừa t ạo c ơ hội kinh doanh cho các thành viên thị trường mà không quá ph ụ thu ộc vào l ượng ti ền m ặt nắm giữ, nhờ đó, góp phần làm giảm những biến động c ủa thị trường do tác đ ộng c ủa dòng tiền. Chứng chỉ quỹ ETF được niêm yết và được giao dịch trên thị trường th ứ c ấp, như những cổ phiếu. 1.1.2. Phân loại:  Do mục tiêu chính của ETF là theo sát bi ểu hi ện của m ột ch ỉ s ố nào đó, nên b ất kỳ ch ỉ số nào được tạo ra thì sẽ có từng ấy loại ETF có thể được hình thành. + ETF mô phỏng chỉ số cổ phiếu (ETF Equity): Đây là lo ại hình ETF đ ầu tiên trên TTCK mô phỏng chỉ số cổ phiếu. Sau đó, các loại hình ETF khác lần lượt ra đời như: + ETF mô phỏng chỉ số công cụ nợ (ETF Fixed Income, mô ph ỏng ch ỉ s ố trái phi ếu chính phủ). + ETF mô phỏng chỉ số hàng hóa (ETF Commodity, mô phỏng chỉ số vàng, nông sản). + ETF mô phỏng chỉ số tiền tệ (ETF Currency, mô phỏng ch ỉ số đ ồng ti ền các n ước phát triển)…  Ngoài ra, có thể phân loại theo quỹ mở và quỹ ủy thác đầu tư (UIT-unit investment trust). 1.1.3. Cơ chế hoạt động:  Hoạt động của quỹ ETF khác với các loại quỹ truyền thống ở một số khía c ạnh sau: (1) Quỹ ETF không bán chứng chỉ quỹ riêng lẻ trực tiếp cho nhà đầu tư, mà ch ỉ phát hành theo lô lớn. Dự thảo Thông tư quy định một lô bao gồm tối thiểu 1.000.000 đơn vị quỹ ETF. (2) Nhà đầu tư không mua lô đơn vị quỹ bằng tiền, mà thay vào đó mua các lô đ ơn v ị qu ỹ ETF bằng danh mục chứng khoán cơ cấu – mô phỏng theo danh m ục c ủa ch ỉ s ố tham chi ếu đã được chấp thuận. Đây là hoạt động trên thị trường sơ cấp. (3) Sau khi mua các lô đơn vị quỹ, nhà đầu tư thường chia nhỏ ra và bán các chứng chỉ quỹ ETF trên thị trường thứ cấp. Điều này cho phép các nhà đầu tư khác mua các đ ơn v ị qu ỹ riêng lẻ, thay vì mua lô lớn trên thị trường sơ cấp. (4) Quỹ ETF phải thực hiện chế độ công bố thông tin hàng ngày về giá trị tài sản ròng, về số lượng chứng chỉ quỹ đã phát hành và đã mua lại từ các thành viên lập quỹ, nhà đầu tư, đặc biệt là công bố thông tin 15 giây một lần về iNAV (giá tr ị tài sản ròng tham chi ếu trên m ột đơn vị quỹ). (5) Nhà đầu tư muốn bán chứng chỉ quỹ sẽ có hai sự lựa chọn: - Bán chứng chỉ quỹ riêng lẻ cho các nhà đầu tư khác trên thị trường thứ cấp, - Bán các lô đơn vị quỹ ngược lại cho quỹ ETF. Theo quy định, quỹ ETF sẽ mua lại các lô đơn vị quỹ bằng danh mục chứng khoán cơ cấu, thay vì tiền mặt.  Kỹ thuật mô phỏng chỉ số cơ sở của một ETF: 1
  3. - Mô phỏng dựa vào thị trường giao ngay (spot-market based replication): Việc mô phỏng được thực hiện chủ yếu bằng cách mua toàn b ộ ch ứng khoán theo c ơ c ấu của chỉ số cơ sở (gọi là mô phỏng hoàn toàn – full replication). Trong tr ường h ợp không th ể mua toàn bộ chứng khoán cơ sở (có thể do chi phí quá cao hay do m ột số chứng khoán c ơ s ở không có tính thanh khoản), có thể lấy mẫu (sampling replication) ho ặc t ối ưu hóa (optimization replication) để nắm giữ một phần danh mục chứng khoán cơ sở sao cho vẫn đ ạt được mục tiêu tối thiểu hóa sai số mô phỏng của ETF. - Mô phỏng dựa vào giao dịch hoán đổi (swap-based replication): Một hợp đồng hoán đổi sẽ được thực hiện gi ữa quỹ ETF và m ột đ ối tác (th ường là m ột ngân hàng đầu tư), theo đó, quỹ chấp nhận trả cho đ ối tác m ức sinh l ợi c ủa r ổ ch ứng khoán mà quỹ đang nắm giữ và nhận lại từ phía đối tác mức sinh lợi của ch ỉ số c ơ sở. Trong tr ường hợp này, rổ chứng khoán mà quỹ nắm giữ sẽ không bao gồm tất cả các chứng khoán c ủa ch ỉ số cơ sở mà danh mục của rổ sẽ được mô tả trong hợp đồng hoán đổi.  Định giá chứng chỉ quỹ ETF: Giá trị tài sản ròng (NAV) của quỹ ETF được tổ chức phát hành tính toán và công b ố hàng ngày. Trong phiên giao dịch, thị giá chứng chỉ quỹ có th ể thay đ ổi liên t ục do s ự dao đ ộng c ủa giá cổ phiếu trong danh mục đầu tư hay nhu c ầu c ủa nhà đ ầu t ư. Tuy nhiên, c ơ ch ế kinh doanh chênh lệch giá (arbitrage) thường giữ thị giá chứng chỉ quỹ ETF gần với NAV của nó: • Nếu giá ETF cao hơn giá trị NAV, thì người tham gia kinh doanh arbitrage có th ể mua các chứng khoán cơ cấu để đổi lấy đơn vị quỹ ETF và bán nó trên TTCK để kiếm lợi nhuận. • Nếu giá ETF thấp hơn giá trị NAV, thì người tham gia kinh doanh arbitrage có th ể mua các đơn vị quỹ ETF trên TTCK để đổi lấy chứng khoán c ơ c ấu, và sau đó bán nh ững c ổ phi ếu riêng lẻ trên thị trường để kiếm lợi nhuận. Cơ chế này đảm bảo giá chứng chỉ quỹ ETF liên hệ chặt ch ẽ v ới giá c ủa các ch ứng khoán c ơ cấu. 1.2. Đánh giá: ETF cũng giống như bất cứ loại hình đầu tư nào: lợi ích luôn đi kèm v ới r ủi ro. ETF không hoàn toàn là một công cụ đầu tư an toàn với lợi nhuận thấp và chắc chắn, nh ưng cũng không phải là một sản phẩm rủi ro hứa hẹn lợi nhuận cao. Đây là m ột d ạng đ ầu t ư t ương t ự như đầu tư danh mục nhưng có chi phí thấp và suất sinh l ời ngang v ới m ức sinh l ời c ủa th ị trường. Quỹ ETF có khả năng hấp dẫn nhà đầu tư do:  Chi phí quản lý thấp: Không như các loại quỹ tương hỗ khác - nhà đầu t ư ph ải tr ả chi phí quản lý khá cao, với quỹ ETF, khoản phí này rất thấp. Điều này do quỹ ETF giao dịch chủ yếu dựa trên sự trao đổi giữa chứng khoán cơ cấu và đơn vị quỹ ETF c ủa chính qu ỹ đó. Đ ồng thời, do giao dịch trên thị trường sơ cấp với khối lượng lớn nên quỹ có th ể hạn ch ế t ối đa lượng tiền mặt cần nắm giữ, vì vậy, có thể giảm thiểu chi phí phát sinh. T ỷ l ệ chi phí ho ạt động của quỹ này chỉ từ 0,1% đến 1%.  Cơ chế giao dịch linh hoạt, tiện lợi và nhìn chung là thanh khoản tốt: Qu ỹ ETF ra đ ời được xem là giải pháp thay thế có tính thanh khoản cao hơn so với các quỹ tương h ỗ. Các nhà đầu tư tổ chức đủ điều kiện hoạt động trên cả thị trường sơ cấp sẽ dễ dàng tránh được vấn đề thanh khoản thông qua hoạt động mua/bán trực ti ếp các lô đ ơn v ị qu ỹ v ới qu ỹ ETF ngay trong phiên; trong khi, các nhà nhà đầu tư khác sẽ giao dịch trên thị trường thứ cấp.  Giá cả hợp lý: Nhờ cơ chế kinh doanh chênh lệch giá arbitrage, giá ch ứng ch ỉ qu ỹ luôn biến động không quá mạnh xung quanh giá trị NAV của quỹ, gi ữ cho chứng ch ỉ qu ỹ luôn ở mức giá hợp lý, khác với các quỹ đóng thông thường.  Hiệu quả sử dụng vốn huy động cao hơn: các thành viên thành lập quỹ có th ể hoán đổi chứng khoán cơ cấu lấy chứng chỉ quỹ và ngược lại, theo c ơ ch ế giao d ịch qu ỹ m ở, mà không nhất thiết phải sử dụng tiền để mua chứng chỉ quỹ ETF, do đó toàn b ộ s ố v ốn huy 2
  4. động được đều được đầu tư vào chứng khoán, TTCK cũng ít ch ịu tác đ ộng b ởi các áp l ực bán ra, mua vào từ các thành viên lập quỹ nói riêng và của dòng tiền trên TTCK nói chung.  Tính minh bạch cao hơn so với quỹ mở, quỹ đóng khi mà danh mục đầu tư của qu ỹ ETF được công khai; giá trị danh mục được định giá thường xuyên trong ngày giao d ịch cho phép nhà đầu tư phản ứng kịp thời với diễn biến thị trường. 1.3. Vai trò của quỹ ETF: 1.3.1. Đối với thị trường chứng khoán:  Thứ nhất, thu hút vốn cho TTCK. Với những ưu điểm trên, ETF thu hút các nhà đầu tư, góp phần làm tăng luồng vốn rót vào TTCK, đặc biệt là từ các nhà đầu tư nước ngoài do không bị hạn chế về tỷ lệ sở hữu khi mua chứng chỉ quỹ ETF.  Thứ hai, thanh khoản của TTCK được cải thiện. Khi đó, tính hấp dẫn của thị trường tăng lên, thu hút thêm ngu ồn v ốn m ới cho th ị tr ường thứ cấp, củng cố niềm tin của nhà đầu tư. Từ đó, vi ệc huy đ ộng v ốn c ủa các doanh nghi ệp cũng dễ dàng hơn, kết quả kinh doanh khả quan cũng sẽ tác động tích cực trở lại với TTCK. 1.3.2. Đối với nền kinh tế - đặc biệt là với hệ thống ngân hàng: Góp phần xử lý nợ xấu và tình trạng sở hữu chéo tiềm ẩn nhiều rủi ro trong HTNH. Khi thị trường mua bán nợ xấu chưa hình thành, quỹ ETF ra đời góp phần gi ải quyết v ấn đề nợ xấu. Ngân hàng có thể sử dụng danh mục tài sản hiện có chuyển thành lô chứng ch ỉ quỹ ETF, mà không nhất thiết phải bán toàn bộ tài sản thế chấp. Thay vì m ột danh m ục đ ầu tư chứng khoán, thì nay ngân hàng chỉ còn n ắm giữ duy nhất lô ch ứng ch ỉ qu ỹ ETF. Sau đó, các ngân hàng có thể chia nhỏ và đem giao dịch trên thị trường th ứ c ấp. Đây là giao d ịch hàng đổi hàng, nên không khiến TTCK sụt giảm, không làm tồi tệ hơn bảng cân đ ối k ế toán c ủa ngân hàng. Khi TTCK, thị trường bất động sản khởi sắc, giá chứng khoán, bất động sản có xu hướng tăng, sẽ làm tăng giá trị tài sản bảo đảm, tài sản đầu t ư, gi ảm n ợ x ấu và gi ảm d ự phòng trích lập trong HTNH, tăng nguồn vốn khả dụng cung c ấp cho n ền kinh t ế. Qua đó, giúp cải thiện hệ số an toàn tài chính của các tổ chức tài chính, làm tăng giá tr ị trên b ảng cân đối kế toán. 1.4. ETF với quá trình tái cấu trúc TTCK: Để tiếp tục thúc đẩy thị trường chứng khoán (TTCK) phát tri ển một cách b ền v ững, Chính phủ đã ban hành chiến lược phát triển TTCK đến năm 2020, đồng thời B ộ Tài chính đang trình Chính phủ Đề án tái cấu trúc TTCK trong đó tập trung vào tái c ấu trúc 4 tr ụ c ột chính: tái cấu trúc hàng hóa (cổ phiếu, trái phiếu và các sản phẩm m ới), tái c ấu trúc mô hình tổ chức thị trường; tái cấu trúc các tổ chức kinh doanh chứng khoán (tr ọng tâm là các công ty chứng khoán - CTCK), tái cấu trúc cơ sở nhà đầu tư. Năm 2012, Bộ Tài chính tiếp tục đưa ra bản Dự thảo chi ti ết về Thông t ư Hướng d ẫn thành lập và quản lý Quỹ hoán đổi danh m ục ETF. Đi ều này cho th ấy ph ần nào t ầm quan trọng của quỹ ETF đối với hành trình tái cấu trúc TTCK Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Cụ thể, việc phát triển quỹ ETF có một số vai trò như sau:  Đối với hàng hóa của thị trường: - Sản phẩm thị trường còn nghèo nàn, ngoài cổ phiếu và một số lo ại trái phi ếu doanh nghiệp, chứng chỉ quỹ, chưa có sản phẩm phái sinh và các công cụ đầu tư khác, vì v ậy hàng hóa thị trường còn khiếm khuyết, chưa có công cụ phòng ngừa rủi ro. 3
  5. - Số lượng chứng khoán nhiều nhưng chất lượng còn th ấp. Đa số các công ty đăng ký giao dịch là những công ty vừa và nhỏ. Trong số 710 công ty niêm yết/đăng ký giao d ịch ch ỉ có 368 công ty (khoảng 50%) có vốn điều lệ trên 100 tỷ đồng. Trong giai đo ạn v ừa qua, nhi ều công ty niêm yết làm ăn thua lỗ, ảnh hưởng đến sự hấp dẫn c ủa c ổ phi ếu niêm yết và ni ềm tin của nhà đầu tư. Bên cạnh đó, tính công khai, minh bạch không đ ược đ ảm b ảo đã khi ến cho niềm tin của các nhà đầu tư suy giảm.  Một trong những giải pháp tái cấu trúc hàng hóa là phát tri ển các ch ứng khoán phái sinh trên thị trường, trước mắt là các chứng khoán phái sinh ch ỉ số, bao gồm các h ợp đ ồng tương lai chỉ số, quyền chọn chỉ số, quỹ chỉ số, quỹ ETF. Bài nghiên c ứu này đ ặt tr ọng tâm vào quỹ ETF. Sự ra đời của quỹ ETF sẽ có tác động tích cực đối v ới quá trình tái c ấu trúc TTCK. Đây là một loại hình đầu tư có tính công khai, minh b ạch cao, có khả năng thu hút các nhà đầu tư.  Đối với cơ sở các nhà đầu tư: - Số lượng nhà đầu tư tham gia TTCK tuy nhiều nhưng chủ yếu là các nhà đ ầu t ư cá nhân, các nhà đầu tư có tổ chức chỉ chiếm khoảng 4% số lượng tài kho ản giao dịch, trong đó chủ yếu là các tổ chức tín dụng, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư. Các loại hình công ty đ ầu t ư chứng khoán, quỹ mở, quỹ hưu trí tự nguyện… chưa được phát triển. - Sự liên kết giữa tổ chức tín dụng với TTCK là c ần thi ết, tuy nhiên cũng có r ủi ro ti ềm ẩn, điển hình như tình trạng sở hữu chéo thông qua TTCK trong hệ thống ngân hàng (HTNH) hiện nay. Mặt khác, do lạm phát và lãi suất ngân hàng cao làm giảm sức hấp dẫn của TTCK, khiến cho việc thu hút vốn vào thị trường trở nên khó khăn. - Các nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn bị hạn chế do quy định về tỷ lệ sở hữu.  Với quỹ ETF, nhà đầu tư nước ngoài mua chứng chỉ quỹ không bị hạn chế tỷ lệ sở hữu tối đa của nước ngoài là 49%, mà chỉ khi họ nhận lại danh m ục cơ c ấu m ới b ị đi ều ch ỉnh bởi quy định về tỷ lệ sở hữu này. Trong trường hợp họ nhận lại danh m ục c ơ c ấu v ượt quá tỷ lệ sở hữu cho phép, hệ thống sẽ bán và thanh toán phần chênh lệch b ằng ti ền cho nhà đ ầu tư. Do đó, giải pháp này phần nào gián tiếp n ới “room” cho nhà đ ầu t ư n ước ngoài, nh ưng vẫn kiểm soát được tỷ lệ sở hữu của họ tại các doanh nghiệp niêm yết .  Đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán: Số lượng tổ chức kinh doanh chứng khoán nhiều nhưng quy mô, năng l ực tài chính th ấp, không đảm bảo hiệu quả hoạt động, tiềm ẩn rủi ro hệ thống. Theo đánh giá, 40/105 CTCK có khó khăn về thanh khoản không đảm bảo chỉ tiêu an toàn tài chính. Còn các công ty qu ản lý quỹ, 23/47 công ty bị thua lỗ, trong đó, có 4 công ty không đạt yêu cầu v ề an toàn tài chính và thua lỗ trên 50% vốn điều lệ. Việc này đã làm giảm đáng kể lòng tin c ủa các nhà đ ầu t ư nh ất là những nhà đầu tư chưa có nhiều kinh nghiệm muốn tham gia TTCK thông qua các t ổ ch ức này.  Giống như quỹ đầu tư khác, quỹ ETF cung cấp công cụ hiệu quả cho những nhà đ ầu tư chưa có nhiều kinh nghiệm có kênh đầu tư an toàn, đồng th ời, gi ảm thi ểu chi phí giao d ịch so với đầu tư trực tiếp. Ngoài ra với tính minh bạch cao, ETF có thể lấy được ni ềm tin t ừ nhà đầu tư.  Đối với tổ chức thị trường: - Môi trường kinh tế vĩ mô không thuận lợi, lạm phát và lãi suất cao đã ảnh h ưởng đến khả năng thanh khoản chung của nền kinh tế cũng như thị trường tài chính, trong đó có TTCK. Thị trường giao dịch phát triển không ổn định, có thời kỳ phát tri ển nóng nh ư năm 2007 với giá trị giao dịch bình quân đạt 1086 tỷ đồng/phiên. Tuy nhiên, cũng có lúc ch ỉ đạt 600 tỷ đồng/phiên. 4
  6. - Sự liên kết giữa các khối thị trường như: tín dụng ngân hàng, chứng khoán, b ất đ ộng sản… tuy có mặt tốt nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro trong an toàn hệ thống tài chính.  Như đã phân tích ở trên, quỹ ETF góp phần làm tăng tính thanh kho ản c ủa TTCK. ETF hoạt động trên cơ sở hàng đổi hàng, tức là thành viên l ập qu ỹ s ẽ dùng danh m ục c ơ c ấu đ ể mua chứng chỉ quỹ, do đó không làm giảm giá cổ phiếu trên thị tr ường mà ch ỉ góp ph ần đ ưa chứng chỉ quỹ về giá hợp lý. Chương 2: Kinh nghiệm xây dựng quỹ ETF ở các nước – Thực trạng của Việt Nam 2.1. Kinh nghiệm xây dựng quỹ ETF ở một số quốc gia: 2.1.1. Kinh nghiệm xây dựng quỹ ETF ở Mỹ - nơi khởi nguồn của quỹ ETF:  Sự xuất hiện đầu tiên của ETF: Năm 1993, quỹ ETF đầu tiên - SPDR S&P 500 xuất hiện tại Mỹ, mô phỏng ch ỉ số S&P 500, chịu sự quản lý của State Street Global Advisors - m ột trong những công ty qu ản lý ETF lớn nhất trên thế giới. S&P 500 là một chỉ số cổ phiếu bao gồm 500 loại c ổ phiếu của các công ty có mức vốn hóa thị trường lớn nhất, đại diện cho kho ảng 75% t ổng v ốn hóa th ị trường của Mỹ. Mã chứng khoán của SPDR S&P 500 là SPY. SPY giao d ịch h ơn 100 tri ệu c ổ phi ếu m ỗi ngày và có thời điểm giao dịch hơn 400 triệu cổ phiếu. SPDR S&P 500, mô phỏng theo một trong những chỉ số uy tín nh ất th ế gi ới, cung c ấp cho nhà đầu tư tham gia vào một số phân khúc thị trường với nh ững l ợi ích đa d ạng, kinh doanh linh hoạt, minh bạch và chi phí tương đối thấp.  Sự phát triển của ETF: Tháng 4/1995, State Street cho ra đời ETF thứ hai - MidCap SPDR (MDY) mô phỏng chỉ số S&P 400 MidCap. Hiện nay, MPY vẫn còn khá phổ biến, tài sản của MIDCap SDPR kho ảng 10 tỷ USD và khối lượng giao dịch trung bình hàng ngày khoảng 2.000.000 cổ phiếu. Tháng 3/1996: iShares ETF ra đời với mục tiêu là vốn chủ sở hữu ETF qu ốc t ế: Australia (EWA), Canada (EWC), Hong Kong (EWH), Đức (EWG), Italy (EWI), Nhật Bản (EWJ)… Tháng 11/ 2004: SPDR Gold (GLD) ra mắt. Khối lượng tài sản GLD đứng th ứ hai trong các ETF. Ngay sau đó, năm 2005, iShares IAU - ETF đầu tư vàng thứ hai ra đời. Tháng 11/2009: Schwab ETF tham gia thị trường, dành cho nhà đ ầu t ư nhi ều ưu đãi nh ư: không phải trả phí giao dịch trong tài khoản Schwab. Ngay sau đó, các công ty môi gi ới khác Fidelity, TD Ameritrade, Vanguard cũng thay đổi phù hợp với thị trường. Hiện nay, các giao dịch ETF đều không mất phí. Điều này giúp tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả đồng vốn. Sự phát triển của ETF có thể được nhận thấy phần nào qua tài sản của các quỹ: 5
  7. Biể đồcơ cấu tài sản ròng các qu ỹETF của Mỹ1993 - 2005 u 350000 300000 250000 200000 150000 100000 50000 Đơn v ị: triệu USD 0 1993 1995 1997 1999 2001 2003 2005 Bond Index Funds 0 0 0 0 0 4667 15004 Global/International Equity 0 0 506 1992 3016 13984 65210 Sector/ Based Domestic Equity 0 0 0 2507 5224 11901 28975 Broad-Based Domestic Equity 464 1052 6200 29374 74752 120430 186832 Investment Company Institute and Stretegic Insignt Simfund  Quy trình tạo lập quỹ ETF và việc mua bán chứng chỉ quỹ ở Mỹ: Khi một ETF được tạo ra, nhà đầu tư được cấp gi ấy chứng nh ận quyền s ở h ữu h ợp pháp liên quan đến một phần của một tập hợp các chứng chỉ chứng khoán. Đ ể t ạo lập qu ỹ ETF, công ty quản lý quỹ phải gửi phác thảo kế hoạch chi ti ết các thủ tục, thành ph ần c ủa qu ỹ đến Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái (SEC). Bước ti ếp theo liên quan đ ến m ột trung gian (được biết đến như là thành viên lập quỹ, nhà tạo lập thị trường, hoặc chuyên gia) cơ cấu các chứng khoán, một lô đơn vị thường bao gồm 25.000-200.000 cổ phiếu. Những chứng khoán này (được gọi là đơn vị cơ cấu) được giao cho một ngân hàng lưu gi ữ, nơi mà sau đó s ẽ chuyển chúng đến cho các nhà tạo lập thị trường. Nhà đầu tư có thể bán một chứng chỉ ETF theo 2 cách như đã nói ở chương 1.  Thực trạng thị trường ETF ở Mỹ: Nhu cầu đầu tư ETF ngày càng tăng. Nhà đầu tư và các c ố v ấn tài chính ngày càng nh ận thức vai trò quan trọng của các quỹ này. ETF không chỉ thu hút nguồn vốn từ nhà đ ầu t ư trong nước mà cả nhà đầu tư nước ngoài. Để đáp ứng nhu cầu thị trường, số lượng ETF cũng tăng đáng kể: Năm 1993 1995 1997 1999 2001 2003 2005 2008 2012 Số lượng ETF 1 2 19 30 102 119 201 728 1251 Investment Company Institute and Stretegic Insignt Simfund Theo số liệu từ State Street, tổng tài sản 1251 quỹ ETF của Mỹ tính đến 31/5/2012 đã lên tới hơn 1,1 nghìn tỷ USD. Trong 5 tháng đầu năm 2012, tổng lượng vốn đầu tư đ ổ vào các quỹ ETF đạt hơn 60 tỷ USD. Trong đó, Quỹ ETF Vanguard MSCI Emerging Markets thu hút được 8,1 tỷ USD và trở thành quỹ ETF hấp dẫn nhất từ đầu năm. Trong 5 tháng qua, tổng quy mô của toàn ngành tăng 75 tỷ USD, tương ứng m ức tăng tr ưởng tài s ản là 7.1% so v ới cu ối năm 2011. Ngày nay ETFs cũng đã tham gia vào phân ngành hẹp c ủa n ền kinh t ế M ỹ, bao gồm c ả điện thoại thông minh, khai thác bạch kim và các phương tiện truyền thông xã hội (SOCL). 6
  8. 2.1.2. Kinh nghiệm xây dựng quỹ ETF ở Nhật Bản: Ông Yuta Seki - Giám đốc điều hành kiêm Trưởng bộ phận nghiên c ứu - Vi ện Nghiên c ứu thị trường vốn Nomura (Nhật Bản) đã chia sẻ về việc xây dựng quỹ ETF của Nhật Bản. Các quỹ ETF bắt đầu được chú ý mạnh mẽ từ năm 2001, khi chính quyền Nhật tái cấu trúc hệ thống tài chính, giảm mạnh quan hệ sở hữu chéo gi ữa các ngân hàng và doanh nghi ệp. Kế hoạch này đã dấy lên nỗi lo về việc ngân hàng bán mạnh cổ phiếu c ủa các doanh nghiệp sẽ gây áp lực cung lên TTCK, khiến giá cổ phiếu suy giảm. Ch ỉ số Nikkei 225 t ừ m ức 20.000 điểm cuối tháng 3/2000 đã tụt mạnh xuống còn 14.000 điểm vào đầu năm 2001. Điều đó tác động trực tiếp đến HTNH do các ngân hàng nắm lượng lớn chứng khoán, bao gồm: ch ứng khoán của những công ty liên quan (sở hữu chéo), chứng khoán dùng đ ể th ế ch ấp c ủa khách hàng. giá các cổ phiếu bị ảnh hưởng khiến bảng cân đối kế toán c ủa ngân hàng xấu đi, đ ồng thời nợ xấu của hệ thống tăng lên. Trước tình hình đó, tháng 2/2001, một nhóm giải pháp đ ể ph ục h ồi TTCK đã đ ược đ ưa ra, trong đó có đề xuất thành lập các quỹ ETF hỗ trợ việc thay đổi cấu trúc TTCK. Lộ trình cho giải pháp này bao gồm: Thành lập một tổ chức mua cổ phiếu mà các ngân hàng đang n ắm giữ; mua các cổ phiếu này bằng mức giá thị trường; chọn những c ổ phi ếu có khả năng tạo ra các chỉ số ETF, và cuối cùng là tận dụng ETF kết hợp với các quỹ đầu tư khác để sắp xếp lại các cổ phiếu. Bằng cách này, Chính phủ Nhật Bản kỳ vọng hạn chế r ủi ro dao đ ộng giá c ủa các cổ phiếu do các ngân hàng nắm giữ. Ngoài ra, như đã phân tích ở chương 1, việc chuyển những cổ phiếu đó vào quỹ ETF cũng góp phần làm giảm nợ xấu, tăng tính thanh kho ản c ủa TTCK. Với những ưu điểm của mình, quỹ ETF sau đó đã nhanh chóng thu hút đ ược s ự tham gia của các nhà đầu tư. Tài sản ròng của các quỹ ETF Nhật từ mức 1.500 tỉ yen từ lúc thành lập, đã tăng lên 2.500 tỉ yen vào tháng 7/2001, sau đó chạm ngưỡng 3.200 tỉ yen vào tháng 9/2003. Thực ra, Nhật Bản không phải nước đầu tiên sử dụng quỹ ETF để can thiệp vào nền kinh tế. Trước đó, năm 1998, Chính quyền Hồng Kông cũng đã sử dụng quỹ ETF để ngăn chặn tác động tiêu cực của cuộc khủng khoảng tài chính Châu Á. Để ngăn giới đầu cơ dìm giá chứng khoán bằng việc bán khống hàng loạt các hợp đồng chỉ số tương lai, chính quyền đã đ ứng ra mua cổ phiếu trên thị trường mở vào tháng 8/1998. Vào tháng 12 năm đó, tổ chức EFIL (Exchange Fund Investment Limited) được thành lập để quản lý việc mua cổ phiếu của Chính phủ và tạo ra Tracker Fund (TraHK), thực chất là m ột qu ỹ ETF mô ph ỏng Hang Seng Index (HSI). Mặc dù sự can thiệp của chính quyền gây nhiều tranh cãi nhưng không thể phủ nhận TraHK đã có tác động tích cực với thị trường, đặc biệt trong việc thu hút s ự chú ý c ủa nhà đầu tư nhỏ lẻ tới TTCK. Quỹ ETF ra đời giúp giải quyết sở hữu chéo và giảm tác động khủng ho ảng, đây là đi ều ngay cả những đại gia hàng đầu của Mỹ khi sáng tạo ra ETF cũng không nghĩ đến. 2.1.3. Sự phát triển nhanh chóng của quỹ ETF trên thế giới:  Lợi ích của ETF với nhà đầu tư cá nhân luôn được nhấn mạnh: Trước hết, các đ ơn v ị tối thiểu của ETF rất nhỏ, giúp nhà đầu tư có thể đầu tư vào m ột nhóm cổ phiếu theo ngành trọng tâm chỉ với số tiền khiêm tốn. Trong khi đó, khác v ới danh m ục đ ầu t ư c ủa các qu ỹ tương hỗ, ETF lại được giao dịch như một cổ phiếu trên sàn và do đó nó có tính linh ho ạt và minh bạch lớn hơn rất nhiều. Ngay cả chi phí quản lý ETF cũng rất thấp so v ới các lo ại hình quỹ khác.Tại Mỹ - nơi khởi nguồn của quỹ ETF - chính sự gia nhập m ạnh m ẽ c ủa nhà đ ầu tư cá nhân là một trong những lý do lớn thúc đẩy lo ại hình qu ỹ ETF tăng tr ưởng chóng m ặt (tốc độ tăng trưởng gộp tài sản quỹ ETF trong 10 năm đạt gần 30%/năm).  Mười quỹ ETF có lợi nhuận lớn nhất trên thế giới: Mã ETF Tỷ lệ chi Tài sản* Doanh thu hàng năm* phí 7
  9. GLD SPDR Gold Trust 0,40% 66.797.376 267.189,50 EEM MSCI Emerging Markets 0,69% 34.636.992 238.995,24 Index Fund EFA MSCIEAFE Index Fund 0,35% 37.332.659 130.664,31 VWO Emerging Markets ETF 0,22% 46.839.420 103.046,73 SPY SPDR S&P 500 0,09% 98.378.880 88.540,99 EWZ MSCI Brazil Index Fund 0,61% 10.266.629 62.626,44 HYG iBoxx $ HY Corp Bond Fund 0,50% 11.916.320 59.581,60 QQQ QQQ 0,20% 28.850.771 57.701,54 SLV Silver Trust 0,50% 9.220.710 46.103,55 FXI FTSE China 25 Index Fund 0,72% 6.330.038 45.576,28 * Đơn vị: nghìn USD Tính đến cuối năm 2011 Nguồn: The Comprehensive and Original ETF Database  Tháng 9/2012, dòng vốn ròng toàn cầu đổ vào quỹ ETF và các sản phẩm liên quan đạt 43,3 tỷ USD, cao nhất kể từ tháng 12/2008 (dữ liệu từ BlackRock). Việc các ngân hàng trung ương Mỹ, Nhật Bản và châu Âu công bố các biện pháp nới lỏng đ ịnh l ượng (mua tài s ản) mới đã khiến các nhà đầu tư nhanh chóng đổ tiền vào các quỹ ETF thông qua một loạt tài sản. Các quỹ ETF hút ròng hơn 182 tỷ USD kể từ đầu năm, tăng 42% so với cả năm 2011 là 173 tỷ USD. Theo dự đoán, dòng vốn đầu tư đổ vào quỹ đầu tư tín thác ETF năm nay sẽ v ượt k ỷ l ục năm 2008 với 259 tỷ USD. 2.2. Quỹ ETF ở Việt Nam: 2.2.1. Hiện nay ở Việt Nam đã có một số quỹ đầu tư chỉ số như: 2.2.1.1. FTSE Vietnam Index ETF: FTSE Vietnam Index ETF là quỹ đầu tư chỉ số đầu tiên tại Vi ệt Nam đ ược Deutsche Bank AG thành lập vào ngày 15/01/2008 với số vốn ban đầu là 5,1 tri ệu USD. Qu ỹ ETF này mô phỏng FTSE Vietnam Index, một trong hai chỉ số do FTSE Group xây d ựng t ừ ngày 26/04/2007.  Tiêu chí thêm/bớt cổ phiếu: Việc đảo danh mục của FTSE Vietnam Index không ph ụ thuộc vào các yếu tố cơ bản của doanh nghiệp mà dựa trên v ốn hóa, thanh kho ản c ủa c ổ phiếu và room còn lại cho nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó, m ột c ổ phi ếu sẽ b ị lo ại kh ỏi danh mục nếu tỷ lệ NĐTNN có thể mua bán được giảm xuống dưới 2%.  Thời gian điều chỉnh danh mục chỉ số: • Ngày công bố: Ngày Thứ Sáu đầu tiên của tháng cuối quý (tháng 3, 6, 9, và 12) • Ngày thực hiện: Ngày Thứ Sáu thứ ba của tháng cuối quý (tháng 3, 6, 9, và 12) • Ngày có hiệu lực: Ngày Thứ Hai của tuần tiếp theo Ngày thực hiện  Danh sách cổ phiếu Việt Nam trong rổ chỉ số: • Chỉ số FTSE Vietnam All-Share Index: 42 cổ phiếu • FTSE Vietnam Index: 24 cổ phiếu 2.2.1.2. Market Vectors Vietnam ETF (V.N.M): Quỹ Market Vectors Vietnam ETF (V.N.M) được công ty quản lý đầu t ư Van Eck Global thành lập với số vốn ban đầu 14 triệu USD. Đến ngày 05/09/2012, tổng tài sản đang qu ản lý 8
  10. của V.N.M đã lên tới 276,7 triệu USD. V.N.M đầu tư ít nh ất 80% t ổng tài s ản vào các c ổ phiếu tạo nên chỉ số Market Vectors Vietnam Index do công ty 4asset-management GmbH thành lập ngày 24/11/2008. Market Vectors Vietnam Index sẽ nhắm đến bao quát khoảng 90% giá tr ị v ốn hóa th ị trường đã được điều chỉnh theo số cổ phiếu tự do chuyển nhượng với ít nhất 25 c ổ phi ếu nhưng không quá 75 cổ phiếu thành phần. Đây là c ổ phi ếu c ủa các công ty niêm y ết đang hoạt động tại Việt Nam và có doanh thu nội địa chiếm ít nhất 50% tổng doanh thu.  Tiêu chí thêm/bớt cổ phiếu: Tương tự FTSE Vietnam Index ETF, việc đảo danh mục của V.N.M dựa trên vốn hóa, thanh khoản của cổ phiếu và room còn l ại cho nhà đ ầu t ư n ước ngoài. Theo đó, một cổ phiếu sẽ bị loại khỏi danh mục nếu tỷ lệ NĐTNN có th ể mua bán được giảm xuống dưới 2%.  Thời gian điều chỉnh danh mục chỉ số: • Ngày công bố: Ngày Thứ Sáu thứ hai của tháng cuối quý (tháng 3, 6, 9, và 12) • Ngày thực hiện: Ngày Thứ Sáu thứ ba của tháng cuối quý (tháng 3, 6, 9, và 12) • Ngày có hiệu lực: Ngày Thứ Hai của tuần tiếp theo Ngày thực hiện  Danh sách cổ phiếu Việt Nam trong rổ chỉ số: (20/29) 2.2.1.3. MSCI Frontier Markets Index ETF: MSCI Frontier Markets Index- chỉ số phát triển dựa trên vốn hóa thị trường đã đi ều ch ỉnh theo khối lượng tự do chuyển nhượng, thể hiện hoạt động của các thị trường cổ phi ếu sơ khai, được MSCI thành lập ngày 30/11/2007. Tính đến 31/07/2012, MSCI Frontier Markets Index gồm 147 cổ phiếu thành viên có vốn hóa lớn và v ừa c ủa 25 th ị tr ường s ơ khai, đ ại di ện cho khoảng 84% vốn hóa thị trường đã điều chỉnh theo khối lượng tự do chuyển nh ượng t ại mỗi quốc gia. Trong đó, Việt Nam vừa trở thành quốc gia thứ 4 của châu Á có c ổ phi ếu đ ược MSCI l ựa chọn đầu tư khi chứng khoán GAS được bổ sung vào rổ tính MSCI Frontier Markets Index trong đợt xem xét tháng 8/2012.  Danh sách cổ phiếu Việt Nam trong rổ chỉ số: GAS  Thời gian điều chỉnh danh mục chỉ số: định kỳ tháng 2, tháng 5, tháng 8 và tháng 11. 2.2.1.4. iShares MSCI Vietnam Investable Market Index Fund ETF (chờ phê chuẩn): Tháng 12/2011, iShares - công ty quản lý quỹ ETF lớn nhất thế gi ới - quyết đ ịnh n ộp đ ơn lên UBCK Mỹ (SEC) để thành lập quỹ chỉ số TTCK Việt Nam mang tên “iShares MSCI Vietnam Investable Market Index Fund”. Quỹ ETF này sẽ mô phỏng chỉ số MSCI Vietnam Investable Market Index, bao gồm các cố phiếu thuộc ba lĩnh vực tài chính, công nghiệp và vật liệu đang giao dịch trên HOSE và HNX. 2.2.1.5. Sự gia tăng vốn của các Quỹ ETF ở Việt Nam: Chỉ số VN-Index trong năm 2010 biến động khá hẹp, NAV của Quỹ FTSE Vietnam Index ETF theo sát chỉ số này, nhưng tài sản của Quỹ lại tăng lên đáng kể, vượt 300 tri ệu USD - mức cao nhất từ trước tới nay, tăng 60 lần so với mức ban đầu. Đi ều này cho thấy, qu ỹ ETF này đã thu hút một lượng đáng kể vốn của các nhà đầu tư mới, bên cạnh tăng trưởng (n ếu có) của danh mục. Tương tự, Quỹ The Market Vector Vietnam ETF cũng đã “âm thầm” có b ước nh ảy v ọt v ề quy mô. Tính đến ngày 8/12/2010, tài sản của Quỹ quản lý đã tăng lên mức 220 tri ệu USD. Theo thông tin từ Van Eck Global, số tài sản của Quỹ đang quản lý có 68,4% đ ược dành đ ầu 9
  11. tư trực tiếp vào 24 loại cổ phiếu Việt Nam. Ngoài ra quỹ ETF này còn n ắm 1,7 tri ệu ch ứng chỉ quỹ Vinacapital Vietnam Opportunity Fund.Ltd và m ột số cổ phiếu c ủa các công ty trong lĩnh vực năng lượng như Talisman Energy Inc (Canada), Premier Oil PLC (Anh)... 2.2.2. Tác động của quỹ ETF tại Việt Nam: Quỹ ETF đã tác động không nhỏ đến TTCK Việt Nam. Đặc biệt, biến động c ủa VN- Index trong năm 2010 đã khiến giới phân tích trong nước cảm nhận “hơi thở” rõ rệt c ủa 2 quỹ ETF đang hoạt động tại TTCK Việt Nam. Trong khi rất nhiều mã chứng khoán mất giá mạnh, VN-Index và một số blue-chip không biến động nhiều. Đi ều này xuất phát từ “cu ộc ch ơi ch ỉ số” của các quỹ ETF tại TTCK Việt Nam. Chẳng hạn t ại m ột s ố mã c ổ phi ếu nh ư BVH, MSN, VIC, cuộc chơi chỉ số hầu như hoàn toàn do khối ngo ại cầm trịch. Dựa trên sức c ầu nhà đầu tư nước ngoài, cổ phiếu BVH đã tăng giá gấp 3, MSN và VIC tăng g ấp đôi trong đ ầu năm 2011, dù trong mắt nhà đầu tư nội địa, đây là các mã không hấp d ẫn n ếu nhìn trên các ch ỉ số cơ bản. Thậm chí, đôi khi ở các thời điểm nhạy c ảm, các mã này còn đ ược “nâng lên đ ặt xuống” một cách có chủ ý. Thông qua các trụ cột như vậy, nhà đ ầu t ư n ước ngoài có th ể tăng hay giảm tốc VN-Index một cách khéo léo. Tổng Toàn Mã HAG VIC DPM FPT HPG PVD VCB KBC BVH PVF mã danh Tỷ m ục trọng 11,91 10,99 7,60 6,41 6,00 5,87 5,85 5,11 3,92 3,87 67,53 (%) Giá trị 40,6 37,4 25,9 21,8 20,4 20,0 19,9 17,4 13,4 13,2 230,1 340,8 (triệu USD) Mười mã có tỷ trọng lớn nhất trong danh mục của DB X-trackers FTSE Vietnam Index ETF (Số liệu tính tới 31/12/2010) Tổng Toàn Mã BVH DPM CTG VCB HAG KBC OGC PVX PVD PVF mã danh m ục Tỷ trọng 10,1 6,2 5,8 5,1 4,9 4,5 4,0 3,6 3,5 3,3 51 (%) Giá trị (triệu 26,6 16,2 15,1 13,4 13,0 11,9 10,4 9,3 9,1 8,6 133,6 282,8 USD) Mười mã có tỷ trọng lớn nhất trong danh mục của Market Vector Vietnam ETF (Số liệu tính tới 18/1/2011) Nhìn vào Top 10 danh mục của FTSE Vietnam Index ETF và Market Vectors Vietnam ETF có thể thấy VN-Index đã được khéo léo giữ bằng các mã lớn như BVH, VIC, HAG, DPM. FPT.... Chính động thái đỡ giá này khiến VN-Index đã có m ột thời gian đi ngang, cho dù ph ần lớn các mã hạng trung và hạng nhỏ giá đều gi ảm sâu. Danh m ục c ủa các qu ỹ ETF và di ễn biến thực tế thị trường cho cho thấy yếu tố dẫn dắt VN- Index của khối nhà đầu tư ngo ại trong năm 2011 là rất lớn cho dù giá trị mua trung bình của khối này chỉ chiếm trên dưới 10%. 10
  12. Bên cạnh đó, các quỹ ETF cũng có khả năng gây náo lo ạn thị trường vào những ngày cu ối cùng chốt danh mục. Ví dụ: ngày 21/9/2012 - ngày cu ối cùng các qu ỹ ETF th ực hi ện giao d ịch nhằm điều chỉnh tỷ lệ danh mục, lực mua bất ngờ tăng mạnh đẩy nhiều c ổ phi ếu ngân hàng tăng trần và dư mua lớn: EIB, ACB, CTG, cổ phiếu BVH ti ếp tục được kh ối ngo ại gom h ơn 1 triệu đơn vị trong số 1,5 triệu giao dịch chỉ trong buổi sáng 21/9. Từ những dẫn chứng trên, ta có thể thấy được phần nào tầm ảnh hưởng của quỹ ETF đối với thị trường chứng khoán Việt Nam. Chương 3: Hướng phát triển các quỹ ETF tại Việt Nam 3.1. Cơ sở để phát triển quỹ ETF ở Việt Nam:  Quỹ ETF có nhiều tiềm năng tại Việt Nam, do: - Với ưu thế về tính thanh khoản, chi phí, quỹ ETF đang là sản phẩm đầu tư hi ệu qu ả tại nhiều thị trường, điển hình là Mỹ, Nhật Bản và được nhiều nhà đầu tư ưa thích. Bản chất của các quỹ ETF cũng như những công cụ phái sinh khác nhằm quản lý và hạn chế rủi ro, nên việc các ETF xuất hiện càng nhiều trên TTCK trong nước sẽ giúp cho thị trường ổn định hơn . - Việc phát triển thị trường ETF đa dạng sẽ là nhân tố quan tr ọng tăng h ấp d ẫn cho TTCK, là công cụ hữu hiệu để tăng thu hút nhà đầu tư mới tham gia th ị tr ường, thông qua đó thu hút nguồn vốn cho nền kinh tế. Số liệu gần đây cho th ấy m ặc dù TTCK Vi ệt Nam đã phục hồi khá tốt nhưng giá trị chiết khấu vẫn còn âm rất lớn. G ần như tất c ả các qu ỹ trên đều có mức chiết khấu âm, đặc biệt là quỹ DWS Vietnam Fund (do Deutsche Bank qu ản lý) âm tới mức -40,6%, các quỹ nội địa đa số có mức chiết khấu gần – 30%, ch ỉ duy nh ất FTSE Vietnam Index ETF có mức chiết khấu dương bằng 2,2. - Tình trạng nợ xấu và sở hữu chéo của các ngân hàng vẫn chưa đ ược gi ải quyết. Cùng tình hình đó, Nhật Bản đã giải quyết được thông qua việc phát triển thị trường ETF, đây là bài học kinh nghiệm tốt cho Việt Nam.  Tuy nhiên, muốn phát triển quỹ ETF thành công ở Việt Nam cần: - Đưa ra nhiều sản phẩm thay vì một sản phẩm lớn duy nhất. Vi ệc sáng tạo các lo ại quỹ ETF khác nhau tạo thêm lựa chọn cho nhà đầu tư, như: ETF ngân hàng, ETF bất đ ộng sản… - Cơ quan quản lý cần tạo ra hành lang pháp lý hiệu quả nhằm hỗ trợ cho sự phát tri ển thị trường ETF, phát huy được những ưu thế của loại hình đầu tư này. 3.2. Mô hình thị trường ETF ở Việt Nam: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã chính thức đưa ra dự th ảo v ể Thông t ư H ướng d ẫn thành lập và quản lý quỹ ETF.  Theo đó, thị trường ETF ở Việt Nam sẽ gồm: • Thứ nhất, nhà đầu tư là nhân tố không thể thiếu, quyết định đến việc xây dựng thành công và vận hành hiệu quả thị trường ETF. • Thứ hai, công ty quản lý quỹ giữ vai trò thiết lập danh mục mô phỏng chỉ số và thay mặt quỹ, phát hành ETF và mua lại ETF khi khách hàng có nhu cầu. • Thứ ba, công ty chứng khoán, đóng vai trò là thành viên lập quỹ (gọi tắt là AP - Authorized Participant). Nói cách khác, CTCK làm AP phải có m ột danh m ục c ổ phi ếu phù hợp với danh mục mô phỏng quỹ ETF mà công ty quản lý qu ỹ xây d ựng, t ừ đây các bên s ẽ hoán đổi danh mục cơ cấu để lấy các lô chứng chỉ ETF (đ ơn v ị lô d ự ki ến là 1 tri ệu ch ứng chỉ). Sở hữu các lô ETF, CTCK sẽ tham gia giao dịch sản phẩm này trên thị trường thứ cấp như một sản phẩm chứng khoán thông thường. 11
  13. • Ba tổ chức còn lại là Ngân hàng giám sát, Trung tâm Lưu ký chứng khoán và Sở GDCK, thực hiện các công việc nền cho hoạt động giao dịch của ETF nh ư l ưu ký, thanh toán, niêm yết, hoán đổi, phát hành, tiêu hủy, vay và cho vay… loại chứng khoán này.  Mô hình hoạt động như sau:  Ngoài việc giải thích khá nhiều định nghĩa mới liên quan đến ETF, Thông t ư cũng hướng dẫn chi tiết từ việc thành lập, niêm yết, cơ cấu danh mục đầu tư, giao d ịch ch ững ch ỉ quỹ, cho đến giải thể quỹ ETF. Thông tư có một số điểm đáng chú ý như: - Nhà đầu tư nước ngoài không bị hạn chế tỷ lệ sở hữu tại các Quỹ ETF. - Đối với thị trường sơ cấp, nhà đầu tư phải mua tối thiểu 1 lô 1.000.000 đơn vị quỹ, do đó, giao dịch tại thị trường sơ cấp đa số phải là nhà đầu tư lớn. - Danh mục đầu tư của quỹ ETF bao gồm các chứng khoán c ơ c ấu trong danh m ục c ủa chỉ số tham chiếu và các tài sản tài chính, trong đó có c ả ch ứng khoán phái sinh niêm y ết, giao dịch tại SGDCK. Điều đó nhằm phòng ngừa rủi ro và gi ảm m ức sai l ệch so v ới ch ỉ s ố tham chiếu. 3.3. Quá trình xây dựng thị trường ETF:  Một số vấn đề khi xây dựng thị trường ETF ở Việt Nam: - TTCK Việt Nam không ổn đinh, có xu hướng đi xuống. Bên c ạnh đó, k ết qu ả ho ạt động của các quỹ đầu tư ở Việt Nam không tốt khiến cho nhà đầu tư do dự trong vi ệc rót vốn. Tính đến thời điểm hiện nay, số quỹ đầu tư thành lập mới ở Vi ệt Nam r ất ít. Ông Nguyễn Hoàng Hải, Tổng Thư ký Hiệp hội Các NĐT tài chính Vi ệt Nam (VAFI) kh ẳng đ ịnh trong 3 năm qua, không một công ty quản lý quỹ trong nước nào có khả năng huy đ ộng đ ược vốn để thành lập quỹ đầu tư. Hơn nữa, đa số các quỹ hoạt động ở Việt Nam đều có thời hạn từ 5-10 năm. Như vậy, kể từ năm 2011, các quỹ đầu tư sẽ chịu áp lực thoái v ốn r ất l ớn (do hết hạn hoạt động). Nếu như điều kiện vĩ mô, TTCK không được c ải thi ện, chắc chắn áp lực thoái vốn sẽ nhiều hơn. - Có thể thấy vai trò của CTCK trong mô hình trên là khá quan trọng khi ph ải th ực hi ện chức năng thành viên lập quỹ. Trong khi hiện nay các CTCK tại Vi ệt Nam còn đang có r ất 12
  14. nhiều vấn đề. Trên thực tế, số lượng các CTCK hiện nay có năng l ực tài chính đ ủ m ạnh đ ể đảm bảo việc phát hành và mua lại ETF là rất ít. - Trong dự thảo thành lập quỹ ETF, Ủy ban Chứng khoán m ới ch ỉ d ừng l ại ở m ột s ản phẩm chính - đầu tư bằng chỉ số, đó là HNX30 & VN30. Do đó, có quá ít l ựa ch ọn cho nhà đầu tư. Bên cạnh đó, tính thanh khoản cũng là m ột vấn đề cần xem xét. Các c ổ phi ếu niêm yết có tính thanh khoản kém làm cho việc cơ cấu danh mục quỹ trở nên khó khăn, làm tăng sai số mô phỏng. - Từ kinh nghiệm các nước, ta nhận thấy: ETF thường ra đời sau các sản phẩm tiên ti ến khác như công cụ phái sinh và các sản phẩm c ơ cấu. Hệ thống vay m ượn chứng khoán (SBL) cũng được vận hành hiệu quả, tạo điểu kiện thuận lợi cho cơ chế arbitrage. Nhờ đó, các công ty quản lý quỹ có thể dễ dàng sử dụng các công cụ phái sinh để tối thi ểu hóa sai số mô phỏng, tối ưu hóa danh mục. Trong khi ở Việt Nam hiện nay, các công c ụ phái sinh v ẫn ch ưa được giao dịch chính thức, tính chuyên nghiệp của hệ thống chưa đáp ứng đ ược yêu c ầu v ận hành hệ thống SBL, do đó, các quỹ ETF khó tránh khỏi sai số mô ph ỏng l ớn, làm gi ảm tính hấp dẫn của quỹ. - Chính sách thuế còn nhiều hạn chế, thuế đánh vào thu nhập từ đầu t ư thông qua qu ỹ quá cao, thậm chí cao hơn nhiều so với đầu tư trực tiếp, làm tăng chi phí của các nhà đầu tư. - Hiện tại, SGDCK TP.HCM đã xây dựng m ột số quy đ ịnh liên quan đ ến qu ản lý và niêm yết chứng chỉ quỹ tại Sở như: quy chế giao dịch, niêm yết, giám sát, công b ố thông tin… Tuy vậy, do ETF với đặc thù riêng như số lượng chứng chỉ quỹ thay đ ổi hàng ngày, giao d ịch của các thành viên lập quỹ… nên cần có một hệ thống đủ tiêu chuẩn để đáp ứng. - Bên cạnh đó, việc thành lập một quỹ cũng không phải dễ dàng. Đi ều này không ch ỉ phụ thuộc vào hành lang pháp lý, sự chuẩn bị của Sở, Trung tâm lưu ký, mà còn ph ụ thu ộc nhu cầu của công ty quản lý quỹ, các thành viên thành lập quỹ và nhà đầu tư.  Giải pháp: - Củng cố lại TTCK thông qua đề án tái cấu trúc. Một trong những vi ệc quan tr ọng c ần làm trước tiên khi đưa ra đề án tái cơ cấu TTCK chính là việc tái c ơ c ấu các CTCK. Do v ậy chúng ta nên cân nhắc tới việc là khi mà các CTCK còn chưa đ ủ kh ả năng nh ư v ậy thì nên đưa thêm các ngân hàng lớn đảm nhận vai trò là thành viên l ập qu ỹ. Sau đó, khi mà các CTCK phát triển đủ mạnh thì sẽ giảm bớt vai trò của các ngân hàng. - Ban hành Thông tư hướng dẫn cụ thể, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho s ự phát triển của quỹ ETF, thúc đẩy sự tạo lập, đa dạng hóa các loại hình quỹ ETF. Sau khi xây d ựng được bộ khung hoàn chỉnh cho ETF, thì không chỉ HNX30, VN30 mà các b ộ ch ỉ s ố đ ủ tiêu chuẩn khác nên được xem xét làm chỉ số cơ sở cho ETF đi vào thực tế. Do đó, có th ể sinh ra công ty xây dựng chỉ số và chúng ta tiếp tục phải có những h ướng dẫn c ụ th ể v ề ho ạt đ ộng của loại hình công ty này. Song song với quá trình thành lập quỹ ETF, cần triển khai kế hoạch phát triển các công cụ phái sinh trên thị trường chứng khoán. - Cần sự phối hợp chặt chẽ với HTNH, nhằm giải quyết những vấn đề còn tồn tại, h ỗ trợ lẫn nhau nhằm nâng cao chất lượng của cả thị trường tài chính và HTNH, giúp dòng luân chuyển vốn của nền kinh tế diễn ra hiệu quả, tạo điều ki ện cho sự phát tri ển c ủa n ền kinh tế nói chung - Việc tính thuế đối nhà đầu tư cá nhân trong ngoài nước khi đầu tư vào qu ỹ phải đảm bảo không cao hơn so với trực tiếp đầu tư vào chứng khoán. Theo đó, ch ỉ nên tính thu ế chuyển nhượng 0,1% cho từng giao dịch chuyển nhượng chứng khoán; thuế lợi tức trái phi ếu, lợi tức tiền gửi là 5%. Còn với đối tượng tổ chức trong nước sẽ áp dụng thu ế khi đầu t ư vào quỹ và khi nhận cổ tức, khoản này không phải chịu thuế thu nhập lần th ứ hai. Ph ương pháp tính thuế này thể hiện sự bình đẳng tương đối về nghĩa vụ n ộp thuế của nhà đầu tư cá nhân trong ngoài nước khi đầu tư vào quỹ so với hình thức trực ti ếp đầu t ư ch ứng khoán. Đây là 13
  15. một trong những giải pháp giúp tăng sức hấp dẫn của các qu ỹ đ ầu t ư trong và ngoài n ước nói chung, của quỹ ETF nói riêng. Tổng kết Với thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay, quỹ ETF ra đời có thể tạo nên b ước chuyển biến lớn. Nó không chỉ mang lại một sản phẩm mới hiệu quả cho các nhà đ ầu t ư mà còn giúp khắc phục những hạn chế của thị trường chứng khoán, giúp gi ải quyết nh ững t ồn đọng của hệ thống ngân hàng, tạo điều kiện cho dòng vốn luân chuyển hiệu quả, tạo đà phục hồi kinh tế trong giai đoạn hiện nay. Sự ra đời của lo ại hình sản ph ẩm đ ầu t ư này s ẽ nâng cao hiệu quả của quá trình tái cấu trúc thị trường chứng khoán. Để tận dụng tối đa ưu th ế của quỹ ETF, rất cần sự phối hợp của khối công ty chứng khoán, công ty qu ản lý qu ỹ, và tất cả các thành viên thị trường nhằm tạo điều kiện cho quỹ ETF phát triển. Tài liệu tham khảo: Dự thảo Thông tư Hướng dẫn thành lập và quản lý quỹ hoán đổi danh mục. - http://www.ssc.gov.vn - http://vietstock.vn/ - http://www.sec.gov - http://www.etf.com/ - http://www.etfchannel.com - http://www.icifactbook.org - http://www.teachmefinance.com - http://www.nasdaq.com 14
nguon tai.lieu . vn