Xem mẫu

  1. z  Luận văn Đề tài: Điều tra tài nguyên di truyền các loài lan rừng Vườn Quốc gia Cát Tiên và nghiên cứu đề xuất các biện pháp nhân nhanh để bảo tồn một số loài lan rừng quí
  2. THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ I. Thông tin chung về đề tài 1. Tên đề tài: Điều tra tài nguyên di truyền các loài lan rừng 2 . M ã số Vườn Quốc gia Cát Tiên và nghiên cứu đề xuất các biện pháp nhân nhanh để bảo tồn một số loài lan rừng quí. 3. Thời gian thực hiện:36 tháng 4. Cấp quản lý: Tỉnh (Từ tháng 03/2006 đến tháng 03/2009) 5. Kinh phí: Tổng số: 6. Thuộc chương trình (nếu có) 7. Chủ nhiệm đề tài: 02 người 1. Họ và tên: NGUYỄN VŨ THƯ THƯ Học hàm/học vị: Cử nhân Điện thoại: 061.817350 (CQ); 061.829480 (NR); Fax: 061.825585 E-mail: nguyenvuthuthu2003@yahoo.com Địa chỉ cơ quan:260 Quốc lộ 15, phường Thống Nhất, Biên Hòa, Đồng Nai Địa chỉ nhà riêng: 90/15 khu phố 3, phường Tân Tiến, Biên Hòa-tỉnh Đồng Nai 2. Họ và tên: NGUYỄN VĂN KẾT Học hàm/học vị: Tiến sĩ (Ph.D) Chức danh khoa học: Giảng viên chính Điện thoại: 063.834051(CQ); 063.828173 (NR); Fax: 063823380 Mobile: 0913138596 E-mail: ketnv@dlu.edu.vn hoặc ketnv@yahoo.com Địa chỉ cơ quan: 01. Đường Phù Đổng Thiên Vương. Phường 8. TP. Đà Lạt Địa chỉ nhà riêng: 51B. Đường Xô Viết Nghệ Tỉnh. Phường 7. TP. Đà Lạt 8. Cơ quan chủ trì đề tài Tên tổ chức KH&CN: Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ – Sở Khoa học và Công nghệ Đồng Nai Điện thoại: 061.817350 Fax: 061.825585 E-mail:dostdn@hcm.vnn.vn Địa chỉ: 260 Quốc lộ 15, phường Thống Nhất, Biên Hòa, Đồng Nai II. Nội dung KH&CN của đề tài 9. Mục tiêu của đề tài 1
  3. - Sưu tập, bảo tồn các loài lan đặc hữu, quí hiếm của Vườn Quốc gia Cát Tiên và khảo sát tính đa dạng của một số loài lan quí hiếm. - Xây dựng qui trình nhân nhanh một số loài lan rừng đặc hữu của Vườn Quốc gia Cát Tiên và một số loài lan quí hiếm cần bảo tồn và có giá trị kinh tế hiện nay. 10. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước Tình trạng đề tài: mới Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài: Trong thế giới các loài hoa, hoa lan là một trong những loài hoa đẹp nhất. Hoa lan có hơn 25.000 loài khác nhau, cùng với những loài mới được khám phá và mô tả theo hàng năm. Hoa lan được coi là loài hoa tinh khiết, hoa vương giả cao sang, vua của các loài hoa. Hoa lan không những đẹp về màu sắc mà còn đẹp cả về hình dáng, cái đẹp của hoa lan thể hiện từ những đường nét của cánh hoa tao nhã đến dạng hình thân, lá, cành duyên dáng ít có loài hoa nào sánh nổi. Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi về các yếu tố địa lý, khí hậu cũng như nhiệt độ, ẩm độ và ánh sáng, rất thích hợp với việc trồng phong lan. Rừng Việt Nam có nhiều loài phong lan quí. Do đó nếu chúng ta biết bảo vệ các loài lan hiện có và mở rộng việc trồng lan cùng với sự giao lưu, trao đổi những giống lan quí với các nước bạn thì giá trị khoa học cũng như giá trị kinh tế của các loài lan ở nước ta sẽ tăng lên đáng kể. Hiện nay, nhu cầu về hoa lan trên thế giới rất cao, nghề nuôi trồng hoa lan đã trở thành một bộ phận chủ yếu nhất của ngành trồng hoa cảnh xuất khẩu của nhiều nước. Nhưng thực tế, trong điều kiện tự nhiên sự phát triển về số lượng lan bằng con đường sinh sản sinh dưỡng nên rất chậm. Mặt khác một số loài lan có hạt thì bản thân những hạt này rất khó nẩy mầm như các loài thuộc chi Phaphiopedilum, Cymbidium, Cypripedilum, Dendrobium, Vanda, v.v… Đứng trước những vấn đề trên, cùng với nhu cầu thưởng thức hoa lan ngày càng cao, con người đã ra sức tìm hiểu nghiên cứu sâu vào đời sống đặc biệt của các loài lan. Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và đặc biệt là công nghệ sinh học thực vật đã làm thay đổi hoàn toàn kỹ thuật nhân giống lan. Với kỹ thuật nuôi cấy in vitro không những tạo ra một số lượng lớn cây giống đồng nhất trong một thời gian ngắn mà còn ngăn cản sự thoái hoá giống. Tình hình nghiên cứu ngoài nước: Trong lĩnh vực điều tra cơ bản các loài lan rừng của Việt Nam đã có khá nhiều tác giả quan tâm. Về kỹ thuật cơ bản để nhân giống lan in vitro đã có một số lượng lớn các bài báo và sách chuyên khảo đã xuất bản. Riêng các bài báo đã xuất bản về kỹ thuật nhân giống các loài lan rừng của Việt Nam còn rất ít. Theo Helmut Bechtel (1982), hiện nay trên thế giới có hơn 700 giống Lan rừng, gồm hơn 25.000 loài được xác định, chưa kể một số lượng khổng lồ Lan lai không thể thống kê chính xác số lượng. Lan rừng phân bố trên thế giới gồm 05 khu vực: 2
  4. + Châu Á nhiệt đới gồm các giống: * Bulbophyllum * Calanthe * Ceologyne * Cymbidium * Dendrobium * Paphiopedilum * Phaius * Phalaenopsis * Vanda * Anoectochillus + Châu Mỹ nhiệt đới gồm các giống: * Brassavola * Catasetum * Cattleya * Cynoches * Pleurothaillis * Stanhopea * Zygopetalum * Spathoglottis + Châu Phi gồm các giống: * Lissochilus * Polystachiya * Ansellia * Disa + Châu Úc gồm các giống: * Bulbophyllum * Calanthe * Cymbidium * Dendrobium * Eria * Phaius * Pholidota * Sarchochilus + Vùng ôn đới của Châu Âu, Bắc Mỹ và Đông Bắc Á Châu gồm các giống: * Cypripedium * Orchis * Spiranthes Một số nghiên cứu đã đạt được trên các chi lan cần quan tâm thuộc phạm vi đề tài: Dendrobium Giống Dendrobium là một trong những giống Lan phong phú, đa dạng nhất với hơn 3
  5. 1.500 loài, và nhiều loài Lan khác nhau đòi hỏi nhiều cách chăm sóc khác nhau, nguyên do là vì chúng được du nhập từ nhiều địa danh khác nhau trên thế giới: Nhật Bản, Triều Tiên và New Zealand; đặc biệt tại New Guinea là nơi sản sinh ra nhiều loài Dendrobium nhất. Kích thước của các loài Dendrobium thay đổi trong phamï vi khá lớn. Người ta trồng Dendrobium vì sự phong phú về màu sắc và hương thơm của hoa. Một số nghiên cứu trên giống Dendrobium. - Sagawa và Shoji, 1967; Kim et al., 1970. nuôi cấy đỉnh chồi của loài thuộc chi Dendrobium trên môi trường Vacin và Went có bổ sung 150ml/l CW, mẫu cấy tạo PLBs sau 3 tháng. - Singh và Sagawa, 1972. Chồi bên phát hoa non sau vài tháng tái sinh cây con - Arditi, 1973. Chồi bên đốt thân cây ngoài tự nhiên sau 4 tuần tạo chồi và cây con sau 45 ngày. - Fu, 1978. Lá cây con in vitro tái sinh cây con. - Lim Ho, 1981. Đã thực hiện nhân giống 3 loài và 17 giống dedrobium lai tại Singapore. - Price và Earle, 1984; Yasugi, 1986. Dung hợp tế bào trần lấy từ cánh hoa, lá và rễ. - Parask Lakshmanan và cộng sự (1995) nhân giống lan Aranda derorah bằng kỹ thuật TCL. - Nayka và cộng sự (1997) trong công trình nghiên cứu sự nhân nhanh chồi khi kết hợp cytokinin và auxin trên 2 đối tượng Dendrobium aphyllum và D. moschatum đã cho kết quả tần số tái sinh chồi đạt tối ưu ở nồng độ 44 µM BA (9.91 mg/l BA). - Najak NR và CS. 2001. Đã nhân giống Cymbidium aloifolium (L.) SW và Dendrobium nobile Lindl. bằng phương pháp Thin Cross Section (TCS). Mẫu cấy tạo protocorm. Vanda Vanda là một trong những giống lan cắt cành quan trong trên thế giới. Vì vậy đã có nhiều nghiên cứu nhằm nhân nhanh các giống lan này nhưng qua đó cũng cho thấy đây là một chi lan nhân giống theo phương pháp phương pháp tách chiết truyền thống rất chậm. Thí nghiệm đầu tiên trong nổ lực nhân giống in vitro chi Vanda là nuôi cấy mô sẹo từ những cây non thực thiện tại Singapore (Rao, 1967) trên môi trường có 2,4-D và nước chiết cà chua, hiện tượng tạo PLB khá chậm. Một số nghiên cứu vi nhân giống chi Vanda. - Kunisaki, J.K., K.K. Kim và Y. Sanawa. 1972. Nuôi cấy đỉnh chồi Vanda. Môi trường sử dụng Vacin – Went, chồi nách tạo cây con sau 45 ngày. - Sagawa, Y., và O.P. Seghal. 1967. Nuôi cấy thân vô trùng giống Vanda Miss Joaquim; Môi trường sử dụng Vacin – Went, chồi nách tạo cây con sau 45 ngày, bước tiếp sau đó là tách đỉnh chồi để chuyển sang môi trường nuôi cấy lõng trên máy lắc, cây con tăng sinh chồi sau 60 ngày. - Sanguthai, S., và Y. Sanawa. 1973. Cảm ứng tạo đa bội Vanda bằng cách xử lý colchicine. - Cheah và Sagawa, 1978. Sử dụng môi trường Vacin Went có bổ sung 15% CW và 50 g chuối xanh để nuôi cấy lan thuộc chi Aranda. - Teo, C.K.H., J.T. Kunisaki, và Y. Sagawa. 1973. Nhân dòng cây Vanda lá dài bằng phương pháp nuôi cấy đỉnh chồi. Môi trường sử dụng là Vacin – Went cải biên trên môi trường agar, bước tiếp sau đó là chuyển sang môi trường nuôi cấy lõng trên máy lắc để tăng sinh PLBs. Cây con hình thành khi chuyển PLBs sang môi trường đặc trở lại. - Mathew, V.H., P.S. Rao. 1985b. Nuôi cấy lá non cây Vanda lai (Vanda TMA  Vanda Miss Joaquim). Kết quả thu nhận được PLBs trên môi trường Vacin – Went. 4
  6. - Valmayor, K.L và Cộng sự. 1986. PLBs hình thành khi nuôi cấy chồi phát hoa trên môi trường Knudson. Địa lan (Cymbidium) Cymbidium gốc Á châu và Úc châu. Kích thước và số hoa thay đổi theo lòai. Hoa có thể đạt tới 20 bông trên cành hoa. Chúng có tất cả các màu ngòai trừ xanh và đỏ. Trong rừng chúng sống trên cành. Tất cả địa lan có củ và vảy cũ đều nhân được, nhiều tác giả đã nghiên cứu điều kiện nảy mầm của hạt lan trong điều kiện in vitro, tiêu biểu: Paek et al.1987, 1989; Chung và Chun, 1983 ở C. esifolium; So và Lee, 1983 ở cây Cymbidium virescens. - Wang et al., 1981. Nuôi cấy mô phân sinh đỉnh của giống C. goeringii trên môi trường MS có bổ sung 100ml/l CW. Nuôi cấy Cymbidium ensfolium trên môi trường White có bổ sung 5mg/l NAA; + 100ml/l CW.Najak NR và CS. 1998. Đã nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất điều tiết sinh trưởng lên sự sinh trưởng và phát sinh cơ quan của Cymbidium Aloifolium (L.) Sw. từ các mẫu cấy rễ của cây lan con in vitro. - Nayak và cộng sự (1997) trong côngtrình nghiên cứu trên 3 loài lan Cymbidium aloifolium (L.) Sw. , Dendrobium aphyllum (Roxb.) Fish và Dendrobium Moschatum (Buch - Ham) Sw. trong 10 ngày trong môi trường MS chứa 10.8 M IBA thấy rằng 91-98% chồi hình thành rễ và số rễ/chồi là 5-7 tạo ra sau 35 ngày nuôi cấy - Nayk và cộng sự (2002) tiến hành nhân giống 2 loài lan Cymbidium aloifolium (L.) Sw. và Dendrobium nobil tái sinh từ protocorm cũng tạo rễ tốt ở nồng độ 9,8 M IBA (1.8 mg/l IBA) Ernest A. Ball; B.C. Joshi nuôi cấy tế bào thịt lá của cây Arachis hypogea – kết quả thu nhận được các PLBs Arachnis - 1976. Vajrabhaya, sử dụng chồi Arachnis nuôi cấy trên môi trường MS + 0,5mg/l 2,4D; + 100ml/l CW để cảm ứng mẫu tạo mô sẹo; MS + 100ml/l CW cho mục đích tăng sinh chồi. Đến năm 1961 đã nuôi cấy thành công 6 loài và 100 con lai của Arachnis.. - Catasetum. Kerbauy, 1984a. Sử dụng môi trường KC phối hợp 100ml/l CW và 5mg/l NAA để nuôi cấy đỉnh rễ lan thuộc chi Catasetum. Oncidium Giống Oncidium có hơn 750 loài, rất đa dạng, ngày càng trở nên quan trong về kinh tế trong kỹ nghệ cắt hoa và cây cảnh. Jen Tsung Chen & Wei Chin Chang. Nghiên cứu sự tái sinh cây thông qua việc hình thành phôi hoặc chồi từ mẫu cấy cuống hoa Oncidium sweet sugara. Kết quả mẫu cấy của hai giống Oncidium Gower Ramsey và Sweet Sugar được nuôi cấy trong môi trường cơ bản 1/2 MS có hoặc không có TDZ đã có biểu hiện khác nhau: giống Sweet Sugar đã hình thành phôi sinh dưỡng và chồi trong vòng 20 - 30 ngày trong lúc đó giống Gower Ramsey không hình thành phôi hoặc chồi trong 2 tháng nuôi cấy. Trong khi đó, mẫu cấy lá của giống Rower Ramsey đã phát triển thành PLBs chỉ mất khoảng 2 - 3 tuần. Phaphiopedilum Paphiopedilum tên chung là lan hài gốc rừng nhiệt đới châu Á . Bubeck, S.K. 1973 đã nuôi cấy mô phân sinh của nhiều loài lan hài và hài lai như: Phaphiopedilum lawrenceanum × Phaphiopedilum Maudia; Phaphiopedilum callosum; Phaphiopedilum curtissi Sanderae; Phaphiopedilum Emerald × Phaphiopedilum Alma Gevaert, Phaphiopedilum Harefield Hall, Phaphiopedilum villosum × Phaphiopedilum insigne 5
  7. Maulei, Phaphiopedilum nitens Sallieri × Phaphiopedilum oenantum, Phaphiopedilum callosum × Phaphiopedilum lawrenceanum var.hyeanum, Phaphiopedilum insigne × Phaphiopedilum spicerianum, Phaphiopedilum × Concobelatum × Phaphiopedilum niveum và Phaphiopedilum Gwen Hannen × Phaphiopedilum Phantasy. Môi trường nuôi cấy sử dụng chủ yếu là Murashige và Skoog, 1962 hoặc môi trường này nhưng có cải biên; môi trường Heller… Một số tác giả đi đầu trong việc áp dụng kỹ thuật nuôi cấy lan hài in vitro có thể kể đến là Thomale, Morel, Stewart và Buton,… Tình hình nghiên cứu trong nước: Họ lan có số lượng loài rất lớn chỉ sau họ Cúc. Nó bao gồm khoảng 750 chi và hơn 25.000 loài phân bố ở khắp mọi nơi trên trái đất nhưng phong phú nhất là các rừng ẩm nhiệt đới của vùng Đông Nam Á và Trung Mỹ. Ở Việt Nam có khoảng 91 chi và 463 loài lan. Lan rừng Vườn Quốc gia Cát Tiên là nguồn lợi thiên nhiên vô cùng quí giá, một số loài lan rừng quí hiếm hiện nay đang bị khai thác một cách vô tổ chức không những không thể đáp ứng được nhu cầu của người tiêu thụ hoa mà còn vi phạm các điều khoản của hiệp ước CITES. Chính vì vậy, để bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên này cần phải có kế hoạch đầu tư khoa học và công nghệ để khảo sát, đánh giá, nghiên cứu nhân giống và trồng các loài Lan này để nguồn lợi trên mang lợi lợi ích về kinh tế và đồng thời góp phần gìn giữ một nguồn gen thiên nhiên sẵn có một cách chủ động và tích cực. Ở nước ta thuộc 1 trong 2 khu vực xuất phát các loài lan quý hiếm trên thế giới. Do vị trí địa lý mà khí hậu, độ ẩm, nhiệt độ và cường độ ánh sáng của nước ta rất thích hợp cho sự tăng trưởng và phát triển của cây lan {12}. Theo Phạm Hoàng Hộ (1993) Lan rừng Việt Nam được biết gồm hơn 750 loài khác nhau. Lan Việt Nam là lan của vùng nhiệt đới chịu ảnh hưởng bởi hai mùa mưa nắng rõ rệt, vì thế đa số các loài lan mỗi năm chỉ cho một kỳ hoa. Mùa nở hoa tập trung vào hai thời kỳ:  Tháng 2 và tháng 4 trong mùa nắng do sự thọ hàn và quang kỳ tính.  Tháng 7, tháng 8 do sự khô hạn. - Sự phân bố lan rừng ở các tỉnh miền Nam có thể tạm chia thành 04 khu vực: + Đông Nam Bộ + Trung Nguyên + Cao Nguyên + Nam và Trung Trung Bộ. - Trong lĩnh vực điều tra cơ bản các loài lan rừng của Việt Nam: Báo cáo điều tra thực vật rừng vườn quốc gia cát Tiên có khoảng 118 loài lan sau đây: TT Tên Việt Nam Tên Khoa học Lan bắp ngô ( A cam sét) 1 Acampe ochracea (Lindl.) Hochr 2 A cam sóng A. carinata ( Griff.) Panigr Lan tổ yến Java 3 Acriopsis javanica Reirw. Lan giáng hương ( Lan quế) 4 Aerides odorata Lour. Giáng xuân nhiều hoa 5 A.rocea Lodd. Ex Lindd & Paxt Xích hủ thân hẹp 6 Agrostophylium planicaule (Lindl.) Reichb. f. Lan gỉa ( Cổ lan trân) 7 Apostasia nuda & Br.in Wall. 6
  8. Vũ nữ ( Bò cạp tía) 8 Arachnis annamensis ( Rolfe ) j. j Smith. Lan hỏa hoàng 9 Ascocentron miniatum (Lintt.) Schitn. Lan bạch mạch 10 Biermannia sigaldii Seidenf. Cầu hình hoa to 11 Bulbophylium macranthum Lindl. Cầu điệp thông 12 B. refractum (Zoll.&Mor.) Reichbf. Cầu nành 13 B. morphologorum Kraenzil. Cầu điệp xinh 14 B. concinnum Hook.f. Cầu điệp vàng ( Lọng đỏ) 15 B. mastersianum (Rolfe) j. j Smith. Cầu điệp bò 16 B. reptans ( Lindl.) Lindl Cầu điệp Dadyan 17 B. dadyanum Reichb. f.. Cầu điệp trên vừng 18 B. careyanum (Hookf.) Spreng. Cầu hành ít biết 19 B. elassonotum Summerh. Cầu điệp màng 20 B. hymenanthum Hook.f. Cầu điệp cáo 21 B. rufinulum Reichb. f. Cầu điệp không cong 22 B. sessile (Koenig.) j. j. smith. Thạch đạm mềm 23 Coelogyne flacelda Lindl. 24 Trung lan Cephlantheropsis gracilis ( Lindl.) Hu Nhục lan phù 25 Cleisostoma inflatum (Rolfe) Garay. Mật khẩu Miến Điện 26 C. birmanicum (Shltr.) Garay. Mật khẩu bảo vệ 27 C. armigera King & Pantl. Mật khẩu Wiliamson 28 C. wiliamsonii (Reichb. f.) Garay 29 Mật khẩu chùm tự tán C. paniculatum ( Ker.Gawl.) Garay 30 Mật khẩu chia nhánh C. racemiferum (Lindl.) Garay Mật khẩu Chantaburi 31 C. chantaburiense Seiden. f. Hoàng bạch ( Thạch đạm) 32 Coelogyne brachyptera Richb. f. TT Tên Việt Nam Tên Khoa học Lan hoàng yến 33 C. massangeana Rechb. f. Thạch đạm vôi 34 C. calcico A.F.G.Kerr. Hoàng hạc lớn 35 C. speciosa Bl. Hoàng hạc chấm 36 C. nitida (D.Don.) Lindl. Hoàng hạc ( Hoàng long) 37 C. lawrenceana Rolle. Thạch đạm ba gân 38 C. trinervis Lindl. Hoàng lạc chấm 39 C. punctulata Lindl. Lan bích ngọc 40 Cymbidium dayanum Reichb. f. Đoản kiếm lô hộ i 41 C. aloifolium (L.) Sw. Thạch hộc lá gươm 42 Dendrobium acinaciforme Roxb. Hồng cầu 43 D. aduncum Walt. Ex Lindl. Móng rồng ( Phiến đơn) 44 D. aloifolium (Bl.) Reichb. f. Ngọc vạn phalê 45 D. crystallinum Reichb. f. Ngọc vạn sáp 46 D. crepidatum Lindl.&Paxt. Điểu lan 47 D. delacourii Gouill. Thuỷ t iên trắng 48 D. palpebrae Lindl. Thủy t iên mỡ gà 49 D. thyrsiflorum Reichb. f. 7
  9. Thủy t iên tua 50 D. haryeyanum Reichb. f. Lan ý thảo 51 D. gratiosissimum Reichb. f. Mũi câu 52 D. hercoglossum Reichb . f. Lan từ ngọc 53 D. stuartii Bailey. Sủ trầm 54 D. leonis ( Lindl.) Reichb. f. Hoàng thảo ( Thạch mộc) 55 D. nobile Lindl. Tiểu thạch hộc 56 D. podagraria Hook.f. Bạch trúc 57 D. faulhaberianum Schltr. Thạch hộc 58 D. exile Schlechter. Thạch hộc vôi 59 D. cretaceum Lindl. Hương duyên 60 D. oligophyllum Gagn. Mộc lan lưỡi dày 61 D. pachyglossum Par.&.Reichb. f. Vừng sinh 62 D. caryaecolum Guill. 63 Tuyết mai ( Thạnh hộc) D. crumenatum Sw. 64 Môc lan sa lắc D. salaccense ( Bl.) Lindl. 65 Nhất điểm hoàng D. heterocarpum Lindl. 66 Kim điệp D. chrysotoxum Lindl. 67 Báo hỉ D. secumdum (Bl.) Lindl. 68 Lan móng rùa D. anceps Sw. 69 Vảy cá ( Vảy rắn) D. lindleyi steudel 70 Nỉ lan lá hoa Eria bractescens Lindl. 71 Nỉ lan nhung E. tomentosa ( Koenig.) Hook.f. TT Tên Việt Nam Tên Khoa học Nỉ lan lông 72 E. pubescens ( Hook.) Stend. 73 Xích lan Erythrorchis ochobiensis (Hay.) Garay. Lan túi thơ trung gian 74 Gastrochilus intermedius ( Lindl.) O.Ktze. Túi thơ song đính 75 G. pseudodistichous ( King&Pantl.) Schltr. 76 Flickingeria fimbriata (Bl.) Hawkes. Hồ điệp giả 77 Kingidium deliciossum (Reichb. f.) Sweet. Lan nhãn điệp hoa xanh 78 Liparis viridiflora Bl. Lan lụi Morse 79 Luisia tmorsei Rolfe. Lụi Zollinger 80 L.zollingeri Reichb. f. Lụi chùm ngắn 81 L. brachystachys (Lindl.) Bl. 82 Curtls L. curtisii Seident. Lan ruồi ( Nhãnh ngư) 83 Malleola insectifera (JJ.Sm ) JJ.Sm& Schltr. Aùi lan nhọn 84 Malaxis acuminata D. Don. Aí lan tám răng 85 M. octodentata Seiden. f. 86 Vi túi tai Micropera pallida (Roxb.) Lindl. Móng rùa hai đầu 87 Oberonia anceps Lindl. 88 Móng rùu iris O. iridifolia (Roxb.) Lindl. Móng rùa môi đỏ 89 O. rufiladris Lindl. 90 Móng rùa O. trochopetala Guill. Lan điểu thiệt 91 Oraithochilus difformis (Lindl.) Schlii. 8
  10. Bạt lan trâm ( Lan môi râu) 92 Pelatantheria ctenoglossum Ridl. Đài tiên xanh ( Tục đoạn) 93 Pholidota guibertiae Fin. Tục đoạn khế 94 P. articulata Lindl. Tục đoạn kết hợp 95 P. imbricata Roxb . Ex. Hook .f. Đuôi phượng 96 P. bracteata (D.Don.) Seiden. f. Sừng nai ( Hồ điệp dẹt) 97 Phalenopsis cornu-cervi (Breda) Bl. Bươm bầu 98 P. gibbosa Sweet. Da phượng 99 Polystachya concreta (Jacq.) Garay & S. Thủy ly 100 Pomatocalpa sp 101 Cờ lao ( Ngọc điểm) Rhynchostylis coelestis Reichb .J. 102 Lan lưỡi bò ( Ngọc điểm) R. gigantea (Lindl.) Ridl. 103 Lan Phú quốc ( Lỗ bì) Robiquetia spatulata (Bl.) J.J.Smith. 104 Lan nhục mẫu Sarcoglyphis mirabilis (Reichb. f.) Garay 105 Hổ bì ( Quế lan hương) Staurochilus fasciatus ( Reichb.) Ridl. 106 Dai điệp ( Dai điệp tà) Taeniophyllum obtusum Bl. 107 Lan củ lùn dẹt Thelasis pygmea (Griff.) Lindl. 108 Lan xương cá (Mao tử rít) Thrixspermum centipeda Lour. 109 Mao tử lưỡi có lông T. trichoglottis (Hook.f.) O. Ktze. 110 Mao tử nhiếm T. hytrix (Bl.) Reichb . f. TT Tên Việt Nam Tên Khoa học 111 Mao tử Nam Cát Tiên Thrixspermum sp. 112 Hạc đỉnh trắng Thunia alba (Lindl.) Reichb. f. 113 Mao lan gố i Trichotosia pulvinata (Lindl.) Kraenzl. 114 Mao lan lá nhung (Lông) T. dassyphylla (Par.&.Reichb. f.) Kraenzt. 115 Mao thiệt tà Trichglottis retusa Bl. 116 Ba lan mũi nhọn (Lan ba lá) Trias nasuta (Reichb. f.) Stapt. 117 Lan huệ đà Vanda doritoides Guill. - Về kỹ thuật cơ bản để nhân giống lan in vitro đã có một số lượng rất lớn đã xuất bản (xem tài liệu tham khảo). Riêng các bài báo đã xuất bản về kỹ thuật nhân giống các loài lan rừng của Việt Nam còn rất ít. Liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu có liên quan: Trong nước: - Dương Công Kiên, 2002. Nuôi cấy mô thực vật. NXB Đại học quốc gia TPHCM. - Dương Công Kiên,1993. Hoa lan, kỹ thuật lai tạo và nhân giống. - Huỳnh Văn Thới, 1996. Cẩm nang nuôi trồng và kinh doanh phong lan. NXB Trẻ, TPHCM. - Lưu Chấn Long, 2003. Trồng và thưởng thức lan nghệ thuật. SAIGONBOOK dịch. NXB Đà Nẵng. - Mai Xuân Lương, 2002. Công nghệ Sinh học thực vật. - Nguyễn Công nghiệp, 2002. Trồng hoa lan, NXB Trẻ, TPHCM. 9
  11. - Nguyễn Thiện Tịch, Đoàn Thị Hoa, Trần Sĩ Dũng, Huỳnh Thị Ngọc Nhân. Kỹ thuật nuôi trồng hoa lan. - Nguyễn Thới Nhân và Nguyễn Ngọc Dung. Chủ nhiệm đề tài “Nươcù dừa vô trùng dùng trong công nghệ sinh học”. - Nguyễn Văn Uyển, 1996. Những phương pháp Công nghệ sinh học thực vật. NXB Nông nghiệp TPHCM. - Phạm Hoàng Hộ, 1993. Cây cỏ Việt Nam. Montreal. - Phan Thúc Huân, 1997. Hoa lan- nuôi trồng và kinh doanh. - Thiên Aân. Những phương pháp trồng lan. - Trần Văn Huân và Văn Tích Lượm, 2002. Kỹ thuật nuôi trồng cấy lan. NXB Thành Phố Hồ Chí Minh. - Trần văn Minh, 1999. Công nghệ sinh học thực vật. Giáo trình đại học, Viện sinh học nhiệt đới, TPHCM. - Viện Di Truyền Nông Nghiệp, 1991-1995. Báo cáo tổng kết đề tài “Ứùng dụng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật trong nhân nhanh cây ăn trái, cây dược liệu và cây rừng”. Nước ngoài: - Adelberg. Jeffrey W, Desamero. Nenita V, Andrew Hale & Roy E.Young, 1996. Long- term nutrient and water utilization dutring micropropagation of Cattleya on a liquid/ menbrane system. - Amarjit S. Basra, PhD. 2000. Plant growth regulators in agriculture their role and commercial uses. - Arditti, J., and Ernst, R (1993). Micropropagation of orchids. John Wiley & Sons, Canada, PP. 467-520. - Athanasios S. Economou, 1987. Light, Treatments to improve efficiency of in vitro propagation systems. - Chris K.H.Teo. Orchird for tropical gardens. - Collin, H.A., and Edwards S., 1998. Plant cell culture. BIOS Scientific Publishers Limited, pp.1-6. - David I. Dunstan, Kenith E. Turner and Wayne R. Lazaroff, 1984. Propagation in vitro of the apple roostock M4. Effect of phytohormones on shoot quality. - Davies.P.J. Plant hormones and their role in plant growth and development. Martinus Nijhoff publishers. - Education Committee, American Orchid Society . Cattleya Culture. - Edwin F. George, 1984. Plant propagation by tissue culture. - Guadalupe Malda, Humberto Suzan, Ralph Backhaus. In vitro culture as a potential method for the conservation of endangered plants possessing crassulacean acid metabolism. Scientia Horticulturae 81: 71±87, 1999. - Hudson T. Hartmann et al., 1997. Plant propagation principles and practics. - Jeffrey W. Adelberg, Nenita V. Desamero, S. Andrew Hale & Roy E.Young Long-term nutrient and water utilization during micropropagation of - Cattleya on a liquid/membrane system. Plant Cell, Tissue and Organ Culture 48: 1-7, 1997. - Jen-Tsung Chen & Wei-Chin Chang, 2000. Effects of auxins and cytokinins on direct 10
  12. somatic embryogenesis on leaf explants of Oncidium ‘Grower Ramsey’. - Jen-Tsung Chen & Wei-Chin Chang, 2001. Effects of tissue culture conditions and explant characteristics on direct somatic embryogenesis in Oncidium ‘Grower Ramsey’ - Jen-Tsung Chen, Wei- Chin Chang; 2000. Efficent plant regeneration through somatic embryogenesis from callus culture of Oncidium (Orchidaceae). - Jen-Tsung Chen and Wei-Chin Chang. Effects of auxins and cytokinins on direct somatic embryogenesis on leaf explants of Oncidium ‘Gower Ramsey’. Plant Growth Regulation 34: 229–232, 2001. - Khoo. G. H; J. He and C.S. Hew. Photosynthetic utilization of radiant energy by CAM Dendrobium flowers. Photosynthetica 34 (3) 367 – 376, 1997. - Kozai.T and Fujiwara.K, 1992. The in vitro environment and its control in micropropagation. - Error! Bookmark not defined., Error! Bookmark not defined. and Error! Bookmark not defined.. 1992. Error! Bookmark not defined.. 3rd Edition. - Nayak N.R., Patnaik. S., Rath. S.P, 1996. Direct shoot regeneration from foliar explants of an epiphytic orchid, Acampe praemorsa (Roxb.) Blatter and McCann. - Nguyen Van Ket and Paek Kee Yoeup. Micropropagation and environment condition affecting on growth of in vitro and ex vitro of A. formosanus. Hay. The 9th International Symposium. The Plant Resource Society of Korea. 2002. - Nguyen Van Ket and Paek Kee Yoeup. Micropropagation of an endangered orchid Anoectochilus formosanus. Biologia Plantarum. 48 (3):339-334. 2004. - Nihar Ranjan Nayak, Shiba Prasad Rath, Satyanarayan Patnaik; 1997. In vitro propagation of three epiphytic orchids, Cymbidium aloifolium (L.) Sw., Dendrobium aphyllum (Roxb.) Fisch. And Dendrobium moschatum (Buch-Ham) Sw. through thidiazuron-induced high frequency shoot proliferation. - Nihar Ranjan Nayak, Susmita Sahoo, Satyanarayan Patnaik, Shiba Prasad Rath; 2002. Establishment of thin cross section (TCS) culture method for rapid micropropagation of Cymbidium nobile Lindl. (Orchidaceae). - Pan M.J & Staden J.van, 1999. Effect of activated charcoal, autoclaving and culture medium on sucrose hydrolysis. - Park So Young, H.N. Murthy & Paek Kee Yoeup. Mass multiplication of protocorm-like bodies using bioreactor system and subsequent plant regeneration in Phalaenopsis. Plant Cell, Tissue and Organ Culture 63: 67–72, 2000. - Prakash Lakshmanan, Chiang- Shiong Loh, and Chong-Jin Goh; 1994. An in vitro method for rapid regeneration of a monopodial orchid hybric Aranda Deborah using thin section - Rui Chi Pan; Qing Sheng Ye and Choy Sin Hew. Physiology of Cymbidium sinense: a review. Scientia Horticulturae. 70: 123-129, 1997. - Sheelavantmath. S.S., H.N. Murthy, A.N. Pyati, H.G. Ashok Kumar & B.V. Ravishankar. In vitro propagation of the endangered orchid, Geodorum densiflorum(Lam.) Schltr. through rhizome section culture. Research note. Plant Cell, Tissue and Organ Culture 60: 151–154, 2000. - Seeni. S & P.G. Latha. In vitro multiplication and ecorehabilitation of the endangered Blue Vanda. Plant Cell, Tissue and Organ Culture 61: 1–8, 2000. - Tet-Fatt Chia, Jie He. Photosynthetic capacity in Oncidium (Orchidaceae) plants after 11
  13. virus eradication. Environmental and Experimental Botany 42:11–16, 1999. - Toyoki Kozai, Chieri Kubota & Byoung Ryoung Jeong, 1997. Environmental control for the large-scale production of plants through in vitro techniques. 11. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sẽ sử dụng: 1. Thực hiện điều tra kết hợp với các số liệu đã điều tra về các loại lan rừng Việt Nam đã xuất bản trong và ngoài nước: Điều tra và thu thập mẫu vật: - Lập phiếu điều tra gởi đến các người dân hàng ngày mang bán ở chợ và của các gia đình trồng lan. - Chọn các điểm khảo sát theo phương pháp chọn ô ngẫu nhiên trên toàn bộ diện tích của Vườn Quốc gia Cát Tiên và tổ chức các đợt đi thực địa để thu mẫu, chụp hình. - Kế thừa tài liệu điều tra thực vật của các nhà khoa học đã khảo sát Vườn Quốc gia Cát Tiên trong những năm trước. Xây dựng vườn sưu tập: Kế thừa các kết quả nghiên cứu khoa học của Vườn quốc gia Cát Tiên, tiếp tục thu thập, bảo quản và chăm sóc các mẫu vật thu thập được nhằm bảo vệ nguồn gen và theo dõi các đặc tính sinh học (mùa ra hoa, hình thái, màu sắc và hương thơm của hoa…), chụp hình. Xác định tên khoa học của các mẫu vật thu thập được: Các mẫu thu được chụp hình, ghi chép số liệu qua quan sát ngoài thực địa như đặc điểm hình thái, các đặc tính sinh học như các bộ phân của cơ quan sinh dưỡng (thân, rễ, lá), các cơ quan sinh sản (hoa, cụm hoa, quả, khối phấn)…, và môi trường nơi chúng sinh sống để giám định và đưa về các bộ, họ, chi thực vật lan rừng để thống kê thành phần lan rừng hiện có của Vườn Quốc gia Cát Tiên. Tra cứu định loại, bảng mô tả và so sánh hình ảnh với các tài liệu của các nhà khoa học đã đi trước. 2. Nghiên cứu các kỹ thuật nuôi cấy in vitro để nhân nhanh các loài lan rừng: Các thí nghiệm được bố trí chặt chẽ theo phương pháp thăm dò mẫu cấy khởi đầu, môi trường và điều kiện nuôi cấy tối ưu đồng thời tiến hành xử lý thống kê theo phương pháp SAS với số lượng mẫu tối thiểu cho phép trong nghiên cứu thực nghiệm. Các phương pháp thực hiện trong đề tài đều có sự tham khảo các tư liệu trong và ngoài nước để tiến hành. 3. Nghiên cứu các kỹ thuật chuyển cây con ra điều kiện vườn ươm: - Xác định nồng độ phân bón và loại chất trồng và các điều kiện môi trường vật lý thích hợp cho cây nuôi cấy mô khi chuyển ra vườn ươm - Khảo sát ảnh hưởng của các loại giá thể : xơ dừa, dớn mút, rễ lục bình và bột vỏ ngo và các công thức pha trộn giá thể khác nhau đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây sau ống nghiệm. - Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ EC đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây sau ống nghiệm.- Khảo sát các điều kiện chăm sóc khác như chế độ nước, điều kiện che sáng trong vườn ươm,v.v… 12
  14. 12. Nội dung nghiên cứu: Với số lượng loài lan theo tài liệu hiện có là rất lớn, vì vậy để nhân giống được hầu hết các loài này đòi hỏi phải có thời gian dài cũng như kinh phí tương đối lớn. Trong khuôn khổ của dự án này, chúng tôi chỉ có thể thực hiện nhân một số loài lan cần thiết trước mắt và dựa vào các tiêu chí sau: - Các loài lan có hoa đẹp, được đại đa số người trồng hoa ưa chuộng; - Các loài lan có số lượng thu hoạch và bán ra thi trường trong nước nhiều nên sẽ có nguy cơ cạn kiệt cao nhất; - Các loài lan đặc hữu của rừng Quốc gia Cát Tiên (có tên trong danh sách các loài hiện có như đã nêu ở phần tổng quan; Dự kiến một số loài lan cần nhân giống sau: 1) Arachnis maingayi (Hook. F.) Schltr. - Nhện hồng 2) Hygrochilus parishii (Veitch. & Reichb.f. Pfitz. - Cẩm báo 3) Aerides rosea Lod. ex Lindl. & Paxt - Giáng xuân 4) Coelogyne speciosa Bl.. Hoàng hạc lớn 5) Arachnis annamensis (Rolfe) J.J. Smith - Vũ nữ, Bò cạp tía 6) Rhynchostylis gigantea (Lindl.) Ridl. - Ngọc điểm tai trâu 7) Rhynchostylis retusa (L.) Blume - Ngọc điểm đuôi cáo 8) Aerides odorata Lour. - Dáng hương thơm 9) Dendrobium gratiosissimum Reichb. f. Ý thảo, Hoàng thảo 10) Dendrobium fimbriatum Hook. f.. - Kim điệp 11) Dendrobium harveyanum Reichb. f. - Thuỷ tiên tua 12) Dendrobium farmeri - Thủy tiên trắng 13) Dendrobium chrysotoxum - Thuỷ tiên vàng 14) Dendrobium densiflorum - Thủy tiên mỡ gà 15) Dendrobium amabile - Thủy tiên tím 16) Dendrobium thyrsiflorum Rchb.f. - Thủy tiên cam 17) Dendrobium palpebrae Lindl. - Hoàng thảo thủy tiên 18) Dendrobium heterocarpum - Lụa vàng ----- Ghi chú: số lượng loài cần nhân trên đây là số loài tối thiểu, số lượng này có thể tăng lên tối đa là 25 loài trong khuôn khổ tài chính của đề tài và tuỳ theo thực tế trong quá trình điều tra về tầm quan trọng của một số loài khác khi đã xác định mức độ cần thiết cần phải nhân giống. Đề tài được tiến hành theo 4 nội dung chính. Các nội dung được tiến hành giải quyết lần lượt qua các thí nghiệm. Trong đó có sự kế thừa kết quả của thí nghiệm trước cho thí nghiệm sau. Nội dung nghiên cứu 1: Kết hợp điều tra nghiên cứu ngoài tự nhiên và trong phòng thí nghiệm theo các bước sau: 13
  15. - Thu thập tài liệu liên quan qua đó định hướng nghiên cứu và đi khảo sát thực địa. - Thu thập mẫu vật - Các mẫu thu được ghi chép đầy đủ các đặc điểm hình thái, đặc tính sinh học và môi trường sống, thu nhận cây mẫu về bảo tồn tại vườn ươm rừng Quốc gia Cát Tiên, vườn ươm của Sở Khoa hoc và Công nghệ Tỉnh Đồng Nai và vườn ươm Khoa Nông Lâm Đại học Đà Lạt.. - Lập phiếu điều tra. - Điều tra thực tế, tìm hiểu đặc điểm sinh học và điều kiện sống tự nhiên của các loài lan hiện hữu tại Vùng bảo tồn Vườn Quốc gia Cát Tiên Lập. - Sưu tập, định danh và lập danh mục bảo tồn các loài lan có giá trị kinh tế, khoa học đặc hữu của Vườn Quốc gia Cát Tiên. - Lên danh lục lan rừng và bản đồ phân bố các loài lan rừng có giá trị kinh tế, giá trị khoa học, quý hiếm, đặc hữu của vườn Quốc gia cát Tiên. Nội dung nghiên cứu 2: Tìm hiểu qui trình nuôi cấy khởi đầu, qui trình này sử dụng cho hầu hết các loài lan cần nghiên cứu như đã trình bày ở phần các loài lan dự kiến nhân giống, bao gồm: - Vật liệu nuôi cấy: Gieo hạt, nuôi cấy mô phân sinh, chồi phát hoa, mẫu lá,v.v…để chọn ra được một dạng vật liệu nhân giống ban đầu. - Khảo sát môi trường và các yếu tố bổ sung khi nuôi cấy khởi đầu. Thông thường là khảo sát và so sánh các môi trường chủ yếu đó là môi trường Murashige và Skoog – 1962; Vacin và Went; Knudson; Hyponex. Yếu tố bổ sung bao gồm nồng độ nước dừa, nước chuối xanh, than hoạt tính,v.v… Nội dung nghiên cứu 3: giai đoạn nhân nhanh cây con in vitro: qui trình này sử dụng cho hầu hết các loài lan cần nghiên cứu như đã trình bày ở phần các loài lan dự kiến nhân giống gồm các thí nghiệm cơ bản sau: - Tìm hiểu ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật ngoại sinh lên sự sinh trưởng, phát triển và khả năng tạo chồi, ra rễ của cây lan in vitro. - Khảo sát ảnh hưởng của BA, TDZ… lên khả năng tạo cụm chồi của cây lan Lan con. - Khảo sát ảnh hưởng của IBA, NAA… đến khả năng tạo rễ của cây in vitro. Nội dung nghiên cứu 4: giai đoạn ra vườn ươm: qui trình này sử dụng cho hầu hết các loài lan cần nghiên cứu như đã trình bày ở phần các loài lan dự kiến nhân giống gồm các thí nghiệm cơ bản sau: - Khảo sát ảnh hưởng của các loại giá thể : xơ dừa, dớn mút, rễ lục bình và bột vỏ ngo và các công thức pha trộn giá thể khác nhau đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây sau ống nghiệm. - Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ EC (Electrical conductivity) đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây sau ống nghiệm. Các nghiệm thức dùng để khảo sát là: Dùng loại phân chuyên dùng cho lan ở giai đoạn vườn ươm như: Hyponex và Nồng độ thử nghiệm: dựa theo chỉ tiêu EC với dãy liều 0,1; 0,5; 1,5; 2,0 2,5 và 3,0 ds.m-1.s-1 14
  16. - Khảo sát các điều kiện chăm sóc khác như chế độ nước, điều kiện che sáng trong vườn ươm, v.v… 13. Hợp tác quốc tế Dự kiến hợp tác Tên đối tác Nội dung hợp tác Trung tâm nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ nhân chuyển giao công nghệ – nhanh giống hoa lan trong Đại học Quốc gia Chung bioreactor. Buk – Korea. 14. Tiến độ thực hiện Các nội dung, công việc Sản phẩm Thời Người, cơ quan thực hiện TT gian Thực hiện chủ yếu phải đạt (BĐ-KT) (Các mốc đánh giá chủ yếu) 1 2 3 4 5 Viết đề cương Đề cương Trường Đại học Đà Lạt 1 01/2006 được duyệt và Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ Đồng Nai Thẩm định và duyệt đề cương Hợp đồng Trường Đại học Đà Lạt, 2 02/2006 thuyết minh được ký kết Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ Đồng Nai và Hội đồng khoa học Thực hiện công tác điều tra và Số liệu điều Trường Đại học Đà 3 3/2006 – thu thập mẫu lan rừng tại Cát tra và tập Lạt, Trung tâm Ứng 5/2006 đoàn mẫu dụng tiến bộ Khoa Tiên giống thu học và Công nghệ thập cần cho Đồng Nai, Vườn nghiên cứu Quốc gia cát Tiên Tiến hành nuôi cấy và khảo Các mẫu Trường Đại học Đà 4 3/2006 – sát môi trường nuôi cấy in giống cây con 3/2007 Lạt và Trung tâm nuôi cấy khởi Ứng dụng tiến bộ vitro đầu Khoa học và Công nghệ Đồng Nai 15
  17. Nghiên cứu sâu về các yếu tố Số liệu Trường Đại học Đà 5 3/2006 – môi trường, so sánh môi nghiên cứu Lạt và Trung tâm 3/2007 trường dinh dưỡng và các yếu cũng như các Ứng dụng tiến bộ tố điều hòa sinh trưởng thích giống cây con Khoa học và Công hợp để nhân nhanh giống lan in sản xuất in nghệ Đồng Nai vitro vitro Xử lý số liệu và tổng kết giai Bảng báo cáo Trường Đại học Đà 6 3/2007- đoạn nuôi cấy in vitro tổng kết số Lạt và Trung tâm 4/2007 liệu Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ Đồng Nai Khảo sát các điều kiện môi Trường Đại học Đà 7 Các cây con 3/2007 – trường nuôi trồng cây trong trong điều Lạt và Trung tâm 3/2008 điều kiện vườn ươm kiện vườn Ứng dụng tiến bộ ươm Khoa học và Công nghệ Đồng Nai - Khảo sát các điều kiện môi Trường Đại học Đà 8 - Các cây con 3/2008 – trường nuôi trồng cây trong trong điều Lạt và Trung tâm 3/2009 điều kiện tự nhiên tại Cát Tiên. kiện tự nhiên Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công - Xử lý số liệu và tổng kết các - Báo cáo nghệ Đồng Nai kết quả nghiên cứu tổng kết các kết quả nghiên cứu Tập huấn cho các cư dân vùng Các hộ nông 2/2009- Trường Đại học Đà 9 đệm và các cán bộ kỹ thuật dân và cán bộ 3/2009 Lạt và Trung tâm Vườn Quốc gia Cát Tiên kỹ thuật nắm Ứng dụng tiến bộ vững kỹ thuật Khoa học và Công nuôi trồng lan nghệ Đồng Nai được nuôi cấy in vitro Viết báo cáo tổng hợp Đạt yêu cầu Trường Đại học Đà Lạt 10 2/2009- khoa học và Trung tâm Ứng dụng 3/2009 tiến bộ Khoa học và Công nghệ Đồng Nai 2/2009- Báo cáo nghiệm thu đề tài Đề tài được 11 - Ban chủ nhiệm đề tài 3/2009 nghiệm thu và các thành viên tham gia đề tài nghiên cứu - Hội đồng khoa học 16
  18. của Sở KHCN Đồng Nai III. Kết quả của đề tài 15. Dạng kết quả dự kiến của đề tài I II III º Mẫu (model, maket) º Quy trình công nghệ X º Sơ đồ º Sản phẩm º Phương pháp X º Bảng số liệu º Vật liệu º Tiêu chuẩn º Báo cáo phân tích X º Thiết bị, máy móc º Quy phạm º Tài liệu dự báo º Đề án, qui hoạch triển khai º Dây chuyền công nghệ º Luận chứng kinh tế-kỹ thuật, º Giống cây trồng X nghiên cứu khả thi º Giống gia súc º Chương trình máy tính º Khác (các bài báo, đào tạo NCS, SV,...) 16. Yêu cầu khoa học đối với sản phẩm tạo ra (dạng kết quả III) Tên sản phẩm Yêu cầu khoa học TT Chú thích 1 2 3 4 Điều tra lan rừng Báo cáo khoa học đạt yêu cầu 1 Vườn Quốc gia Cát Tiên 17. Yêu cầu kỹ thuật, chỉ tiêu chất lượng đối với sản phẩm tạo ra (dạng kết quả I, II) Tên sản phẩm Đơn Dự kiến Số lượng và chỉ tiêu chất vị Mức chất lượng TT lượng chủ yếu sản phẩm đo Cần đạt Mẫu tương tự tạo ra Thế Trong nước giới 17
  19. 1 2 3 4 5 6 7 Bộ sưu tập lan sống Sinh trưởng và phát 1 Giò 400 triển tốt, có khả năng ra hoa Cây con 1-4 tháng tuổi, sinh 2 Cây con in vitro, 2.000 – 3.000 khỏe mạnh trưởng và phát triển cây con cho tốt mỗi loài khảo nghiệm Cây con chuyển ra 12 - 24 tháng tuổi, 3 Cây 1.500 -2.000 điều kiện tự nhiên, trưởng sinh trưởng và phát cây cho mỗi tỉ lệ sống cao, sinh triển tốt thành loài trưởng tốt Tổng hợp kết quả 4 Quy trình công Quy 20 - 25 quy nghệ nhân giống 20 trình nghiên cứu của đề trình – 25 loài lan rừng in tài để xây dựng quy vitro trình nhân nhanh các loài lan rừng cho kết quả tốc độ sinh trưởng và phát triển tăng so với các phương pháp khác Phương pháp chăm Phương Phương pháp sử 04 phương 5 sóc lan rừng sau khi dụng giá thể, phân pháp pháp nuôi cấy in vitro bón, yếu tố vật lý cho lan rừng nuôi cấy invitro cho tỷ lệ sống cao, sinh trưởng và phát triển tốt 18. Phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu - Các loài lan trong bộ sưu tập sẽ là cơ sở để phục vụ cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học nguồn gen các loài lan rừng của Vườn quốc gia Cát Tiên được lưu giữ trong phòng thí nghiệm cũng như ngoài thực địa dùng làm nguyên liệu ban đầu để tuyển chọn và lai tạo những giống lan quý phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu 18
  20. - Cây con in vitro, khỏe mạnh được lưu giữ tại Phòng Công nghệ thực vật thuộc khoa Nông Lâm Đà Lạt và Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ Đồng Nai. - Cây con chuyển ra điều kiện tự nhiên, tỉ lệ sống cao, sinh trưởng tốt – Vườn Quốc gia Cát Tiên. - Tài liệu, báo cáo kết quả đề tài chuyển giao cho Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai. - Chuyển giao kỹ thuật thông qua tập huấn cho các cán bộ kỹ thuật của Vườn Quốc gia Cát Tiên cũng như cán bộ phụ trách vườn ươm của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai. 19. Các tác động của kết quả nghiên cứu (ngoài tác động đã nêu tại mục 18 trên đây)  Bồi dưỡng, đào tạo cán bộ KH&CN -Bồi dưỡng cán bộ, kỹ thuật viên của hai cơ quan - Kết hợp đào tạo luận án cử nhân cũng như Thạc sĩ thuộc lĩnh vực CNSH-TV và Trồng trọt  Đối với lĩnh vực khoa học có liên quan: - Tìm được những yếu tố môi trường thích hợp để nhân giống các loài lan thu thập được. - Rút ra một số kết luận chung trong nuôi cấy in vitro các giống lan thu thập được. - Tìm được những yếu tố về giá thể, cách chăm sóc và điều kiện thích nghi của cây con khi chuyển ra điều kiện tự nhiên. - Tạo ra được một lượng lớn cây con in vitro cũng như cây trồng trong vườn ươm của các loài lan nghiên cứu. Tạo cơ sở cho các hướng nghiên cứu ứng dụng lâu dài.  Đối với kinh tế - xã hội: - Bảo tồn được các giống lan chủ yếu đang có nguy cơ cạn kiệt trong điều kiện tự nhiên. - Có thể tiếp tục thực hiện những bước tiếp theo sau dự án là thương mại hoá sản phẩm. - Góp phần nâng cao đời sống và giải quyết công ăn việc làm cho các cư dân vùng đệm của vườn quốc gia Cát Tiên, do không có trình độ tay nghề. IV. Các tổ chức/cá nhân tham gia thực hiện đ? tài 20. Hoạt động của các tổ chức phối hợp tham gia thực hiện đề tài (Ghi tất cả các tổ chức phối hợp thực hiện đề tài và phần nội dung công việc tham gia trong đề tài) Tên tổ chức Địa chỉ Hoạt động/đóng góp cho đề tài TT 1. Vườn Quốc Gia Huyện Tân Tham gia điều tra thu thập mẫu Phú, Đồng Nai Cát Tiên Tham gia trồng cây trong vườn ươm và điều kiện tại khu vực Vườn Quốc gia Cát Tiên 21. Liên kết với sản xuất và đời sống 19
nguon tai.lieu . vn