Xem mẫu

I. Cơ sở hạ tầng của vận tải đường biển: 1. Các tuyến đường biển: Là các tuyến đường nối hai hay nhiều cảng với nhau trên đó tàu biển hoạt động chở khách hoặc hàng hoá. Ví dụ : ­ Tuyến Tây Âu – Mỹ – Canada ­ Tuyến Châu Âu – Nam Mỹ ­ Tuyến Châu Âu – Mỹ – Nhật, Indonexia ­ Tuyến Nhật ­ Mỹ – Canada ­ Tuyến Tây Âu – Châu Phi ­ Tuyến Châu Âu – úc, Niudilân. ­ Tuyến Viễn Đông – Vùng ấn Độ Dương. ­ Tây Âu, Bắc Âu ­ Mỹ Ngoài ra cũng không thể không kể đến các tuyến đường biển xuyên đại dương được tạo nên do sự tác động của con người như kênh đào Panama nối liền Thái bình dương và Ấn độ dương, Kênh đào Xuy­ê (thuộc Ai Cập) là kênh giao thông nhân tạo chạy từ phía Bắc tới phía Nam đi ngang qua eo Xuy­ê tại phía Đông Bắc Ai Cập, nó nối Địa Trung Hải với Vịnh Xuy­ê, một nhánh của Biển Đỏ. Kênh đào cung cấp một lối đi tắt cho những con tàu đi qua cảng Châu Âu­ Châu Mỹ đến những cảng phía Nam Châu Á, cảng phía Đông Châu Phi và Châu Đại Dương. Những kênh đào này đã có tác động lớn đến ngành vận tải, thúc đẩy quá trình giao thương giữa các nước, tiết kiệm chi phí lưu thông và qua đó làm giảm giá cước và giá hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển. 2. Cảng biển: Là nơi ra vào neo đậu của tàu biển, là nơi phục vụ tàu và hàng hoá trên tàu và là đầu mối giao thông quan trọng của một quốc gia có biển. Cảng biển một đầu mối giao thông lớn ,bao gồm nhiều công trình và kiến trúc ,bảo đảm cho tàu thuyền neo đậu yên ổn ,nhanh chóng và thuận lợi thực hiện công việc chuyển giao hàng hoá /hành khách từ các phương tiện giao thông lên đất liền sang các tàu biển hoặc ngược lại ,bảo quản và gia công hàng hoá,phục vụ tất cả các nhu cầu cần thiết của tàu neo đậu trong cảng .ngoài ra nó còn là trung tâm phân phối, trung tâm công nghiệp ,trung tâm thương mại ,trung tâm dịch vụ ,trung tâm cư dân của cả một vùng hấp dẫn . Cảng biển là một cầu nối giao thông, nơi tập trung, nơi giao lưu của tất cả các phương tiện vận tải: đường sắt, đường sông, đường bộ, đường biển và cả đường không. Trong vận tải đa phương thức, các cảng biển, đặc biệt là các bến container giữ vai trò quan trọng. Từ các bến container, hàng được chuyển từ phương tiện vận tải biển sang các phương tiện khác hoặc lưu lại. Các bến cảng container khác hẳn các bến khác ở chỗ: hàng lưu kho lưu bãi tại cảng rất ít mà chủ yếu được chuyển đi khỏi bến càng nhanh càng tốt, tới những trạm chứa container hoặc tới các cảng nội địa. Chức năng của cảng biển : Cảng biển có hai chức năng:  Phục vụ tàu biển: Cảng là nơi ra vào, neo đậu của tàu, là nơi cung cấp các dịch vụ đưa đón tàu ra vào, lai dắt, cung ứng dầu mỡ, nước ngọt, vệ sinh, sửa chữa tàu….  Phục vụ hàng hoá: Cảng phải làm nhiệm vụ xếp dỡ, giao nhận chuyển tải, bảo quản, lưu kho, tái chế, đóng gói, phân phối hàng hoá xuất, nhập khẩu. Cảng còn là nơi tiến hành các thủ tục xuất nhập khẩu, là nơi bắt đầu, tiếp tục hoặc kết thúc quá trình vận tải…. Cho đến nay Việt Nam hiện có 266 cảng biển lớn nhỏ tại 24 tỉnh, thành vùng duyên hải. Trong đó, 9 cảng có khả năng cải tạo, nâng cấp để tiếp nhận tàu 50.000 DWT (loại tàu trung bình của thế giới) hoặc tàu chở container đến 3.000 TEU. Ở khu vực miền Bắc, hàng hoá chủ yếu được vận chuyển qua cảng Hải Phòng và Cái Lân (được khai thác từ năm 2003). Trong 5 năm qua, mức tăng trưởng vận tải hàng hoá tại cảng Hải Phòng là 25%. Đây là tốc độ cao nhất tại Việt Nam và sẽ còn tiếp tục tăng trưởng cao hơn trong thời gian tới. Cảng Hải Phòng hiện có quy mô lớn gấp 8 lần cảng Cái Lân, có thuận lợi là gần thủ đô Hà Nội. Một chuyên gia nước ngoài cho rằng Chính phủ Việt Nam cần tập trung đầu tư hơn nữa cho cảng Hải Phòng, nhất là nâng mức mớn nước lên trên 20m để các tàu có trọng tải lớn có thể cập cảng. Tại miền Nam, hệ thống cảng gồm: Cát Lái, VICT, Sài Gòn, Bến Nghé, ICP Phước Long, New Port ICP, Cái Mép ­ Thị Vải, Vũng Tàu, Hiệp Phước hiện đang bị quá tải. Trong năm 2006, cảng biển khu vực miền Nam chiếm tới 72% lượng hàng hoá vận chuyển của cả nước. Từ đầu năm 2007 đến nay, toàn hệ thống cảng biển miền Nam vận tải hàng hoá đạt 2,7 triệu TEU (đơn vị tính khả năng chở hàng của tàu container); phấn đấu đến hết năm 2007 đạt 3 triệu TEU. Tại miền Trung, hai cảng lớn Đà Nẵng và Quy Nhơn chỉ đáp ứng 2% lượng hàng hoá vận chuyển của cả nước. Tính trung bình, hàng hoá vận chuyển thông qua cảng Đà Nẵng chỉ đạt 40.000 TEUs/năm và cảng Quy Nhơn 50.000 TEUs/năm. Con số này chứng tỏ lượng hàng hoá vận chuyển qua hệ thống cảng miền Trung là không nhiều. ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn